intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội" sẽ góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về văn phòng công chứng, quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng; đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động và tổ chức của các văn phòng công chứng tại Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………………/…………. ……/…... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÍ THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………………/…………. ……/…... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÍ THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI HUY TÙNG HÀ NỘI – NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những thông tin số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ việc tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn tình hình tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, do tôi thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Huy Tùng./. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Phí Thị Huyền Trang
  4. LỜI CẢM ƠN ii
  5. iii
  6. iv
  7. v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Số lượng tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn 47 Bảng 2.2 Số lượng công chứng viên qua các năm 49 Bảng 2.3 Hoạt động công chứng trên địa bàn 52 Bảng 2.4 Công tác kiểm tra hoạt động của văn phòng công chứng 64 Bảng 2.5 Công tác thanh tra hoạt động của các tổ chức hành nghề 64 công chứng trên địa bàn và kết quả thu được vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Hoạt động công chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, hợp tác giao lưu thương mại quốc tế, thúc đẩy phòng ngừa tranh chấp dân sự, giảm hành vi vi phạm pháp luật bởi nó tạo ra sự an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch dân sự trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay. Chính sách xã hội hóa dịch vụ công, trong đó có công chứng đã tạo nền tảng chính trị - pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các văn phòng công chứng. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thực hiện đã chỉ ra rằng các văn phòng công chứng, một mặt, đem lại sự tiện lợi cho người dân trong tiếp cận dịch vụ công chứng, mặt khác, đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, thậm chí có nhiều sai phạm trong hoạt động của các văn phòng công chứng trong thời gian gần đây. Các văn phòng công chứng đang ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và cũng bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, những thay đổi nhanh và mạnh mẽ trong bối cảnh chuyển đổi số đòi hỏi phải có những tiếp cận mới trong việc quản lý các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động công chứng. Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung của cả nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và cũng là nơi diễn ra nhiều giao dịch cần đến hoạt động công chứng, do đó, tác giả đã chọn thành phố Hà Nội là địa bàn nghiên cứu cho luận văn. Chính vì các lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là “Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 1
  11. 2
  12. giá thực trạng công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội" của tác giả Hà Lan Hương năm 2013; Luận văn thạc sĩ "Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội" của tác giả Nguyễn Thanh Hà năm 2014; Luận văn thạc sĩ “Tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Phương Nga năm 2016. Cũng có thể nhắc đến một số nghiên cứu được đăng trên các tạp chí như: Bài viết “Bàn về bản chất của công chứng dưới góc độ là hoạt động bảo trợ tư pháp” (đăng tại Tạp chí Kiểm sát, số 4/2007, trang 35 – 41) của tác giả Tuấn Đạo Thanh đã phân tích, làm rõ bản chất hoạt động công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp mang tính công quyền, khác với quan điểm khác cho rằng đó là hoạt động hành chính tư pháp. Bài viết của tác giả Tuấn Đạo Thanh về “Bàn về chức năng của hoạt động công chứng, chứng thực” (đăng tại Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2006, trang 26 – 32); về “Bàn về hai mô hình tổ chức công chứng” tại Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2006, trang 15 - 22 đã phân tích những chức năng cơ bản của hoạt động công chứng, chứng thực, gồm: chức năng soạn thảo và chứng nhận, chứng thực các văn bản công chứng, chứng thực; chức năng tư vấn cho người có yêu cầu công chứng, chứng thực và chức năng lưu trữ, cấp bản sao các văn bản, hợp đồng. Bài viết của tác giả Lại Thị Bích Ngà về “Bàn về một số điểm mới của Luật Công chứng năm 2014” tại Tạp chí Nghề Luật, Số 6/2014, trang 70 – 71: Tác giả trao đổi một số ý kiến về vấn đề triển khai trên thực tế liên quan đến phạm vi công chứng, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, một số chế định đối với tổ chức hành nghề công chứng chưa hợp lý. Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Mích về “Bàn về tên gọi của Văn phòng công chứng” tại Tạp chí Nghề luật, Số 5/2016, trang 58 – 60: Bài viết đi sâu 3
  13. phân tích, chỉ ra những bất hợp lý về tên gọi với Văn phòng công chứng được quy định trong Luật Công chứng, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trên. Bài viết của tác giả Minh Hà về “Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên” tại Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 5/2014, trang 9 - 13. Bài viết của tác giả Nguyễn Huy Cường về “Bất cập trong quy định về miễn nhiệm công chứng viên của Luật Công chứng năm 2014 và kiến nghị hoàn thiện” tại Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2019, số 9, trang 9-13. Bài viết đã phân tích các bất cập của hai trường hợp miễn nhiệm công chứng viên do "kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác" và "tiếp tục vi phạm dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề đến lần thứ hai”, qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện. Bài viết của tác giả Trần Tiến Hải về “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng ở tỉnh Quảng Bình” tại Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8/2016, tr. 46 – 51: Dựa trên những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về công chứng thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình, bài viết đã đưa ra một số khó khăn, thiếu sót còn tồn tại và đưa những giải pháp hoàn thiện. Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên đã tập trung phân tích thực tiễn của hoạt động công chứng, các hình thức, phương pháp quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi cả nước nói chung và tại một số địa bàn cụ thể, một số công trình đã nghiên cứu về tình hình hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội kể từ khi Luật Công chứng năm 2014 được ban hành, cũng như công tác quản lý nhà nước đối với các văn phòng này tuy nhiên các số liệu vẫn chưa thực sự được tổng hợp, phân tích cụ thể và đầy đủ trong một khoảng thời gian dài. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tình hình và kết quả thực hiện hoạt động công chứng 4
  14. trên thực tiễn của các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như quản lý nhà nước đối với các tổ chức này trong bối cảnh của mô hình quản trị nhà nước hiện đại. - Nhiệm vụ nghiên cứu: 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5
  15. - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này chú trọng vào việc nghiên cứu về cách thức quản lý của nhà nước đối với các văn phòng công chứng tại thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp một phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng, là cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng trong bối cảnh hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Thứ nhất, luận văn đưa ra được những đánh giá thực chất dựa trên tổng kết kết quả hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức này trong những năm gần đây. Thứ hai, những ý kiến và giải pháp được trình bày trong luận văn này mang tính chất khoa học, đóng góp vào việc cải thiện hiệu suất và hiệu quả 6
  16. trong quản lý của nhà nước đối với các văn phòng công chứng. Điều này không chỉ tác động tích cực đến lĩnh vực công chứng ở Hà Nội mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành này trên toàn quốc. Thứ ba, kết quả nghiên cứu trong luận văn này cũng có thể được xem là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến công chứng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương: 7
  17. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG 1.1. Một số vấn đề chung về công chứng và văn phòng công chứng 1.1.1. Khái niệm công chứng và văn phòng công chứng Khái niệm “Công chứng”: Khái niệm “công chứng” được hiểu theo nhiều cách khác nhau tại mỗi quốc gia, mỗi hệ thống pháp luật trên thế giới nhưng vẫn bao hàm nội dung cơ bản là “làm chứng” và “được ghi chép lại bằng văn bản”. Ở Việt Nam, định nghĩa về công chứng được thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Từ năm 1991 trở lại đây, đã có tới 05 định nghĩa được ghi nhận: - Điều 1 trong Nghị định số 45-HĐBT, được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt vào ngày 27 tháng 2 năm 1991, đưa ra các quy định chi tiết về vai trò và mục tiêu của công chứng Nhà nước. Trong đó, công chứng Nhà nước được định nghĩa là quá trình kiểm chứng tính chính xác và tuân thủ pháp luật của các giao dịch và tài liệu, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, các cơ quan nhà nước, và các đơn vị khác trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Hoạt động này nhằm mục tiêu phòng ngừa vi phạm pháp luật và củng cố hệ thống pháp chế trong xã hội chủ nghĩa1. - Nghị định số 31/CP do Chính phủ ban hành vào ngày 18 tháng 5 năm 1996, trong Điều 1 của mình, mô tả công chứng là quá trình xác thực tính pháp lý và độ chính xác của các hợp đồng và tài liệu theo quy định pháp luật. Mục đích của quá trình này là để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của cá nhân, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Việc 1 Xem Điều 1 Nghị định 45-HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. 8
  18. phòng chống các vi phạm pháp luật và tăng cường hệ thống pháp luật trong xã hội chủ nghĩa có sự góp phần của hoạt động công chứng2. - Theo Điều 2 trong Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào ngày 8 tháng 12 năm 2000, nhiệm vụ chính của Phòng công chứng được nhấn mạnh là việc xác nhận tính xác thực của các hợp đồng và giao dịch trong các lĩnh vực như dân sự, kinh tế, thương mại, cũng như các mối quan hệ xã hội khác. Nghị định này cũng mở rộng nhiệm vụ của Phòng công chứng, bao gồm các công việc khác theo quy định3. - Trong Điều 2 của Luật Công chứng số 82/2006/QH11, được thông qua ngày 29/11/2006, có quy định rằng công chứng là hoạt động mà trong đó công chứng viên xác nhận tính chính xác và tính pháp lý của các hợp đồng và giao dịch (được gọi chung là hợp đồng, giao dịch) thông qua văn bản. Điều này áp dụng cho các hợp đồng, giao dịch mà theo pháp luật cần phải được công chứng, hoặc trong trường hợp cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng4. - Điều 2 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13, ban hành ngày 20/6/2014, định nghĩa công chứng là nhiệm vụ được thực hiện bởi công chứng viên thuộc một tổ chức hành nghề công chứng. Trong quá trình này, công chứng viên chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của các hợp đồng và giao dịch dân sự khác bằng văn bản (gọi chung là hợp đồng, giao dịch). Ngoài ra, công chứng viên cũng xác nhận tính chính xác và hợp pháp, đồng thời đảm bảo không trái với đạo đức xã hội của việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, trong trường hợp pháp luật yêu cầu công chứng hoặc theo yêu cầu tự nguyện của cá nhân, tổ chức5. 2 Xem Điều 1 Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. 3 Xem Điều 2 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực. 4 Xem Điều 2 Luật Công chứng số 82/2006/QH 11 ngày 29/11/2006. 5 Xem Điều 2 Luật Công chứng số 53/2014/QH 13 ngày 20/6/2014. 9
  19. Từ những khái niệm qua các thời kỳ nêu trên, có thể thấy, công chứng được coi là hoạt động bổ trợ tư pháp do công chứng viên, với vai trò là chủ thể có thẩm quyền, theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, thực hiện chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản, bản dịch giấy tờ (từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại), nhằm tạo ra những bảo đảm pháp lý, phòng ngừa vi phạm pháp luật, là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, phòng ngừa gian lận, lừa đảo, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan tham gia vào hoạt động công chứng. Dựa vào các quy định pháp luật hiện hành, có thể hiểu rằng văn phòng công chứng hoạt động như một tổ chức hành nghề công chứng, với cách tổ chức và vận hành tương tự như một công ty hợp danh. Do đó, hoạt động của các văn phòng công chứng phải tuân thủ chặt chẽ theo những quy định được đặt ra bởi Luật Công chứng và các luật liên quan khác áp dụng cho công ty hợp danh. Tất cả các công chứng viên làm việc tại những văn phòng này đều có trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ như nhau trong việc xác nhận độ chính xác và tính pháp lý của các hợp đồng, giao dịch dân sự cũng như việc dịch các giấy tờ từ tiếng Việt sang ngôn ngữ khác hoặc ngược lại, theo yêu cầu của các cá nhân hay tổ chức. Mục đích của hoạt động này là để tạo ra các bảo đảm pháp lý, ngăn chặn vi phạm pháp luật, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp, phòng ngừa gian lận và lừa đảo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. 10
  20. 1.1.2. Đặc điểm của văn phòng công chứng Dựa vào quy định của Luật Công chứng năm 2014, văn phòng công chứng có thể được hiểu rõ hơn về các đặc trưng như sau: - Văn phòng công chứng được xem là một dạng tổ chức trong nghề công chứng, hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh. Trong mỗi văn phòng, phải có ít nhất hai công chứng viên hợp danh, mỗi người đều có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý và điều hành. Họ cũng chịu trách nhiệm không giới hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của văn phòng, và có nghĩa vụ chung thanh toán mọi khoản nợ còn lại nếu tài sản của văn phòng không đủ. Một điểm đặc biệt của văn phòng công chứng, theo Luật Công chứng, là không có thành viên góp vốn, điều này tạo nên sự khác biệt so với các công ty hợp danh thông thường, nơi mà các thành viên có thể đóng góp vốn. - Mặc dù hoạt động dưới mô hình công ty hợp danh nhưng Văn phòng công chứng lại có điểm khác so với các công ty hợp danh thông thường, Trưởng Văn phòng công chứng là người đại diện pháp luật duy nhất của Văn phòng, phải đáp ứng điều kiện tiên quyết là công chứng viên hợp danh đang làm việc tại Văn phòng đó và có kinh nghiệm hành nghề từ hai năm trở lên (Khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng). Trong các công ty hợp danh thông thường, bất kỳ thành viên hợp danh nào cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận này phải được thông báo cho bên thứ ba biết. - Theo quy định Khoản 3 Điều 22 Luật công chứng năm 2014 về tên gọi, tên gọi của Văn phòng cần bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng”, kèm theo đó là tên của Trường Văn phòng/ công chứng viên hợp danh khác (theo thỏa thuận giữa các công chứng viên hợp danh) nhưng phải đáp ứng không 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2