intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận về hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại; thực trạng cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017; giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ KIM PHƯƠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SỸ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ KIM PHƯƠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân Hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. LÝ HOÀNG ÁNH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm vừa qua, những thay đổi tích cực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học công nghệ đã làm thay đổi quan điểm của các Ngân hàng thương mại (NHTM) đối với hoạt động ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân. Với sự đi lên của đất nước, mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của các cá nhân gia tăng tương ứng, mở ra một thị trường tiềm năng và nhiều cơ hội được mở ra đối với các tổ chức kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng. Vì vậy, việc quan tâm đúng mức đến vấn đề phát triển nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) là yêu cầu tất yếu. Từ thực trạng hoạt động cho vay các nhận tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai cho thấy hoạt động cho vay cá nhân đang gặp phải khó khăn, khối lượng vốn vay giảm xuống. Không những vậy, tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn so với năm 2016. Để giải quyết những khó khăn hiện tại và định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân hợp lý, Ngân hàng cần có những nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những tồn đọng. Từ những lý do trên, tôi xin lựa chọn đề tài “Cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học. Mục tiêu nghiên cứu là hệ thống các cơ sở lý luận trong hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Gia Lai (Vietinbank Gia Lai). Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp kết hợp với nền tảng lý luận từ kiến thức kinh tế học, tài chính – ngân hàng… để nghiên cứu lý thuyết và thực trạng của hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam– chi nhánh Gia Lai. Ngoài ra, còn dùng phương pháp khảo sát: tiến hành khảo
  4. sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi để đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng hoạt động cho vay KHCN. Kết quả nghiên cứu: Từ việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai những năm qua, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của công tác này. Qua đó muốn đề xuất những giải pháp, kiến nghị liên quan một cách hiệu quả và thực tế nhằm góp phần mở rộng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân mà vẫn đảm bảo an toàn, tối thiểu hóa rủi ro cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai. Trong thời gian qua,Vietinbank Gia Lai đã nỗ lực cải thiện chất lượng cho vay khách hàng cá nhân và đã đạt được những kết quả nhất định, chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điểm hạn chế được hoàn thiện. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay vốn khách hàng cá nhân cần sự phối hợp đồng bộ từ bản thân Ngân hàng Công Thương Gia Lai, của cả hệ thống NHTM, Ngân hàng nhà nước (NHNN) và các cấp, ban ngành có liên quan, nhằm xây dựng một môi trường cho vay khách hàng cá nhân lành mạnh hiệu quả, tạo lực đẩy cho phát triển các khách hàng cá nhân và cho toàn bộ nền kinh tế.
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai” này chưa từng được trình bày nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP.HCM, Tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Huỳnh Thị Kim Phương
  6. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường kết hợp với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy Lý Hoàng Ánh - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Gia Lai đã không ngừng hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị, bạn bè đã động viên và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn! TP.HCM, Tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Huỳnh Thị Kim Phương
  7. MỤC LỤC MỤC LỤC-------------------------------------------------------------------------------------- DANH MỤC BẢNG BIỂU--------------------------------------------------------------- DANH MỤC BIỂU ĐỒ------------------------------------------------------------------- MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................. 7 1.1.Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại ................ 7 1.1.1.Khái niệm cho vay đối với khách hàng cá nhân ........................................... 7 1.1.2.Đặc điểm cho vay đối với khách hàng cá nhân ............................................ 7 1.1.3.Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân ................................................. 9 1.1.3.1. Theo thời hạn ........................................................................................ 9 1.1.3.2. Theo hình thức bảo đảm ....................................................................... 10 1.1.3.3. Theo phương thức cấp tín dụng ............................................................ 10 1.1.3.4. Theo mục đích cho vay......................................................................... 12 1.1.3.5. Phân loại theo căn cứ khác ................................................................... 12 1.2.Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ............................................ 12 1.2.1. Đối với nền kinh tế .................................................................................... 12 1.2.2. Đối với ngân hàng ..................................................................................... 13 1.2.3. Đối với khách hàng.................................................................................... 13 1.2.4. Sự cần thiết phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân................. 14 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân .................. 14 1.3.1. Các nhân tố khách quan............................................................................. 14 1.3.2. Các nhân tố chủ quan ................................................................................ 16 1.4.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng .... 22 1.4.1. Chỉ tiêu định tính ....................................................................................... 22 1.4.2. Chỉ tiêu định lượng .................................................................................... 22 1.4.2.1. Chỉ tiêu quy mô ...................................................................................... 22 1.4.2.2. Chỉ tiêu về thu nhập ................................................................................ 24 1.4.2.3. Chỉ tiêu về đánh giá rủi ro ...................................................................... 25
  8. Chương 2THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2014 -2017 ..................................................... 27 2.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai .............................................................................................................................. 27 2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai. ............................................. 27 2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017. ................. 28 2.2.Thực trạng cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai .................................................. 31 2.2.1. Quy trình và các sản phẩm cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai ......... 31 2.2.1.1. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai ................................................................. 31 2.2.1.2. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai ....................................................... 33 2.2.2. Thị phần cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai ................................................................. 34 2.2.3. Thực trạng cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai ....................................... 36 2.2.3.1 Tình hình dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017 .............................................................. 36 2.2.3.2 Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017 .................. 40 2.3. Đánh giá tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017 ............................ 50 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 50 2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017 ................................................................................................................... 53
  9. 2.4 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai. ................. 54 2.4.1. Những nguyên nhân xuất phát từ cơ chế chính sách, môi trường, thể chế. ..................................................................................................................................... 54 2.4.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng ................................................................ 55 2.4.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng ............................................................... 58 Chương 3GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI .......................... 60 3.1. Cở sở để đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai ............... 60 3.1.1. Định hướng phát triển của tỉnh Gia Lai ..................................................... 60 3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai ............................................................................................... 61 3.1.2.1 Định hướng phát triển chung ................................................................. 61 3.1.2.2 Định hướng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Vietinbank Gia Lai .......................................................................................... 63 3.2.Các giải pháp để mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai ........................................................... 64 3.2.1. Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay ......................................................... 64 3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và trình độ của cán bộ ........................... 65 3.2.3. Tăng cường công tác Marketing và phát triển quan hệ khách hàng ......... 69 3.2.4. Nâng cao chất lượng giám sát cho vay và kiểm tra sau cho vay .............. 71 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 73 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước .................................................... 73 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ................ 74 3.3.3. Kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan .......................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 78 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 80 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... 84
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Agribank Nam Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển BIDV Việt Nam CB HTTD Cán bộ hỗ trợ tín dụng CB PPDTD Cán bộ Phòng phê duyệt tín dụng CB QHKH Cán bộ quan hệ khách hàng CBCNV Cán bộ công nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng CBTĐ Cán bộ thẩm định CĐT Chủ đầu tư CIC Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng Cấu phần quản lý hạn mức và tài sản bảo đảm của hệ CLIMS thông LOS CRLOS Cấu phần khởi tạo và phê duyệt tín dụng DN Doanh nghiệp EWS Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GHTD Giới hạn tín dụng GNN Giấy nhận nợ HĐCTD Hợp đồng cấp tín dụng HĐGV Hợp đồng góp vốn HĐLK Hợp đồng liên kết HĐMB Hợp đồng mua bán HĐTD Hợp đồng tín dụng ISO Tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hóa KBL Khối bán lẻ KH Khách hang
  11. KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHDNL Khách hàng doanh nghiệp lớn KHDNVV Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ KPI Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc KTGD Kế toán giao dịch LĐ CN Lãnh đạo chi nhánh LĐ PBL Lãnh đạo phòng bán lẻ LĐ PHTTD Lãnh đạo phòng hỗ trợ tín dụng LĐ PPDTD Lãnh đạo Phòng phê duyệt tín dụng NH Ngân hàng NHCT VN Ngân hàng Công thương Việt Nam NHCV Ngân hàng cho vay NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần PBL Phòng bán lẻ PPDTD Phòng phê duyệt tín dụng QSDĐ Quyền sử dụng đất RRTD Rủi ro tín dụng Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phẩn sài gòn thương tín SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TDNH Tín dụng ngân hàng TDQT Tín dụng quốc tế TK Tài khoản TMCP Thương mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm TSC Trụ sở chính UBND Ủy ban nhân dân
  12. Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương VN Việt Nam VNĐ Việt Nam đồng Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh VP Bank Vượng
  13. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tình hình huy động nguồn vốn của chi nhánh từ 2014 – 2017 ............ 28 Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của VietinBank Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017 ........... 31 Bảng 2.3. So sánh Khách hàng vay cá nhân của Ngân hàng Vietinbank với các NHTM khác ................................................................................................................... 34 Bảng 2.4. Số liệu dư nợ của Chi nhánh giai đoạn 2014 - 2017 .................................... 36 Bảng 2.5. Số liệu dư nợ của Chi nhánh theo cơ cấu thời gian vay và hình thức bảo đảm tiền vay................................................................................................................... 39 Bảng 2.6. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2014 -2017 .......................... 39 Bảng 2.7. Bảng số lượng khách hàng vay cá nhân ........................................................ 43 Bảng 2.8. Bảng dư nợ khối KHCN tại ngân hàng Vietinbank CN Gia Lai .................. 44 Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ cho vay tại Vietinbank Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014- 2017 ............................................................................................................................... 47 Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay KHCN tại Vietinbank CN Gia Lai (2014 - 2017) .................................................................................................... 48
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Vietinbank GiaLai................................................. 28 Biểu đồ 2.2. Thị phần huy động vốn năm 2017 của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai ........................................................................................................................... 30 Biểu đồ 2.3. So sánh thị phần của các ngân hàng ở Gia Lai ......................................... 35 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ dư nợ của CN Vietinbank Gia Lai từ 2014 – 2017 ..................... 37 Biểu đồ 2.5. Lý do khách hàng vay vốn tại NHTM khác.............................................. 41 Biểu đồ 2.6. Nhận xét của khách hàng về tốc độ xử lý công việc tại Vietinbank ......... 42 Biểu đồ 2.7: So sánh dư nợ KHCN và tổng dư nợ của Vietinbank CN Gia Lai 2014 – 2017 ............................................................................................................................... 46 Biểu đồ 2.8: So sánh dư nợ cho vay KHCN của Vietinbank Gia Lai với một số ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2014-2017 ......................................... 47 Biểu đồ 2.9. Thu nhập từ hoạt động cho vay Khách hàng vay cá nhân của Vietinbank Gia Lai với một số ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2014-2017 . 48
  15. 1 MỞ ĐẦU i) Đặt vấn đề: Trong những năm vừa qua, những thay đổi tích cực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học công nghệ đã làm thay đổi quan điểm của các NHTM đối với hoạt động ngân hàng dành cho KHCN. Với sự đi lên của đất nước, mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của các cá nhân của gia tăng tương ứng, mở ra một thị trường tiềm năng và nhiều cơ hội đang được mở ra đối với các tổ chức kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng đang hoạt động trong nền kinh tế của Việt Nam. Cơ hội đến từ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, cũng như từ sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tư nhân có quy mô vừa và nhỏ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Và điểm nổi bật trong xu hướng kinh doanh của hầu hết các NHTM hiện nay đó là hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Trong đó, nhóm KHCN được xem là một thành phần cơ bản trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các NHTM hiện nay. Tuy cho vay khách hàng cá nhân mới được chú ý tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây nhưng nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng. Bởi lẽ, theo các ngân hàng, lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại có tiềm năng rất lớn để phát triển. Điểm thuận lợi ở đây là quy mô thị trường lớn với dân số trên 96 triệu người, đa số trong đó là những người trẻ tuổi, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và có nhu cầu mua sắm lớn. Cùng với mức sống càng nâng cao thì nhu cầu của KHCN không chỉ bó hẹp trong nhu cầu sinh hoạt thường ngày mà họ còn có nhu cầu mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao mức sống hiện tại. Thời gian gần đây, còn nổi lên những phong trào khởi nghiệp của những thanh niên có trí thức, có đam mê, nhưng lại thiếu vốn để thực hiện. Chính vì những lý do đó, bên cạnh khách hàng truyền thống là khách hàng doanh nghiệp, KHCN đang vươn lên và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. ii) Tính cấp thiết của đề tài:
  16. 2 Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm KHCN thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với khách hàng doanh nghiệp (KHDN), việc phân tích và thẩm định đối với đối tượng KHCN cũng tương đối đơn giản. Chúng ta có thể thấy lợi ích mà tín dụng cá nhân mang lại cho Ngân hàng rất lớn.Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động cho vay KHCN còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục như có nhiều rủi ro tín dụng, sản phẩm đa dạng nhưng việc phát triển các sản phẩm này cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Chính thức có mặt và hoạt động khá sớm tại Tỉnh Gia Lai, trong thời gian vừa qua NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Gia Lai đã đạt được một số thành tựu nhất định, đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống Ngân hàng Công Thương. Đi liền với tăng trưởng dư nợ, Vietinbank Gia Lai luôn đặt mục tiêu giữ vững chất lượng tín dụng. Chi nhánh đã phát huy vai trò tích cực của một tổ chức tín dụng hàng đầu trên địa bàn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đến năm 2017, dư nợ bán lẻ của NH Công Thương – Chi nhánh Gia Lai đang đạt được là 4.949 tỷ đồng, giảm 59 tỷ đồng với 31/12/2016. Điều đó cho thấy, hoạt động cho vay KHCN đang gặp phải khó khăn, khối lượng vốn vay giảm xuống. Không những vậy, tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn so với năm 2016. Để giải quyết những khó khăn hiện tại và định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân hợp lý, Ngân hàng cần có những nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những tồn động. Từ những lý do trên, tôi xin lựa chọn đề tài “Cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.” Để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học. iii)Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Gia Lai.
  17. 3 Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu cơ sở lý luận trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Đề xuất những giải pháp góp phần mở rộng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, đảm bảo an toàn, tối thiểu hóa rủi ro cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai. iv)Câu hỏi nghiên cứu Đề tài góp phần giải quyết những câu hỏi sau: Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận của hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai diễn ra như thế nào? Đâu là những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai? Giải pháp để Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai khắc phục những mặt hạn chế nhằm mở rộng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân mà vẫn đảm bảo an toàn, tối thiểu hóa rủi ro? v)Đối tượng và phạmvi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu mảng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai trong giai đoạn 2014 – 2017. vi)Phương pháp nghiên cứu
  18. 4 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp kết hợp với nền tảng lý luận từ kiến thức kinh tế học, tài chính – ngân hàng…Phương pháp khảo sát: tiến hành khảo sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi để đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. vii)Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua ba chương nghiên cứu: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai. viii)Đóng góp của đề tài Đóng góp về mặt lý luận: Hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận về cho vay KHCN. Đặc biệt là đã tổng hợp được về các tiêu chí đánh giá cho vay KHCN cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay KHCN. Đóng góp về mặt thực tiễn: Từ thực trạng cho vay KHCN tại Vietinbank Gia Lai giai đoạn 2014 – 2017 để đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của công tác này. Từ đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị liên quan một cách hiệu quả và thực tế nhằm góp phần mở rộng cho vay KHCN mà vẫn đảm bảo an toàn, tối thiểu hóa rủi ro cho NH. ix)Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, người người nhà nhà tham gia vào hoạt động SXKD, cũng như nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, gia đình ngày càng lớn thì Tín dụng đối với KHCN càng cần được chú trọng. Chúng ta có thể thấy lợi ích mà tín dụng cá nhân mang lại cho Ngân hàng rất lớn. Thay vì cho vay các doanh nghiệp có dư nợ lớn, nhưng lãi suất thấp, lợi nhuận mang lại không
  19. 5 cao; Ngân hàng có thể cho vay các KHCN dư nợ thấp nhưng số lượng nhiều, lợi nhuận mang lại cao hơn hơn so với cho vay các doanh nghiệp. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động cho vay KHCN còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục như có nhiều rủi ro tín dụng, sản phẩm đa dạng nhưng việc phát triển các sản phẩm này cho phù hợp với nhu cầu của KH cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp phát triển hoạt động cho vay KHCN, đặc biệt là các giải pháp tăng cường hỗ trợ tín dụng cho vay KHCN, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Cụ thể một số nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thế (2005) “Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình”, tác giả đã đưa ra được những đặc trưng, phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các khách hàng lớn khác. Từ việc phân tích, so sánh thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh Ba Đình qua các năm 2003 – 2005, để đưa ra các hạn chế, nguyên nhân từ đó có những giải pháp mở rộng hoạt động cho vay KHCN. Hạn chế của nghiên cứu: tác giả cũng chưa đánh giá được tình hình chất lượng cho vay tại chi nhánh Ba Đình. Vì có thể, quy mô cho vay nhìu, nhưng chất lượng tín dụng xấu cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Việc đưa ra các giải pháp còn chung chung, chưa thực sự đi sâu vào tình hình của chi nhánh, đưa ra những giải pháp cụ thể. Đặc biệt, tác giả còn chưa quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, cần làm gì để nhận diện rủi ro để từ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Tác giả Nguyễn Thị Đăng Thủy (2014) đã nghiên cứu đề tài “ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đà Nẵng”, tác giả đã nêu được các tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng cho vay cũng như những nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM. Trong phần thực trạng, tác giả cũng đã trình bày sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Việt
  20. 6 Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đà Nẵng. Ở bài luận văn này, tác giả chú trọng vào các biện pháp mà ngân hàng đã triển khai nhằm mở rộng cho vay KHCN và kết quả đạt được. Từ đó đưa ra những thành công cũng như những hạn chế cần khắc phục. Hạn chế của nghiên cứu: Cũng như ở luận văn của tác giả Nguyễn Hữu Thế, tác giả Đăng Thủy còn nói những giải pháp đã thực hiện được, cũng như sẽ làm còn chung chung, chưa rõ ràng thực tế cần phải làm những gì? Các bước thực hiện ra sao? Chưa đưa ra được những giải pháp phù hợp, gần gũi với điều kiện địa phương của chi nhánh. Từ những giá trị tham khảo của những nghiên cứu cùng với những phân tích tình hình thực tế hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai và khảo sát khách hàng là cơ sở quan trọng giúp tôi thực hiện đề tài: “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Gia Lai”. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể góp phần mở rộng hoạt động cho vay KHCN mà vẫn đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất cho Vietinbank Gia Lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2