ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
NGUYỄN THỊ XUÂN QUỲNH<br />
<br />
VĂN XUÔI THẠCH LAM DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA<br />
Chuyên ngành: Lí luận văn học<br />
Mã số: 60 22 01 20<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng<br />
<br />
HÀ NỘI, 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4<br />
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 4<br />
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 7<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 7<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................... 7<br />
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 8<br />
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC ........................... 10<br />
VÀ VĂN XUÔI THẠCH LAM .......................................................................... 10<br />
1. 1. Khái lƣợc về tiếp cận văn hoá học ............................................................. 10<br />
1.1.1. Một số khái niệm về văn hóa..................................................................... 10<br />
1.1.2. Bản sắc văn hóa.......................................................................................... 12<br />
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ..................................................... 13<br />
1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học .......................................................... 19<br />
1.2. Khái lƣợc về văn xuôi Thạch Lam .............................................................. 21<br />
1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam .................................................. 21<br />
1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật và quan điểm sáng tác của Thạch Lam .............. 23<br />
Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA VĂN XUÔI<br />
THẠCH LAM........................................................................................................ 28<br />
2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống ........................................ 28<br />
2.1.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên ............................................................ 28<br />
2.1.2. Cảm quan văn hóa về cuộc sống .............................................................. 33<br />
2.2. Cảm quan văn hóa về xã hội và con ngƣời Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1. Cảm quan văn hóa về xã hội .................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2. Cảm quan văn hóa về con người ............. Error! Bookmark not defined.<br />
Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHỮNG CẢM QUAN VĂN HÓA<br />
................................................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM ................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Nghệ thuật trần thuật .................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.1.1.Người kể chuyện ......................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.2. Phương thức trần thuật............................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu............................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.1. Ngôn ngữ trần thuật .................................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.2. Giọng điệu trần thuật ................................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ........... Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.1. Không gian nghệ thuật.............................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ................................. Error! Bookmark not defined.<br />
KẾT LUẬN ........................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 94<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Văn học là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Nó tiêu<br />
biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần. Văn học là một<br />
sản phẩm mang tính đại diện cho văn hóa, có khả năng nhận thức, phản ánh, sáng<br />
tạo chuyển tải và giữ gìn các giá trị văn hóa. Giữa văn hóa và văn học có mối quan<br />
hệ rất sâu sắc, chặt chẽ. Văn hóa không chỉ hiện diện trên bề mặt biểu hiện mà còn<br />
có khả năng chi phối, tác động ở chiều sâu đối với văn học, đặc biệt trong tâm thức<br />
sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm văn chƣơng vì thế chắc chắn đã thể hiện những<br />
dấu ấn văn hóa nhất định. Nghiên cứu văn chƣơng từ góc nhìn văn hoá đã và đang<br />
là một hƣớng tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay, việc giữ gìn<br />
bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang đặt ra nhƣ một thách thức trƣớc xu hƣớng toàn<br />
cầu hoá.<br />
Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu văn<br />
chƣơng theo hƣớng này nhƣ: nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,<br />
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Sơn Nam … Thạch Lam là một trong số không nhiều các<br />
nhà văn hiện đại Việt Nam đã để lại đƣợc dấu ấn đậm nét trong lòng ngƣời đọc<br />
bằng những tác phẩm mang đậm chất văn hóa. Văn xuôi Thạch Lam chứa đựng<br />
trong đó những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại ở “chốn nước non lặng lẽ<br />
này” (Hoài Thanh). Nghiên cứu văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hoá để<br />
thấy đƣợc cảm xúc và thái độ của nhà văn trƣớc thiên nhiên và cuộc sống con<br />
ngƣời. Đồng thời thấy đƣợc những đóng góp của riêng nhà văn trong tiến trình vận<br />
động và phát triển của văn học dân tộc, cũng nhƣ thấy đƣợc những giá trị văn hoá<br />
dân tộc hoặc ảnh hƣởng hoặc đƣợc thể hiện trong tác phẩm của ông nhƣ thế nào, từ<br />
đó làm nổi bật ý nghĩa của mối quan hệ giữa nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ<br />
thuật.<br />
Nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagor đã nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn<br />
lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi, mà bằng cách mở rộng<br />
bản sắc của chính mình”. Theo ý nghĩa ấy, Thạch Lam đã tạo đƣợc cho mình một<br />
phong cách rất riêng không lẫn với ai. Vì vậy, trong chƣơng trình phổ thông và đại<br />
4<br />
<br />
học, Thạch Lam là một tên tuổi quen thuộc và quan trọng. Sau nhiều lần thay đổi<br />
chƣơng trình và chỉnh lí sách giáo khoa, vị trí của Thạch Lam vẫn đƣợc khẳng<br />
định. Do đó, việc nghiên cứu Thạch Lam có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong công<br />
tác giảng dạy.<br />
Một lí do không thể thiếu nữa đó là lòng yêu mến và ngƣỡng mộ của tác giả<br />
luận văn đối với sáng tác của nhà văn Thạch Lam.<br />
Từ những lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài: Văn xuôi Thạch Lam dưới góc<br />
nhìn văn hóa với hi vọng sẽ đóng góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái<br />
nhìn tổng thể, toàn diện về sáng tác của Thạch Lam.<br />
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br />
Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và là một trong<br />
những gƣơng mặt lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những sáng<br />
tạo và đóng góp của ông rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học<br />
nƣớc ta giai đoạn này. Vì vậy, Thạch Lam là một hiện tƣợng văn học đƣợc nghiên<br />
cứu sớm và rất nhiều. Các ý kiến đều đánh giá cao tài năng và giá trị văn chƣơng<br />
của ông. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã phát biểu: “Thạch Lam có một<br />
ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp,<br />
những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông<br />
tả một cách thật tinh vi” [57; tr570]. Còn Thế Lữ trong bài viết “Tính cách tạo tác<br />
của Thạch Lam” in trên tờ Thanh Nghị số 39 ra ngày 16/6/1943 đã nhận xét “cái<br />
kho tàng cuộc sống bên trong rất châu báu” [51; tr820]. Tác giả Nhớ rừng đã<br />
bằng sự tinh tế và nhạy cảm của một thi sĩ mà hiểu ngƣời bạn văn của mình. Ông<br />
nhìn thấy trong những tác phẩm của Thạch Lam có ánh sáng của một sự thực khác,<br />
đó là sự thực tâm hồn. Hay trong lời giới thiệu cuốn Thạch Lam truyện ngắn và<br />
tiểu luận , nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định: “Nói đến Thạch Lam người ta nhớ<br />
đến truyện ngắn nhiều hơn truyện dài”.<br />
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Người chắt chiu cái đẹp khẳng định:<br />
“Thạch Lam là người có ý thức chắt chiu và bảo tồn cái đẹp có giá trị văn hóa của<br />
cộng đồng dân tộc” [71; tr170]. Lê Dục Tú trong Quan niệm con người trong sáng<br />
5<br />
<br />