intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

77
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu và phân tích chỉ số đánh giá năng lực logistics LPI của Việt Nam từ năm 2007-2017, tác giả chỉ ra sự biến động của chỉ số LPI từ đó xác định những hạn chế về năng lực logistics của Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực logistics (LPI) của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN BỘ CHỈ SỐ NĂNG LỰC LOGISTICS (LPI) CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại TRƯƠNG THỊ THƯƠNG Hà Nội – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN BỘ CHỈ SỐ NĂNG LỰC LOGISTICS (LPI) CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Họ và tên học viên: Trương Thị Thương Người hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương Hà Nội - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Toàn bộ nội dung, số liệu được ghi trong luận văn hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính chính xác, tin cậy và hợp pháp, các trích dẫn trong luận văn đều được ghi nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trương Thị Thương
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LOGISTICS VÀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS........ 8 1.1 Khái niệm và vai trò của logistics ........................................................... 8 1.1.1 Khái niệm logistics ............................................................................... 8 1.1.2 Vai trò của logistics ............................................................................ 10 1.1.2.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế ......................................... 10 1.1.2.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp..................................... 11 1.1.3 Xu hướng phát triển của logistics ...................................................... 13 1.2 Khái quát chung về đánh giá năng lực logistics ................................... 15 1.3 Giới thiệu về bộ chỉ số đánh giá năng lực quốc gia về logistics LPI của WB ....... 17 1.3.1 Giới thiệu tổng quan về bộ chỉ số năng lực quốc gia về logistics LPI ... 17 1.3.2 Phương pháp xây dựng bộ chỉ số LPI ............................................... 19 1.3.2.1 LPI quốc tế.................................................................................... 20 1.3.2.2 LPI nội địa .................................................................................... 23 1.3.3 Vai trò và ý nghĩa của bộ chỉ số LPI.................................................. 23 1.3.3.1 Đối với Chính phủ ......................................................................... 23 1.3.3.2 Đối với các nhà đầu tư .................................................................. 23 1.3.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực ASEAN ............... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2017..................................................................................... 33 2.1 Chỉ số năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam ............................. 33 2.2 Các chỉ số thành phần LPI của Việt Nam ............................................ 36 2.2.1 Hải quan ............................................................................................. 36 2.2.2 Cơ sở hạ tầng logistics ........................................................................ 39 2.2.2.1 Hạ tầng giao thông ....................................................................... 40 2.2.2.2 Trung tâm logistics........................................................................ 49 2.2.2.3 Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics .............................. 52 2.2.3 Chi phí logistics và gửi hàng quốc tế ................................................. 52 2.2.4 Chất lượng dịch vụ logistics ............................................................... 54 2.2.5 Theo dõi và tìm kiếm hàng hóa .......................................................... 57 2.2.6 Thời gian giao nhận ............................................................................ 59 2.3 Một số hạn chế trong việc cải thiện chỉ số năng lực logistics ở Việt Nam ............ 62 2.3.1 Lĩnh vực hải quan .............................................................................. 62
  5. 2.3.2 Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 64 2.3.3 Chất lượng dịch vụ logistics ............................................................... 67 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC LOGISTICS CỦA VIỆT NAM ..................................................................................................................... 71 3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển .......................................................... 71 3.2 Một số giải pháp .................................................................................... 72 3.2.1 Lĩnh vực hải quan .............................................................................. 72 3.2.2 Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 75 3.2.2.1 Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng logistics .......................... 75 3.2.2.2 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics ............ 80 3.2.3 Chất lượng dịch vụ logistics ............................................................... 81 3.2.3.2 Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics ...................... 84 3.2.3.3 Áp dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động logistics của doanh nghiệp .................................................................................... 86 3.2.4 Một số giải pháp khác ........................................................................ 87 3.2.4.1 Triển khai kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics hiệu quả .............................................................................. 87 3.2.4.2 Tăng cường sự kết nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics .......................................................................................... 90 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 95
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt AGV: Automatic Guided Vehicles Xe chuyển hàng tự động CFS: Container freight station Địa điểm thu gom hàng lẻ C/O: Certificate of origin Giấy chứng nhận xuất xứ CPI: Corruption Perceptions Index Chỉ số nhận thức tham nhũng Phương pháp phân tích bao dữ DEA: Data Envelopment Analysis liệu EDI: Electronic Data Interchange Sự trao đổi dữ liệu điện tử FCL: Full container load Vận chuyển nguyên container FDI: Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTL: Full Truckload Vận chuyển nguyên xe tải GCI: Global competitive index Chỉ số cạnh tranh toàn cầu Green logistics performance GLPI: Chỉ số năng lực logistics xanh index ICD: Inland Container Depot Cảng nội địa The US. Logistics LAC: Hội đồng logistics của Hoa Kỳ Administration Council LCL: Less container load Vận chuyển lẻ container Low CO2 logistics Chỉ số năng lực logistics với LCLPI: performance index điều kiện nồng độ CO2 thấp Chỉ số năng lực quốc gia về LPI: Logistics performace index logistics LSP: Logistics Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ logistics LTL: Less Than Truckload Vận chuyển lẻ xe tải Multimodal Transport MTO: Vận tải đa phương thức Operator Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển OECD: Cooperation and kinh tế Development Principlal component PCA: Phân tích thành phần chính analysis SBM: Slacks-based model Mô hình slack base
  7. The United Nations Hội nghị Liên Hiệp Quốc về UNCTAD: Conference on Trade and Thương mại và Phát triển Development Vietnam Customs Hệ thống thông tin tình báo VCIS: Intelligence Information Hải quan Việt Nam System Vietnam Automated Cargo Hệ thống thông quan hàng hóa VNACCS: And Port Consolidated tự động Việt Nam System WB: World Bank Ngân hàng thế giới Warehousing Education and Hội đồng Giáo dục và Nghiên WERC: Research Council cứu kho bãi WEF: World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới Cung cấp dịch vụ logistics bên 3PL: Third party logistics thứ ba
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phương pháp lựa chọn thị trường đánh giá trong khảo sát LPI 21 Bảng 1.2: Trọng số các yếu tố cấu thành LPI quốc tế 22 Bảng 2.1: Chỉ số LPI quốc tế và các chỉ số thành phần của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 32 Bảng 2.2: Xếp hạng chỉ số LPI của một số quốc gia Đông Nam Á trong giai 35 đoạn 2007 – 2016 Bảng 2.3: Chỉ số hải quan của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 35 Bảng 2.4: Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam 36 Bảng 2.5: Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 38 Bảng 2.6: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu về cơ sở hạ tầng của Việt Nam 38 Bảng 2.7: Hạ tầng giao thông đường bộ 39 Bảng 2.8: Tải trọng cho phép trong các tuyến đường sắt 40 Bảng 2.9: Thống kê khối lượng hàng hóa qua cảng 46 Bảng 2.10: Thông số các cảng hàng không có nhà ga hàng hóa 48 Bảng 2.11: Tiêu chí gửi hàng quốc tế của Việt Nam 2007 - 2016 52 Bảng 2.12: Chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam 2007 - 2016 54 Bảng 2.13: Sản lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trong và ngoài 60 nước
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Nhóm đầu vào và đầu ra của chỉ số LPI 19 Hình 2.1: So sánh các chỉ số thành phần của LPI năm 2014 và 2016 34 Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng biển Việt 46 Nam theo khu vực cảng năm 2015 Hình 2.3: Số lượng nhân viên CNTT và nguồn cung cấp nhân viên CNTT 57
  10. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Các kết quả nghiên cứu chính của luận văn đó là: Thứ nhất, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận cơ bản nhất về logistics như định nghĩa và vai trò của logistics, đồng thời cũng chỉ ra những xu hướng phát triển của ngành này trong lương lai. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra những lý luận cơ bản về đánh giá năng lực logistics và giới thiệu về bộ chỉ số đánh giá năng lực quốc gia về logistics của World Bank. Thứ hai, tác giả đã nêu lên thực trạng chỉ số năng lực quốc gia về logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017, phân tích sự thay đổi trong giai đoạn này đồng thời chỉ những điểm hạn chế ở một số lĩnh vực cần phải khắc phục để cải thiện chỉ số năng lực logistics của Việt Nam trong những năm tới. Thứ ba, một số giải pháp đã được tác giả đề xuất từ những điểm hạn chế rút ra từ phần thứ hai. Bộ giải pháp này nhắm đến cả hai đối tượng đó là Nhà nước và các doanh nghiệp, nhằm cải thiện chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam ngày càng tốt hơn. Các giải pháp đó bao gồm: * Lĩnh vực hải quan - Hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường cải cách trong lĩnh vực hải quan - Ứng dụng CNTT vào quy trình thông quan và quản lý hải quan. * Cơ sở hạ tầng - Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng logistics - Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics. * Chất lượng dịch vụ logistics - Cải tiến doanh nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ logistics - Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics - Áp dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động logistics của doanh nghiệp.
  11. * Một số giải pháp khác - Triển khai kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics hiệu quả - Tăng cường sự kết nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp, logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc về vốn, vì vốn đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Lúc này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Cùng với công nghệ thông tin, logistics chính là công cụ đắc lực thực hiện điều này. Không những thế, logistics còn hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp giải quyết những vấn đề về nguồn nguyên liệu... Ngoài ra, logistics còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn. Đối với nền kinh tế, phát triển logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Với những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàn cầu, có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới. Với những nước không có khả năng kết nối, chi phí logistics sẽ rất cao và ngày càng gia tăng, khả năng mất cơ hội cũng rất lớn nhất là những nước nghèo nằm sâu
  13. 2 trong đất liền như Châu Phi. Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt mang lại khả năng giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Chính vì những vai trò và tầm quan trọng của logistics đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung nên các nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực logistics trên thế giới đã đưa ra rất nhiều các phương pháp để đánh giá năng lực logistics của quốc gia, là tiền đề và cơ sở để phục vụ công tác thiết lập chính sách phát triển ngành logistics của Chính phủ - khai thác những tiềm năng to lớn của lĩnh vực này trong sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, trở thành một thị trường màu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài và góp phần hội nhập ngày càng sâu và rộng, bắt kịp xu hướng của các Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó, các phương pháp này còn giúp các nhà đầu tư tìm kiếm môi trường phù hợp, mở rộng thị trường của doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao vị thế trên thị trường. Song đến nay, duy chỉ có bộ chỉ số đánh giá năng lực LPI của tổ chức Ngân hàng thế giới là được giới nghiên cứu đánh giá cao nhất, và là công cụ đắc lực được các Chính phủ, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay. Bởi, đây là bộ chỉ số được cung cấp một tổ chức cực kỳ uy tín và có độ chính xác rất cao. Ngoài ra, những năm gần đây, chỉ số LPI của Việt Nam thường xuyên ở mức thấp ở một số tiêu chí quan trọng, bộc lộ nhiều điểm hạn chế còn tồn tại trong lĩnh vực hải quan, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ. Trong khi đó, theo quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, mục tiêu của nước ta đạt xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia về logistics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017” là đề tài nghiên cứu của mình.
  14. 3 2. Tình hình nghiên cứu Khoảng 30 năm trở lại đây, với vai trò ngày càng quan trọng trong việc quyết định khả năng cạnh tranh, logistics đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Cũng chính vì thế mà các phương pháp để đánh giá năng lực thực chất của lĩnh vực logistics cũng nhận được nhiều sự chú ý. Trên thế giới, các nghiên cứu về phương pháp đánh giá năng lực logistics khá phong phú, liên quan đến nhiều khía cạnh của logistics và được thực hiện dưới nhiều cách thức khác nhau. Một số nghiên cứu chung về đánh giá năng lực logistics tiêu biểu là: Theo Mentzer và Konrad (1991), tác giả đã đưa ra khái niệm đánh giá năng lực logistics của mỗi quốc gia dựa trên 2 yếu đố đó là hiệu suất logistics và hiệu quả của hoạt động logistics. Hiệu quả logistics là mức độ đạt được một mục tiêu xác định (Gleason và Barnum 1986, Mentzer và Konrad 1991). Các yếu tố thuộc về hiệu quả logistics như khả năng đáp ứng, kịp thời, sáng tạo, tính đầy đủ, tính nhất quán và tính chính xác đã được xác định như là các yếu tố tạo nên sự hiệu quả của hoạt động logistics (Rhea và Schrock 1987a, Rhea và Schrock 1987b). Đến năm 2010, tác giả Fugate B.S., Mentzer tiếp tục phát triển quan điểm của mình về đánh giá năng lực logistics thêm một bước tiến mới. Ở trong tác phẩm này, tác giả đã thêm vào một yếu tố mới ngoài 2 yếu tố ban đầu đã được giới thiệu trong năm 1991, đó là yếu tố khác biệt. Sự khác biệt được thể hiện khi so sánh hiệu quả và hiệu suất logistics so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Trong nghiên cứu của Ruth Banomyong (2011), tác giả đã phân tích yếu tố hiệu quả của hoạt động logistics. Theo tác giả, Thái Lan bắt đầu ưu tiên lĩnh vực logistics từ năm 2001 và chính sách phát triển logistics Thái Lan được thông qua trong “đánh giá phát triển logistics Thái Lan giai đoạn 2001- 2005 và chiến lược phát triển logistics của Thái Lan giai đoạn 2006-2010”. Tác phẩm này chỉ ra một số hạn chế trong tình hình nghiên cứu hiện nay về logistics ở Thái Lan nói riêng và trên thế giới nói chung và xây dựng chỉ số hiệu quả logistics dựa trên 3 tiêu chí: chi phí, thời gian, độ tin cậy. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa chỉ số hiệu quả logistics ở Thái Lan và chỉ số LPI của Thái Lan theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới (World Bank). Tuy nhiên, sự khác biệt này là không nhiều.
  15. 4 Cùng quan điểm với tác giả trên, Mohd Azlan Abu Bakar et al. (2014) cũng đã đánh giá năng lực logistics của Malaysia dựa trên 2 yếu tố, đó là hiệu quả logistics và hiệu suất logistics. Tuy nhiên, tác giả đi phân tích 2 yếu tố trên dựa trên các yếu tố nhỏ cấu thành, trong đó yếu tố cấu thành hiệu quả logistics bao gồm có chi phí, tốc độ và môi trường. Còn các yếu tố cấu thành hiệu suất logistics bao gồm chất lượng, độ linh hoạt, độ tin cậy và sự trao đổi thông tin. Nhìn chung, theo các nghiên cứu trên, đánh giá năng lực logistics chủ yếu dựa trên 2 nhân tố chính, đó là hiệu quả và hiệu suất logistics. Ngoài ra, còn có phương pháp khác về đánh giá năng lực logistics đó là dựa trên kết quả phân tích từ các cuộc điều tra thông qua bảng hỏi, phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực, sau đó sử dụng các thuật toán để xử lý kết quả thu được. Đơn cử như trong một số tác phẩm sau: Theo Kwok Hung Lau (2011), tác giả đã đưa ra khái niệm GLPI để đánh giá năng lực logistics của một quốc gia. GLPI được hiểu là chỉ số năng lực logistics xanh của quốc gia, là chỉ số tổng hợp được tính toán thông qua việc sử dụng kiểm định T-test hai mẫu và phân tích phương sai một chiều (ANOVA) để phân tích dữ liệu thu được từ một cuộc điều tra. Ngoài ra, trọng số của dữ liệu khảo sát được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA). Các nhà quản lý có thể sử dụng GLPI để so sánh hiệu quả trong lĩnh vực logistics nhằm mục tiêu điều chỉnh lại chiến lược chuỗi cung ứng sao cho phù hợp. Chỉ số này cũng có thể giúp các chính phủ xây dựng chính sách thúc đẩy việc thực hiện logistics xanh của quốc gia. Ngoài ra, chỉ số GLPI còn được coi chỉ số tổng hợp toàn diện để so sánh năng lực logisitcs xanh, có thể tạo điều kiện và khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư vào logistics xanh nhiều hơn. Điều này sẽ giúp làm giảm tác động tiêu cực của hoạt động logistics đối với môi trường. WERC (Warehousing Education and Research Council) hàng năm cũng thu thập dữ liệu đo lường năng lực logistics từ các thành viên của nó và độc giả của DC Velocity - một tạp chí logistics hàng đầu và đưa ra một bảng kết quả gọi là “WERC list”. Cuộc khảo sát WERC hàng năm được dựa trên hàng trăm phản hồi từ các nhà quản lý từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau bao gồm sản xuất, bán lẻ, kho bên
  16. 5 thứ ba, phân phối thực phẩm và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải. Dữ liệu này đại diện cho bộ dữ liệu đo lường năng lực logistics khá toàn diện với hơn 6400 câu trả lời trong 10 năm qua và cung cấp dữ liệu, thông tin chi tiết về thực tiễn được đo lường trong ngành. Cho đến nay, trên thế giới đã tồn tại khá nhiều những phương pháp đo lường, đánh giá năng lực logistics của từng quốc gia. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chỉ có bộ chỉ số năng lực logistics được công bố bởi cơ quan Ngân hàng thế giới là được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở nhiều quốc gia, là công cụ đắc lực nhất hiện nay khi đánh giá năng lực logistics của một quốc gia bất kỳ. Nói về nguyên nhân, có lẽ bởi đây là bộ chỉ này được cung cấp bởi một trong những cơ quan quyền lực và có uy tín bậc nhất trên thế giới. Thêm vào đó, chỉ số này còn được tính toán và công bố đều đặn hai năm 1 lần. Ngoài ra, phương pháp xây dựng lên bộ chỉ số này cũng được nghiên cứu một cách kỹ càng trong thời gian dài bởi các nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực logistics. Chính vì thế, bộ chỉ số LPI được cung cấp bởi WB càng ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá năng lực logistics của các quốc gia, phục vụ cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư trên thế giới trong quá trình nghiên cứu, đánh giá năng lực từng quốc gia và cụ thể đó là năng lực trong lĩnh vực logistics. Liên quan đến chủ đề về chỉ số LPI, ngay sau khi WB công bố bộ chỉ số LPI này, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực logistics đã có rất nhiều những bài phân tích về tầm quan trọng của bộ chỉ số này đối với các quốc gia trên thế giới và những ảnh hưởng đối với hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, các tác giả còn tập trung phân tích tác động của từng yếu tố cấu thành của bộ chỉ số đối với thương mại ở các nền kinh tế điển hình. Đơn cử như bài viết của tác giả Luisa Martí et al. (2014), tác giả đã phân tích tác động mà mỗi chỉ số thành phần LPI có đối với thương mại ở các nền kinh tế đang nổi bằng một mô hình hấp dẫn. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra những tiến bộ có thể có trong logistics ở các nước đang phát triển, được phân thành 5 vùng (Châu Phi, Nam Mỹ, Viễn Đông, Trung Đông và Đông Âu) bằng cách so sánh dữ liệu LPI đầu tiên được công bố năm 2007 với báo cáo được công bố vào năm 2012. Kết quả thu được cho thấy những cải thiện trong bất kỳ thành phần nào
  17. 6 của LPI có thể dẫn tới tăng trưởng đáng kể trong dòng chảy thương mại của một quốc gia. Cụ thể, các hợp phần LPI ngày càng trở nên quan trọng đối với thương mại quốc tế ở nhiều quốc gia ở Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu. Ở Việt Nam, khái niệm vể chỉ số LPI còn khá mới mẻ do đó các chỉ số này chủ yếu được trích dẫn trong các báo cáo, các bài báo được xuất bản và in ấn trên các tạp chí, trang web chuyên ngành. Đơn cử như bài viết “Đánh giá năng lực logistics của Việt Nam thông qua chỉ số logistics performance index (LPI)” của tác giả Nguyễn Thị Lê Hằng đăng trên tạp chí Khoa học – Công nghệ Hàng hải số 01/2017. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các chỉ tiêu mà chỉ số LPI đề cập, đánh giá thực trạng logistics của Việt Nam thông qua bộ chỉ số LPI, đưa ra một số nguyên nhân của sự tụt hạng chỉ số LPI năm 2016 và đề xuất kiến nghị để cải thiện hoạt động logistics ở Việt Nam. Tuy nhiên các đề xuất của tác giả còn ít, một số lại mang tầm vĩ mô, chưa thể ứng dụng ngay tức thời để cải thiện chỉ số LPI của nước ta, ví dụ như đề xuất thành lập cơ quan cấp quốc gia chuyên trách về hoạt động logistics. Bên cạnh đó, luận văn Thạc sĩ của tác giả Dương Minh Anh của trường Đại học Hàng Hải thế giới cũng nhắc đến LPI. Trong luận án này, tác giả đã xác định vai trò của logistics trong nền kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của nó đối với chiến lược phát triển chung của nước ta. Ngoài ra, luận án này cũng khám phá những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống hậu cần và đề xuất các phép đo để khắc phục những điểm yếu. Mục tiêu là để thu hút đầu tư nhiều hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước Đông Nam Á lân cận. Tuy nhiên, chỉ số LPI chỉ được đề cập trong bài luận văn này mang tính chất giới thiệu, không gắn các yếu tố thành phần của chỉ số LPI khi phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống logistics. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích chỉ số đánh giá năng lực logistics LPI của Việt Nam từ năm 2007-2017, tác giả chỉ ra sự biến động của chỉ số LPI từ đó xác định những hạn chế về năng lực logistics của Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực logistics (LPI) của Việt Nam.
  18. 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Chỉ số LPI của Việt Nam trong báo cáo “Kết nối để cạnh tranh – logistics trong nền kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng thế giới WB  Phạm vi nghiên cứu: Chỉ số LPI của Việt Nam từ năm 2007 – 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khuôn khổ bài luận văn này, phương pháp nghiên cứu chính mà người viết sử dụng đó là phương pháp thu thập, thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh các nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo “Kết nối để cạnh tranh” được công bố hai năm một lần bởi Ngân hàng thế giới và các báo cáo chuyên ngành logistics trong giai đoạn từ 2007 - 2017. Ngoài ra, tác giả còn tìm kiếm tài liệu từ các sách và tư liệu quốc tế về logistics, từ các cổng thông tin điện tử chính thức của Chính phủ hoặc các Ủy ban phát triển hoặc Bộ, ban ngành có liên quan. Các số liệu, dữ liệu, thông tin được kiểm tra, đối chiếu, so sánh để đảm bảo tính tin cậy cao. Đặc biệt, luận văn chú trọng làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu trên cơ sở phân tích hệ thống chỉ số năng lực logistics (LPI) mà WB công bố đảm bảo độ tin cậy cao. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics, đánh giá năng lực logistics và bộ chỉ số đánh giá năng lực quốc gia về logistics Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực quốc gia về logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017 Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực logistics của Việt Nam.
  19. 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LOGISTICS VÀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS 1.1 Khái niệm và vai trò của logistics 1.1.1 Khái niệm logistics Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ cung cấp, phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics. Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh. Hiện nay, khái niệm về logistics rất đa dạng và mỗi ngành nghề và lĩnh vực sản xuất thì đều có một định nghĩa riêng về logistics dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Để tóm tắt, chúng ta có thể xem xét một số khái niệm logistics chủ yếu như sau: Năm 1988, Hội đồng quản trị logistics của Hoa Kỳ - LAC1 quan niệm rằng: “Logistics là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát một các có hiệu quả quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Đây cũng là định nghĩa được chú ý nhiều nhất và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. 1 Douglas M. Lambert , Fundamentals of Logistics Management, 1998
  20. 9 Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng thì logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.2 Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ thì định nghĩa: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ở Việt Nam, khái niệm về logistics chưa hình thành trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, trong Điều 233 Luật Thương Mại năm 2005 có định nghĩa về dịch vụ logistics như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại mà theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao”. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc." Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau những các khái niệm về logistics có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại Việt Nam 2005 coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên định nghĩa của Luật Thương mại cũng có tính mở thể hiện qua cụm từ “hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa”. Và trong một số lĩnh vực chuyên ngành thì khái niệm về logistics cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó. Theo nhóm định nghĩa này thì bản chất của logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics có vai trò gần tương tự như người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO). 2 Ma Shuo, Logistics and Supply Chain Management, 1999
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2