intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:105

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học hiện nay của ở Trung cấp Kỹ thuật Quân khí góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật

  1. BỘ QUỐC PHÒNG   HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ   PHẠM VĂN THỤY BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ  THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ  THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  2. 3   HÀ NỘI ­ 2013
  3. BỘ QUỐC PHÒNG   HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ   PHẠM VĂN THỤY BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN KỸ  THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ  THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số       : 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI HỒNG THÁI
  4. 4   HÀ NỘI ­ 2013
  5. MỤC LỤC                                                                                                   Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ  SỞ  LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÍ  PHƯƠNG   TIỆN   KỸ   THUẬT   DẠY   HỌC   Ở  TRƯỜNG   TRUNG   CẤP   KỸ   THUẬT   QUÂN  KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT 11 1.1 Cơ  sở  lý luận quản lí phương tiện kỹ  thuật dạy   học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 11 1.2 Mục tiêu, nội dung quản lí phương tiện kỹ  thuật   dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 29 1.3 Những   nhân   tố   tác   động   đến   hoạt   động   quản   lí  phương tiện kỹ thuật dạy học  ở Trường Trung cấp   Kỹ thuật Quân khí 32 1.4 Thực   tr ạng   s ử   d ụng,   qu ản   lí   phương   tiện   kỹ  thuật   dạy   học  ở   tr ườ ng   Trung   c ấp   K ỹ   thu ật  Quân khí 37 Chương 2   YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHƯƠNG  TIỆN   KỸ   THUẬT   DẠY   HỌC   Ở   TRƯỜNG   TRUNG CẤP KỸ  THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG  CỤC KỸ THUẬT HIỆN NAY 52 2.1 Yêu   cầu   trong   xây   dựng   và   thực   hiện   các   biện  pháp   quản   lí   phương   tiện   kỹ   thuật   dạy   học   ở  Trường Trung cấp Kỹ  thuật Quân khí, Tổng cục  Kỹ thuật hiện nay 52 2.2 Hệ  thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ  thuật  dạy học  ở  Trường Trung cấp Kỹ  thuật Quân khí  hiện nay 56
  6. 4 2.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các  biện pháp đề xuất 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 85 Nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n ViÕt ®Çy ®ñ lµ ViÕt t¾t Cán bộ giáo viên CBGV Cơ sở vật chất CSVC Giáo dục­Đào tạo GD­ĐT Phương tiện kỹ thuật dạy học PTKTDH Trang bị trường học TBTH Trung học phổ thông THPT
  7. 3 MỞ ĐẦU 1. Ly do chon đê tai ́ ̣ ̀ ̀ ̀ ơi qua trinh đ Cung v ́ ́ ̀ ổi mới cả về nội dung và phương pháp giáo dục ­  đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng  cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, giúp người học hướng   tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động thì qua trinh ́ ̀   đổi mới hoạt dộng giáo dục ­ đào tạo còn gắn với sự phát triển của khoa hoc̣   ̣ ky thuât và đáp  ̃ ứng sự phat tri ́ ển văn hoá ­ xã hội. Muốn vậy cần phải đôi m ̉ ơí  đồng bộ các thành tố trong câu truc qua trinh day hoc, trong đó ph ́ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ương tiện kỹ  ̣ ạy và học là một thành tố rất quan trọng. thuât d Luật Giáo dục năm 2005 và sửa đổi năm 2009 đã ghi rõ: Mục tiêu giáo  dục là đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức sức   khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội, hình thành và phát triển nhân cách phẩm chất và năng lực của  công dân đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để  thực hiện được mục tiêu giáo dục, trong Chiến lược phát triển GD­ĐT giai  đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ: Tiếp tục công tác xây dựng cơ  sở  vật chất nhà  trường theo hướng kiên cố  hoá, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo  dục. Vậy, vấn đề quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học tạo bước chuyển biến  cơ bản trong quản lí giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy bước  chuyển biến sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu   công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.  Đổi mới phương pháp dạy học có vị  trí quan trọng trong việc nâng  cao chất lượng GD­ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có  đổi  mới biện pháp quản lí phương tiện kỹ  thuật dạy học  của nhà trường, sẽ  đem lại bộ  mặt mới cho giáo dục nói chung và dạy học nói riêng trong xã  
  8. 4 hội hiện đại. Quản lí phương tiện kỹ  thuật dạy học là quản lí một trong  những thành tố  của quá trình dạy học. Phương tiện kỹ  thuật dạy học   là  một điều kiện rất quan trọng để  đổi mới nội dung, chương trình, phương  pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho  nhà trường còn hạn chế   ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động dạy và học  trong các nhà trường. Thực tế   ở  Trường Trung cấp Kỹ  thuật Quân khí ­  Tổng cục Kỹ  thuật ­ Bộ  Quốc phòng, hệ  thống cơ  sở  vật chất thiết bị  trường học mà đặc biệt là phương tiện kỹ thuật dạy học có mặt chưa đáp  ứng nhu cầu hoạt động dạy và học của nhà trường. Hầu hết trang thiết bị  do trên đầu tư  nên cũng có nhiều vấn đề  bất cập tiếp tục phải giải quyết  như: Kinh phí ít, bổ  sung thiết bị  trường học không được thường xuyên,  không đồng bộ chưa đủ chủng loại, vũ khí trang bị một số chủng loại chưa   được đầu tư so với ở đơn vị…Mặt khác, quan điểm của giáo viên về việc   sử dụng mô hình học cụ một số còn hạn chế, họ ngại sử dụng vì nó cồng  kềnh, việc sử  dụng trang thiết bị  trình chiếu chưa được thường xuyên vì  phải đầu tư  nhiều thời gian sưu tầm tài liệu, biên soạn bài giảng trình   chiếu...Vì vậy, việc sử dụng thiết bị trường học và ứng dụng vào phương  pháp dạy học còn hạn chế.  Xuất phát từ  những lí do trên, chúng tôi chọn  “Biện pháp quản lí   phương tiện kỹ  thuật dạy học  ở  Trường Trung cấp Kỹ  thuật Quân   khí, Tổng cục Kỹ thuật” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.  2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự  truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử  – xã hội của các thế  hệ  loài  
  9. 5 người. Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn   hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội  loài người không ngừng tiến lên. Lịch sử  phát triển giáo dục, các quốc gia   muốn phát triển bền vững thì vấn đề  quan trọng thì phải tập trung đầu t ư  cho phát triển giáo dục; trong đó có sự quan tâm rất lớn đến sự phát triển ph­ ương tiện kỹ thuật dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất l ượng dạy và  học. Vì vậy, các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu trên nhiều bình diện khác  nhau và đã ra những kết luận có giá trị  về  lí luận và thực tiễn của phương  tiện kỹ thuật dạy học. Từ thời Phục Hưng, nhiều nhà giáo dục tiên phong đã đưa ra các quan  điểm về phương pháp dạy học tích cực. Theo họ để giúp học sinh nắm vững  các vấn đề học tập cần sử dụng phương tiện trực quan. J.A.Komenxki (1592­ 1670) nhà giáo dục lỗi lạc người Séc đánh giá rất cao vai trò của phương tiện  dạy học, ông cho rằng “trực quan là nguyên tắc vàng ngọc”. Ông yêu cầu  trong dạy học giáo viên phải sử  dụng các phương tiện trực quan để  người  học huy động tất cả các giác quan vào việc tri giác tài liệu, nhờ đó mà nâng  cao khả năng nhận thức. Theo V.I.Lênin, quy luật nhận thức của con người là  “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực  tiễn”. Lí thuyết về dạy học trực quan đã phát triển cùng với các lĩnh vực khác,  từ  đó giúp chúng ta nhận định được vai trò của phương tiện ­ thiết bị  trực  quan trong quá trình dạy học, giúp người học lĩnh hội được cả bản chất sự  vật hiện tượng dễ dàng hơn. Ngày nay, trước sự  phát triển mạnh mẽ  của cuộc cách mạng công  nghệ thông tin và hội nhập quốc tế đã đem đến cho Việt Nam những kinh  nghiệm và cơ  hội quý trong đầu tư, phát triển giáo dục. Một trong các bài  học lớn của các nước có nền giáo dục tiên tiến là đầu tư  phương tiện kỹ 
  10. 6 thuật dạy học cho các nhà trường. Bởi vì, muốn có chất lượng dạy học tốt,  chất lượng con người được đào tạo giỏi về  kỹ  năng nghề  nghiệp thì đi  cùng với nó là phải tăng cường đầu tư, phát triển phương tiện kỹ  thuật   dạy học, đây là một thành tố  không thể  thiếu của quá trình dạy học hiện  đại. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu cải tiến, ứng  dụng, phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học trở thành chủ đề thu hút được sự  quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo gắn  liền lí thuyết với thực hành. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học  sau: “Phương tiện kỹ  thuật và  đồ  dùng dạy học” của Nguyên Lương  (1995); “Vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học hiện nay” của  Hứa Xuân Trường (1997); “Hiện trạng và những giải pháp đầu tư  phát  triển khai thác phương tiện kỹ  thuật dạy học trong nhà trường quân đội”  của Nguyễn Lương Sơn (1997);  “Công tác thiết bị  trường học trong giai  đoạn hiện nay” của Lê Hoàng Hảo (1998) báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về  thiết bị giáo dục. Nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học quan tâm nghiên  cứu vấn đề  chế  tạo, quản lí, sử  dụng và bảo quản   phương tiện dạy học  trong nhà trường như: Tác giả  Tô Xuân Giáp, Võ Chấp, Vũ Trọng Rỹ… Những công trình nghiên cứu của các tác giả đã xây dựng đư ợc một hệ thống  lí luận về vị trí, vai trò, tác dụng và một số yêu cầu về nguyên tắc chế tạo, sử  dụng cũng như quản lí phương tiện dạy học trong nhà trường hiện nay.  Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đã   được nhiều nước trên thế giới quan tâm đến, trong thời gian qua có nhiều  tác giả trong nước đã nghiên cứu tiêu biểu như: "Các giải pháp quản lý cơ  sở vật chất và trang thiết bị trường học". Đề tài “Một số biện pháp quản lý 
  11. 7 cơ  sở  vật chất và thiết bị  trường học của hiệu trưởng trường THPT Sóc   Sơn Hà Nội” của tác giả  Đỗ  Hoàng Điệp. Thông qua việc tìm hiểu thực   trạng việc quản lý CSVC & TBTH của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn  Hà Nội trong giai đoạn 1996­2004, đề tài đã đề xuất một số biện pháp xây  dựng và quản lý CSVC & TBTH của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn  Hà Nội. Đề  tài: “Các biện pháp quản lý cơ  sở  vật chất và trang thiết bị  trường học  ở  trường THPT Hải Phòng” của tác giả  Vũ Văn Trà, đề  tài  “Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học  ở một   số  trường THCS Thanh Hoà” của tác giả  Lê Xuân Đào, đề  tài luận văn   “Biện pháp phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học trong nhà trường quân  đội” của tác giả Nguyên Thanh Hà…Các công trình nghiên c ̃ ứu đó đã đưa ra  một số kết quả thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay giúp các nhà  nghiên cứu quản lý giáo dục có cách nhìn tổng thể toàn diện hơn về quản   lý cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học. Tuy nhiên vấn đề: "Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học" không thể  giống nhau ở mỗi cơ sở giáo dục. Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học của   trường trung cấp nói chung và Trường Trung cấp Quân khí, Tổng cục Kỹ  thuật nói riêng còn được ít nghiên cứu. Vì mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cấp quản  lý, mỗi cấp học có điều kiện, bản sắc riêng và mục tiêu giáo dục và đào tạo  riêng. Hơn nữa việc nghiên cứu cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ở  trường trung cấp kỹ thuật có thể khác với ở trường phổ thông.   Tóm lại, các công trình, đề tài trên đã nghiên cứu về phương tiện kỹ  thuật dạy học  ở  các khía cạnh khác nhau như: Nguyên lí, cấu tạo, phân  loại, tính năng tác dụng của từng loại phương tiện; luận giải những cơ sở  lí luận, thực tiễn và đề  xuất phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả 
  12. 8 quản lí, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học trong các  nhà trường. Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở giúp cho việc kế thừa, hoàn   thiện căn cứ  lí luận của vấn đề  phương tiện kỹ  thuật dạy học, góp phần  nghiên cứu biện pháp quản lý phương tiện kỹ  thuật dạy học nhằm mục   đích nâng cao chất lượng dạy học và GD­ĐT trong Trường Trung cấp Kỹ  thuật Quân khí hiện nay.  3. Mục đich và nhi ́ ệm vụ nghiên cứu * Mục đich ́  nghiên cứu Trên cơ  sở  hệ  thống hoá lí luận quản lí phương tiện kỹ  thuật dạy  học và đánh giá thực trạng việc quản lí cơ  sở  phương tiện kỹ  thuật dạy   học của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí; đề xuất hệ thống biện pháp  quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học hiện nay của  ở Trung cấp K ỹ thu ật   Quân khí góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn  quản lí phương tiện kỹ  thuật dạy   học thuộc quản lý nhà trường ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học  ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở  Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu  Hoạt động quản lí phương tiện kỹ  thuật dạy học  ở  Trường Trung  cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục kỹ thuật.
  13. 9 * Đối tượng nghiên cứu     Hệ   thống  biện   pháp   quản   lí   phương   tiện   kỹ   thuật   dạy   học   ở  Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.   * Phạm vi nghiên cứu Các số liệu nghiên cứu  và thời gian từ năm 2007 – 2012. 5. Giả thuyết khoa học  Quản lí và sử  dụng có hiệu quả  phương tiện kỹ thuật dạy học có ý  nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất l ượng dạy học của nhà trường.  Nếu trong hoạt động quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường   mà đề  ra hệ  thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ  thuật dạy học phù  hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường như:  Nâng cao nhận thức  vai  trò, tầm quan trọng của phương tiện kỹ thuật dạy học, kế ho ạch hóa việc  việc đầu tư, phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học một cách khoa học,  hợp lí; đồng thời thường xuyên bồi dưỡng năng lực quản lí, khai thác, sử  dụng phương tiện kỹ thuật dạy học cho các chủ thể; kết hợp với cải tiến,   phát huy sáng chế  phương tiện kỹ  thuật dạy học thì hoạt động quản lí   phương tiện kỹ  thuật dạy học  ở  Trường Trung cấp Kỹ  thuật Quân khí  được được tăng lên cả  số  lượng và chất lư ợng, góp phần nâng cao chất  lượng dạy và học Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí hiện nay.  6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu  * Phương pháp luận Đề  tài được xây dựng trên cơ  sở  phương pháp luận duy vật biện  chứng, đồng thời quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác  – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lí nhà  nước về  giáo dục,  các quan điểm, nguyên tắc phương pháp của khoa học 
  14. 10 quản lí giáo dục, lý luận về  quản lí phương tiện kỹ  thuật dạy học  ở  nhà  trường quân đội. * Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận bao gồm:  Phân tích và hệ  thống hoá các tài liệu lí luận, các công trình nghiên  cứu có liên quan: Nghiên cứu các tài liệu của các nhà khoa học, tạp chí, sách báo có  liên quan vấn đề nghiên cứu; Nghiên cứu các Quyết định, Nghị  quyết và các văn bản của Đảng,  Nhà nước; của Bộ  Giáo dục ­ Đào tạo, Bộ  Quốc phòng và Tổng cục Kỹ  thuật; Nghiên cứu các Quyết định, Nghị  quyết, Chỉ  thị  của Trường Trung  cấp Kỹ thuật Quân khí; Phương pháp này dùng để xây dựng cơ sở lí luận, phương pháp luận  và các phương pháp nghiên cứu của đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng sử  dụng các biện  pháp quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học và thực trạng sử dụng các biện  pháp quản lí cơ  sở  vật chất và thiết bị  của Trường Trung cấp Kỹ  thuật   Quân khí trong giai đoạn hiện nay. Phương   pháp   quan   sát:   Tìm   hiểu   thực   trạng   họat   động   quản   lí  phương tiện kỹ  thuật dạy học của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí  hiện nay.  Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Bằng việc đưa ra kết quả  nghiên cứu lí luận thực tiễn và lấy thực tiễn để  kiểm nghiệm lại kết quả 
  15. 11 nghiên cứu lí luận, phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá tính hợp   lí và khả thi của các biện pháp quản lí mà chúng tôi đề xuất. Phương pháp chuyên gia: Bằng việc đưa ra phiếu hỏi một số  cán bộ  quản lí (Hiệu trưởng, Hiệu phó, cán bộ quản lý giáo dục) trực tiếp tham gia   quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học có kiến thức và kinh nghiệm quản lí   phương tiện kỹ thuật dạy học Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí. Sử dụng toán thống kê xử lí số liệu: Dùng phần để xử lí số liệu thu thập  được qua phiếu hỏi, đem lại kết quả chính xác, khách quan, có độ tin cậy cao.  7. Ý nghĩa của luận văn Trên cơ  sở  khái quát hóa, hệ  thống hóa lí luận về  quản lí phương  tiện kỹ  thuật dạy học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lí   phương tiện kỹ  thuật dạy học nói chung và quản lí phương tiện kỹ  thuật   dạy học  ở  Trường Trung cấp Kỹ  thuật Quân khí, Tổng cục Kỹ  thuật nói  riêng, luận văn đề  xuất hệ  thống biện pháp quản lí phương tiện kỹ  thuật  dạy học của Trường Trung cấp Kỹ  thuật Quân khí hiện nay. Luận văn  thực hiện thành công có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn  quản lí phương tiệc dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí; giúp  cho các chủ thể quản lí nâng cao hiệu quả quả lí phương tiện kỹ thuật dạy  học để  góp phần duy trì và âng cao chất lượng công tác GD­ĐT của Nhà  trường. 8. Cấu trúc luận văn gồm Luận văn bao gồm phần mở đầu, hai chương (7 tiết), Kết luận, kiến   nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
  16. 12 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÍ PHƯƠNG TIỆN  KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUÂN KHÍ, TỔNG CỤC KỸ THUẬT 1.1.  Cơ  sở  lý   luận  quản  lí  phương  tiện  kỹ  thuật  dạy  học  ở  Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí 1.1.1. Các khái niệm cơ bản  a. Quan niệm về phương tiện kỹ thuật dạy học Theo   các   chuyên   gia  nghiên   cứu  về   giáo   dục   của   Việt  Nam   cho   rằng: phương tiện kỹ  thuật dạy học là thuật ngữ  chỉ  một vật thể   hoặc  một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử  dụng với tư cách  là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Còn đối với   học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là các ph ương tiện giúp học sinh lĩnh  hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học...hình thành trong họ  kỹ  năng, kỹ xảo nhằm đạt được mục đích của quá trình dạy học. Phương tiên d ̣ ạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị,  vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết,   lĩnh hội kiến thức của ngươi hoc đ ̀ ̣ ược tốt hơn. Ví dụ: sách giáo khoa, giáo  trình, bảng viết, bảng dữ  liệu đã chuẩn bị  sẵn, tranh  ảnh, phim, các đoạn   clip hoạt hình mô phỏng cùng với máy chiếu qua đầu (overheat), máy chiếu  đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, của các phần mềm, chương   trình   như   Powerpoint,   mindmap,   Workbelch,…vật   mẫu,   vật   thật   các  phương tiện, dụng cụ trang bị  trong các phòng thí nghiệm thực hành. Phương tiện dạy học: là những vật mang (chứa đựng) thông tin học  tập, còn coi là giá mang thông tin (phần mềm). Nghĩa là, tự  bản thân mỗi 
  17. 13 phương tiện đều chứa đựng một khối lượng thông tin học tập nhất định, d­ ưới dạng chữ, âm thanh hoặc hình  ảnh, đó là các băng đĩa ghi âm, ghi hình  mang nội dung học tập, các phương tiện dùng cho sự tập dượt thành thạo các  kỹ năng thực hành như: các thiết bị mô phỏng, các vũ khí, đạn dược, khí tài   quân sự…Các phương tiện trên được sử  dụng thông qua các nguyên lí sư  phạm, tâm lí, khoa học kỹ  thuật, nhằm xây dựng cho học viên một khối   lượng kiến thức hay cải thiện cách ứng xử, hình thành các kỹ năng hoạt động   thực tiễn. Thiết bị  kỹ  thuật: là những vật chuyển tải thông tin, làm cho thông  tin có ý nghĩa, có tác dụng (phần cứng). Nghĩa là, thiết bị kỹ thuật cung cấp   cho các giác quan của người học nguồn thông tin học tập dưới dạng tiếng  hoặc hình ảnh, hoặc cả hai cùng một lúc, trong đó những phương tiện như  máy chiếu, các loại máy thu thanh, thu hình, máy vi tính…là kết quả của sự  phát triển khoa học và công nghệ  thông tin điện tử, có tác dụng tăng năng  xuất và hiệu quả truyền đạt các thông tin học tập rất cao đến người học. Có thể hiểu phương tiện kỹ thuật dạy học là tất cả các phương tiện  vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học ­ công nghệ (chứa đựng) thông tin  học tập  được huy động vào các hoạt động giáo dục­ đào tạo trong nhà  trường. Các loại hình, đặc điểm và yêu cầu phương tiện kỹ thuật dạy học: Loại hình phương tiện kỹ thuật dạy học: Phương tiện kỹ  thuật dạy học được phân loại theo rất nhiều cách,  sau đây là cách phân loại phổ  biến nhất với 2 loại phương tiện kỹ  thuật   dạy học   cho hai mục đích:
  18. 14 Loại dùng để chứng minh: Được sử  dụng vào mục đích tìm ra hoặc   chứng minh các hiện tượng, các quy luật tự  nhiên và xã hội, nói chung là  xây dựng những tri thức trong việc truyền đạt những tri thức nhân loại từ  người dạy đến người học. Loại dùng để  thực hành: Được dùng để  củng cố  kiến thức và rèn  luyện kỹ năng, kỹ sảo cho người học. Dựa vào hình thức tồn tại của phương tiện kỹ  thuật dạy học, phân   loại như sau: Mô hình: Là vật thay thế cho hiện tượng, sự vật có thực nhưng đã được  đơn giản hoá nhưng vẫn giữ được những thuộc tính cơ  bản của sự  vật hiện   tượng. Mẫu vật: Là vật thực còn giữ được toàn bộ các thuộc tính tự nhiên vốn   có. Ấn phẩm: Tranh, ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu bảng được in trên giấy.  Tài liệu nghe ­ nhìn, phim, bản trong, băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình ảnh Dụng cụ thí nghiệm: Chứng minh và thực hành để  tái tạo lại những  sự vật hiện tượng. Phương tiện kỹ thuật nghe ­ nhìn, máy tính: Để thể hiện các tài liệu trực  quan. Việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ  động và sáng  tạo của người học. Có liên quan chặt chẽ  đến phương tiện kỹ  thuật dạy   học: Người học được tổ  chức hoạt động   được làm (thực hành) nhiều  hơn và thông qua việc làm đó mà chiếm lĩnh tri thức.
  19. 15 Sự   đổi  mới   ở   đây chính là cách  thức,  điều kiện, công nghệ  mới  nhằm thực hiện phương pháp đã có mà thôi và chính cái đổi mới đó lại nhờ  vào phương tiện kỹ thuật dạy học góp phần cho học sinh hoạt động. Như  vậy: Phương tiện kỹ  thuật dạy học góp phần nâng cao chất   lượng của các phương pháp dạy học đã có mà không làm thay đổi bản chất  các phương pháp này. Phương tiện kỹ  thuật dạy học góp phần đắc lực vào việc đa dạng   hoá các hình thức dạy học: Phương tiện kỹ thuật dạy học chứa đựng những thông tin đã được mã   hoá có tiềm năng to lớn về tri thức và phương pháp làm việc theo hướng hoạt  động việc làm trong quá trình học tập. Nếu phương tiện kỹ thuật dạy học đủ  và đa dạng sẽ  cho phép tổ chức nhiều  nhiều hoạt động dạy học phong phú  và có hiệu quả. Phương tiện kỹ  thuật dạy học là nhân tố  đảm bảo chất  lượng dạy học. Xuất phát từ đặc trưng và tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người  trong quá trình dạy học, yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọng đối với sự  lĩnh hội kiến thức của người học, đặc biệt quan trọng là kênh hình. Khoa học  đã chứng minh khả năng của các giác quan trong việc tiếp thu các tri thức có   các giác độ: nghe 10%, nhìn 81% các giác quan khác 9% (theo tài liệu  VAT  proheet). b. Vị trí phương tiện kỹ thuật dạy học được xác định từ  các góc   độ chủ yếu sau: * Từ góc độ  cấu trúc của hoạt động giáo dục ­ dạy học: Hoạt động  giáo dục nói chung và dạy học nói chung (gọi tắt là giáo dục ­ dạy học) có   cấu trúc gồm các thành tố  chủ  yếu là mục tiêu, nội dung, phương pháp,  
  20. 16 phương tiện ­ điều kiện, hình thức tổ  chức, lực lượng giáo dục ­ dạy học  và môi trường (tự nhiên và xã hội).  Theo hướng tiếp cận này, để cho quá trình giáo dục nói chung và dạy  học nói riêng vận hành theo hướng phát triển thì phải tạo được sự cộng tác  tối  ưu của lực lượng giáo dục ­ dạy học nhằm xác đúng các nguyên tắc,   qui luật, áp dụng hài hoà các phương pháp, tận dụng các phương tiện và  điều kiện tổ chức có hiệu quả  các hình thức dạy học, tìm ra phương thức   đánh giá, tìm   ra phương thức đánh giá kết quả  giáo dục đáng tin và tận  dụng các yếu tố  của môi trường (tự  nhiên và xã hội). Trong sơ  đồ  trên   phương tiện kỹ thuật dạy học thể hiện rõ là một thành tố cơ bản mang tính  tất yếu để mang lại kết quả dạy học và góp phần quan trọng trong thực hiện   mục tiêu dạy học. Như vậy, dưới góc độ này phương tiện kỹ thuật dạy học nằm trong  hệ  thống các thành tố, cấu trúc của quá trình giáo dục nói chung và quá  trình dạy học nói riêng. * Từ  mục đích và phương tiện giáo dục: Để  thực hiện được mục   đích giáo dục nói chung và dạy học nói riêng thì cần có những phương tiện  (nghĩa rộng: không chỉ là những phương tiện vật chất kỹ thuật mà còn cả  những vấn đề  thông tin và thể  chế xã  hội). Nó bao gồm 4 nhóm chủ  yếu  sau. Nhóm 1: Đóng vai trò tiền đề, đó là các yếu tố thuộc về lĩnh vực thể  chế và quy định giáo dục và đào tạo. Các yếu tố này giúp cho chủ thể giáo   dục và chủ  thể  dạy học  định hướng được mục đích nội dung, chương  trình, kế  hoạch, phương pháp, hình thức, tổ  chức, đánh giá kết quả  giáo  dục. Nó là phương tiện tiền đề để thực hiện mục đích giáo dục ­ dạy học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2