intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

89
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới làm rõ cơ sở khoa học; khảo sát, đánh giá khách quan thực trạng việc xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH HUYỀN MAI VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC CÁC BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU VÂN HÀ NỘI, NĂM 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân. Các nội dung trong đề tài có sự phân tích, tìm hiểu, nghiên cứu tƣơng đối chi tiết, công phu. Số liệu điều tra, khảo sát đều đƣợc tiến hành cẩn thận, nghiêm túc và phản ánh trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRỊNH HUYỀN MAI
  3. Lêi c¶m ¬n cña t¸c gi¶ Víi t×nh c¶m tr©n träng nhÊt, t¸c gi¶ luËn v¨n xin bµy tá lêi c¶m ¬n ch©n thµnh, s©u s¾c tíi Phã Gi¸o s- TiÕn sÜ NguyÔn ThÞ Thu V©n v× sù tËn t×nh h-íng dÉn, gióp ®ì t¸c gi¶ trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn luËn v¨n. T¸c gi¶ xin tá lßng biÕt ¬n ®èi víi Ban Gi¸m ®èc, c¸c ThÇy gi¸o, C« gi¸o cña Häc viÖn Hµnh chÝnh Quèc gia ®· tËn t×nh, chu ®¸o trong qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y vµ truyÒn ®¹t kiÕn thøc. Xin c¸m ¬n toµn thÓ c¸n bé, nh©n viªn cña Häc viÖn Hµnh chÝnh Quèc gia ®· t¹o nh÷ng ®iÒu kiÖn thuËn lîi nhÊt cho t¸c gi¶ trong thêi gian häc tËp, nghiªn cøu vµ hoµn thµnh ch-¬ng tr×nh cao häc. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n quý vÞ l·nh ®¹o c¸c c¬ quan h÷u tr¸ch, ®ång nghiÖp, b¹n bÌ cïng häc vµ gia ®×nh ®· ®éng viªn, quan t©m gióp ®ì, t¹o mäi ®iÒu kiÖn cho t¸c gi¶ hoµn thµnh ch-¬ng tr×nh häc tËp vµ hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c ThÇy , C« ph¶n biÖn ®· cã nh÷ng nhËn xÐt x¸c ®¸ng, quý b¸u gióp cho t¸c gi¶ cã ®iÒu kiÖn hoµn thiÖn tèt h¬n nh÷ng néi dung cña luËn v¨n trong t-¬ng lai. KÝnh mong nhËn ®-îc sù gãp ý cña c¸c ThÇy gi¸o, C« gi¸o cña ®ång nghiÖp vµ cña c¸c b¹n cïng häc líp Cao häc HC20B1 - Häc viÖn Hµnh chÝnh Quèc gia ®Ó luËn v¨n ngµy cµng h÷u Ých h¬n. Xin tr©n träng c¶m ¬n !
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .............................................................. 2 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài ........................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................. 4 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................ 5 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 6 CHƢƠNG I . CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ................ 7 1.1. Những vấn đề chung về văn hóa công sở ......................................... 7 1.2. Khái quát về trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ........... 15 1.3. Văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng ....................... 18 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa công sở ................................... 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC CÁC BỘ ......................................................................................................... 35 2.1. Giới thiệu chung về các trƣờng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ.............................................................................................. 35 2.2. Thực trạng về văn hóa công sở tại trƣờng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ ............................................................................... 47 2.3 Đánh giá chung về văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trực thuộc bộ ...................................................... 68 Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 75
  5. CHƢƠNG 3. GIÁI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC BỘ .................................................................................................... 76 3.1. Quan điểm, căn cứ xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ ................................................ 76 3.2. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ.......................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98 PHỤ LỤC I. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN................................................................... 103 PHỤ LỤC II: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ....................................... 110 BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CBCC THUỘC CÁC BỘ ........................................ 115
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cán bộ Công chức : CBCC Cán bộ giảng viên : CBGV Cán bộ quản lý : CBQL Đào tạo bồi dƣỡng : ĐTBD Kế hoạch - Đầu tƣ : KHĐT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : NN và PTNT Quản lý Nhà nƣớc : QLNN Văn hóa công sở : VHCS Văn hóa Thể thao và Du lịch : VHTTDL
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ (không bao gồm Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) .................................... 40 Bảng 2.3. Bảng thống kê những văn bản do một số Bộ ban hành có quy định về văn hóa công sở ........................................................................ 49 Bảng 2.5. Nhận xét của học viên về trang phục của cán bộ, giảng viên khi giảng dạy tại các trƣờng ĐTBD CBCC thuộc các bộ ................... 56 Bảng 2.6. Nhận xét về thái độ, phong cách ứng xử giữa cán bộ, giảng viên với nhautrong công sở ......................................................................... 59 Bảng 2.7. Nhận xét của học viên về thái độ, phong cách ứng xử của cán bộ, giảng viên đối với ngƣời học ........................................................ 60 Bảng 2.8 . Nhận xét của viên chức, giảng viên và học viên về biển tên của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng CBCC thuộc bộ .................................... 62 Bảng 2.9 :Diện tích đất và công trình của trƣờng ĐTBD CBCC các bộ ............. 63 Bảng 2.10: Nhận xét về phƣơng tiện phục vụ giảng dạy cho giảng viên tại các trƣờng ĐTBD CBCC thuộc các bộ ............................................... 66 Bảng 2.11 : Số lƣợng thiết bị các cơ sở ĐTBD CBCC các bộ ....................... 66
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn học tập kỹ năng giao tiếp ...................................... 107 Sơ đồ 2.2: Các bƣớc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ......................................... 108
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nƣớc. Xây dựng văn hóa công sở góp phần giúp cán bộ, công chức nhận thức đúng về chức trách, nhiệm vụ của mình đối với xã hội, đối với nhân dân; hình thành thái độ, lòng yêu nghề, niềm tự hào về nghề nghiệp, từ đó có ý thức làm việc tốt, tận tụy với công việc, có hành vi ứng xử, giao tiếp đúng mực với nhân dân, với đồng nghiệp. Văn hóa công sở cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc, giúp cho hoạt động quản lý của cơ quan đƣợc thông suốt, phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng, trụ sở, cảnh quan môi trƣờng làm việc văn minh, hiện đại. Xây dựng và thực hiện văn hóa công sở là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức. Trên cơ sở Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc, từng cơ quan cần xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ giá trị văn hóa riêng. Trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc, trƣờng Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức có chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò riêng, là nơi đào tạo, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy đòi hỏi cần đảm bảo tính chuẩn mực cao trong xây dựng và thực hiện văn hóa công sở. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ trong các nghiên cứu về văn hóa công sở hiện nay. Thực tế cho thấy các trƣờng ĐTBD CBCC chƣa xây dựng đƣợc chuẩn mực văn hóa công sở thống 1
  10. nhất, có nơi thực hiện chƣa nghiêm các quy định chung về văn hóa công sở. Nhận thức về văn hóa công vụ của một bộ phận cán bộ, giảng viên còn chƣa đầy đủ, chƣa thấy rõ đƣợc mối liên hệ giữa xây dựng và nâng cao văn hóa công sở với hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan. Phƣơng thức, lề lối làm việc của các cơ sở đào tạo chƣa có sự chuyển biến, thay đổi mang tính căn bản. Việc xây dựng, bài trí công sở vẫn còn nhiều bất cập cả về quy hoạch, kiến trúc, quy mô đầu tƣ, công năng sử dụng, chất lƣợng quản lý sử dụng.... Vì lý do trên, tôi chọn Đề tài “Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ” để nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cho thấy, cần phải có nghiên cứu toàn diện hơn về văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng thuộc các bộ, tìm hiểu nội dung, đặc điểm của văn hóa công sở, xác định rõ vai trò của văn hóa công sở trong cách tiếp cận nhiều chiều cạnh, chỉ ra những nhân tố tác động đến văn hóa công sở, nêu bật những giá trị văn hóa công sở tích cực, những yếu tố không phù hợp, để xuất những giải pháp nhằm phát triển, hoàn thiện văn hóa công sở, xây dựng nền công vụ tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả” Cho đến nay, đã có nhiều bài viết và một số công trình khoa học nghiên cứu dƣới góc độ khác nhau liên quan đến vấn đề trên. Đây là vấn đề mới, cần đƣợc nghiên cứu chuyên sâu về cơ sở lý luận cũng nhƣ đánh giá thực trạng quá trình triển khai, từ đó đƣa ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả văn hóa công sở tại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn hƣớng tới làm rõ cơ sở khoa học; khảo sát, đánh giá khách quan thực trạng việc xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại các trƣờng 2
  11. đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ để đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và các cơ sở pháp lý của văn hóa công sở. - Đánh giá thực trạng, phân tích những ƣu điểm, những hạn chế trong thực hiện văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ. - Xác định các phƣơng hƣớng và đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm xây dựng văn hóa công sở trong các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài Văn hóa công sở là vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây nhƣ: - Đề tài khoa học “ Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay” của Học viện Hành chính Quốc gia do TS. Huỳnh Văn Thới làm chủ nhiệm (năm 2015); - Sách “Văn hóa công vụ ở Việt Nam, thực trạng và những vấn đề đặt ra” do TS. Huỳnh Văn Thới (chủ biên); - Đề án “Văn hóa công sở” do Bộ Nội vụ xây dựng (năm 2016); - Đề tài khoa học cấp bộ "Trọng điểm văn hóa ứng xử của Công an nhân dân (CAND) Việt Nam" do GS.TS. Trần Đại Quang làm chủ nhiệm (năm 2015); - Trịnh Thanh Hà , “Xây dựng văn hóa ứng xử công vụ của giảng viên cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, năm 2009; 3
  12. - Đào Thị Ái Thi, “Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam”; luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, năm 2008; - Nguyễn Thị Quế Hƣơng, “Tổ chức thực thi có hiệu quả quy chế vănhóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước”; luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, năm 2009. Các công trình khoa học trên đã tiếp cận vấn đề xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính trên nhiều góc độ khác nhau. Tuy vậy, vẫn chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề văn hóa công sở tại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: nghiên cứu văn hóa công sở trong các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ dựa trên các nội dung quy định trong Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc (Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Thủ tƣớng Chính phủ). + Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ, bao gồm bộ và cơ quan ngang bộ, không bao gồm Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. + Về thời gian: nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trực thuộc các Bộ trong 5 năm trở lại đây. 4
  13. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa và đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp của Nhà nƣớc, trong việc xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣ: + Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Sử dụng trong nghiên cứu tại chỗ để rà soát các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về văn hóa công sở, các văn bản chính thức và báo cáo của các bộ ngành ở Trung ƣơng về lĩnh vực này; các tài liệu đã nghiên cứu về đề tài này. + Phƣơng pháp khảo sát trƣờng hợp điển hình: Sử dụng trong chọn lựa một số trƣờng ĐTBD CBCC điển hình nghiên cứu sâu, mô tả, nhận xét và tìm hiểu nguyên nhân. + Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và dự báo để chọn lọc những tri thức khoa học cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nói chung và của các đơn vị sự nghiệp với đặc thù giảng dạy thuộc các bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn tổng quan, bổ sung, làm rõ cơ sở khoa học về văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo bồi dƣỡng thuộc Bộ. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: - Luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng về văn hóa công sở và việc xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo bồi dƣỡng CBCC thuộc các Bộ. 5
  14. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây dựng chuẩn mực VHCS, cho việc nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa công sở trong trƣờng đào tạo bồi dƣỡng nói riêng và đơn vị sự nghiệp nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng, gồm có Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ. 6
  15. CHƢƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Những vấn đề chung về văn hóa công sở 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con ngƣời và do vậy có rất nhiều cách hiểu và có nhiều định nghĩa về văn hóa. Ở phƣơng Đông, khái niệm văn hóa đã xuất hiện rất sớm. Tác phẩm Chu Dịch, quẻ Bí đã có từ văn và hóa: Xem dáng vẻ con ngƣời, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ). Lƣu Hƣớng thời Tây Hán (năm 77-6 trƣớc công nguyên) xem văn hóa nhƣ một phƣơng thức giáo hóa con ngƣởi - văn trị giáo hóa. Nghĩa văn hóa ở đây đƣợc dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). Ở phƣơng Tây, để chỉ đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, ngƣời Pháp, ngƣời Anh có từ culture, ngƣời Đức có từ kultur, ngƣời Nga có từ kultura. Những chữ này có chung gốc La tinh là cultus animi là trồng trọt tinh thần. Cultus là văn hóa tƣơng ứng với ý nghĩa trồng trọt, thích ứng với tự nhiên và giáo dục cá thể, cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, mà họ có những phẩm chất tốt đẹp.[34, tr.18] Ngày nay, văn hóa thƣờng đƣợc hiểu là văn học, mỹ thuật, nghệ thuật nhƣ thơ ca, sân khấu, phim ảnh, v.v. Văn hóa còn đƣợc hiểu là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cƣ xử và cả đức tin, tri thức … Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Văn hóa đƣợc đề cập đến trong 7
  16. nhiều lĩnh vực nghiên cứu và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa khác nhau. Vào năm 2002, trong Tuyên bố chung của UNESCO về tính đa dạng của văn hóa, khái niệm văn hóa đã đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.” . [35] Ông F. Mayor, nguyên Tổng giám đốc UNESCO đƣa ra một khái niệm về văn hóa vừa mang tính khái quát, vừa mang tính đặc thù: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.”[36, tr.798] Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa rất sâu sắc: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”[34, tr.21] Nguyên Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử ... cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.”[34, tr.21] . Từ các định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể đƣa ra một số nội dung cơ bản của văn hóa và vai trò của văn hóa nhƣ sau: 8
  17. Văn hóa là nơi thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể hiện ý thức và phƣơng thức tiếp nhận những giá trị của các dân tộc khác theo tinh thần cùng tham dự và cùng chia sẻ. Văn hóa thuộc về nét riêng của con ngƣời và xét từ góc độ của quá trình tiến hóa, của nền văn minh mà con ngƣời đã và đang xây dựng thì văn hóa có thể đƣợc xem là một thành tựu của nhân loại. Có những giá trị văn hóa tồn tại lâu dài theo thời gian, làm nên bản sắc, đặc trƣng riêng của mỗi quốc gia, dân tộc, tổ chức; tuy nhiên cũng có những giá trị văn hóa thay đổi theo sự thay đổi của hệ thống chính trị, nền kinh tế - xã hội, các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra và là chìa khóa của sự phát triển. Văn hóa đƣợc xem là nhân tố quan trọng hình thành thói quen, cách suy nghĩ, phong cách và diện mạo của một con ngƣời hay một nhóm ngƣời, rộng hơn là của một vùng, một dân tộc nhất định. Tóm lại, văn hóa trong luận văn này đƣợc hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người, một cộng đồng người tạo dựng nên, nhằm mục đích đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của con người và các cộng đồng người nhất định. 1.1.2. Khái niệm công sở Khái niệm “công sở” thƣờng đƣợc sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây.Từ điển Pratique du Francais năm 1987 đƣa ra khái niệm:“Công sở(service public) là một tập hợp có tổ chức, có phƣơng tiện và ngƣời đƣợc Nhà nƣớc bổ nhiệm và bổ trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình”. Từ điển Petit Larousee năm 1992 quan niệm: “Công sở (service public) là tổ chức (cơ cấu) có chức năng đảm nhiệm lợi ích công”; hay “công sở (établissement public) là một pháp nhân công quyền có quyền tự về tài chính, nói chung là chịu trách nhiệm đảm bảo một dịch vụ công”;và “công sở là phƣơng thức quản lý các dịch vụ công: Đó là một dịch vụ công đƣợc pháp nhân hóa.” 9
  18. Theo Gustave Peiser - nhà luật học Cộng hòa Pháp thì thuật ngữ công sở và công sở tự quản là một khái niệm dùng chỉ các pháp nhân công: “Công sở là pháp nhân công quyền, chịu trách nhiệm tiến hành một trong các hoạt động của các đơn vị hành chính địa phương, thay mặt cho Nhà nước, cho tỉnh, cho công xã nhưng chịu sự kiểm tra các cấp đó.”[4, tr. 66] Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng, công sở là một khái niệm thuộc phạm trù khoa học tổ chức và hành chính học. - “Công sở là trụ sở, nơi làm việc của các cơ quan nhà nƣớc nói chung.” - “Công sở, xét về nội dung, là hoạt động thỏa mãn một yêu cầu lợi ích chung, do vậy cần đƣợc sự bảo vệ kiểm tra của bộ máy hành chính nhà nƣớc mới đảm bảo thỏa mãn nhu cầu này; xét về mặt hình thức tổ chức, là một tập hợp có tổ chức, có phƣơng tiện vật chất và ngƣời đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của mình.” - “Công sở là những cơ quan nhà nƣớc hoạt động nhân danh pháp nhân công pháp để thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân.” Hiểu theo nghĩa toàn diện, công sở gồm những đặc điểm cơ bản sau: - Công sở chỉ gắn với Nhà nƣớc và chỉ do Nhà nƣớc thành lập và quản lý theo ý chí của Nhà nƣớc, đƣợc điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật. Quy chế hoạt động của công sở tuân thủ theo pháp luật của Nhà nƣớc. Thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của từng công sở do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xác định; - Công sở là một pháp nhân cụ thể có liên quan đến hoạt động công quyền hay dịch vụ công, nói cách khác công sở có tính đặc thù gắn liền với chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân giao theo ngành, lĩnh vực hay lãnh thổ, đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm về mọi phƣơng tiện để hoạt động đạt kết quả; - Công sở có tài sản độc lập, sử dụng ngân sách nhà nƣớc theo kế hoạch, có trụ sở hoặc các văn phòng đại diện trong phạm vi lãnh thổ; đƣợc tổ chức theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế khác; 10
  19. - Công sở có tên gọi riêng và đƣợc khắc vào con dấu quy định, có quy chế công vụ, thực hiện đúng các bổn phận theo quy định, phải chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc cơ quan tài phán hành chính có thẩm quyền; - Công sở có trụ sở giao dịch đặt tại các địa điểm trung tâm thuận tiện cho đi lại, giao tiếp và thực hiện các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. [4, tr. 67-68] Có nhiều loại công sở: - Công sở hành chính do Nhà nƣớc, các bộ, các ủy ban nhân dân lập ra để làm chức năng tham mƣu, hay phục vụ cho sự lãnh đạo, quản lý của các nhà chức trách, nó hoàn toàn tuân theo luật công; - Công sở sự nghiệp là một pháp nhân công quyền do nhà nƣớc lập ra có tính tự quản; đó là công sở hành chính đƣợc pháp nhân hoá. Nó là một thực thể đặc thù, nằm trong bộ máy hành chính và tuân theo luật công; - Công sở công ích là tổ chức của công quyền hay của tƣ nhân do tƣ nhân lập ra để làm những dịch vụ công cộng, nếu là tƣ nhân thì cũng đƣợc nhà nƣớc công nhận là công ích và tuân theo luật công; Với định nghĩa và các đặc trƣng của công sở trên đây, không thể hiểu công sở, theo nghĩa hẹp, là trụ sở của các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên, trụ sở là một phần, một bộ phận trong phƣơng tiện vật chất mà xét về hình thức tổ chức thì phƣơng tiện vật chất là một mặt, một yếu tố cấu thành của công sở. Vì vậy, có thể quan niệm công sở là nơi làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, được thành lập theo ý chí của nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ xã hội. 1.1.3. Khái niệm văn hóa công sở Văn hóa công sở đƣợc xây dựng trên nền tảng những quan niệm về giá trị của văn hóa nói chung và giá trị cơ bản của hoạt động công vụ. 11
  20. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều quan điểm khác nhau về nội dung văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Theo PGS. TS Trịnh Đức Thảo: “Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ và bài trí văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt dộng công vụ hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.” [26, tr.11] Theo TS. Nguyễn Thị Thu Vân: “Nói đến văn hóa công sở tức là nói đến văn hóa của tổ chức đặc thù, có giới hạn không gian là cơ quan nhà nước và đối tượng thực hành văn hóa công sở là cán bộ, công chức. Văn hóa công sở được hiểu là hệ thống các giá trị, quy tắc giao tiếp ứng xử, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, các phương thức, cách thức quản lý gắn với việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công sở, những đặc trưng riêng trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước nói chung và tại một công sở nói riêng.” [13, tr.28] Theo TS. Trần Thị Thanh Thủy quan niệm văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc: “Văn hóa tổ chức là một sự pha trộn riêng biệt của các giá trị, niềm tin, trông đợi và chuẩn mực, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác.” [27, tr.12] Trong mỗi quốc gia dân tộc, văn hóa công sở là một phận của văn hóa dân tộc đó. Những yếu tố tác động làm thay đổi các mặt đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam cũng sẽ là những yếu tố làm thay đổi văn hóa công sở. “Văn hóa công sở” đƣợc các nhà nghiên cứu giải thích từ góc độ rộng hẹp khác nhau. Có ý kiến cho rằng văn hóa công sở đồng nghĩa với văn hóa 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0