intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:240

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------------- NGUYỄN BÍCH NGÂN QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------------- NGUYỄN BÍCH NGÂN QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thuỳ Dương 2. TS. Nguyễn Tiến Đông HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận án “Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” được thực hiện tại Học viện Ngân hàng là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Thuỳ Dương và TS.Nguyễn Tiến Đông. Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép và chưa được công bố toàn bộ nội dung này ở bất kì đâu. Các số liệu, thông tin, nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích với nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2020 Tác giả Nguyễn Bích Ngân i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thuỳ Dương và TS. Nguyễn Tiến Đông đã vô cùng tâm huyết và tận tình hướng dẫn tác giả. Tác giả xin trân trọng cảm ơn gia đình, các thầy cô đã tham gia góp ý và phản biện, các đồng nghiệp tại Học viện Ngân hàng, các anh chị cán bộ làm việc tại các NHTM đã tham gia trả lời khảo sát và đóng góp ý kiến để tác giả hoàn thành luận án của mình. Tác giả Nguyễn Bích Ngân ii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt 1 ABS Asset -Backed Security Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản 2 AMC Asset Management Công ty quản lý tài sản Company 3 AIRB Advanced Internal Rating - Phương pháp dựa trên xếp Based hạng tín dụng nội bộ nâng cao 4 CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn 5 CDO Collateral Debt Obligation Nghĩa vụ nợ thế chấp 6 CDS Credit Default Swap Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng 7 EAD Exposure At Default Giá trị tổn thất thực sự nếu khách hàng vỡ nợ 8 EL Expected Loss Tổn thất trong dự tính 9 EWS Early Warning System Cảnh báo sớm rủi ro tín dụng 10 FIRB Foundation Internal Rating Phương pháp dựa trên xếp – Based hạng tín dụng nội bộ cơ bản 11 KRI Key Risk Indicator Phương pháp chỉ số rủi ro 12 LPM Loan portfolio management Quản lý danh mục cho vay 13 LGD Loss Given Default Tỷ lệ tổn thất trong trường hợp khách hàng vỡ nợ 14 MBS Mortgage- Backed Security Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp 15 NHTM Ngân hàng thương mại 16 Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ TMCP phần 17 NHNN Ngân hàng Nhà nước 18 PAR Portfolio at risk Giá trị rủi ro của danh mục 19 PD Probability of Default Xác suất vỡ nợ 20 RAROC Risk-adjusted Return on Lợi nhuận có điều chỉnh rủi Capital ro trên một đồng vốn iii
  6. 21 ROAA Return on average asset Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân 22 SA Standardized Approach Phương pháp tiêu chuẩn 23 SPVs Special Vehicles Các trung gian tài chính đặc biệt 24 TCTD Tổ chức tín dụng 25 UL Unexpected Loss Tổn thất ngoài dự tính 26 VAMC Vietnam Asset Công ty quản lý tài sản của Management Company các tổ chức tín dụng 27 VAR (VaR) Value at Risk Giá trị chịu rủi ro 28 C-VAR Credit-Value at Risk Giá trị chịu rủi ro tín dụng (C-VaR) iv
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM ...................................................................................... 12 1.1.Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay ............................................... 12 1.1.1. Nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay ..................... 12 1.1.2. Nghiên cứu về nguyên tắc báo cáo thông tin giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay ................................................................................... 15 1.2.Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay ................................................................... 16 1.2.1. Nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng ...................................................... 16 1.2.2. Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ.................................................................................................................................18 1.3.Về đo lường rủi ro danh mục cho vay..................................................................... 19 1.4. Về các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay .................................................. 22 1.4.1. Nghiên cứu về nhóm các công cụ hiện đại ......................................................... 22 1.4.2. Nghiên cứu về nhóm các công cụ truyền thống .................................................. 24 1.5. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................... 28 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM ........................................................................................................................... 31 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ............................................... 31 2.1.1. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ................................................ 31 2.1.2. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ............................................. 34 2.1.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ....................................................... 37 2.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM ............................... 44 2.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM ................................ 44 2.2.2. Nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM ....................................... 46 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM………79 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM................... 83 2.3.1. Kinh nghiệm của các NHTM Nhật Bản .............................................................. 83 2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng phát triển KDB - Hàn Quốc ................................. 84 2.3.3. Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok Bank - Thái Lan ..................................... 87 v
  8. 2.3.4. Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank - Hoa Kì .................................................. 88 2.3.5. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam ................................................. 91 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ...................................................................................................... 95 3.1. Khái quát về các NHTM Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu ................................... 95 3.2. Thực trạng rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam ............................. 98 3.2.1. Về tỷ lệ nợ xấu trên danh mục cho vay ............................................................... 98 3.2.2. Về mức độ tổn thất trên danh mục cho vay ........................................................ 99 3.2.3. Về mức độ tập trung tín dụng trên danh mục cho vay ...................................... 102 3.3.Thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam ............... 104 3.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay ......................................... 104 3.3.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay ............................................................. 108 3.3.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay............................................................... 112 3.3.4. Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay................................ 116 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam 125 3.4.1. Các kết quả đạt được ......................................................................................... 125 3.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân ............................................................................. 129 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.................................................................................... 136 4.1. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam ............................. 136 4.2. Giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay.......... ..................................................................................................................... 137 4.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay ......................................... 137 4.2.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay ............................................................. 140 4.2.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay............................................................... 141 4.2.4. Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay................................ 170 4.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .................................................... 175 4.3.1. Nhóm kiến nghị cho NHNN với vai trò hỗ trợ, thúc đẩy việc áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại tại các NHTM trong hệ thống ................................ 175 4.3.2. Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là cơ quan quản lý, giám sát hoạt động mua bán nợ .................................................................................................................. 176 4.3.3. Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là đơn vị quản lý thị trường giao dịch phái sinh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam......................................................... 179 vi
  9. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 185 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... i Phụ lục 1: Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II ..................................... i Phụ lục 2: Mô hình “Ba tuyến phòng vệ” trong quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM .....xii Phụ lục 3: Phiếu khảo sát chuyên gia ........................................................................... xvi Phụ lục 4: Thực hiện mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay theo phương pháp FIRB bằng phần mềm R............................................................................................... xxi Phụ lục 5: Mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay theo phương pháp Credit Metrics .....................................................................................................................................xxii Phụ lục 6: Thực hiện mô phỏng phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay theo phương pháp Credit Metrics bằng phần mềm R ......................................................... xxx vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 1: Thống kê về khảo sát thực hiện tại luận án ....................................................... 6 Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu về phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay ....................................................................................................................................... 21 Bảng 1.2: Tóm tắt các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay được đưa ra tại các nghiên cứu ..................................................................................................................... 27 Bảng 2.1: Các mục tiêu cụ thể của quản lý danh mục cho vay ..................................... 45 Bảng 2.2: Các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ ............. 52 Bảng 2.3: Ví dụ về phân tích dịch chuyển .................................................................... 53 Bảng 2.4: Ví dụ về báo cáo thông tin cơ bản ................................................................ 54 Bảng 2.5: Ví dụ về phân tích Vintage ........................................................................... 58 Bảng 2.6: Các phương pháp dự báo chất lượng danh mục cho vay trong tương lai ..... 63 Bảng 2.7: Phân loại hợp đồng phái sinh tín dụng theo các tiêu chí .............................. 77 Bảng 3.1: Tỷ lệ CAR của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 ........................ 97 Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu trên danh mục cho vay khách hàng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019...................................................................................................... 98 Bảng 3.3: Tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay khách hàng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 .................................................... 99 Bảng 3.4: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay khách hàng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 ................................................................................... 100 Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục cho vay của các NHTM ................................................. 118 Bảng 4.1: Xác suất vỡ nợ theo các hạng tín dụng ....................................................... 145 Bảng 4.2: Mô tả các khoản vay trong danh mục ......................................................... 151 Bảng 4.3: Lãi suất chiết khấu với khoản vay cho các hạng tín dụng khác nhau theo các kì hạn khác nhau ......................................................................................................... 152 Bảng 4.4: Thống kê khách hàng theo hạng tín dụng năm 2015 .................................. 153 Bảng 4.5: Thống kê khách hàng theo hạng tín dụng năm 2016 .................................. 153 Bảng 4.6: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giữa hai năm 2015 và 2016 ......................................................................................... 154 Bảng 4.7: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng ngành nông, lâm, ngư nghiệp ..................................................................................................................................... 155 Bảng 4.8: Phân phối giá trị khoản vay A .................................................................... 156 Bảng 4.9: Tác động của yếu tố ngành tới mỗi khách hàng ......................................... 158 viii
  11. Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa các chỉ số ngành .................................................. 158 Bảng 4.11: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khoản vay A ..................................... 160 Bảng 4.12: Xác suất chuyển hạng chung của hai khoản vay A và B ................................. 163 Bảng 4.13: Lộ trình gợi ý về hoàn thiện đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM nhóm 1......................................................................................................................... 166 Bảng 4.14: Lộ trình gợi ý áp dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM nhóm 2 ..................................................................................................... 167 Bảng 4.15: Lộ trình gợi ý về thúc đẩy sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng tại các NHTM Việt Nam ........................................................................................................ 174 Đồ thị 2.1: Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hoá danh mục tín dụng .............................. 73 ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Nguyên tắc báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng ............................................ 16 Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý rủi ro tài chính tại NHTM .............................................. 33 Sơ đồ 2.2: Các nhóm nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II ........................ 34 Sơ đồ 2.3: Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ............................................... 37 Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức trong quản lý rủi ro tín dụng ............................................... 39 Sơ đồ 2.5: Các bộ phận trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung ..................... 47 Sơ đồ 2.6: Quy trình hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM ...................... 50 Sơ đồ 2.7: Quy trình chứng khoán hoá tiêu biểu .......................................................... 75 Sơ đồ 2.8: Cơ chế hợp đồng Trái phiếu ràng buộc ....................................................... 77 Sơ đồ 2.9: Cơ chế hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng ................................................... 78 Sơ đồ 2.10: Cơ chế hợp đồng quyền chọn rủi ro tín dụng ............................................ 79 Sơ đồ 2.11: Các bước lượng hoá rủi ro tín dụng tại ngân hàng KDB ........................... 85 Sơ đồ 2.12: Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại Citibank Hoa Kì ...................... 88 Sơ đồ 3.1: Quy trình báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM ..................................................................................................................................... 107 Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tiêu biểu tại các NHTM Việt Nam ..................................................................................................................... 111 Sơ đồ 3.3: Luồng báo cáo thông tin của các tuyến phòng vệ trong mô hình “Ba lớp phòng vệ” tại NHTM .................................................................................................. 129 x
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu ................................................................................. 5 Biểu đồ 2.1: Ví dụ về phân tích dịch chuyển ................................................................ 53 Biểu đồ 2.2: Ví dụ về báo cáo mức độ rủi ro danh mục tín dụng theo mức độ quá hạn ....................................................................................................................................... 55 Biểu đồ 2.3: Ví dụ về báo cáo dư nợ hiện tại và rủi ro hơn 30 ngày tiếp theo của danh mục ................................................................................................................................ 56 Biểu đồ 2.4: Ví dụ về báo cáo dư nợ hiện tại và rủi ro của danh mục .......................... 57 Biểu đồ 2.5: Ví dụ về phân tích mức độ vỡ nợ theo tuổi nợ ......................................... 59 Biểu đồ 2.6: Ví dụ về phân tích tỷ lệ dư nợ còn lại ...................................................... 60 Biểu đồ 2.7: Ví dụ về phân tích vỡ nợ tại khoản trả nợ đầu tiên .................................. 61 Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 .................. 95 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ROAA bình quân giai đoạn 2017-2019 của các NHTM Việt Nam 96 Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng cho vay ngành nghề có dư nợ lớn nhất tại các NHTM vào 31/12/2019 .................................................................................................................. 102 Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng cho vay nhóm đối tượng khách hàng có dư nợ lớn nhấttại các NHTM vào 31/12/2019 ............................................................................................... 103 Biểu đồ 3.5: Mức độ sử dụng hai phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM ............................................................................... 104 Biểu đồ 3.6: Đánh giá về vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ của NHTM trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thực tế ...................................................................... 106 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các NHTM đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng .. 109 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các NHTM sử dụng các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ ................................................................................................. 112 Biểu đồ 3.9: Mức độ sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM................................................................................................................... 113 Biểu đồ 3.10: Mức độ áp dụng các kết quả đo lường trong quản lý rủi ro ................. 115 Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ NHTM tham gia bảo hiểm tín dụng ............................................ 117 Biểu đồ 3.12: Lượng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành được nắm giữ tại các NHTM tại 31/12/2019 (Đơn vị: tỷ đồng) .................................................................... 123 Biểu đồ 4.1: Phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay theo phương pháp FIRB ..................................................................................................................................... 146 xi
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cho vay là hoạt động kinh doanh nòng cốt của hầu hết các NHTM, do vậy danh mục cho vay là danh mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và cũng là danh mục tạo ra nguồn doanh thu lớn nhất cho ngân hàng. Ở khía cạnh khác, danh mục cho vay cũng có nguy cơ đem đến mức rủi ro lớn nhất, ảnh hưởng tới mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả của NHTM. Trong quá khứ đã chứng kiến nhiều NHTM bị tổn thất và phá sản, có thể kể đến như: Lehman Brothers (2008), Washington Mutual (2008), Northern Rock (2007), Bank of Credit and Commerce International (1991)…mà nguyên nhân đến từ các vấn đề của quản lý danh mục cho vay (Loan portfolio management – LPM) như thiếu các tiêu chuẩn tín dụng, yếu kém trong quản lý rủi ro danh mục, nền kinh tế suy thoái khiến ngưởi vay không trả được nợ… Các minh chứng thực tiễn như trên đã cho thấy LPM hiệu quả đóng vai trò cốt lõi tới sự an toàn và hiệu quả của NHTM. Theo Comptroller’s Handbook (2017) thì LPM bao gồm quy trình trong đó các rủi ro hiện hữu trong quá trình cấp tín dụng sẽ được quản lý và kiểm soát. Đối với các cơ quan kiểm soát ngân hàng thì việc đánh giá về LPM của NHTM bao gồm việc đánh giá về các bước ngân hàng thực hiện để nhận diện và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đề tài nghiên cứu của luận án tập trung vào khía cạnh này, tức đi vào nghiên cứu về quản lý rủi ro danh mục cho vay – một mục tiêu cốt lõi trong hoạt động LPM tại NHTM. Trong hàng thập kỉ, để quản lý rủi ro danh mục cho vay, các nhà quản trị ngân hàng đã tập trung phần lớn nỗ lực của mình vào việc đưa ra các quyết định cho vay cẩn trọng và giám sát sau cho vay kĩ lưỡng. Mặc dù các hành động kiểm soát này vẫn tiếp tục được duy trì ở hiện tại, nhưng phân tích về các vấn đề tín dụng đã xảy ra đối với các NHTM trong quá khứ1 cho thấy, các nội dung của quản lý rủi ro danh mục cho vay cần phải được bổ sung thêm. Trước đây, các biện pháp 1 Ví dụ như rủi ro liên quan tới các danh mục cho vay ngành dầu khí, nông nghiệp và bất động sản những năm 1980 tại các NHTM trên thế giới. 1
  15. quản lý rủi ro đối với danh mục cho vay tập trung nhiều vào các chỉ báo về chất lượng khoản vay như tình hình nợ quá hạn, nợ dưới chuẩn hay xu hướng biến đổi trong xếp hạng tín dụng. Tuy vậy, các NHTM nhận thấy rằng các chỉ báo như trên là không đủ giúp họ có các hành động kịp thời để đối phó với rủi ro tín dụng, đặc biệt khi đồng thời nền kinh tế đang gia tăng các rủi ro hệ thống. Như vậy, quản lý rủi ro danh mục cho vay hiệu quả vẫn cần bắt đầu với việc kiểm soát chất lượng của từng khoản vay trong danh mục với các khâu quan trọng như thẩm định khoản vay hay giám sát sau cho vay. Nhưng bên cạnh đó, việc phát triển các phương pháp quản lý rủi ro mới trên nền tảng công nghệ và hệ thống thông tin đa chiều đã và đang là một xu thế tại các NHTM trên thế giới. Bởi nhờ đó, các nhà quản lý ngân hàng có thể đưa ra các chỉ báo sớm về hiện tượng gia tăng rủi ro trong danh mục cho vay thông qua việc được trang bị các công cụ phân tích chất lượng danh mục cho vay chuẩn xác và kĩ lưỡng hơn. Tuy vậy, thực tế cho tới ngày nay, không nhiều các NHTM đã áp dụng được các phương pháp quản lý rủi ro danh mục cho vay hiện đại như trên. Vì thế, sự cần thiết của việc đưa ra các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chuyên sâu về quản lý rủi ro danh mục cho vay vẫn được đặt ra, nhất là trong bối cảnh hồ sơ rủi ro tín dụng của các NHTM ngày càng phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều hơn các công cụ để quản lý. Trước thực tế này, các nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay của các NHTM là rất cần thiết. Trên thế giới đã có nhiều khuyến nghị và yêu cầu của các cơ quan quản lý ngân hàng hướng tập trung của mình vào nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay. Vào năm 1997, Cơ quan kiểm soát tiền tệ Hoa Kì (Office of the Comptroller of the Currency – OCC) đã đưa ra khuyến nghị số 97-3 về việc khuyến khích các NHTM coi công việc quản lý rủi ro tín dụng là một phần quan trọng của LPM. Thêm vào đó, theo nghiên cứu của Credit Suisse Group (1996), các nghiên cứu trong tương lai sẽ có xu hướng tập trung vào các nội dung của quản lý rủi ro tín dụng, mà trong đó phần lớn là hướng về quản lý rủi ro tín dụng trên cấp độ danh mục tín dụng, bao gồm: lượng hoá rủi ro tín dụng trên phạm vi danh mục, dự phòng rủi ro tín dụng, quản lý danh mục chủ động, các công cụ phái sinh tín dụng và các phương thức phân bổ vốn kinh tế phù hợp với các quy định pháp lý. 2
  16. Tại Việt Nam, trước xu thế hội nhập cùng với thay đổi trong các quy định pháp lý hướng tới một hệ thống NHTM an toàn, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế hiện đại, các NHTM đã đạt được một số thành công nhất định trong việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật mới vào quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng. Tuy nhiên, bởi nhiều lí do mà việc quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, phương pháp quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM hiện nay phần lớn vẫn tập trung vào phương pháp quản lý rủi ro với từng khoản vay riêng biệt mà thiếu đi những phương pháp quản lý rủi ro hiện đại trên phạm vi toàn danh mục. Thứ hai, do các nhà quản lý ngân hàng chưa dành nhiều sự quan tâm tới quản lý rủi ro tín dụng trên cấp độ danh mục nên danh mục cho vay tại các NHTM vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ luỵ về những lỗ hổng trong quản lý rủi ro danh mục cho vay này là danh mục được cơ cấu kém, rủi ro tín dụng không được nhận diện kịp thời, mức nợ xấu cao tại NHTM trong suốt giai đoạn từ cuối năm 2011 trở về sau... Như vậy tại các NHTM Việt Nam, vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng trên phạm vi danh mục cho vay vẫn cần tập trung nghiên cứu trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Vì thế, trong bối cảnh thực tiễn hiện tại thì việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” có ý nghĩa thực tế cao đối với các NHTM tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Luận án hướng tới mục tiêu tổng quát là nghiên cứu quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, luận án hướng tới bốn mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM; 3
  17. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, đồng thời so sánh năng lực thực hiện giữa các nhóm NHTM Việt Nam từ đó đưa ra những đánh giá về kết quả và hạn chế trong quản lý rủi ro danh mục cho vay; Thứ ba, thực hiện mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay của NHTM bằng phương pháp dựa theo xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản của Basel II (FIRB) và phương pháp Credit Metrics; Thứ tư, đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam hướng tới các chuẩn mực quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 2017-20192 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án vận dụng ba phương pháp chính là: khảo sát, phỏng vấn chuyên gia và mô phỏng. Bên cạnh đó, nhằm khai phá thông tin, luận án còn sử dụng các phương pháp: thống kê mô tả; phân tích - tổng hợp; trực quan hoá các vấn đề nghiên cứu dưới dạng bảng biểu, sơ đồ và công thức toán học. Cụ thể về ba phương pháp nghiên cứu chính gắn với các mục tiêu nghiên cứu như sau: Thứ nhất, về phương pháp khảo sát. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thực trạng về các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam và đưa 2 Trong luận án, các khảo sát về thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay của NHTM cho kết quả đưa ra trong thời gian từ 1/1/2019 đến 31/12/2019, do vậy giai đoạn nghiên cứu này phục vụ cho các thống kê mô tả trên dữ liệu thứ cấp về thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay của các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu. 4
  18. ra so sánh đối với các nhóm NHTM có trình độ quản lý rủi ro khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát. Cụ thể, phương pháp khảo sát được thực hiện trên mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM Việt Nam thuộc hai nhóm như sau: Nhóm 1 Nhóm 2 44% 56% Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu Nguồn: Tác giả Trong đó: • Nhóm 1: bao gồm nhóm 093 ngân hàng được lựa chọn triển khai Basel II theo quy định của NHNN là ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV), ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank), ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), ngân hàng TMCP Kĩ thương (Techcombank), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) và ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB). • Nhóm 2: bao gồm 07 ngân hàng thương mại Việt Nam không nằm trong nhóm 09 ngân hàng trên là ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank), ngân hàng TMCP An Bình (AB Bank), ngân hàng TMCP Bảo Việt (Bao Viet bank), ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVcomBank), ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG bank), ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) và ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB). Trong nhóm này đã có một 3 Nhóm này ban đầu gồm 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm thực hiện Basel II, nhưng tính tới 31/08/2018 Sacombank đã tạm dừng thực hiện. 5
  19. số ngân hàng đã thực hiện triển khai Basel II dù chưa nằm trong diện triển khai thí điểm của NHNN, còn một số các ngân hàng hoàn toàn chưa bắt đầu quá trình triển khai Basel II hoặc chưa có định hướng rõ ràng về việc triển khai Basel II. Khảo sát gồm 22 vấn đề được đưa ra, hướng tới đối tượng trả lời là các cán bộ làm việc tại các bộ phận liên quan tới nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM, trong khoảng thời gian từ 1/1/2019 đến 31/12/2019. Các đối tượng được khảo sát tham gia trả lời các câu hỏi liên quan tới các mảng nội dung về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM của mình. Hình thức phát phiếu khảo sát và nhận phản hồi là qua thư điện tử. Dưới đây là thống kê về khảo sát được thực hiện tại luận án: Bảng 1: Thống kê về khảo sát thực hiện tại luận án Nội dung Kết quả thực hiện Số lượng phiếu khảo sát phát ra 50 (phiếu) Số lượng phiếu khảo sát nhận về 38 (phiếu) Thời gian nhận phản hồi (số ngày trung bình 37,1 (ngày) từ lúc phát phiếu đến lúc nhận phiếu) Tỷ lệ số câu hỏi được trả lời trong mỗi phiếu 87,4% khảo sát nhận về (số trung bình) Bộ phận làm việc của cán bộ trả lời khảo sát • Khối quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro tín dụng • Khối tác nghiệp: Phòng quản lý tín dụng, Phòng tín dụng Chức vụ cao nhất của cán bộ trả lời khảo sát Phó giám đốc khối quản lý rủi ro Kinh nghiệm làm việc tại bộ phận hiện tại 4,3 (năm) của cán bộ trả lời khảo sát (số trung bình năm làm việc) Nguồn: Tác giả Các kết quả khảo sát được thể hiện trực quan dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, đồ thị..., từ đó tác giả đưa ra các phân tích thực trạng về bốn nội dung thuộc quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục 6
  20. cho vay, nhận diện rủi ro danh mục cho vay, đo lường rủi ro danh mục cho vay và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay. Thứ hai, về phương pháp mô phỏng. Với mục tiêu thực hiện mô phỏng đo lường mức độ rủi ro danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam, luận án sử dụng hai phương pháp được đưa ra ở lý thuyết bao gồm phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (FIRB) theo khuyến nghị của Basel II và phương pháp Credit Metrics để mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay tại NHTM. Việc mô phỏng được thực hiện trên danh mục cho vay với các giả định phù hợp với từng phương pháp, từ đó đưa ra gợi ý cho việc vận dụng hai phương pháp đo lường rủi ro hiện đại trên trong thực tế quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Thứ ba, về phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Để đưa ra các đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, tác giả dựa trên ý kiến của các chuyên gia được phỏng vấn trong quá trình thực hiện khảo sát, kết hợp với tổng hợp kinh nghiệm quốc tế của các NHTM trên thế giới, các chuẩn mực về quản lý rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel và các đánh giá chủ quan của tác giả. Các vấn đề phỏng vấn chuyên gia được lồng ghép trong bảng hỏi khảo sát được thực hiện trong luận án tại các câu hỏi số 5, 10, 11, 14, 16, 18, 20, 21, 22 với nội dung trả lời mở thể hiện quan điểm, kiến nghị chủ quan hoặc đánh giá chủ quan dựa trên thang điểm gồm bốn mức từ 1 đến 44 như sau: - Mức điểm 1: Chưa áp dụng hoặc mới áp dụng từ 10% trở xuống - Mức điểm 2: Áp dụng trên 10% đến 50% - Mức điểm 3: Áp dụng trên 50% đến dưới 100% - Mức điểm 4: Áp dụng đầy đủ 100% Hai hình thức phỏng vấn được thực hiện là phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn trực tiếp. 4Thang điểm này được thực hiện theo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về yêu cầu các NHTM báo cáo tình hình thực hiện triển khai Basel II theo công văn số 212/NHNN-TTGSNH 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0