Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam bộ
lượt xem 11
download
Mời các bạn cùng nắm bắt những nội dung về đặc điểm cá sấu trong truyện kể dân gian Nam bộ; những motif cơ bản và ý nghĩa của hình tượng cá sấu trong truyện kể dân gian Nam bộ thông qua luận văn Thạc sĩ Văn học: Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam bộ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Thị Xuyến CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành Phố Hồ Chí Minh - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Thị Xuyến CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn : T.S TRẦN MINH HƯỜNG Thành Phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình khoa học trên là của riêng tôi. Các kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Hồ Thị Xuyến 1
- LỜI CẢM ƠN Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi thành thật cảm ơn những người đã tận tình giúp đỡ tôi. Đặc biệt để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của thầy Trần Minh Hường. Thầy đã giúp tôi định hướng, hướng dẫn cách trình bày cũng như chỉ dạy thêm nhiều vấn đề khác trong quá trình hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã cung cấp những kiến thức bổ ích để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học và bài viết của mình. Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường, đến Phòng khoa học công nghệ và Sau Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất để cho tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014 Hồ Thị Xuyến 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................12 7. Bố cục luận văn .............................................................................................................12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............. 13 1.1. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ ..............................................................13 1.1.1. Lược sử vùng đất ..................................................................................................13 1.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ .....................................15 1.1.3. Những đặc điểm cơ bản văn hóa Nam Bộ ............................................................18 1.2. Khái quát về cá sấu trong văn hóa dân gian ...........................................................23 1.2.1. Vài nét về cá sấu trong văn hóa thế giới ...............................................................23 1.2.2. Cá sấu trong văn hóa dân gian Việt Nam .............................................................26 1.3. Giới thuyết thêm về tình hình tư liệu .......................................................................31 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ ............................................................................................................................... 33 2.1. Đặc điểm về hình dáng, tên gọi .................................................................................33 2.2. Cá sấu – quái vật ăn thịt người ................................................................................40 2.3. Cá sấu – đối tượng bị con người chinh phục, tiêu diệt ...........................................46 2.4. Cá sấu – con vật có nghĩa ..........................................................................................58 2.5. Cá sấu – con vật vong ơn bội nghĩa..........................................................................63 CHƯƠNG 3: NHỮNG MOTIF CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ ....................................... 69 3.1. Một số motif cơ bản trong truyện kể dân gian về cá sấu ở Nam Bộ .....................69 3.1.1. Motif Sấu ăn thịt người và vật nuôi ......................................................................69 3.1.2. Motif tiêu diệt cá sấu ............................................................................................70 3.1.3. Motif sấu cứu giúp người......................................................................................71 3
- 3.2. Ý nghĩa của truyện kể dân gian về cá sấu ở Nam Bộ .............................................73 3.2.1. Truyện dân gian về cá sấu phản ánh vẻ hoang vu của thiên nhiên và quá trình chinh phục của người dân Nam Bộ thời mở cõi .............................................................73 3.2.2. Truyện kể dân gian về cá sấu góp phần thể hiện những tính cách đặc trưng của người dân Nam Bộ ..........................................................................................................82 3.2.3. Truyện kể dân gian về cá sấu góp phần giải thích những địa danh và phản ánh tâm thức văn hóa của người dân Nam Bộ .......................................................................89 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 100 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyện kể dân gian là một nguồn tài liệu vô cùng quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, phản ánh nhiều mặt của lịch sử, phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian người Việt. Truyện kể dân gian đã có một tác động to lớn đến nhận thức của con người, nó dẫn dắt người đọc bước chân vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn dân tộc, về hiện thực đấu tranh sinh tồn chống lại thiên tai cũng như các thế lực thù địch để bảo vệ đất nước của cha ông ta thời cổ. Qua truyện kể ta thấy được khát vọng yêu chuộng hòa bình, muốn chiến thắng ngoại xâm, đồng thời giúp ta hiểu rõ hơn về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một đất nước ngàn năm văn hiến. Trong đó, truyện kể dân gian Nam Bộ là một kho tài liệu vô cùng quý giá, giúp cho người đọc có thêm những hiểu biết về quá trình khẩn hoang lập ấp của ông cha ta buổi ban đầu. Có thể thấy, từ buổi khai hoang lập ấp, những người dân Nam Bộ không chỉ đối mặt với những khó khăn về vật chất mà còn phải đối mặt với thú dữ tràn đầy. Chính trong điều kiện khó khăn ấy đã hun đúc nên tinh thần dũng cảm, gan dạ cho con người Nam Bộ và cũng từ đó làm nền tảng cho những câu chuyện li kì về quá trình chinh phục thiên nhiên xây dựng cuộc sống mới. Những câu chuyện đánh cọp, đuổi sấu được dân gian ta truyền kể từ thế hệ này sang thế hệ khác như một minh chứng cho quá trình khẩn hoang của mình. Và cũng từ đó đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm thức của người dân Nam Bộ. Ở Nam Bộ nói riêng và trên thế giới nói chung, Cá sấu là một con vật thiêng được con người suy tôn. Có thể nói từ trong sâu thẳm tâm linh của người Việt ta đã tôn sùng Cá sấu, khiến Cá sấu chi phối một cách mạnh mẽ trong tín ngưỡng dân gian. Nhưng cho đến nay nhiều công trình mới chỉ nghiên cứu Cá sấu ở một mức độ nhất định và rải rác trong một vài bài viết lẻ tẻ, tản mạn. Chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu Cá sấu một cách hệ thống và đầy đủ nhất về những biểu hiện và giá trị của nó trong đời sống tinh thần của người Nam Bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung. 5
- Cư dân Nam Bộ bao đời nay đã phải vất vả, gian lao trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, biến rừng hoang cỏ rậm thành đồng ruộng bao la thẳng cánh cò bay, với vườn cây trái trĩu quả, tôm cá đầy sông... Đó là những con người dũng cảm, gan dạ, dám xuống sông hốt trứng sấu, lên rừng xỉa răng cọp, chống lại rắn rít, muỗi mòng, ma thiêng nước độc... Có thể thấy rõ điều này thông qua những câu chuyện kể trong truyền thuyết. Truyền thuyết ở Nam Bộ tuy ra đời muộn nhưng phản ánh khá đầy đủ quá trình chinh phục tự nhiên, đấu tranh xã hội của con người nơi đây. Trong đó truyền thuyết về các anh hùng thời mở đất là một ví dụ điển hình. Đây là hệ thống truyện kể đặc sắc nhất trong truyện kể dân gian góp phần biểu dương những nhân vật anh hùng thời khai phá mà ký ức dân gian đã dành cho họ một tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc. Để sinh tồn, những lưu dân Nam Bộ ngoài việc phải chống lại thời tiết khắc nghiệt, còn phải chống lại với rất nhiều ác thú. Trong các loài ác thú mà những lưu dân thời khẩn hoang phải đương đầu và chống chọi với chúng nhiều nhất có lẽ là cọp và sấu. Đây là hai loài vật nguy hiểm nhất và được truyền miệng trong dân gian qua nhiều câu chuyện li ki nhất. Tìm hiểu về truyện kể dân gian Nam Bộ nói chung và những câu chuyện kể về hình tượng Cá sấu nói riêng, tôi nhận thấy Cá sấu là một đối tượng khá phổ biến và có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Đây được xem là loài vật vừa có tính hung bạo vừa rất gần gũi với đời sống vùng sông nước của người dân Nam Bộ. Cá sấu không chỉ mang những đặc điểm của một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học mà còn gợi nhắc chúng ta những điều về đời sống văn hóa, tín ngưỡng về những cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù ngoại xâm của người dân Nam Bộ trong công cuộc khai hoang lập ấp. Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như chúng tôi đã nói ở phần trên, cá sấu là một loài vật đã xuất hiện rất sớm trong nền văn hóa con người. Trong văn hóa người Việt, cá sấu xuất hiện trên thạp đồng Đào Thịnh và các di vật của nền văn hóa Đông Sơn khác. 6
- Liên quan đến hình tượng này, chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ra làm hai vấn đề: Nghiên cứu về cá sấu trong văn hóa nói chung và nghiên cứu về cá sấu trong truyện kể dân gian nói riêng. 2.1 Cá sấu trong văn hóa dân gian Ở Việt Nam, cá sấu đi vào trong các câu chuyện dân gian mà hằng đêm, bà thường kể cho cháu nghe. Cá sấu được ví với những kẻ tham lam, độc ác. Câu “nước mắt cá sấu” - ám chỉ những kẻ vô lương tâm chỉ giỏi giả bộ, bắt nguồn từ đặc tính khi ăn thịt con vật khác, nước mắt cá sấu lại lã chã rơi khóc cho con mồi. Trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, phần Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên tác giả Trần Ngọc Thêm đã nhận định: “Chim, rắn, cá sấu là những loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nước và, do vậy thuộc loại được sùng bái hàng đầu”. Tác giả cho rằng, huyền thoại rồng tiên thì rồng được trừu tượng hóa từ hai loài bò sát đó là rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng sông nước Đông Nam Á. Đó cũng là loài vật biểu hiện của phương Nam và phương Đông trong ngũ hành [56, tr 135-143]. Thống nhất với quan điểm này, sau khi phân tích khá kỹ về sự hình thành của biểu tượng Tiên – Rồng, tác giả Trần Minh Hường trong luận án của mình đã khẳng định cơ sở để hình thành rồng Việt Nam là sự kết hợp giữa rắn và cá sấu: “sự kết hợp giữa rắn và cá sấu để hình thành nên Rồng Việt Nam là phù hợp với điều kiện tự nhiên ẩm ướt, nhiều sông ngòi (môi trường sinh sống của rắn và cá sấu)” [23, tr 12]. Trong bài viết Khái quát về văn hóa Việt Nam (Trích trên Báo VH – TT và DL) cũng đã đề cập đến ngưỡng thờ cúng động vật của người Việt Nam ta. Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, không thờ thú dữ như văn hóa du mục, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu. Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng Bàng tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một giống chim đẻ trứng, Rồng là sự trừu tượng hóa từ rắn và cá sấu). Rồng sinh ra từ nước và bay lên trời là biểu trưng độc đáo cho ý nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác giả Nguyễn Ngọc Thơ khi tìm hiểu về nguyên mẫu của rồng cũng cho rằng: “Rồng hình thành từ sự kết hợp đa tài, dù vậy vẫn có thể nhận diện loài vật đặc 7
- trưng nhất. Tiêu biểu có rồng rắn, rồng cá sấu, rồng cá, rồng ngựa, rồng hổ, rồng chó, rồng chim, rồng thuồng luồng(giao long), rồng kì đà, rồng cáo,…” [58]. Tác giả Nguyễn Thanh Lợi có bài viết Sấu trong tâm thức dân gian của cư dân Tây Nam Bộ, đăng trên www.vanhochoa.vn. Trong bài viết này tác giả đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc tên gọi cũng như những ảnh hưởng của chúng trong tâm thức của người dân Tây Nam Bộ nói riêng và các dân tộc khác trên thế giới nói chung. Với mỗi một dân tộc, cá sấu có những vai trò riêng biệt trong đời sống tinh thần và trở thành đối tượng thờ cúng [34]. Còn đối với tác giả Thái Phan với bài viết Huyền thoại về cá sấu vua trên đất cảng đăng trên Báo Hải Phòng đã nhận định rằng, cá sấu là loài vật của huyền thoại, truyền thuyết, thi ca và những câu chuyện kinh dị mà kể từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác cũng chẳng hết. Tìm hiểu về cá sấu ở Bến Tre, bằng việc trích dẫn các nguồn tư liệu của Trịnh Hoài Đức (Gia định thành thông chí); Sơn Nam; Địa chí Bến Tre do người Pháp biên soạn…. tác giả Thu Thảo một lần nữa khẳng định sự xuất hiện phổ biến của loài cá sấu ở Bến Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung. Điều này có lẽ không cần phải chứng minh thêm nữa bởi điều kiện tự nhiên của Nam Bộ và câu ca dao Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um đã nói lên tất cả [54]. Nhìn chung, cá sấu là một loài vật đã xuất hiện từ rất sớm và đồng hành với văn hóa con người. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực lãnh thổ, hình tượng cá sấu có thể có những biểu trưng khác nhau, song điểm tương đồng lớn nhất của hình tượng loài vật này là biểu trưng cho quái vật dưới nước; cõi âm ty; có mối liên hệ với nguồn nước và các hiện tượng thời tiết báo mưa. Đây cũng là những nét tương đồng lớn của cá sấu và rắn trong văn hóa dân gian nói chung. 2.2 Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ là vùng đất mới với đầy rẫy những khó khăn, thách thức mà những con người nơi đây phải đối mặt. Trong những khó khăn của buổi đầu lập nghiệp thì việc ứng phó với thú dữ hại người là một trong những việc làm được ưu tiên hàng đầu. Có thể nói, chính vì những khó khăn ấy mà nguồn truyện dân gian về hai loài ác 8
- thú cọp và sấu chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức dân gian của người Nam Bộ, đặc biệt là loài cá sấu hung ác. Có thể thấy một điều, sấu và cọp là hai loài vật hung ác được người dân phản ánh một cách nhiều nhất, xét về số lượng thì nguồn truyện về cá sấu không phong phú bằng truyện kể về cọp nhưng nó có một đóng góp quan trọng trong việc phản ánh những khó khăn của những lưu dân Nam Bộ buổi đầu khai hoang, lập ấp. Qua việc bắt sấu, diệt sấu cho ta thấy được sức mạnh tinh thần của những con người cần lao nơi vùng đất mới. Công trình Nghìn năm bia miệng (gồm có hai tập), do Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tưởng sưu tầm và biên soạn đã dành một sự quan tâm đặc biệt đến nguồn truyện về cọp và cá sấu, trong đó có sáu truyện kể về cá sấu. Trong đó, tác giả nhận định: “Truyện kể về thú dữ (cọp, rắn, cá sấu,....) có thể coi là một tập hợp truyện đặc sắc chiếm giữ một vị trí lớn lao trong kí ức của người dân Nam Bộ” [66, tr 13]. Tác giả nhận định “Thú dữ là những thế lực cản trở công việc khẩn hoang và thường xuyên gây hại cho con người. Do vậy những người lưu dân đến xứ này muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cách đối phó (....). Nói chung, việc đấu tranh chống thú dữ của người khai hoang là còn ở thế chưa ngang sức.....” [66, tr 15] Tiếp cận đối tượng cá sấu từ góc độ truyện kể dân gian đáng chú ý có công trình Truyện dân gian về sấu và cọp ở đồng bằng Sông Cửu long, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ, 2009 của Trương Thu Trang. Trong công trình này tác giả tiếp cận tự đơn vị truyện, phạm vi đề tài cũng khá rộng, tác giả chỉ nhắc đến các truyện kể về hổ và cá sấu trong mối quan hệ với việc chinh phục tự nhiên của người dân Nam Bộ trong thời kỳ mở đất. Do vậy mà tính hình tượng sấu chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt. Ngoài những công trình trên, cho đến nay, chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về hình tượng cá sấu với tư cách là một hình tượng văn học. Trên cơ sở kế thừa các ý kiến, quan điểm và những thành tựu của các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu hình tượng cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ với những đặc điểm chuyên biệt và những ảnh 9
- hưởng của nó đến cuộc sống của người dân trong quá trình khẩn hoang lập ấp. Từ đó góp một nét nhìn hoàn thiện hơn về cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn chọn Cá sấu và những biểu hiện của Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ làm đối tượng nghiên cứu. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tìm hiểu các truyện kể dân gian về cá sấu chủ yếu qua các công trình: 1. Nguyễn Trọng Báu - Thạch Xuân Mai (sưu tầm và biên soạn) (2009), Truyện cổ Khơ me, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Chu Xuân Diên (CB) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, Nxb Tp.HCM 3. Nguyễn Hữu Hiếu (1997), Nam Kỳ cố sự (Chuyện kể Nam Bộ), Nxb Đồng Tháp. 4. Khoa Ngữ Văn, Đại học Cần Thơ (1997), Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb GD. 5. Huỳnh Công Tín (chủ biên) (2006), Văn học dân gian An Giang, phần Truyện kể dân gian, (tài liệu sưu tầm), Công trình NCKH cấp Tỉnh. 6. Nguyễn Phương Thảo (1994), Huyền thoại miệt vườn, Nxb VH – TT. 7. Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khmer Nam Bộ, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 8. Huỳnh Ngọc Trảng (1993), Nghìn năm bia miệng, Nxb Tp.HCM. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành sưu tầm, điền dã thêm một số truyện ở các địa phương và tham khảo thêm những mẫu truyện ở các nguồn báo chí khác. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ nhằm: - Thấy được sức ám ảnh của cá sấu trong văn hóa dân gian Nam Bộ, qua đó thấy được lịch sử thời mở đất của những cư dân Nam Bộ trong buổi ban đầu; Nhận thức 10
- một cách sâu sắc về những giá trị văn hóa dân gian của vùng đất Nam Bộ cũng như hiểu thêm về tính cách, phong tục tập quán của con người nơi đây. - Làm nổi bật những biểu hiện của hình tượng cá sấu trong các truyện kể dân gian và sự biến đổi của loài vật này qua các thể loại khác. - Thấy được sự sáng tạo độc đáo của người dân Nam Bộ trong việc phản ánh những vấn đề về cuộc sống thông qua việc sử dụng cá sấu với tư cách là một hình tượng nghệ thuật trong truyện kể. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề hoàn thành bài nghiên cứu này luận văn phải làm giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Khảo sát tất cả các truyện kể dân gian Nam Bộ có liên quan đến cá sấu. - Tìm hiểu các dạng thức tồn tại và sức ám ảnh của cá sấu trong văn hóa dân gian. - Phân tích các văn bản văn học (đơn vị truyện) để thấy được đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của cá sấu. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp và thao tác nghiên cứu sau - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Chúng tôi sử dụng phương pháp này với mục đích nhìn nhận đối tượng trong mối liên hệ giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian, lịch sử, dân tộc học nhằm xem xét đối tượng một cách đa chiều, và trên nhiều phương diện khác nhau. - Thao tác khảo sát, thống kê Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, thống kê các truyện cổ có chứa cá sấu và các nguồn tài liệu có liên quan. - Thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp 11
- Đối chiếu một số truyện cổ của dân tộc Việt với một số dân tộc khác và trên thế giới. Tiến hành mổ xẻ đối tượng để làm rõ vấn đề, sau đó tổng hợp, lý giải trên cơ sở kết quả của so sánh phân tích. 6. Đóng góp của luận văn Khi đi sâu vào nghiên cứu, người viết sẽ cố gắng trình bày một cách hệ thống và bài bản nhất về những ý nghĩa đặc thù của cá sấu trong truyện cổ dân gian Nam Bộ. Để từ đó mọi người có cái nhìn sâu sát hơn về cá sấu trong truyện cổ dân gian Nam Bộ. Nghiên cứu thành công, luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên ngành Ngữ văn và những người yêu thích văn hóa Nam Bộ. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương 2: Đặc điểm của cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ Chương 3: Những motif cơ bản và ý nghĩa của cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ 12
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ 1.1.1. Lược sử vùng đất Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dận tộc, lãnh thổ và biên giới của nước Việt Nam ta ngày càng được củng cố và từ lâu đã trở thành thực thể thống nhất từ Bắc chí Nam, trong đó có vùng đất Nam Bộ. Với truyền thống kiên cường, bất khuất và tinh thần lao động cần cù của cả dân tộc, các thế hệ người Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng về quá trình dựng nước và giữ nước của người dân Nam Bộ, góp phần làm nên những thành công rực rỡ cho nước nhà. Mỗi một khu vực, một quốc gia, vùng miền… đều có lịch sử hình thành và phát triển riêng. Vùng đất Nam Bộ của Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy là một vùng đất mới, hình thành sau, nhưng với sự phát triển rất nhanh thì Nam Bộ đã dần khẳng định được vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, khoa học- kĩ thuật, giáo dục, y tế, cho đến văn hóa. Để hiểu thêm về vùng đất Nam Bộ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành của nó. Theo Lược sử vùng đất Nam Bộ của GS. TSKH Vũ Minh Giang (Chủ biên), từ thế kỉ I đến thế kỉ VII thì địa bàn Nam Bộ ngày nay thuộc Vương quốc Phù Nam và cư dân Phù Nam – chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo. Phù Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và có quan hệ mật thiết với nền văn hóa Mã Lai - Đa đảo [10, tr.13]. Phù Nam là một quốc gia ven biển mà trung tâm là vùng Nam Bộ ngày nay. Cư dân của họ chủ yếu là người Mã Lai đa đảo, có truyền thống hàng hải và thương nghiệp khá phát triển. Vào thế kỉ V tại vùng nam Lào và Biển Hồ, một nhà nước mới được thành lập là Chân Lạp. Cư dân là người Môn cổ và Khmer cổ. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Chân Lạp là một thuộc quốc của Phù Nam. Sau một thời kì phát triển rực rỡ, đến cuối thế kỉ thứ VI thì Vương quốc Phù Nam bắt đầu quá trình tan rã. Lợi dụng thời cơ hiếm có này, Chân Lạp đã tấn công Phù Nam và chiếm được một phần lãnh thổ - tương đương với vùng đất Nam Bộ 13
- ngày nay. Sau khi chiếm xong, Chân Lạp đã đặt tên cho vùng đất mới này là Thủy Chân Lạp để phân biệt với Lục Chân Lạp – nơi hình thành nhà nước Chân Lạp sơ khai. Tuy nhiên việc cai quản vùng đất mới này đối với Chân Lạp là vô vàng khó khăn bởi lúc bấy giờ dân số người Khmer rất ít mà quá trình khai khẩn lại cần nhiều thời gian và sức lực. Cuối cùng việc cai quản vùng đất Thủy Chân Lạp được giao lại cho vua và những người thuộc dòng dõi của Phù Nam đảm trách. Chân Lạp tiếp thu văn hóa Phù Nam và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ giống như người Phù Nam. Lãnh thổ của Chân Lạp gồm hai phần – Lục Chân Lạp thuộc địa phận Campuchia và Thủy Chân Lạp thuộc địa phận Nam Bộ ngày nay. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XII, vùng đất Thủy Chân Lạp bị bỏ hoang, không có dấu vết của con người cư trú. Chu Đât Quan, một người Trung Quốc có dịp đến Chân Lạp vào những năm 1926-1927, đã mô tả vùng đất Nam Bộ như sau: “Từ chỗ vào Chân Bồ trở đi, hầu hết là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm, cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau trong đó... Nhìn xa xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. vvv...”. Phải từ khoảng đầu thế kỉ XIII, một số ít người Khmer đến đây sống theo từng nhóm nhỏ thì nơi này mới bắt đầu có dấu vết của con người cư trú. Rồi đến thế kỉ XVI, XVII cư dân Việt mới từ Đàng Trong, sau đó từ miền Trung rồi miền Bắc vào lập nghiệp ngày một đông tại Nam Bộ. Như vậy, có thể kết luận người Việt đến Nam Bộ sau người Khmer vài thế kỉ [10, tr.23 – 26]. Có nhiều người cho rằng: “Phù Nam và Chân Lạp thực chất là một”. Đó là một ý kiến hoàn toàn sai, bởi Chân Lạp và Phù Nam là hai đất khác nhau, hai bộ phận dân cư khác nhau và hai nền văn hóa khác nhau. Nhắc đến lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ có hai mốc thời gian đáng nhớ, đó là: + Năm 1698, Chúa Nguyễn cử lễ Thành Hầu là Nguyễn Hữu Cảnh vào nam lập Phủ Gia Định, mở rộng đất đai được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, chiêu mộ người dân lưu tán, thiết lập xã thôn, phường ấp, chia cắt đất ruộng, khai hoang,… [10, tr.31, 32]. 14
- + Năm 1757, Việt Nam hình thành đến Mũi Cà Mau và được xác lập chính thức chủ quyền. Điều này được công nhận qua nhiều văn bản có giá trị pháp lí quốc tế như: • Hiệp ước: 12/1845, 1846, 1862, 1874. • Hiệp định : Giơ-ne-vơ – 1954 , Paris – 1973. Và công khai hoang vùng đất Nam Bộ lớn nhất thuộc về người Việt chúng ta… Nam Bộ đã được người Việt và các dân tộc bao đời khai phá, khẩn hoang, xây dựng nên bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu. Đây không chỉ là vùng đất thiêng liêng của tổ quốc, thuộc chủ quyền của đất nước mà còn là cả một lịch sử hào hùng. Tác giả Nguyễn Chí Bền đã nhận xét: “Nam Bộ là vùng đất mới, với lịch sử hơn 300 năm trong lịch sử 4.000 năm của dân tộc. Các tộc người đang sinh sống ở đây như Việt, Hoa, Chăm, Khmer v.v…, đều không phải là cư dân bản địa, nghĩa là tổ tiên họ từng ở một vùng đất khác” [15, tr.28]. Chính vì điều kiện lịch sử hình thành dân cư khác biệt đã tạo nên những điểm khác nhau về đặc trưng văn hóa giữa người Việt đồng bằng Bắc bộ và người Việt vùng đồng bằng Nam Bộ. Sự khác biệt đó được hình từ 2 yếu tố cơ bản: tác động của cảnh quan môi trường sống mới, cộng đồng dân cư mới hình thành mang tính đa văn hóa. Là một bộ phận người Việt đồng bằng Nam Bộ, người Việt vùng U Minh có những đặc tính chung và cũng có những đặc điểm riêng do chịu tác động của môi trường sinh thái nơi sinh sống. Chính vì có sự khác biệt đó đã hình thành cho những lưu dân Nam Bộ những nét tính cách khác biệt. Người Nam Bộ có tính hiếu khách, tính bộc trực mạnh mẽ, hào phóng và đôn hậu. Ngoài ra ở người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như: tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Đặc biệt, phụ nữ miền Nam rất đỗi vị tha, dịu dàng mà lại khéo tay, chìu chuộng nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hương đất nước. Điều đó được chứng minh suốt quá trình hơn 300 năm lịch sử của Nam Bộ. 1.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ Nam Bộ hiện nay nếu tính theo độ cao của mặt biển thì có hai vùng: vùng cao và vùng thấp. Còn tính theo hai dòng sông lớn chảy tràn vào, lại có khu vực Đông 15
- Nam Bộ - trên sông Đồng Nai và khu vực Tây Nam Bộ gồm toàn bộ lưu vực sông Cửu Long. Lưng dựa vào những đồng bằng nhỏ hẹp và vùng núi non cực Nam Trung Bộ, mặt ngạo nghễ hướng ra biển Đông, mảnh đất này cứ lấn dần ra biển. Vùng đất Nam Bộ cứ thế mà tồn tại với bao tác động của thời tiết, khí hậu để kiến tạo nên địa hình vùng đất với những nét đặc trưng riêng biệt của nó. Trước khi người Việt đặt chân đến đây, vùng đất Nam Bộ hãy còn là một nơi vô cùng hoang vu, hiểm trở. Sử Trung Quốc còn ghi lại những ấn tượng của một vị quan đời Nguyên – Châu Đạt Quan trong “Chân Lạp Phong thổ kí” để hình dung ra Nam Bộ ngày nào. Từ góc nhìn của những chuyến thuyền rong ruổi ngược Cửu Long Giang, Nam Bộ hiện ra với “những bụi mây dài, cây to, cát vàng, lau sậy trắng” ở hai bên bờ. Những chòm cây rậm rạp của những khu rừng thấp làm chổ ấn nấp lí tưởng cho chim chóc và muông thú. Cảnh tượng hoang dã ấy còn được chấm phá, điểm xuyết thêm hình ảnh của hàng ngàn con trâu rừng họp thành từng bầy trên những cánh đồng cỏ bạt ngàn. Khác với vùng đất cao ráo, dễ làm ăn, nguồn lợi nhiều tôm cá ở biển hồ vùng thượng lưu, Nam Bộ thưở ấy còn hoang vu lắm. Không mỏ vàng, mỏ bạc, không nguồn khoáng sản, vùng đất cứ thế phơi ra sự hoang sơ, thâm u, nê địa của mình. Những giồng đất cao ráo hiếm hoi ở cánh sông Tiền thì phần lớn đất đai vẫn còn là rừng rậm với đầy thú dữ. Những vùng trũng gần sông Hậu thì quanh năm sình lầy bùn đọng làm muỗi mòng, rắn rết sanh sôi, nảy nở. Nam Bộ có vùng toàn nước mặn nước phèn, có vùng thì tràn trề nước ngọt, nơi ngập lụt, sình lầy quanh năm suốt tháng, nơi cao ráo màu mỡ phì nhiêu, chỗ có thể canh tác ruộng vườn, chỗ thì toàn cỏ lát, cỏ năn,... Từ đó có thể thấy được sự khắc nghiệt, hoang vu của vùng đất mới qua câu chuyện kể hằng ngày của những người dân Nam Bộ. Vẻ hoang sơ, khắc nghiệt ấy cũng được thể hiện khá đậm nét trong những bức tranh sinh động về sấu và cọp trong truyện kể dân gian nơi này. 16
- Khí hậu, thời tiết ở Nam Bộ cũng khác so với vùng Bắc Bộ. Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức có ghi chép: cuối mùa xuân mới bắt đầu mưa, đến hè là mùa mưa, thu hay mưa rào, nhiều khi mưa to như trút nước nhưng chỉ một, hai giờ thôi, ráo tạnh ngay, cũng có khi mưa dầm một hai ngày mà không có cái khổ liên miên đến hàng tuần, hàng tháng”. Thiên tai tuy không hay xảy ra thường xuyên nhưng cũng xảy ra nhiều năm và nhiều vùng làm cho đời sống của những lưu dân nơi đây vô cùng khốn khổ. Ngập lụt, hạn hán thì đến theo chu kì. Nắng có lúc đổ sao, mưa có khi thúi đất. Nên đôi khi sau những lúc nắng khô ruộng nẻ thì mưa giông kèm sấm chớp dữ dội. Thiên nhiên nơi đây tha hồ “giương oai giễu võ”. Cùng với bước chân khai hoang mở đất, từ nơi vùng cao đến vùng trũng thấp đều được con người chinh phục. Thế là cùng với vùng đất “sông sâu nước chảy”, “phù sa trầm trích” lâu năm tạo bùn cao, giồng đất đã mang đến cho Nam Bộ một diện mạo mới. Những lưu dân xưa với sức mạnh của đôi bàn tay đã cải biến nơi đây trở thành một vùng đất màu mỡ. Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km². Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long. Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu 17
- quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Xuất phát từ sự khắc nghiệt, hoang sơ nhưng cũng có phần trù phú, màu mỡ, vùng đất Nam Bộ đã hình thành nên những nét khu biệt trong văn hóa của người Nam Bộ. Chính điều này đã làm nên những nét khác biệt trong văn hóa ứng xử của người dân nơi vùng sông nước. 1.1.3. Những đặc điểm cơ bản văn hóa Nam Bộ Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam Bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam Bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử. Nam Bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”, trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý, dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam Bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại (hợp tác) lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đường giao thông: săn bắn thú dữ, cưu mang đùm bọc “thương nguời như thể thương thân” giúp đỡ nhau chén cơm manh áo, con giống, hạt giống, đúng với câu ca truyền miệng gần như nông dân Nam Bộ ai cũng thuộc lòng “một miếng khi đói bằng cả gói khi no” trong sản xuất và đời sống. Tuy cuộc sống vô cùng cơ cực ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm nam nữ quây quần giã gạo, chày đôi, chày ba, rồi ca hát hoặc hò đối đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình. Những người nông dân có mặt ở vùng đất Nam Bộ này hơn 300 năm trước đây là những nông dân đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc. Tuy buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang sơ trăm đắng ngàn cay bởi rừng thiêng nước độc, thú dữ, người nông dân thiếu cả công cụ, phương tiện lao động… 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 306 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn