Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Động cơ học tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Bình Định
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên: cứu Nghiên cứu thực trạng 3 loại động cơ học tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Bình Định; phân tích các yếu tố tác động đến các loại động cơ học tiếng Anh của sinh viên Cao đẳng Bình Định. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo động lực học tiếng Anh cho sinh viên trường Cao đẳng Bình Định. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Động cơ học tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Bình Định
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________ ______________ Nhữ Thị Anh ĐỘNG CƠ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Nguyễn Văn Lƣợt Hà Nội, 2015 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi luôn chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc đạo đức nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu là của riêng cá nhân tôi, các tài liệu tham khảo đều đƣợc trích dẫn tƣờng minh theo đúng quy định của luận văn thạc sĩ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn này. Hà Nội, ngày 10/10/2015 Tác giả luận văn Nhữ Thị Anh 2
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến: - Thầy giáo - T.S Tâm lý học Nguyễn Văn Lƣợt – Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn- ĐHQGHN. Ngƣời thầy tâm huyết đã trực tiếp hƣớng dẫn, luôn tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý học - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn- ĐHQGHN đã trang bị cho tôi những kiến thức, kỹ năng quý báu trong suốt khóa học cùng với sự tận tình chỉ bảo, góp ý trong thời gian tôi hoàn thiện luận văn. - Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và các em sinh viên của trƣờng Cao đẳng Bình Định cùng gia đình đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định, kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để công trình đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 10/2015 Nhữ Thị Anh 3
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..................................................................................................................11. 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2 4. Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................2 5. Khách thể nghiên cứu............................................................................................2 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 7. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3 8. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................3 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................5 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu về động cơ .............................................................................5 1.1.2. Các nghiên cứu về động cơ học tiếng Anh .....................................................7 1.2. Một số khái niệm công cụ ................................................................................10 1.2.1. Định nghĩa động cơ . .......................................................................................10 1.2.2. Đặc điểm của động cơ hoạt động ....................................................................12 1.2.3. Các chỉ báo đo động cơ hoạt động ..................................................................13 1.2.4. Mối quan hệ giữa động cơ và các khái niệm liên quan...................................14 1.3. Hoạt động học tiếng Anh của sinh viên trƣờng cao đẳng Bình Định ..........15 1.3.1. Khái niệm sinh viên .......................................................................................15 1.3.2. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trƣờng cao đẳng Bình Định ........16 4
- 1.3.3. Đặc điểm tâm lý của sinh viên trƣờng cao đẳng Bình Định . .........................17 1.4. Động cơ học tiếng Anh của sinh viên trường cao đẳng Bình Định…………17 1.4.1. Khái niệm động cơ học tiếng Anh ..................................................................17 1.4.2. Đặc điểm động cơ học tiếng Anh ....................................................................18 1.4.3. Hệ thống động cơ học tiếng Anh sinh viên .. .................................................19 1.4.4. Các mặt biểu hiện của động cơ học tiếng Anh của sinh viên .........................23 1.5. Các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng cao đẳng Bình Định........................................................................................................25 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................25 1.5.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................27 CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................32 2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ........................................................................32 2.2. Tổ chức nghiên cứu ..........................................................................................34 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................34 2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ....................................................................34 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi ............................................35 2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ...........................................................................39 2.3.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm .........................................................................41 2.3.5. Phƣơng pháp thống kê toán học ......................................................................42 2.4. Cách tính điểm thang đo và tiêu chí đánh giá ...............................................43 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÌNH ĐỊNH ............46 3.1. Thực trạng động cơ học tiếng Anh của SV trƣờng cao đẳng Bình Định ....46 3.1.1. Các dạng động cơ học tiếng Anh của SV ......................................................46 5
- 3.1.2. Khái quát động cơ học tiếng Anh của SV trƣờng cao đẳng Bình Định ..........70 3.2. Các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của SV trƣờng cao đẳng Bình Định .................................................................................................................75 3.2.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................75 3.2.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................90 1. Kết luận ...............................................................................................................90 2. Kiến nghị ..............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94 PHỤ LỤC 6
- Danh mục các từ viết tắt trong đề tài STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 CĐBĐ Cao đẳng Bình Định 2 CBHTHT Cán bộ hỗ trợ học tập 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 ĐC Động cơ 5 ĐCHTA Động cơ học tiếng Anh 6 ĐTB Điểm trung bình 7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8 GVDTA Giáo viên dạy tiếng Anh 9 M1 Động cơ tự khẳng định bản thân 10 M2 Động cơ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp 11 M3 Động cơ hoàn thành môn học 12 NT Nhận thức 13 QTDL Quản trị du lịch 14 P Mức ý nghĩa 15 PVS Phỏng vấn sâu 16 TTCHĐ Tính tích cực hành động 17 SD Độ lệch chuẩn 18 SPTH Sƣ phạm Tiểu học 19 SV Sinh viên 7
- Danh mục bảng số liệu STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu 32 Bảng 3.1: Động cơ tự khẳng định bản thân ở khía cạnh 2 47 nhận thức Bảng 3.2: Động cơ tự khẳng định bản thân ở khía cạnh 3 49 tính tích cực hành động Bảng 3.3: So sánh động cơ tự khẳng định bản thân theo 4 52 các nhóm sinh viên Bảng 3.4: Động cơ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp ở khía 5 57 cạnh nhận thức Bảng 3.5: Động cơ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp ở khía 6 59 cạnh tính tích cực hành động Bảng 3.6: So sánh động cơ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp 7 61 theo các nhóm sinh viên Bảng 3.7: Động cơ hoàn thành môn học ở khía cạnh nhận 8 64 thức Bảng 3.8: Động cơ hoàn thành môn học ở khía cạnh tính 9 66 tích cực hành động Bảng 3.9: So sánh động cơ hoàn thành môn học theo các 10 68 nhóm sinh viên 11 Bảng 3.10: Khái quát chung động cơ học tiếng Anh 71 Bảng 3.11: Đánh giá của sinh viên về các yếu tố chủ quan 12 77 tác động đến động cơ học tiếng Anh 13 Bảng 3.12: Tƣơng quan giữa các yếu tố chủ quan 78 Bảng 3 .13: Tác động của các yếu tố chủ quan đến động 14 79 cơ học tiếng Anh Bảng 3.14: Đánh giá của các nhóm sinh viên về các yếu 15 82 tố khách quan tác động đến động cơ học tiếng Anh 16 Bảng 3.15: Tƣơng quan giữa các yếu tố khách quan 85 Bảng 3.16: Đánh giá của các nhóm sinh viên về các yếu 17 86 tố khách quan tác động đến động cơ học tiếng Anh 8
- Danh mục các biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 3.1: Động cơ tự khẳng định bản thân 51 2 Biểu đồ 3.2: Động cơ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp 60 3 Biểu đồ 3.3: Động cơ hoàn thành môn học 67 Danh mục các sơ đồ STT Tên biểu đồ Trang Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu động cơ học tiếng Anh 1 33 của sinh viên Sơ đồ 3.1: Tƣơng quan giữa các dạng động cơ học tiếng 2 73 Anh của sinh viên 9
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay trƣớc xu thế hội nhập toàn cầu hóa, rất nhiều nhà tuyển dụng cần nguồn nhân lực sử dụng thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Việc đào tạo tiếng Anh hiện nay đƣợc coi trọng, thể hiện qua phƣơng châm “giảng dạy tiếng Anh nhƣ một ngôn ngữ quốc tế” trong các trƣờng cao đẳng, đại học. Sinh viên khối không chuyên ngữ đều đƣợc học tiếng Anh nhƣng khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế rất hạn chế và có thể nói rằng phần lớn không sử dụng đƣợc. Tình trạng chung là quá trình học tiếng Anh trong nhà trƣờng đa số sinh viên học chỉ để đối phó với thầy cô, để qua môn và đủ điều kiện tốt nghiệp nên chƣa đủ trình độ và kĩ năng nghe-nói-đọc-viết tiếng Anh. Kết quả khảo sát 59 trƣờng đại học, cao đẳng không chuyên ngữ trong cả nƣớc cho thấy có tới 51,7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng đƣợc yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh [6]. Tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tƣơng ứng 7,2% [14]. Thực tế, hoạt động học tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trƣờng Cao đẳng Bình Định cho thấy số sinh viên say mê, hứng thú và sử dụng thành thạo tiếng Anh trong quá trình học không nhiều; tỉ lệ sinh viên thi lại môn tiếng Anh cao nhất trong tất cả các môn của chƣơng trình học, chiếm 21.5% [34]. Có rất nhiều lý do dẫn đến thực trạng này, song lý do quan trọng nhất chính là sinh viên chƣa hình thành đƣợc cho mình động cơ học tập ngoại ngữ đúng đắn và phù hợp, điều đó dẫn đến các em học ngoại ngữ một cách đối phó và thụ động. Ở Việt Nam dƣới góc độ Tâm lý học chƣa có những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về động cơ học Tiếng Anh của sinh viên trong các trƣờng cao đẳng. Tại trƣờng Cao đẳng Bình Định, chƣa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề động cơ học tiếng Anh của sinh viên. Chính vì vậy, nghiên cứu động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Góp phần xây dựng cơ sở lý luận về động cơ học tiếng Anh của sinh viên trong các trƣờng cao đẳng và chỉ ra 1
- những đặc trƣng về động cơ học ngọai ngữ của sinh viên. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc tạo động lực, kích thích, động viên sinh viên học tập nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cao cho đất nƣớc. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Động cơ học tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Bình Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng 3 loại động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định; phân tích các yếu tố tác động đến các loại động cơ học tiếng Anh của sinh viên Cao đẳng Bình Định. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo động lực học tiếng Anh cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hóa những công trình nghiên cứu có liên quan về vấn đề động cơ học tiếng Anh của các tác giả đi trƣớc, từ đó xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của đề tài. - Khảo sát, đánh giá thực trạng 3 loại động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến 3 loại động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo động lực học tiếng Anh cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Các biểu hiện của 3 loại động cơ học tiếng Anh và các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. 5. Khách thể nghiên cứu Tổng số khách thể chính nghiên cứu là 340 sinh viên của trƣờng Cao đẳng Bình Định, trong đó bao gồm: + 116 SV Khoa CNTT (40 SV năm 1, 39 SV năm 2, 37 SV năm 3) + 105 SV Khoa QTDL (33 SV năm 1, 34 SV năm 2, 38 SV năm 3) + 119 SV Khoa SPTH (45 SV năm 1, 40 SV năm 2, 34 SV năm 3) 2
- Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với 15 giáo viên dạy tiếng Anh, 09 giáo viên chủ nhiệm, 06 cán bộ hỗ trợ học tập. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với 15 giáo viên dạy tiếng Anh, 09 GVCN và 06 CBHTHT đang làm việc tại trƣờng Cao đẳng Bình Định. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: 3 loại động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định hệ chính quy. - Về khách thể nghiên cứu: Khách thể chính: Nghiên cứu trên 340 sinh viên hệ chính quy theo học tiếng Anh tại trƣờng Cao đẳng Bình Định và 30 khách thể phụ. - Về địa bàn nghiên cứu: Tại trƣờng Cao đẳng Bình Định. 7. Giả thuyết khoa học - Hoạt động học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định đƣợc thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ; trong đó, động cơ hoàn thành môn học thúc đẩy mạnh mẽ nhất hoạt động học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. - Có các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. Trong các yếu tố chủ quan đặc biệt yếu tố hứng thú học tập tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định mạnh mẽ hơn. Trong các yếu tố khách quan thì yếu tố môi trƣờng học tập môn tiếng Anh tác động mạnh mẽ nhất đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. - Có sự khác nhau về động cơ học tiếng Anh giữa các nhóm sinh viên xét theo ngành học, năm học, kết quả học tập và giới tính; trong đó, sự khác biệt về ngành học và năm học là rõ rệt nhất. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn đƣợc tiến hành nghiên cứu theo các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu - Phƣơng pháp thảo luận nhóm 3
- - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu trƣng cầu ý kiến - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu - Phƣơng pháp xử lý số liệu nghiên cứu bằng thống kê toán học Cách sử dụng từng phƣơng pháp đƣợc trình bày cụ thể trong chƣơng 2. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục; luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu - Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu - Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. 4
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về động cơ 1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài - Theo hƣớng tiếp cận phân tâm học: Các đại diện tiêu biểu của hƣớng tiếp cận này là: Sigmund Freud, Alfred Adler, Erick Erikson, Erich Fromm , Heinz Hartmann, Carl Jung…cho rằng: Toàn bộ hành vi đều bắt nguồn từ bản năng, những bản năng này đầu tiên xuất hiện để hoạt động trong một hình thái đơn giản và nguyên thủy…[4; tr 60-71]. Hình thái đơn giản và nguyên thủy này chính là tình dục và vô thức hoạt động dƣới nguyên tắc thỏa mãn. Trong việc đề xƣớng một mô hình nhân cách mới bao gồm các yếu tố xung động bản năng, bản ngã và siêu ngã, các nhà Phân tâm học đã đặc biệt chú ý đến khái niệm động cơ thúc đẩy vô thức. Nhƣ vậy, các nhà Phân tâm học nhấn mạnh đến những yếu tố nằm bên trong bản thân mỗi ngƣời là động lực thôi thúc con ngƣời hành động. - Theo hƣớng tiếp cận hành vi: Các đại diện tiêu biểu cho hƣớng tiếp cận này là J. Watson, B.F.Skinner, Clark Hull, J.Dollard, Neal Miller, E.C.Tolman, Albert Bandura…Họ giải thích động cơ bằng các khái niệm củng cố, phần thƣởng và sự trừng phạt. Với thuyết học tập xã hội thì Bandura đã cho rằng chúng ta thực hiện một hành vi nào đó không chỉ vì cái chúng ta nhận đƣợc mà còn vì sự nhận thức, đánh giá của chúng ta về hậu quả của hành vi mà cá nhân có thể nhận đƣợc khi thực hiện hành vi đó [4; tr 137]. - Theo hƣớng tiếp cận nhân văn: Các đại diện tiêu biểu là Carl Rogers, Abraham Maslow…Cho rằng cái thúc đẩy con ngƣời hoạt động xuất phát từ những nguồn lực bên trong, việc thỏa mãn các nhu cầu của họ [4; tr 213]. Những sức mạnh này là bẩm sinh nhằm thực hiện hóa tiềm năng con ngƣời, làm cho họ trƣởng thành, trở thành ngƣời tốt hơn, có giá trị hơn với đầy đủ chức năng. - Theo hƣớng tiếp cận hoạt động: Các đại diện tiêu biểu là L.X.Vugotxky, N.Leonchiep, X.L.Rubinstein, A.R.Luria…Họ cho rằng các động cơ đặc trƣng của 5
- con ngƣời nảy sinh và hình thành trong quá trình cá nhân tham gia hoạt động, giao tiếp và nhận thức [3; tr 116]. Khi xem xét vấn đề động cơ của cá nhân phải xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu. Động cơ là sự phản ánh chủ quan của chủ thể về đối tƣợng nào đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu cho chủ thể. - Theo hƣớng tiếp cận nhận thức: Đại diện tiêu biểu là J.Piaget…Cho rằng tính định hƣớng tích cực, có chọn lọc của hành vi tạo thành bản chất của hiện tƣợng đƣợc xác định là động cơ; động cơ của hoạt động gắn liền với nhận thức của cá nhân về đối tƣợng của hoạt động [25; tr 170]. Tóm lại, qua việc tìm hiểu về các nghiên cứu của các tác giả ở nƣớc ngoài cho thấy, động cơ là vấn đề trung tâm của khoa học Tâm lý và đã đƣợc đông đảo các nhà khoa học tâm lý quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. 1.1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước về động cơ Ơ Việt Nam, các nhà tâm lý học chủ yếu nghiên cứu động cơ theo quan điểm của trƣờng phái hoạt động, với các hƣớng nghiên cứu cơ bản nhƣ sau: - Hƣớng nghiên cứu về động cơ nói chung, bao gồm các tác giả tiêu biểu nhƣ: Phạm Minh Hạc, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy …đều nghiên cứu vấn đề động cơ chủ yếu theo hƣớng tiếp cận hoạt động, đều cho rằng động cơ đƣợc hình thành, phát triển trong quá trình con ngƣời tham gia vào các hoạt động và giao tiếp đa dạng và phong phú, trong các mối quan hệ xã hội mà cá nhân đó là thành viên [dẫn theo 23; tr 12]. - Hƣớng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến động cơ học tập, bao gồm các tác giả Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị, Nguyễn Hồi Loan, Bùi Minh Huệ, Lý Minh Tiên…Họ cho rằng các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hƣởng nhất định đến động cơ học tập của ngƣời học. Vì vậy, muốn hình thành động cơ học tập cho học sinh, sinh viên cần chú trọng đến các yếu tố này [12, 25, 29, 22,13]. - Hƣớng nghiên cứu về mối quan hệ giữa động cơ học tập và xu hƣớng nhân cách, bao gồm các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Lê Thanh Hƣơng Đặng Xuân Hoài, Phạm Thị Đức, Khampan Khăm On… Các tác giả 6
- đều thống nhất cho rằng động cơ có mối liên hệ chặt chẽ tới xu hƣớng nhân cách của mỗi cá nhân. Động cơ có mối quan hệ với nhiều yếu tố tâm lý, tuy nhiên mối quan hệ mật thiết nhất là giữa động cơ với nhu cầu [15,17,8,28]. - Hƣớng nghiên cứu về các giải pháp nâng cao động cơ học tập cho ngƣời học, bao gồm các tác giả: Vũ Thị Nho, Dƣơng Thị Kim Oanh, Đặng Thị Lan, Trần Thị Thìn….Các tác giả cho rằng cần nâng cao nhận thức, đặt ra mục tiêu cụ thể, cải tiến phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao động cơ học tập cho ngƣời học [24,29,21,31]. Tóm lại, vấn đề động cơ đƣợc các tác giả trong nƣớc quan tâm nghiên cứu theo các mức độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các tác giả đều cho rằng động cơ có vai trò rất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con ngƣời. 1.1.2. Các nghiên cứu về động cơ học tiếng Anh 1.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về động cơ học tiếng Anh - Hƣớng nghiên cứu về thực trạng động cơ học tiếng Anh: Tác giả Zoltal Dornyei, (2001) với công trình nghiên cứu “Động cơ học tập ngôn ngữ thứ 2 của sinh viên đại học” đã tiến hành khảo sát nghiên cứu 8 loại động cơ học tiếng Anh - ngôn ngữ thứ 2 của các sinh viên đại học và cho rằng 3 yếu tố tác động đến việc học ngôn ngữ thứ 2 là: thái độ, tính tích cực và lòng mong muốn hội nhập [47]; Tác giả John Body & Huit.W (2005) với công trình nghiên cứu “Động cơ học tập ngoại ngữ của sinh viên Cao đẳng” đã khảo sát thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên ở mức thấp là do mục tiêu học tập đặt ra thấp [dẫn theo 1; tr 17]; Chang, H-H (2005), “Động cơ học tiếng Anh của sinh viên cao đẳng Đài Loan”, đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu các loại động cơ cơ bản, hiện hữu trong sinh viên cao đẳng là động cơ phát triển sự nghiệp, động cơ hội nhập và động cơ thực dụng [42]; Tác giả Wen den & Blanka FrydrychoVaklimova (2011) với công trình nghiên cứu “Động cơ học tiếng Anh của sinh viên đại học”[50]. - Hƣớng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh: Ames & Ames (1989) với công trình nghiên cứu “Những yếu tố thúc đẩy hoạt động học 7
- ngôn ngữ thứ 2”, cho rằng động cơ học ngôn ngữ thứ hai là sự thúc đẩy để tạo ra và duy trì những ý định và các hành động tìm kiếm mục tiêu. Nhƣ vậy, động cơ rất quan trọng vì nó quyết định mức độ tham gia và thái độ tích cực của sinh viên đối với việc học. Họ đã xem động cơ là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công trong sự phát triển ngôn ngữ thứ hai/ngoại ngữ [dẫn theo 1; tr 28]; Oxford và Shearin (1994) với công trình nghiên cứu “Mối quan hệ giữa động cơ và tính tích cực trong việc học ngoại ngữ” và cho rằng động cơ (motivation) quyết định mức độ tích cực tham gia của cá nhân vào việc học ngôn ngữ thứ hai [46]; Tác giả Nada Alrifai (2009) với công trình nghiên cứu “Sự khác biệt về trình độ khi học Tiếng Anh - những yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ học tiếng Anh”. Tác giả cho rằng sự khác biệt về trình độ là một trong những yếu tố cơ bản tạo sự khác biệt khi học tiếng Anh [48]. - Hƣớng nghiên cứu về các giải pháp tạo động lực cho ngƣời học tiếng Anh: Frederick (1989), có công trình nghiên cứu “Học tiếng Anh - động lực để làm việc” cho rằng chính nhu cầu, mong muốn tìm đƣợc việc làm sau khi ra trƣờng chính là một trong những giải pháp quan trọng để ngƣời học tích cực nỗ lực hơn khi học tiếng Anh [40]; Djigunovie, J.M. (2001), “Động lực cụ thể - chiến lƣợc học tiếng Anh”, cho rằng việc giúp ngƣời học xác định đƣợc mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn trong cuộc đời chính là giải pháp mang tính chiến lƣợc nhằm nâng cao hiệu quả của việc học tiếng Anh [44]; Bernaus M.and Gardner R C ( 2008), có công trình nghiên cứu “Chiến lƣợc tạo động lực cho sinh viên học tiếng Anh”, đã nêu ra một số giải pháp giúp sinh viên nâng cao động lực khi học tiếng Anh [39]; Yesin Bektas (2009), “Tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh Thổ Nhĩ Kỳ” [49]. Thực tế, có rất nhiều các nghiên cứu về vai trò của động cơ trong việc học tiếng Anh và hầu hết những nghiên cứu này cho thấy thái độ tích cực và động cơ học tập của ngƣời học có liên quan đến sự thành công trong quá trình học tiếng Anh. 1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về động cơ học tiếng Anh Động cơ học ngoại ngữ đƣợc coi nhƣ một loại động cơ đặc trƣng, có tác dụng thúc đẩy con ngƣời hoạt động để vƣơn tới mục đích học tập. Ở Việt Nam, đã có 8
- những công trình nghiên cứu vấn đề động cơ học tiếng Anh đƣợc đề cập ở một số khía cạnh khác nhau. Cụ thể nhƣ sau: - Hƣớng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh. Bao gồm các tác giả nhƣ : Vũ Mai Giang (2009) có công trình nghiên cứu “Môi trƣờng làm việc với vai trò là yếu tố thúc đẩy tự hoàn thiện học tiếng Anh”; Vũ Thị Hiền (2010) có công trình nghiên cứu “Yếu tố xã hội- giáo dục ảnh hƣởng đến động cơ học tiếng Anh của học sinh trƣờng THPT Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái”; Nguyễn Thị Tuyến (2012) có công trình nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hƣởng đến động lực học kỹ năng nghe tiếng Anh của học sinh THPT An Lão”... Các tác giả đều có điểm chung khi cho rằng các yếu tố chủ quan và khách quan có tác động đến động cơ học tiếng Anh của ngƣời học. - Hƣớng nghiên cứu về hứng thú khi học ngoại ngữ bao gồm các tác giả: Trịnh Phƣơng Linh (2010) có công trình nghiên cứu “Nghiên cứu các hoạt động nhằm tăng cƣờng hứng thú học phát âm tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất hệ cao đẳng tiếng Anh tại trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Nam”; Vũ Thị Huyền (2011) có công trình nghiên cứu “Sự mất hứng thú học tiếng Anh của học sinh THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh”; Nguyễn Thị Hạnh (2012) có công trình nghiên cứu “Sử dụng phƣơng pháp đánh giá tuyển tập bài làm nhằm tăng hứng thú cho học sinh khối lớp 9 trƣờng THPT Nam Hải học môn tiếng Anh”… Các tác giả đều thống nhất khi cho rằng hứng thú đóng vai trò rất quan trọng giúp việc học tiếng Anh trở nên hiệu quả hơn. - Hƣớng nghiên cứu về động lực học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên bao gồm các tác giả: Trần Xuân Điệp (1998) có công trình nghiên cứu “Bàn về động lực dạy - học ngoại ngữ”; Bùi Hồng Ánh (2004) có công trình nghiên cứu “Bàn về thái độ và động cơ học ngoại ngữ của sinh viên năm thứ nhất ở trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”; Hoàng Văn Hợi (2013) có công trình nghiên cứu “Động lực thấp trong việc học tiếng Anh của học sinh trƣờng THPT Ngô Trí Hòa: Các nguyên nhân và giải pháp”… Các tác giả đều có quan điểm chung khi cho rằng sở dĩ học sinh, sinh viên học tiếng Anh trong nhà trƣờng chƣa hiệu quả là do họ chƣa xây dựng cho mình hệ thống động cơ đúng đắn và phù hợp. Vì vậy, muốn cải thiện và 9
- nâng cao hiệu quả học tiếng Anh, cần thiết phải giúp học tạo cho mình hệ thống động cơ phù hợp hơn. Nhƣ vậy, qua việc khái quát lại các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc cho thấy các nghiên cứu về động cơ thì nhiều nhƣng các công trình nghiên cứu về động cơ học ngoại ngữ của sinh viên ở các trƣờng cao đẳng còn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra những gợi ý, định hƣớng nhất định cho đề tài này. 1.2. Khái niệm động cơ 1.2.1. Định nghĩa động cơ Động cơ là vần đề trung tâm của Tâm lý học, khái niệm động cơ thực sự rất khó để đƣa ra một định nghĩa chung. Có các quan niệm sau đây về động cơ: Khái niệm động cơ theo nhà Tâm lý học ngƣời Nga, A.N.Leonchiev cho rằng có 3 khía cạnh cần phải đề cập khi nói tới động cơ: “Mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ, động cơ chính là đối tƣợng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu của chủ thể, động cơ có khả năng thúc đẩy và định hƣớng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu” [3;117]. Nhƣ vậy, tác giả cho rằng động cơ và nhu cầu có quan hệ mật thiết, đan xen vào nhau. Khi nhu cầu của chủ thể gặp đƣợc đối tƣợng và có đƣợc sức mạnh thúc đẩy, định hƣớng hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu. Tác giả X.L.Rubinxtein cho rằng “Động cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành vi của con ngƣời bởi thế giới. Sự quy định này đƣợc thực hiện gián tiếp qua quá trình phản ánh động cơ đó” [35; tr 189]. Nhƣ vậy, tác giả cho rằng động cơ có liên quan chặt chẽ và quy định hành vi con ngƣời. Sự quy định này diễn ra gián tiếp thông qua việc thực hiện hành vi của chủ thể. Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Động cơ là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác định xu hƣớng của nó” [5;tr 182]. Nhƣ vậy, tác giả đã chỉ rõ cái thúc đẩy động cơ, dẫn đến nguyên nhân của hành vi và quy định chiều hƣớng của hoạt động, động cơ gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. 10
- Tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Động cơ hành vi bao giờ cũng hàm ngụ: một sự khởi động; một sự định hƣớng xích gần hay né tránh mục tiêu; ít nhiều năng lƣợng đầu tƣ vào đấy thể hiện qua cảm xúc, sự chăm chú. Tổng hòa gọi là động cơ thôi thúc hành động” [37; tr 115]. Nhƣ vậy, tác giả đã chỉ ra vai trò và chức năng của động cơ gắn liền với tính chủ quan của chủ thể khi thực hiện hành vi. Tác giả Lê Khanh khi nghiên cứu về động cơ cho rằng “Động cơ là sức mạnh tinh thần đƣợc nảy sinh từ một nhu cầu, mà đối tƣợng thỏa mãn nó đã đƣợc xuất hiện một cách rõ ràng trong đầu óc con ngƣời dƣới hình thức biểu tƣợng, thúc đẩy một hành động có hƣớng nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính chủ thể” [20; tr 157]. Nhƣ vậy, tác giả cho rằng động cơ và nhu cầu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, động cơ thúc đẩy chủ thể hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính họ. Tác giả Lê Thanh Hƣơng cho rằng “Động cơ là phản ánh tâm lý về đối tƣợng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, khi đối tƣợng thỏa mãn nhu cầu và đƣợc chủ thể nhận thức, đạt đƣợc khả năng thúc đẩy và định hƣớng hoạt động của chủ thể sẽ trở thành động cơ” [17; tr 9]. Tác giả Nguyễn Văn Lƣợt khi nghiên cứu về động cơ đã cho rằng: “Động cơ là cái thúc đẩy, tạo ra sức mạnh tinh thần, đƣợc nảy sinh từ những nhu cầu mà đối tƣợng thỏa mãn nó đã đƣợc chủ thể nhận thức rõ ràng, có chức năng định hƣớng, thúc đẩy và duy trì chủ thể nhằm chiếm lĩnh nó” [23; tr 34]. Nhƣ vậy, các tác giả đã đƣa ra những khái niệm khác nhau về động cơ theo các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các tác giả khi bàn về động cơ đều cho rằng động cơ là một thuộc tính tâm lý có chức năng thúc đẩy, định hƣớng hoạt động của con ngƣời, động cơ bao gồm rất nhiều kích thích bên trong và bên ngoài chủ thể thúc đẩy họ hoạt động để thõa mãn nhu cầu. Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về động cơ, trong luận văn này, chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Lê Thanh Hƣơng. Chúng tôi nêu khái niệm động cơ nhƣ sau: Động cơ là cấu trúc tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó có vai trò định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 367 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 503 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 491 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 437 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 331 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 307 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 268 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 296 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 217 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 161 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 155 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 171 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 142 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 127 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 120 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn