intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận pháp lý về tội phá hoại chính sách đoàn kết; thực tiễn áp dụng tội phạm này ở Tây Nguyên, từ đó chỉ ra những bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội phá hoại chính sách đoàn kết, đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ VĂN DŨNG TéI PH¸ HO¹I CHÝNH S¸CH §OµN KÕT TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ë T©y Nguyªn) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ VĂN DŨNG TéI PH¸ HO¹I CHÝNH S¸CH §OµN KÕT TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ë T©y Nguyªn) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN LUYỆN HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn bảo đảm tính chính xác, trung thực, tin cậy. Tôi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Đỗ Văn Dũng
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHÁ HOẠI CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .............. 8 1.1. Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết và ý nghĩa của việc quy định tội phá hoại chính sách trong luật hình sự Việt Nam ........ 8 1.1.1. Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết ........................................ 8 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự Việt Nam ......................................................................... 9 1.2. Khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ............. 12 1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ................................................... 12 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ............................................. 17 1.3. Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự của một số nước ....................................................................................... 18 1.3.1. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển ............................................ 18 1.3.2. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa........................ 20 1.3.3. Bộ luật hình sự Liên bang Nga .......................................................... 22 Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 24
  5. Chương 2: TỘI PHÁ HOẠI CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN ................................................... 26 2.1. Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự năm 1999 ... 26 2.1.1. Khách thể của tội phạm ...................................................................... 26 2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................................ 27 2.1.3. Chủ thể của tội phạm.......................................................................... 33 2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................................ 35 2.1.5. Hình phạt ............................................................................................ 39 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong điều tra, truy tố, xét xử tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên trong giai đoạn 2004 - 2014 .................... 40 2.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết của Cơ quan điều tra – Công an các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014 ............... 41 2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014 ..................... 42 2.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014 .......................................... 44 2.3. Một số tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2004 - 2014 ............................... 54 2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên, trong giai đoạn 2004 - 2014 ......................................... 54 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên, trong giai đoạn 2004 - 2014 ............... 56 Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 58
  6. Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHÁ HOẠI CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG .............................................. 59 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự Việt Nam................................................ 59 3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự năm 1999 ...................................... 62 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự Việt Nam ... 63 3.3.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phá hoại chính sách đoàn kết và các tội phạm khác có liên quan .......................................................... 63 3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tội phá hoại chính sách đoàn kết ...................................................................................... 65 3.3.3. Phòng ngừa, xử lý kịp thời, nghiêm minh người phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết .................................................................... 67 3.3.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tư pháp.................................................................. 75 3.3.5. Một số biện pháp phòng, chống đấu tranh tư tưởng, lý luận ............. 76 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội HĐXX Hội đồng xét xử TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHS Trách nhiệm hình sự VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Báo cáo thống kê thụ lý giải quyết tin báo của Công an các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014 41 Bảng 2.2: Số vụ án, số bị cáo bị khởi tố về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014 42 Bảng 2.3: Báo cáo thống kê thụ lý kiểm sát điều tra án của Ngành kiểm sát nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014 43
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ Biểu đồ 2.1: Số vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014, ở Đắk Lắk 45 Biểu đồ 2.2: Số bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014, ở Đắk Lắk 45
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 đã có 1 chương quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó, có tội phá hoại chính sách đoàn kết. Từ khi có Bộ luật hình sự đến nay, Bộ luật hình sự đã trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng chống tội phạm phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng. Đặc biệt là loại tội này ở Tây Nguyên. Trên cơ sở quy định của pháp luật, trung bình hàng năm các cơ quan chức năng ở Tây Nguyên đã tiến hành xử lý trên, dưới 25 vụ, 30 đối tượng về nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó, tội phá hoại chính sách đoàn kết có 13 vụ, 15 đối tượng, chiếm 52% số vụ và chiếm khoảng 50% số đối tượng. Việc làm đó đã góp phần vào việc đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Tây Nguyên và của cả nước. Đồng thời góp phần vào việc gìn giữ hòa bình thế giới. Mặc dù pháp luật đã có những quy định cụ thể và các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng, song tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên ngày một diễn ra theo chiều hướng gia tăng, mang tính phức tạp với những thủ đoạn rất tinh vi và xảo quyệt, hậu quả do tội phạm gây ra ngày một nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự trị an xã hội ở Tây Nguyên. Trong công tác xử lý, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, quyết định hình phạt, áp dụng pháp luật, xử lý các đối tượng có hành vi phá hoại chính sách đoàn kết. Trong khi đó pháp luật mới chỉ quy định tội danh với những 1
  11. hành vi được mô tả trong điều luật nhưng chưa bao quát hết tất cả các hành vi diễn ra trên thực tế. Mặt khác, tội phá hoại chính sách đoàn kết quy định một số hành vi tương đối giống với một số tội khác, dễ gây nhầm lẫn, khó xác định giữa tội này với tội khác… Hiện nay, đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết, chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể. Xuất phát từ nhu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 48 – NQ/TW và số 49 – NQ/TW của Bộ chính trị, để bảo đảm an ninh quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phá hoại chính sách đoàn kết nói chung và đấu tranh phòng ngừa loại tội này ở Tây Nguyên nói riêng một cách có hiệu quả nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên)” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trên cơ sở quy định của pháp luật về tội phá hoại chính sách đoàn kết, đã có không ít những công trình nghiên cứu khoa học về lập pháp hình sự và cũng có không ít các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng thực tế mới chỉ dừng lại ở góc độ viết bài mang tính tham khảo, chia sẻ, bình luận, chưa chuyên sâu. Hiện nay, ở nước ta, đặc biệt là ở Tây Nguyên, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào về tội phá hoại chính sách đoàn kết, mà chỉ có một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài, như: - PGS.TS. Kiều Đình Thụ: “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, lịch sử, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, năm 1994; - “Về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” Tạp chí khoa học Công an, năm 1995; 2
  12. - Luận án tiến sĩ của tác giả Bạch Thành Định: “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự Việt Nam”, Trường đại học luật Hà Nội, năm 2001; - GS.TSKH. Lê Văn Cảm (Chủ biên) “Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong xây dựng nhà nước pháp quyền”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2007; - GS.TSKH. Lê Văn Cảm: “Những vấn đề lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7, năm 2007; - GS.TSKH. Lê Văn Cảm: “Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, năm 2008; - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Khánh Toàn: “Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam”, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. Ngoài ra còn có một số giáo trình, tạp chí, bài báo của tập thể tác giả của Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Trường Đại học Đà Lạt do nhà trường biên soạn làm tài liệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, có liên quan đến tội Phá hoại chính sách đoàn kết như: - “Bình luận các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự năm 1999”, do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003; - “Giáo trình luật hình sự Việt Nam” tập 1, do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2006. Tuy đã có nghiên cứu, nhưng những công trình nghiên cứu nói trên còn mang tính tản mạn, chưa sâu, chưa sát, chưa mang tính phổ quát, mới chỉ nghiên cứu ở khía cạnh dấu hiệu cấu thành các tội phạm xâm phạm về an ninh 3
  13. quốc gia, còn rất nhiều lĩnh vực khác chưa được đề cập tới. Mặc dù tác giả Phạm Thị Khánh Toàn đã có công trình nghiên cứu về tội này nhưng mang tính bao quát của cả nước, chưa đi sâu, đi sát thực tiễn ở Tây Nguyên. Trong khi đó, Tây Nguyên là một trong những điểm nóng của cả nước về an ninh, chính trị và cũng là nơi xẩy ra loại tội phá hoại chính sách đoàn kết cao so với cả nước. Chính vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự Việt Nam trên hai phương diện, đó là phương diện lý luận và phương diện thực tiễn số liệu ở Tây Nguyên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận pháp lý về tội phá hoại chính sách đoàn kết; thực tiễn áp dụng tội phạm này ở Tây Nguyên, từ đó chỉ ra những bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội phá hoại chính sách đoàn kết, đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội này. 3.2. Nhiệm vụ Từ những mục đích nêu trên của luận văn, nhiệm vụ đề ra của tác giả bao gồm: Một là: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội phá hoại chính sách đoàn kết, như khái niệm, vai trò, vị trí của tội này trong Luật hình sự Việt Nam. Hai là: Nghiên cứu ý nghĩa của việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam. Ba là: Nghiên cứu quá trình lập pháp hình sự Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay về tội phá hoại chính sách đoàn kết. Bốn là: Nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết của một số nước trên thế giới như: Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên bang Nga. 4
  14. Năm là: Nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên trong giai đoạn từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014 để rút ra những nguyên nhân, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cũng như kinh nghiệm thực tiễn xét xử, hoạt động phòng ngừa loại tội này của Tòa án nhân dân một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Sáu là: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội này để trên cơ sở đó đấu tranh phòng ngừa một cách có hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam, nghiên cứu tình hình tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên, thực tiễn công tác xét xử, đấu tranh phòng, chống tội phá hoại chính sách đoàn kết của Tòa án nhân dân các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội hàm nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Tây Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê hình sự; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp chuyên gia; phương pháp lịch sử. Để thực hiện được nhiệm vụ, mục đích đặt ra, ngoài các phương pháp nêu trên, tác giả tiến hành kết hợp nghiên cứu: Luật hình sự; tố tụng hình sự 5
  15. với các văn bản khác có liên quan; kết hợp nghiên cứu số liệu thực tế được thống kê hàng năm trong các báo cáo của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở Tây Nguyên. Đồng thời nghiên cứu một số hồ sơ vụ án điển hình; kết hợp khảo sát thực tế, trao đổi với các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, xét xử loại tội này. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành vận dụng các phương pháp này đan xen, không tách rời nhau nhằm tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy, tác động qua lại lẫn nhau để đạt hiệu quả nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở cấp độ là một luận văn thạc sĩ luật học. Luận văn đã cung cấp luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện các quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết; Luận văn còn là tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự sau này. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Từ những khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phá hoại chính sách đoàn kết đang gặp phải ở Tây Nguyên, những giải pháp, những đề xuất được nêu trong luận văn sẽ: Một là: Là cơ sở cho việc hoạch định và thực thi nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phá hoại chính sách đoàn kết. Đặc biệt là cơ sở hoạch định đường lối cho việc xét xử đối với tội này ở Tây Nguyên; Hai là: Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phá hoại chính sách đoàn kết và đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tội này ở khía cạnh lập pháp cũng như trên thực tiễn áp dụng; 6
  16. Ba là: Là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu pháp luật hình sự và những vấn đề khác có liên quan; Bốn là: Là tài liệu chuyên khảo cho nhà trường, cho các trung tâm, đơn vị bồi dưỡng kiến thức pháp luật; Năm là: Là tài liệu cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hay những người làm công tác pháp luật; 7. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề chung về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng ở Tây Nguyên. Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết theo Bộ luật hình sự năm 1999 7
  17. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHÁ HOẠI CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết và ý nghĩa của việc quy định tội phá hoại chính sách trong luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết Vi phạm các quy định về chính sách đoàn kết, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế được hiểu là việc cá nhân, tập thể có những hành vi đi ngược, làm trái với các chủ trương, đường lối của Đảng, làm trái với những quy định của pháp luật về chính sách đoàn kết. Để kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên và để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có hẳn một điều luật quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết. Muốn hiểu khái niệm về tội phá hoại chính sách đoàn kết, trước tiên chúng ta đi tìm hiểu khái niệm tội phạm một cách chung nhất, khái quát nhất dưới góc độ pháp lý. Tại Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội phạm như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa…[30, Điều 8]. 8
  18. Từ khái niệm chung và những đặc trưng trên về tội phạm, dưới góc độ khoa học pháp lý, trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự, thì khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết được hiểu như sau: Tội phá hoại chính sách đoàn kết là những hành vi tuyên truyền, kích động hoặc bằng thủ đoạn khác chia rẽ sự đoàn kết thống nhất toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân [37, tr. 351]. 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự Việt Nam Việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế và giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam có một số ý nghĩa sau: Một là: Việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam đã tạo ra cơ sở, hành lang pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung, đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng [45, tr.15]. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho các đối tượng đang có ý định thực hiện hành vi chia rẽ sự đoàn kết thống nhất toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và đoàn kết quốc tế, để các đối tượng này thấy được rằng mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật với những chế tài thật nghiêm khắc trong hệ thống pháp luật Việt Nam đó là bằng chế tài hình sự. Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phá hoại chính sách đoàn kết là một bộ phận không thể tách rời trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội 9
  19. phạm. Mục đích của công cuộc đấu tranh này là nhằm bảo vệ sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước ta. Để làm thất bại mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng nước nhà của các thế lực thù địch, bên cạnh những nhiệm vụ kinh tế, mở rộng dân chủ, tăng cường tiềm lực, quốc phòng an ninh của đất nước, còn phải thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Từ những quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, căn cứ vào đó để xử lý những chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi vi phạm việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và đoàn kết quốc tế [45, tr.16]. Hai là: Việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam còn có ý nghĩa cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong toàn dân, toàn xã hội và quốc tế; đấu tranh phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật về việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và đoàn kết quốc tế. Từ việc xử lý các chủ thể phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết, ngoài việc trừng trị, trấn áp tội phạm, còn hướng tới mục đích cải tạo, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật làm cho họ từ bỏ ý định phạm tội, giúp họ có ý thức tôn trọng pháp luật. Ba là: Việc quy định đó đã thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và đoàn kết quốc tế. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường xuyên lợi dụng vấn đề tôn giáo, đoàn kết tôn giáo và các vấn đề về dân tộc để nhằm chống phá nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết. Do đó, việc quy định tội này trong luật hình sự sẽ giúp cho nhân dân ta nhận thức được bộ mặt thật của bọn cướp nước và bè lũ tay sai để từ đó đoàn kết lại với nhau, đồng sức, đồng lòng đập tan âm mưu và phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch [45, tr.16]. 10
  20. Bốn là: Việc quy định đó còn góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, tiến tới mục tiêu chung là xây dựng Nhà nước Việt Nam trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Song song với việc chuyển đổi nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế, đa phương hóa, toàn cầu hóa, thì tội phạm ở nước ta cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Nó không chỉ gia tăng về số vụ, số đối tượng mà tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi vi phạm ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Bên cạnh đó các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn ráo riết đẩy mạnh âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Các đối tượng phạm tội thường lợi dụng những địa bàn trọng yếu như vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, những nơi có nhiều giáo dân, tín đồ tôn giáo, chúng lợi dụng mặt trái của nền kinh tế thị trường và những sơ hở trong việc quản lý của Đảng và Nhà nước ta, để từ đó loan tin, bịa đặt, bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc đường lối của Đảng, đồng thời lôi kéo nhiều người tham gia biểu tình, gây rối. Trước những diễn biễn của tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động, đi tắt đón đầu xây dựng triển khai các chính sách có hiệu quả, để ngăn chặn đẩy lùi tội phạm, ổn định xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, thì việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự hiện nay đã đáp ứng được một phần yêu cầu nào đó về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Năm là: Ngoài ra việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam còn mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Những thành tựu to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được trong những năm vừa qua đã tạo cơ sở và niềm tin cho các thế hệ đi theo con đường 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2