intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

47
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----*----- LÒ VĂN SÍNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- LÒ VĂN SÍNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp PGS.TS Nguyễn Trúc Lê Hà Nội, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” được tác giả viết dưới sự hướng dẫn của giảng viên PGS. TS Phạm Thị Hồng Điệp. Trong quá trình viết luận văn, tác giả có tham khảo, kế thừa và sử dụng một số thông tin, số liệu từ một số tài liệu tham khảo như Luật, Nghị định, Thông tư, Sách hướng dẫn, Nghị quyết, Quyết định, Luận văn…. như trong danh mục Tài liệu tham khảo. Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình và chịu trách nhiệm hoàn toàn về cam đoan của mình./. Học viên thực hiện Lò Văn Sính i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn giảng viên PGS. TS Phạm Thị Hồng Điệp đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu đã cung cấp thông tin, nguồn dữ liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đăc biệt cảm ơn Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình; Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu; Đồng nghiệp trong Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu đã nhiệt tình, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu luận văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii-v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................vi-vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ...........................................................viii MỞ ĐẦU................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CẤP HUYỆN .................................................................................5 1.1. Tổng quan tình hình.........................................................................................5 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông ..9 1.2.1. Các khái niệm ………………………………………………………….….9 1.2.2. Phân loại và đặc điểm công trình giao thông……………………………..10 1.2.3. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng …………………………...12 1.2.4. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông ....................................................................................................................13 1.2.5. Nội dung quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông ........14 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông của BQL dự án ĐTXD cấp huyện ...........................................................25 1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án ĐTXD cấp huyện .......................................................28 1.3. Kinh nghiệm quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án ĐTXD cấp huyện một số địa phương và bài học cho BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ..............................................................32 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án ĐTXD cấp huyện một số địa phương ……………………………...32 iii
  6. 1.3.2. Bài học cho BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ……….35 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................38 2.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................38 2.2. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................38 2.3. Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu .............................................................39 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH .........................................................................................................41 3.1. Tổng quan về BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu ……………………………………………41 3.1.1. Tổng quan về BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ..........41 3.1.2. Nhân lực của BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ...........42 3.1.3. Cơ sở vật chất của BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ...44 3.1.4. Các dự án ĐTXD công trình giao thông từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2019 trên địa bàn huyện Mai Châu do BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu thực hiện ................................................................................................................46 3.2. Thực trạng quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từ năm 2016 - 2019 ..........................................................................................................47 3.2.1. Quản lý chất lượng công tác lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư .........47 3.2.2. Quản lý chất lượng công tác khảo sát ........................................................47 3.2.3. Quản lý chất lượng công tác thiết kế …………………………………….50 3.2.4. Quản lý chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu .........................................51 3.2.5. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình …………………..…...53 3.3. Đánh giá về quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. ..............67 3.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................................67 iv
  7. 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................70 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ...................................................75 CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH .........................................................................................................80 4.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và định hướng quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông của BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025 ……………………………………………………...80 4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội huyện Mai Châu …………………….80 4.1.2. Định hướng trong công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông của BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ……………81 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ………………….84 4.2.1. Quản lý chất lượng lập báo cáo đề xuất chủ trương chủ trương đầu tư .....84 4.2.2. Quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế ..........................................84 4.2.3. Quản lý chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu .........................................85 4.2.4. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ……………..………...85 4.2.5. Quản lý chất lượng lập kế hoạch chất lượng ……………………………...88 4.2.6. Quản lý chất lượng thực hiện kế hoạch chất lượng ……………………...89 4.2.7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự BQL dự án ĐTXD huyện ..............89 KẾT LUẬN ..................................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………93 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT S KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA TT 1 ANQP An ninh quốc phòng 2 ATLĐ An toàn lao động 3 BQLDA Ban quản lý dự án 4 BQL Ban quản lý 5 BVMT Bảo vệ môi trường 6 BVTC Bản vẽ thi công 7 CĐT Chủ đầu tư 8 CLCT Chất lượng công trình 9 CT - XH Chính trị - xã hội 10 CTGT Công trình giao thông 12 CTXD Công trình xây dựng 13 DADT Dự án đầu tư 14 DT Dự toán 15 ĐTXD Đầu tư xây dựng 16 GPMB Giải phóng mặt bằng 17 GTĐB Giao thông đường bộ 18 HĐXD Hợp đông xây dựng 19 HSMT Hồ sơ mời thầu 20 KH - KT Khoa học - kỹ thuật 21 KT - KT Kinh tế - kỹ thuật 22 LCNT Lựa chọn nhà thầu 23 NCKT Nghiên cứu khả thi 24 NCTKT Nghiên cứu tiền khả thi 25 NĐ - CP Nghị định - Chính phủ 26 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 27 QĐ - UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân vi
  9. 28 QH Quốc hội 29 QPPL Quy phạm pháp luật 30 TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công 31 TKCS Thiết kế cơ sở 32 TKKT Thiết kế kỹ thuật 33 TT-BXD Thông tư - Bộ xây dựng 34 TVGS Tư vấn giám sát 35 UBND Ủy ban nhân dân 36 VLXD Vật liệu xây dựng 37 XDCB Xây dựng cơ bản 38 XDCT Xây dựng công trình vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Hiện trạng nhân lực của BQL dự án ĐTXD huyện Mai 42 Châu, tỉnh Hòa Bình. 2 Bảng 3.2 Thống kê thiết bị phục vụ công tác chuyên môn 44 3 Bảng 3.3 Thống kê phần mềm hỗ trợ công tác chuyên môn 44 4 Bảng 3.4 Danh mục dự án xây dựng công trình Giao thông do BQL 46 dự án ĐTXD huyện Mai Châu triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Mai Châu giai đoạn 2016 - 2019 5 Bảng 3.5 Thực trạng chất lượng khảo sát dự án xây dựng CTGT 48 6 Bảng 3.6 Thực trạng chất lượng thiết kế dự án xây dựng CTGT 50 7 Bảng 3.7 Cơ cấu, số lượng các gói thầu dự án xây dựng CTGT 51 8 Bảng 3.8 Tiết kiệm qua đấu thầu các dự án xây dựng CTGT 53 9 Bảng 3.9 Thực trạng biện pháp thi công dự án xây dựng CTGT 55 10 Bảng 3.10 Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình đường 57 Cun Pheo - Hang Kia - Quốc lộ 6 (GĐ1) 11 Bảng 3.11 Tổng hợp các tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện dự 63 án xây dựng CTGT 12 Bảng 3.12 Tổng hợp kiểm tra công tác nghiệm thu dự án xây dựng 66 CTGT DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu Luận văn 38 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông là một bộ phận quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH), đóng góp rất to lớn vào nhu cầu giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, làm giảm đáng kể về khoảng cách địa lý giữa các vùng miền, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển, củng cố và giữ gìn quốc phòng an ninh (QPAN). Tuy nhiên, hệ thống giao thông của nước ta trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế nhất định về chất lượng và tiến độ thực hiện, làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của đất nước. Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông là một quá trình không ngừng cải tiến, hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong bối cảnh khoa học - kỹ thuật (KH-KT) trên toàn cầu, nhiều công nghệ tiên tiến, vật liệu mới mang tính đột phá đã và đang được đưa vào áp dụng tại Việt Nam tạo một bước chuyển biến nhanh về quản lý tổ chức, quản lý tiến độ xây lắp và chất lượng công trình. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án xây dựng công trình giao thông bộc lộ những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng. Tại tỉnh Hòa Bình, trước năm 2016 các Ban Quản lý (BQL) dự án hầu như hoạt động kiêm nhiệm. Từ đầu năm 2016 đến nay, thực hiện Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD), các BQL dự án bắt đầu hoạt động chuyên trách. BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu được thành lập vào tháng 01 năm 2016, là một đơn vị sự nghiệp hoạt động tự chủ về tài chính, thay mặt chủ đầu tư (CĐT) Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mai Châu quản lý các dự án xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật; Dân dụng; Giao thông; Thủy lợi do UBND huyện làm CĐT và làm CĐT các dự án nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư ngân sách huyện. 1
  12. Với các dự án xây dựng công trình giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là dự án tạo ra sản phẩm mang tính chất dịch vụ công, vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện tương đối dài, kết quả của dự án được khai thác sử dụng lâu dài, có ảnh hưởng tốt đến phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng (ANQP) của địa phương, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao. Do đó, cần phải quản lý chặt chẽ có hệ thống, chất lượng, khoa học từ bước lập kế hoạch, bước chuẩn bị đầu tư, bước đầu tư, điều phối dự án đến bước giám sát quá trình thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý ĐTXD các dự án của BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông trong những năm qua tuy đạt được nhiều kết quả nhất định, song vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục, chưa thật sự đáp ứng được tốt các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra nhằm theo kịp với định hướng và sự phát triển chung, khó đạt được mục tiêu đã đề ra trong công tác quản lý chất lượng dự án của BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu. Trong thời gian tới, cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu. Do vậy, đề tài “Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời cho câu hỏi: “Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu cần làm gì để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án xây dưng công trình giao thông tại đơn vị?” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
  13. - Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án cấp huyện. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2019. - Chỉ ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD cấp huyện. Chủ thể quản lý là BQL dự án ĐTXD cấp huyện 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về không gian Nghiên cứu trong phạm vi công tác Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 3.2.2. Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2019 3.2.3. Về nội dung Nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từ năm 2016 đến năm 2019. 4. Kết cấu luận văn: Gồm ba phần: Mở đầu; Các chương nội dung; Kết luận; Tài liệu tham khảo và phụ lục. Cụ thể các chương nội dung như sau: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án ĐTXD cấp huyện. - Chương 2. Phương pháp nghiên cứu - Chương 3. Thực trạng quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao 3
  14. thông từ ngân sách nhà nước tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. - Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025. 4
  15. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư các dự án xây dựng công trình giao thông ở nước ta nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, đóng góp rất to lớn vào nhu cầu giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, làm giảm đáng kể về khoảng cách địa lý giữa các vùng miền, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển, củng cố và giữ gìn an ninh quốc phòng (ANQP). Tuy nhiên, hệ thống giao thông của nước ta trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế nhất định về chất lượng và tiến độ thực hiện; một số dự án có hiện tượng thất thoát, lãng phí trong đầu tư, chất lượng không đạt yêu cầu, chậm tiến độ. Vấn đề này tồn tại ở các khâu trong bước chuẩn bị đầu tư, bước thực hiện đầu tư dự án và trở thành mối quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Một trong các nguyên nhân không thể không kể đến là do công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư (DAĐT) còn có những hạn chế nhất định. Công tác quản lý chất lượng DAĐT là khâu hết sức quan trọng, nó quyết định việc dự án có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế hay không và hiệu quả dự án khi đưa vào khai thác, sử dụng có đạt yêu cầu hay không? Đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý các dự án đầu tư, quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư, về quản lý chất lượng, tiến độ các dự án đầu tư. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu rất rộng, mang tính chung chung; chỉ tập trung nghiên cứu các dự án lớn, ở những vùng thuận lợi, rất ít đề tài nghiên cứu về Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình của các BQL dự án cấp cơ sở (cấp huyện, cấp xã), nhất là các huyện vùng cao, miền núi, vùng khó khăn. Đây 5
  16. cũng là nơi tập trung tương đối nhiều các dự án giao thông trọng điểm của một tỉnh hoặc một vùng thực hiện dự án. - Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Phạm Thị Hồng thực hiện năm 2016 “Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (GTĐB) theo hình thức BOT tại các BQL dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT)”. Qua nghiên cứu, thấy đề tài nghiên cứu các dự án lớn, tổng mức đầu tư dự án rất lớn, vốn của tư nhân là chủ yếu, thực hiện ở những vùng thuận lợi, vùng đồng bằng. - Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật của tác giả Nguyễn Duy Hùng (Đại học Dân lập Hải Phòng) thực hiện năm 2017 “Giải pháp Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án công trình huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài nghiên cứu ở phạm vi BQL dự án cấp huyện; Phần lý luận, cơ sở khoa học và pháp lý của dự án đầu tư xây dựng nên đưa về chương 1, để phần thực trạng vào chương 2 sẽ phù hợp hơn. Cơ sở pháp lý, các văn bản áp dụng không cần thiết liệt kê hết vào trong nội dung Luận văn, mà chỉ nội dung nào của Luận văn có liên quan đến Văn bản pháp lý nào thì ghi dẫn làm tài liệu nguồn. Nên đưa sang phần Tài liệu tham khảo. Về quản lý chất lượng dự án, phân công một phó Giám đốc trực tiếp quản lý chất lượng các dự án. Các mẫu vật liệu, mẫu bê tông, cốt thép đều được thí nghiệm chất lượng, đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn quy định mới được đưa vào thi công công trình. Việc phân công quản lý chất lượng các dự án cho cán bộ kỹ thuật không hợp lý, phân công rải rác quá nhiều địa bàn, không theo khu vực. Khối lượng công việc quá nhiều, việc giám sát chất lượng công trình ở hiện trường theo quy định không thực hiện kịp thời, do đó chất lượng các công việc không đảm bảo theo yêu cầu, vẫn để xảy ra các công trình vi phạm về chất lượng. Công tác đấu thầu được quản lý và thực hiện theo trình tự quy định của Luật Đấu thầu, tuy nhiện nội dung của từng giai đoạn nhiều lúc bị xáo trộn, xen lẫn vào nhau, dẫn đến tình trạng các công việc bị chồng chéo,lặp lại không 6
  17. hiệu quả, chất lượng của hồ sơ mời thầu không cao, phải làm đi làm lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, dự án bị thất thoát chi phí. Tuy nhiên, trong phần giải pháp không thấy đưa ra giải pháp định hướng khắc phục các tồn tại nêu trên, chỉ thấy đưa ra công tác lập biện pháp thi công, thẩm tra các bước thực hiện, các quy trình nghiệm thu và kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện, các sơ đồ quy trình nghiệm thu, thực hiện công tác quản lý chất lượng nên đưa vào phần nội dung của luận văn. - Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật của tác giả Hồ Ngọc Sơn (Đại học Thủy lợi) thực hiện năm 2017 “Tăng cường quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại BQL các dự án huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. Phần thực trạng quản lý chất lượng công trình của Việt Nam nên viết tóm tắt, sơ lược, không nên đề cấp quá rộng, viết quá dài trong khi đó phần thực trạng quản lý chất lượng của BQL các dự án huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn rất ngắn, ít nội dung, không thấy đề cập cụ thể thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng do BQL các dự án huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thực hiện, chỉ thấy đề cập thực trạng tổ chức bộ máy của BQL; năng lực cán bộ giám sát; thực trạng về nhà thầu thi công; về đơn vị giám sát thiết kế; về phối hợp kiểm tra, giám sát. Thực trạng quản lý chất lượng không theo nội dung quản lý chất lượng công trình trong khung lý thuyết. Về quản lý chất lượng dự án, phân giao nhiệm vụ quản lý của lãnh đạo đối với từng bộ phận chưa phù hợp, chồng chéo, không thống nhất từ trên xuống dưới gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành chung, giao công việc thực hiện cho cán bộ chưa rõ ràng, chưa cụ thể, công việc còn chồng chéo, một số công việc giao chưa phù hợp với chuyên môn, giao nhiều nhiệm vụ với nhiều loại hình công việc khác nhau nên chất lượng công việc chưa được cao nên dẫn đến tiến độ thực hiện các dự án còn chậm. Trình độ năng lực cán bộ không đồng đều, số lượng công trình đầu tư của từng ngành không đều nhau, công việc của chủ đầu tư rất nhiều thời gian nội nghiệp, do vậy một cán bộ kỹ thuật khi được giao lập thủ tục đầu tư xây dựng công trình phù hợp với chuyên môn 7
  18. thì phải thực hiện từ bước chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án rất nhiều công việc khác nhau, cán bộ phụ trách rất nhiều công trình cùng một thời điểm, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đối với công tác giám sát thi công xây dựng công trình nên dẫn đến một số công trình chưa đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật đã xử lý phá dỡ, thực hiện xây dựng lại. Chưa kiểm soát chặt chẽ năng lực của các nhà thầu xây dựng, chế tài xử lý chưa nghiêm, tâm lý chạy công trình, chạy dự án vẫn còn tồn tại nên nhà thầu tìm mọi cách để được tham gia xây dựng công trình. Tuy nhiên, trong phần giải pháp chưa đưa ra giải pháp khắc phục cụ thể, chưa thấy quy rõ trách nhiệm khi Ban Quản lý các dự án huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn để xảy ra sự cố một số công trình không đảm bảo chất lượng phải xử lý phá dỡ, thực hiện xây dựng lại. Giải pháp thấy đưa ra rất nhiều về chức năng, nhiệm vụ thực hiện cho các phòng ban, chưa thấy đưa ra giải pháp định hướng khắc phục các tồn tại đã xảy ra. Các văn bản áp dụng không cần thiết liệt kê hết vào trong nội dung Luận văn, mà chỉ nội dung nào của Luận văn có liên quan đến Văn bản pháp lý nào thì ghi dẫn làm tài liệu nguồn. Nên đưa sang phần Tài liệu tham khảo. - Luận văn Thạc sỹ Quản lý xây dựng của tác giả Phạm Ngọc Sơn (Đại học Thủy lợi) thực hiện năm 2014 “Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình”. Luận văn quá chung chung, nặng về phần lý thuyết; không xác định cụ thể chủ thể quản lý là ai, nhưng các số liệu công trình là của tỉnh Thanh Hóa. - Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật của tác giả Nguyễn Minh Tuấn (Đại học Kiến trúc Hà Nội) thực hiện năm 2019 “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”. Qua nghiên cứu, thấy rằng: Phần cơ sở lý luận nên đưa về chương 1; phần tổng quan, hạn chế, tồn tại của BQL dự án ĐTXD huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nên đưa về chương 2 để nội dung Luận văn có tính logic hơn. Các khái niệm cần trích dẫn nguồn; Các Văn bản như Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định của các 8
  19. cấp nên đưa vào mục tài liệu tham khảo, không nên liệt kê vào trong nội dung luận văn, chỉ nội dung nào của Luận văn có liên quan đến Văn bản pháp lý nào thì ghi dẫn làm tài liệu nguồn. Phần hạn chế, tồn tại nêu nhiều về chức năng, nhiệm vụ của BQL và các thành viên của BQL. Luận văn có nêu thiết kế lạc hậu không đáp ứng nhu cầu sử dụng nhưng không thấy quy rõ trách nhiệm thuộc về ai? Đây là sự buông lỏng của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cần có giải pháp khắc phục ngay hiện tượng này, thời gian nghiện cứu luận văn từ năm 2013-2018 sao lại còn có công trình thiết kế lạc hậu. Phần giải pháp liệt kê quá nhiều các nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn. Qua nghiên cứu, thấy rằng các dự án xây dựng công trình giao thông có những đặc thù riêng cho nên công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông là một lĩnh vực quản lý có nhiều vấn đề cần nghiên cứu do tính đặc thù, phức tạp của loại hình công trình này. Tuy nhiên, số đề tài nghiên cứu các dự án thực hiện ở cấp cơ sở như cấp huyện, cấp xã chưa có nhiều, thậm chí là rất ít đề tài nghiên cứu sâu, cụ thể về công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại một đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn về tài chính như tại BQL dự án ĐTXD huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Vì vậy, đề tài “Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình giao thông từ ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” vẫn có tính cấp thiết nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chất lƣợng dự án xây dựng công trình giao thông 1.2.1. Các khái niệm - Dự án đầu tư xây dựng: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình xây dựng (CTXD) nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án 9
  20. ĐTXD, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (KT-KT) ĐTXD. (Luật Xây dựng 2014). - Quản lý dự án đầu tư xây dựng: Là sự điều hành các công việc xây dựng theo một kế hoạch đã định, kể cả các công việc phát sinh trong quá trình hoạt động xây dựng (HĐXD) với các điều kiện ràng buộc nhằm đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối ưu nhất. (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP). - Chất lượng công trình xây dựng: Là thỏa mãn được công năng sử dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn về chất lượng, tuổi thọ công trình, độ tin cậy, và hiệu quả kinh tế cao. (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP). - Quản lý chất lượng công trình xây dựng: Là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các HĐXD theo quy định của pháp luật trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện ĐTXD công trình và khai thác đưa công trình vào sử dụng nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP). - Công trình xây dựng (CTXD): Là sản phẩm được hình thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị dùng cho công trình được xây dựng theo thiết kế. Bao gồm công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), công trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và công trình khác. (Luật Xây dựng 2014). - Công trình giao thông: Bao gồm các công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, công trình cầu, công trình hầm và công trình hàng không. (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP). 1.2.2. Phân loại và đặc điểm công trình giao thông 1.2.2.1. Phân loại - Công trình đường bộ: Bao gồm đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn, bến phà. - Công trình đường sắt. - Công trình cầu: Bao gồm cầu đường bộ; cầu đường sắt; cầu phao; cầu 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1