Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
lượt xem 8
download
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS; phân tích các qui định của pháp luật về sự tham gia của LSBC tại phiên tòa phúc thẩm: vai trò của LSBC trong quá trình chuẩn bị XXPT VAHS và tại phiên tòa phúc thẩm VAHS... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Cao Thị Ngọc Hà Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2010
- Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Cao Thị Ngọc Hà Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết Hà nội - 2010
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT 8 SƯ BÀO CHỮA TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự 8 1.1.1. Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự 8 1.1.2. Vai trò của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trong tố tụng 16 hình sự 1.2. Địa vị pháp lý và vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự 19 Chương 2: SỰ THAM GIA CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG 42 XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 2.1. Vai trò của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án 42 hình sự 2.1.1. Vai trò của Luật sư bào chữa trong chuẩn bị xét xử phúc 42 thẩm vụ án hình sự 2.1.2. Vai trò của Luật sư bào chữa trong phiên tòa xét xử phúc 55 thẩm vụ án hình sự 2.2. Thực trạng hoạt động của Luật sư bào chữa trong xét xử 63 phúc thẩm vụ án hình sự 2.2.1. Kết quả hoạt động của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc 63 thẩm vụ án hình sự 2.2.2. Những ha ̣n chế trong ho ạt động bào chữa của Luật sư trong 76 xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- 2.2.3. Nguyên nhân của những ha ̣n chế trong hoa ̣t đô ̣ng của Luâ ̣t 82 sư ta ̣i phiên toà phúc thẩ m vu ̣ án hiǹ h sự 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 82 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan 83 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA 88 LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 3.1. Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo 88 3.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến vai trò 95 của Luâ ̣t sư bào chữa trong xét xử phúc thẩ m vu ̣ án hiǹ h sự 3.3. Giải pháp về tổ chức 104 3.4. Giải pháp về con người 107 3.5. Đổi mới mối quan hệ giữa Luật sư bào chữa với cơ quan tiến 110 hành tố tụng KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC 119
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng HĐXX : Hội đồng xét xử HLPL : Hiệu lực pháp luật KSV : Kiểm sát viên LSBC : Luật sư bào chữa TNHS : Trách nhiệm hình sự TTHS : Tố tụng hình sự VAHS : Vụ án hình sự VKS : Viện kiểm sát XHCN : Xã hội chủ nghĩa XXPT : Xét xử phúc thẩm
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Số vụ án có luật sư tham gia ở các loại tội phạm trên cả 65 nước qua các năm 2005-2008 2.2 Số vụ án có LSBC tham gia trong XXPT VAHS tại tỉnh 67 Nam Định qua các năm 2007-2009 2.3 Số vụ án có luật sư bào chữa tham gia trong XXPT 67 VAHS tại tỉnh Bắc Giang qua các năm 2007-2009 2.4 Số vụ án có LSBC tham gia theo chỉ định trong XXPT 68 VAHS tại tỉnh Nam Định qua các năm 2007-2009 2.5 Số vụ án có LSBC tham gia theo chỉ định trong XXPT 68 VAHS tại tỉnh Bắc Giang qua các năm 2007-2009 2.6 Số vụ án được Toà án chấp nhận theo đề xuất của LSBC 69 trong XXPT VAHS tại tỉnh Nam định qua các năm 2007-2009 2.7 Số vụ án được Toà án chấp nhận theo đề xuất của LSBC 69 trong XXPT VAHS tại tỉnh Bắc Giang qua các năm 2007-2009
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xét xử vụ án hình sự (VAHS), trong đó có xét xử phúc thẩm (XXPT) là giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án thông qua xét hỏi, tranh luận công khai. Thông qua phiên tòa, các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự (TTHS) là buộc tội (Viện kiểm sát (VKS)) và bào chữa (Luật sư) được thực hiện một cách dân chủ và bình đẳng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng vi phạm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa vẫn xảy ra, một số Thẩm phán còn hạn chế thời gian trình bày lời bào chữa của bị cáo hoặc người bào chữa; mặc định về việc bị cáo là người có tội và chỉ chú ý tới chứng cứ buộc tội do VKS đưa ra... Thực tế cho thấy, khi quyền bào chữa không được đảm bảo thì sẽ mất đi sự cân đối, mất đi đối trọng cần thiết giữa hai chức năng "buộc tội" và "gỡ tội". Vì vậy, sự tham gia của Luật sư bào chữa (LSBC) tại phiên tòa nói chung và phiên tòa phúc thẩm nói riêng là hết sức quan trọng. Sau phiên tòa sơ thẩm, Tòa án sẽ xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật (HLPL) bị kháng cáo, kháng nghị. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nhà nước quan tâm, nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng; đồng thời nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là của bị cáo. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử phúc thẩm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị cáo. Vì vậy, sự tham gia của LSBC sẽ là nhân tố quan trọng để hạn chế những vi phạm này, kiểm tra và giám sát công tác xét xử có hiệu quả hơn; đảm bảo tốt nhất việc thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của bị cáo. Sự tham gia của LSBC cũng là căn cứ để Tòa án ra quyết định một cách chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị đã nêu: 1
- Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định... [2]. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW còn đề ra những định hướng rất quan trọng đối với việc xây dựng và hoàn thiện chế định luật sư cho phù hợp với tình hình mới của đất nước trước xu hướng pháp triển và hội nhập, cụ thể là: Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn; hoàn thiện cơ chế đảm bảo để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về mặt pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình [4]. Như vậy, việc nâng cao vai trò của LSBC trong giai đoạn xét xử nói chung và XXPT nói riêng là phù hợp với yêu cầu đối mới của Đảng và Nhà nước ta. Vai trò của LSBC trong XXPT được thể hiện chủ yếu trong quá trình chuẩn bị XXPT; trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, và tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Phán quyết của Tòa án sẽ mang tính khách quan, chính xác nếu được xem xét toàn diện ở cả khía cạnh buộc tội và gỡ tội. Vì vậy, vai trò của Luật sư ở giai đoạn XXPT nói riêng và trong TTHS nói chung là rất quan trọng. Sự tham gia có trách nhiệm của LSBC trong quá trình XXPT góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của bị cáo nói riêng và quyền con người nói chung. Đồng thời, trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) 2
- Việt Nam của dân, do dân, vì dân; việc đảm bảo quyền công dân - quyền con người là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Với những ý nghĩa như trên, việc nghiên cứu "Vai trò của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự" là vấn đề mang tính cấp thiết. Vì vậy, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vai trò của LSBC trong XXPT VAHS là một trong những nội dung quan trọng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo nói riêng và bảo đảm quyền công dân - quyền con người nói chung. Hiện nay cũng đã có khá nhiều bài viết có liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn: "Vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự" của T.S Nguyễn Văn Tuân; "Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự" của TS. Hoàng Thị Minh Sơn; "Vai trò của Luật sư trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự" của ThS. Ngô Thị Ngọc Vân; "Hành nghề Luật sư trong vụ án hình sự" và "Bút kí Luật sư" của LS. Phan Trung Hoài... Các công trình nghiên cứu của các tác giả thường dưới dạng bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, hoặc một phần trong các bài giảng của giáo trình giảng dạy hoặc một phần trong sách chuyên khảo... Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và toàn diện về "Vai trò của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự". 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS; phân tích các qui định của pháp luật về sự tham gia của LSBC tại phiên tòa phúc thẩm: vai trò của LSBC trong quá trình chuẩn bị XXPT VAHS và tại phiên tòa phúc thẩm VAHS... 3
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để phục vụ mục đích nghiên cứu nêu trên, những nhiệm vụ nghiên cứu sẽ là: Về mặt lý luận: Xem xét có hệ thống những vấn đề cơ bản như: phân tích khái niệm, đặc điểm của XXPT, địa vị pháp lí cũng như vai trò của Luật sư trong TTHS, quyền và nghĩa vụ của Luật sư... Bên cạnh đó, nghiên cứu về thực trạng chất lượng bào chữa của Luật sư trong XXPT VAHS. Cuối cùng đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định có liên quan đến vai trò của LSBC tại phiên tòa phúc thẩm: bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo... Về mặt thực tiễn: Khái quát thực trạng về vai trò của Luật sư trong XXPT (số liệu của Luật sư là những số liệu không chính thống, chưa được các cơ quan chức năng tổng kết. Vì vậy, luận văn giải quyết vấn đề thực trạng trên cơ sở phân tích và bình luận một vấn đề, sau đó đưa ra số liệu cụ thể và các ví dụ minh họa, đồng thời đưa ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của vấn đề này; từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định có liên quan đến vai trò của Luật sư trong XXPT VAHS. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Luật sư trong XXPT VAHS; cụ thể là: khái niệm, đặc trưng của XXPT, quyền và nghĩa vụ của Luật sư, vai trò của LSBC trong phần thủ tục bắt dầu phiên tòa, xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Luận văn còn kết hợp với nghiên cứu thực trạng về sự tham gia của LSBC tại phiên tòa phúc thẩm, xác định nguyên nhân tồn tại và hướng giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện vai trò của LSBC trong XXPT VAHS. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những nội dung cơ bản về vai trò của Luật sư tại phiên tòa phúc thẩm, các qui định của pháp luật về sự tham gia 4
- của Luật sư tại phiên tòa phúc thẩm; từ đó xác định nội hàm cơ bản và hướng hoàn thiện của các quy định có liên quan đến vai trò của Luật sư trong XXPT nói riêng và trong TTHS nói chung. Phạm vi về thời gian: - Các vấn đề lý luận nghiên cứu từ năm 2003 đến nay (từ khi Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 có hiệu lực). - Về thực tiễn: nghiên cứu thực trạng vai trò của Luật sư thể hiện qua các năm gần đây (2007 - 2009). 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo đảm quyền công dân, quyền con người; cũng như đảm bảo nguyên tắc xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, chính xác và toàn diện; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng, tiếp thu, kế thừa các thành tựu khoa học của chuyên ngành pháp lý, các nhà chuyên môn, nhà khoa học, các luận điểm nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết chuyên ngành pháp lý được đăng trên các tạp chí về vai trò của Luật sư trong TTHS nói chung. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản sau để làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu: - Phương pháp phân tích: Phương pháp này thể hiện trong luận văn là những lý giải, phân tích những vấn đề cơ bản về vai trò của Luật sư trong XXPT VAHS; cụ thể: khái niệm về XXPT, đặc trưng của XXPT; những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Luật sư, về vai trò của LSBC trong phần: chuẩn bị XXPT, phần bắt đầu, xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm; thực trạng về vai trò của LSBC tại phiên tòa phúc thẩm và các giải pháp hoàn thiện các quy định về vấn đề này. 5
- - Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh về thực trạng vai trò của LSBC tại phiên tòa phúc thẩm qua các năm, từ đó rút ra những mặt đạt được và những bất cập, hạn chế. - Phương pháp thống kê xã hội học: Được thể hiện là những tài liệu được tổng hợp qua thực tiễn áp dụng như tổng hợp các kết quả về sự tham gia của Luật sư tại phiên tòa phúc thẩm, thực trạng của vấn đề này thể hiện qua các số liệu cụ thể, làm cơ sở phân tích về nguyên nhân và giải pháp. Bên cạnh đó, phương pháp này còn thể hiện về các số liệu tài liệu nghiên cứu trên mạng Internet cũng như tổng hợp các tri thức khoa học tương ứng của đề tài. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khác như: lịch sử, tổng hợp… đồng thời đề tài còn sử dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước như Luật Luật sư, Bộ luật hình sự (BLHS), BLTTHS… 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Đây là đề tài nghiên cứu các quy định về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đề tài tập trung giải quyết được các nội dung sau: 1) Phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS: khái niệm, đặc điểm, tính chất của XXPT; quyền và nghĩa vụ của Luật sư, địa vị pháp lí và vai trò của Luật sư trong trong TTHS nói chung và XXPT nói riêng. 2) Phân tích các qui định của pháp luật về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS, thể hiện ở phần bắt dầu phiên tòa, xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm; khái quát thực trạng hoạt động của LSBC trong XXPT VAHS (bình luận vấn đề và nêu một số ví dụ minh họa); qua đó đánh giá và nhận xét về thực trạng của hoạt động này (những kết quả đạt được và những bất cập, hạn chế). 3) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế; 6
- các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Luật sư trong XXPT VAHS (bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, các giải pháp về tổ chức đoàn Luật sư, đội ngũ Luật sư…). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Đề tài có thể có những đóng góp nhất định trên phương diện lý luận về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS. Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn và thống nhất những vấn đề cơ bản liên quan đến vai trò của luật sư trong XXPT VAHS, phân tích những nguyên nhân của tồn tại và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện các quy định về vấn đề này. Ngoài ra, luận văn còn cú ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các học sinh, sinh viên trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, cho các nhà hoạt động thực tiễn và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về vai trò của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Chương 2: Sự tham gia của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. 7
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ BÀO CHỮA TRONG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1.1. Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Khi xét xử VAHS, Tòa án nhân danh Nhà nước để ra bản án. Tuy nhiên, trên thực tế cũng không thể loại trừ hết được các trường hợp xét xử có sai lầm, làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Để đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng; pháp luật TTHS qui định về giai đoạn XXPT VAHS. Đây là giai đoạn nhằm sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm và những vi phạm mà Tòa án cấp sơ thẩm đã vấp phải. Đồng thời, thông qua XXPT, Tòa án cấp trên hướng dẫn các Tòa án cấp dưới thực hiện thống nhất pháp luật trên toàn quốc. XXPT còn là phương tiện để Tòa án cấp trên uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của Tòa án cấp dưới. Vậy, XXPT VAHS cần hiểu như thế nào? Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có HLPL ngay trong thời hạn luật định. Nếu hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án của Tòa án cấp sơ thẩm mới có HLPL và được thi hành. Ngược lại, nếu có kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định hoặc ngoài thời hạn luật định nhưng có lý do chính đáng và được Tòa án chấp thuận thì sẽ phát sinh thủ tục XXPT. Khi đó, việc XXPT là bắt buộc để kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án và quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Tính hợp pháp của bản án thể hiện ở chỗ: Bản án đó phải phù hợp với những qui định của BLHS trong việc định tội, quyết định hình phạt…; đồng 8
- thời phải tuân thủ nghiêm những qui định của BLTTHS về thủ tục XXPT, phiên tòa XXPT VAHS… Tính có căn cứ của bản án thể hiện ở chỗ: những kết luận của bản án phải phù hợp với các chứng cứ, tình tiết, sự kiện thực tế của vụ án trên cơ sở thẩm tra, xem xét công khai tại phiên tòa. Theo Điều 230 BLTTHS năm 2003 thì "xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị". Điều 204 BLTTHS năm 1988 qui định: "Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị". Như vậy, so với BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS 2003 phản ánh đầy đủ hơn tính chất của XXPT. Tuy nhiên, đối với các quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vẫn qui định là "xét lại". Việc qui định tính chất của XXPT VAHS là "xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị" hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử được thừa nhận trong BLTTHS năm 2003 (Điều 20). Theo đó, xét xử sơ thẩm là cấp xét xử thứ nhất và XXPT là cấp xét xử thứ hai. Hiện nay, nguyên tắc này được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Có thể nói, nguyên tắc "hai cấp xét xử" sẽ không thể tồn tại, nếu trong TTHS chỉ có một cấp xét xử là Tòa sơ thẩm. Bởi vì, giám đốc thẩm và tái thẩm chưa bao giờ được thừa nhận là một cấp xét xử, mà chỉ được coi là thủ tục tố tụng đặc biệt có nhiệm vụ "xét lại" những bản án, quyết định đã có HLPL. Hơn nữa, việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử đã được thừa nhận là một trong các nguyên tắc cơ bản của TTHS. Nguyên tắc hai cấp xét xử không chỉ là một trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án mà còn là một trong những bảo đảm quan trọng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, các đương sự; là căn cứ để xác định tính chất, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm. 9
- Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến XXPT với tính chất là xét xử lại những vụ án mà bản án, quyết định đối với vụ án đó chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị. Liên quan đến XXPT, chúng ta cũng cần hiểu: thế nào là bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có HLPL? Đây cũng là vấn đề hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau và trong một số trường hợp, việc xác định bản án hoặc quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực hay chưa không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì các bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có HLPL bao gồm các bản án, quyết định sơ thẩm còn trong thời hạn kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trên thực tế cũng có những bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo ngoài thời hạn luật định (kháng cáo quá hạn) nhưng người kháng cáo, kháng nghị có lí do chính đáng về việc này thì Tòa án vẫn có thể xem xét; và nếu chấp thuận thì bản án hoặc quyết định đó vẫn được coi là chưa có HLPL. Như vậy, XXPT VAHS là một giai đoạn TTHS, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm có các đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất: Về đối tượng của XXPT VAHS. Đối tượng của XXPT trong khoa học TTHS còn có nhận thức không thống nhất tập trung ở hai loại quan điểm sau đây: Quan điểm thứ nhất cho rằng, đối tượng của XXPT là những bản án (quyết định) sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị [38, tr. 262], [39, tr. 287]. Quan điểm thứ hai cho rằng, đối tượng của XXPT là những vụ án mà bản án (quyết định) sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị [34, tr. 114]. 10
- Chúng tôi cho rằng, quan điểm thứ hai về đối tượng của XXPT chính xác và có căn cứ hơn. Theo quy định các Điều 20, 24, Điều 30 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 18 và Điều 22 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002, thì đối tượng của phúc thẩm được xác định là những vụ án mà bản án (quyết định) chưa có HLPL của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Hoạt động xét xử của Tòa án là nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án. Để đạt được mục đích đó, Tòa án nói chung và Tòa án cấp phúc thẩm nói riêng, phải xem xét, đánh giá toàn bộ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ cũng như các chứng cứ mới được đưa ra tại phiên tòa, trong đó có bản án, quyết định sơ thẩm chưa có HLPL. Bản án, quyết định sơ thẩm chỉ là một trong các văn bản tố tụng phản ánh kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và chỉ là một trong những nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh về vụ án được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét cùng với các chứng cứ khác. Do đó, đối tượng của xét xử nói chung và XXPT nói riêng chỉ có thể là các vụ án. Từ phân tích trên, có căn cứ để khẳng định rằng đối tượng của XXPT chỉ có thể là những vụ án mà bản án (quyết định) sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị. Thứ hai: XXPT chỉ có thể được tiến hành khi có kháng cáo của những người tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 231 BLTTHS, hoặc kháng nghị của VKS theo quy định tại Điều 232 BLTTHS. Có ý kiến cho rằng: giai đoạn phúc thẩm không phải là một giai đoạn độc lập của quá trình TTHS vì nó phụ thuộc vào việc có hay không có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án (quyết định) sơ thẩm trong thời hạn luật định. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ý kiến này đã sai lầm khi đồng nhất "giai đoạn phúc thẩm" với "thủ tục xét xử phúc thẩm". Đối với một vụ án cụ thể, thủ tục XXPT không phải là bắt buộc. Thủ tục XXPT chỉ phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án (quyết định) sơ thẩm theo quy định của pháp luật. 11
- Trong trường hợp bản án sơ thẩm không bị kháng cáo hoặc kháng nghị, thì mặc dù không phải tiến hành XXPT vụ án đó, nhưng đối với vụ án đó giai đoạn phúc thẩm vẫn tồn tại và được bắt đầu ngay sau khi bản án sơ thẩm được tuyên và kết thúc khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị và bản án có HLPL. Thứ ba: Tòa án cấp phúc thẩm khi xét xử không chỉ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bán án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị mà còn xét xử lại vụ án về nội dung. Bằng quyền hạn của mình, Tòa án cấp phúc thẩm ngăn chặn việc đưa ra thi hành các bản án, quyết định có vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN. Khi XXPT Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án. Tòa án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc bởi những lý do kháng cáo hoặc kháng nghị, mà kiểm tra toàn bộ vụ án đối với tất cả những người bị kết án, kể cả những người không kháng cáo và không bị kháng nghị. XXPT không cho phép người đã kháng cáo hoặc VKS đã kháng nghị được bổ sung, thay đổi kháng cáo theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; không cho phép Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, nếu không có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của VKS, Tòa án cấp trên theo hướng đó. Đối với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị. Thứ tư: Chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng trong XXPT bao gồm: Tòa án cấp phúc thẩm, VKS cấp phúc thẩm; những người có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật; những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác mà Tòa án cấp phúc thẩm thấy cần thiết triệu tập tham gia phiên tòa. Ngoài ra, ở một mức độ nhất định, chủ thể tham gia ở giai đoạn tố tụng này còn bao gồm cả Tòa án cấp sơ thẩm 12
- (trong việc thông báo kháng cáo, kháng nghị, xác minh lý do kháng cáo quá hạn) và VKS cấp sơ thẩm (trong việc kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm chưa có HLPL); Thứ năm: Phiên tòa phúc thẩm có một số đặc thù như: khi khai mạc phiên tòa, thẩm phán chủ tọa phiên tòa không phải đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử; trước khi tiến hành xét hỏi, việc công bố cáo trạng của kiểm sát viên (KSV) được thay thế bằng việc một thành viên Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị; việc luận tội của KSV ở phần tranh luận được thay thế bằng việc trình bày kết luận của VKS. Ngoài ra, XXPT cũng có những đặc trưng riêng về thủ tục kháng cáo, kháng nghị và thông báo kháng cáo, kháng nghị; về tính hợp pháp và có căn cứ của bản án (quyết định) sơ thẩm; đề nghị chấp nhận hay bác kháng cáo, kháng nghị... Thứ sáu: XXPT có những đặc điểm đặc trưng trong các quan hệ pháp luật tố tụng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) như: giữa Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm (trong việc thông báo kháng cáo, kháng nghị; xác minh lý do kháng cáo quá hạn...) giữa VKS cấp sơ thẩm và VKS cấp phúc thẩm (trong việc kháng nghị bản án sơ thẩm); Tòa án cấp phúc thẩm và VKS cấp phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án... Thứ bảy: Khi XXPT, những người tham gia tố tụng có các quyền rộng rãi. Người kháng cáo hoặc kháng nghị không chỉ viện dẫn những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà còn được xuất trình những tài liệu mới chưa được xem xét tại Tòa án cấp sơ thẩm. Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và mới. XXPT VAHS bao gồm hai tiểu giai đoạn, đó là: giai đoạn chuẩn bị XXPT và phiên tòa phúc thẩm. Chuẩ n bi ̣xét xử phúc thẩm VAHS là bước đầ u tiên của giai đoa ̣n xét xử phúc thẩ m . Đây là giai đoạn mà thẩm phán (chủ tọa phiên tòa ) nghiên cứu 13
- hồ sơ và quyế t đinh ̣ những công viê ̣c về thủ tu ̣c cũng như nô ̣i dung để chuẩ n bị tiến tới mở phiên toà xét xử . Việc nghiên cứu hồ sơ của Thẩm phán nhằm kiểm tra xem hồ sơ có đủ các tài liệu, chứng cứ để xác định các căn cứ chấp nhận hoặc bác kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị XXPT, Thẩm phán cần chú ý làm rõ nội dung kháng cáo, kháng nghị; tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Ngoài ra, thẩm phán cũng cần xem xét, giải quyết việc áp dụng hoặc thay đổ i , huỷ bỏ biê ̣n pháp ng ăn chă ̣n đố i với bi ̣cáo (Điều 243 BLTTHS); giải quyết việc bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa… Trường hợp trước khi mở phiên tòa mà người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng nghị thì việc XXPT phải được đình chỉ. Nếu đơn kháng cáo gửi đến Tòa án phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý rồi chuyển đơn về Tòa án cấp sơ thẩm làm thủ tục kháng cáo rồi chuyển hồ sơ đến Tòa án XXPT. Về việc xét kháng cáo quá hạn: Đơn kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng. Đó là trường hợp mà người có quyền kháng cáo không thể thực hiện được quyền của mình trong thời hạn luật định vì lí do bệnh tật hay tai nạn… HĐXX phúc thẩm (gồm 3 thẩm phán) xét và quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Khi xét đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa. Các công việc chuẩn bị khác cho việc mở phiên tòa XXPT của thẩm phán bao gồm: Lên lịch xét xử và gửi cho VKS cùng cấp, trại tạm giam nơi giam giữ bị cáo (nếu bị cáo bị tạm giam), Đoàn Luật sư (nếu phải chỉ định luật sư); xác định những người cần được triệu tập đến phiên tòa; nếu thấy cần thiết phải mời đại diện các cơ quan, tổ chức đến tham dự phiên tòa thì làm giấy mời… Phiên tòa phúc thẩm hình sự là phiên tòa do Tòa án có thẩm quyền XXPT tiến hành để xét xử lại VAHS mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử, nhưng có kháng cáo, kháng nghị. Về hình thức, phiên tòa phúc thẩm hình sự cũng 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 114 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn