intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu tường tận những giá trị nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả sẽ giúp làm nổi rõ hơn một số phương diện trong văn học Việt Nam đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

  1. ================================================================ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ------ 0------ TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34 Hµ Néi – 2010 ================================================================ 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ------ 0------ TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lª Dôc Tó Hµ Néi – 2010
  3. ================================================================ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8 4. Cấu trúc luận văn................................................................................... 9 Chương 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT ................................................. 10 1. Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986 ............................................................................... 10 2. Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh ...................... 13 2.1. Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh ....................................................... 13 2.2.1. Bi kịch cộng đồng .................................................................... 25 2.2.2. Bi kịch cá nhân ........................................................................ 28 2.3. Cảm hứng phê phán và cảm hứng trào lộng ........................................ 35 2.4. Cảm hứng khám phá con người bản năng ........................................... 43 Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH ............................................................................................. 52 1. Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn trước và sau 1986 và đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh ...................................... 52 2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh.................. 55 2.1. Kiểu nhân vật truyền thống ................................................................. 55 2.2. Kiểu nhân vật đổi mới ......................................................................... 60 2.2.1. Nhân vật cô đơn........................................................................ 60 2.2.2. Nhân vật dị biệt ........................................................................ 65 2.2.3. Nhân vật giả huyền thoại, giả lịch sử ........................................ 68 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH ................................................ 72 1. Cốt truyện...................................................................................................... 72 ================================================================ 3
  4. ================================================================ 1 .1. Cốt truyện truyền thống được kế thừa và phát triển ............................ 73 1. 2. Cốt truyện tâm lý … .......................................................................... 76 1.3. Cốt truyện phân rã............................................................................... 77 1.3.1. Kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính ........................................ 78 1.3.2. Kết cấu mở .............................................................................. 80 1.3.3. Kết cấu sắp xếp nhiều mạch truyện .......................................... 82 2.Tình huống truyện .......................................................................................... 85 3. Không gian - Thời gian nghệ thuật ................................................................ 90 3. 1. Không gian ........................................................................................ 90 3.1.1. Không gian bối cảnh ................................................................. 91 3.1.2. Không gian ảo .......................................................................... 99 3..2. Thời gian nghệ thuật ....................................................................... 100 3.2.1. Thời gian hiện thực ................................................................. 101 3.2.2. Thời gian tâm lý ..................................................................... 103 4. Giọng điệu trần thuật ................................................................................... 105 4.1. Giọng điệu trữ tình ............................................................................ 107 4.2. Giọng khách quan gai góc, lạnh lùng ................................................ 111 4. 3. Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt ........................................... 113 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 121 ================================================================ 4
  5. ================================================================ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ sau đổi mới có nhiều thành tựu đáng kể cả về nội dung lẫn hình thức. Góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của nền văn học hiện đại là những nhà văn - người lính. Thời kỳ văn học trước năm 1975, họ là đội quân sáng tác chủ lực của văn chương Việt Nam, đến khi bước vào thời kỳ đổi mới, những người lính cầm bút cũng vẫn là những tác giả quan trọng của nền văn học dân tộc. Bên cạnh những “cây đa cây đề” của các nhà văn quân đội mở đường tiên phong cho sự nghiệp đổi mới văn chương như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu…, người ta còn thấy xuất hiện một lớp nhà văn quân đội trẻ trung hơn xuất hiện và trưởng thành trong thời kì đổi mới. Với những cái nhìn mới mẻ, họ có những đóng góp không nhỏ làm phong phú, sâu sắc thêm cho những trang viết về chiến tranh và người lính, về nhiều mặt bộn bề, phức tạp, sinh động của cuộc sống, con người hiện tại… Việc tìm hiểu đóng góp của một nhà văn quân đội vào sự khởi sắc của văn học thời kỳ này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn không chỉ về vai trò của những nhà văn mặc áo lính trong công cuộc xây dựng nền văn học mới, mà còn thấy được phần nào con đường phát triển của văn xuôi Việt Nam những năm gần đây. 1.2. Sương Nguyệt Minh hiện nay được đánh giá là một trong những nhà văn quân đội tiêu biểu. Anh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm đầu của thập niên chín mươi của thế kỉ XX, cho tới nay với sự đam mê và lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn, rất nhiều bài bút ký, tùy bút…, định hình được một phong cách riêng vừa ổn định lại không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, Sương Nguyệt Minh đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội (1996) với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải thưởng truyện ngắn cuộc thi Cây bút vàng của Tạp chí Văn hóa - văn nghệ Công an (1998 -2001) với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục (2004) với tác phẩm Những bước đi vào đời; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Nhà xuất bản ================================================================ 5
  6. ================================================================ Thanh niên (2004) với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (2003-2004) với tác phẩm Mười ba bến nước; Hai lần Giải thưởng sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng về đề tài "Chiến tranh và Người lính" với tập bút ký Trong cơn đại hồng thủy và tập truyện ngắn Mười ba bến nước. Và gần đây, tập truyện ngắn Dị hương ra đời đã tạo ra những cuộc tranh luận khá sôi nổi. Những thành công bước đầu của nhà văn Sương Nguyệt Minh chủ yếu ở thể loại truyện ngắn. Với vốn sống phong phú của một người lính đã từng đi nhiều, đọc nhiều, trăn trở nhiều, cộng thêm một tấm lòng nhân hậu luôn hướng về cuộc đời và con người với cái nhìn trìu mến và lo lắng, các sáng tác của Sương Nguyệt Minh cho người đọc thấy được nhiều điều trong cuộc sống: những được - mất, vui buồn trong chiến tranh hay khi đã hòa bình; những mặt sáng - tối của đời sống nông thôn, thành thị; những góc khuất trong đời sống riêng tư con người… Đọc văn của Sương Nguyệt Minh, người đọc được bước vào một thế giới nghệ thuật riêng, phong phú, đa chiều với một phong cách văn chương giản dị nhưng luôn không ngừng tìm tòi, đổi mới. Có thể nói truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh vừa có cái trầm tĩnh, đôn hậu của một người lính cầm bút vừa có cái sắc sảo của một nhà văn tinh nhạy khi sống trong xã hội thời kinh tế thị trường đầy biến động, vì thế nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn có thể thấy được phần nào sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ lúc đất nước bắt đầu bước vào Thời kỳ đổi mới (1986) tới nay kể cả mặt đề tài, cảm hứng lẫn bút pháp… Trong buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn Dị hương tháng 10 năm 2009 với sự có mặt của đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà lý luận phê bình, có nhiều ý kiến cho rằng Sương Nguyệt Minh là cây bút có mặt trong tốp đầu hiện nay của đội ngũ nhà văn quân đội (Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, và nhà LLPB Yên Trang, Nguyễn Hoàng Đức…) Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh mong muốn qua việc tìm hiểu tường tận những giá trị nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả sẽ giúp làm nổi rõ hơn một số phương diện trong văn học Việt Nam đương đại. ================================================================ 6
  7. ================================================================ 2. Lịch sử vấn đề Đã có rất nhiều bài phê bình đánh giá về truyện ngắn Sương Nguyệt Minh trên các báo viết, báo mạng…với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Điều đó chứng tỏ sáng tác của Sương Nguyệt Minh đã được nhiều bạn đọc chú ý và tìm hiểu. Ngay từ khi truyện ngắn đầu tiên của anh (Nỗi đau dòng họ) được in trên báo đã có ý kiến đánh giá đó là những trang văn “có mùi có vị, rõ ra tư chất nhà văn”[54]. Liên tiếp sau đó, cùng với sự ra đời đều đặn của các tập truyện ngắn, những ý kiến bình luận về tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ngày càng nhiều hơn. Nhận xét về cách viết của Sương Nguyệt Minh, nhà văn Phong Điệp trên tờ Văn nghệ trẻ (2002) đã từng khẳng định: “Truyện của anh viết kỹ đến từng câu chữ, từng chi tiết. Đặc biệt anh rất dụng công trong việc dựng cốt truyện”… Nhà văn - nhà phê bình Văn Chinh trong bài viết Tôi muốn cái lục lạc ấy bằng đất nung (www.vanchinh.net, ngày 18/12/2008) cũng cho rằng: “Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ”. Có thể thấy rằng Sương Nguyệt Minh đã rất có lý khi lựa chọn thể loại truyện ngắn, bởi với anh nó có sức tải lớn, chứa đựng được nhiều tâm tưởng. Đọc truyện của Sương Nguyệt Minh dễ thấy yếu tố cốt truyện, tình huống và sự đậm đặc của các chi tiết là thế mạnh của anh. Bên cạnh đó thế giới nhân vật trong truyện rất phong phú, có những nét tính cách chân thực, sinh động, thường để lại ấn tượng sâu, như Hoài Anh nhận xét: “Tâm lý nhân vật được tác giả phân tích khá kỹ, ý nghĩ được biến đổi thành các hành động minh họa dẫn người đọc tới thế giới trong câu chuyện” và “Đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thấy cuộc sống lần lượt đi qua trang viết nhẹ nhàng, hư và thực lẫn lộn, quá khứ và hiện tại, nam và nữ…” [19]. Nhà văn Khuất Quang Thụy trong lời tựa cho tập truyện ngắn Mười ba bến nước thì phát hiện ra “những cái không thông thường” trong cách viết của Sương Nguyệt Minh, ngay ở những “bến nước” đầu tiên trên con đường sáng ================================================================ 7
  8. ================================================================ tạo văn học nghệ thuật, từ việc phá vỡ bút pháp truyền thống của thể loại, đến việc phá vỡ môtip chủ đề và tạo ra sự đa thanh trong tác phẩm. Tất cả những cái “không thông thường” ấy thể hiện sự tìm tòi không mệt mỏi của tác giả Sương Nguyệt Minh trong quá trình sáng tác. Chính nhờ sự tìm tòi ấy mà các tác phẩm của anh luôn không ngừng đổi mới, mang lại nhiều phong vị khác nhau trong từng giai đoạn sáng tác. Nhìn nhận khái quát về quá trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh, các nhà phê bình đều nhận ra những bước chuyển đáng mừng trong văn phong của nhà văn quân đội này. Nếu trong những tập truyện đầu tay như Đêm làng Trọng Nhân, Người ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sương Nguyệt Minh được đánh giá là: “mang đến cho người đọc một khuôn mặt văn chương theo lối truyền thống, nhuần nhụy từ giọng văn cho tới tên của các nhân vật trong tác phẩm” (Thu Phố, Tạp chí tuyên giáo, 10/2009), thì càng về sau với các tập truyện Mười ba bến nước, Chợ tình và đặc biệt là Dị hương, Sương Nguyệt Minh càng thể hiện những tìm tòi, bứt phá mới như chính anh quan niệm: Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng. Dòng sông không chảy là dòng sông lấp, sông chết. Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc. Các nhà phê bình quan tâm tới sáng tác của Sương Nguyệt Minh đã tìm ra con đường vận động trong văn chương của Sương Nguyệt Minh là đi từ “hiện thực - lãng mạn” đến “hiện thực - lãng mạn và kỳ ảo”. Nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên đã khẳng định “Nhà văn không nhất thiết phải viết hay hơn người khác, nhưng đến một lúc nào đó, nhà văn phải viết khác mình. Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này” (Phát biểu nhân buổi tọa đàm ra mắt tập truyện ngắn Dị hương). Nhà văn Di Li trên tờ An ninh thủ đô ( Số ngày 18/10/2009) cho rằng: “Trước nay, cái tên Sương Nguyệt Minh thường gắn liền với những câu chuyện viết về đề tài chiến tranh và nông thôn bằng ngòi bút dù dữ dội vẫn lung linh, trữ tình, nên việc ra đời những truyện ngắn ma mị và nhiều tính dục với bút pháp huyền ảo và giả tưởng trong tập Dị hương khiến nhiều người đọc lạ lẫm, bất ngờ.” ================================================================ 8
  9. ================================================================ Ở những sáng tác đầu tay những trang viết về không gian quê có thể được coi là “bảo bối” của Sương Nguyệt Minh, chính vì vậy mà nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã gọi Sương Nguyệt Minh là “Nhà văn của cảnh sắc đồng quê lung linh”, còn nhà phê bình trẻ Đoàn Minh Tâm đã viết một bài tiểu luận đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội với nội dung Không gian làng quê trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Số tháng 11/2009). Trong đó nhà phê bình trẻ này có những khám phá riêng về không gian nghệ thuật đặc trưng của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - một không gian làng quê đẹp đẽ, đậm đà nghĩa tình mà bộn bề những bi kịch trước sự tấn công của cơ chế thị trường được viết với tấm lòng âu lo của một người con nặng tình với quê hương. Đến giai đoạn sáng tác sau của Sương Nguyệt Minh, chất kỳ ảo và yếu tố tính dục lại được nhiều nhà phê bình chú ý tới. Tập truyện ngắn Dị hương ghi dấu những đổi mới và thành công trong sự thay đổi bút pháp của anh, nó vừa thể hiện sự thống nhất, vừa thể hiện những phát triển đáng mừng trong phong cách tác giả, như nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương đã viết “chất lãng mạn thăng hoa gặp được cái bí nhiệm đã mở lối cho truyện ngắn Sương Nguyệt Minh vào thế giới kỳ ảo” (Khi chiếc yếm bay lên - Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội - tháng 11-2009). Phát hiện ra giá trị của những trang viết về tính dục giàu chất nghệ thuật, Thùy Dương trong bài Sex với Dị hương viết: “Ông không đi theo lối mòn của bất kỳ ai trong ý tưởng sáng tác cũng như nghệ thuật chuyển hóa “thế giới sex” mang tính thẩm mỹ vào văn học”. Điều đáng quý là tác giả Sương Nguyệt Minh đã không sử dụng sex như một món ăn câu khách mà “Sương Nguyệt Minh sử dụng sex như một phương tiện nghệ thuật để đưa ý tưởng tác phẩm đến với người đọc. Đó là thứ tình dục sang trọng, thanh tao, đầy gợi cảm” (Trần Hoàng Anh, Dị hương và lối viết như nhập đồng, Tiền phong cuối tuần số 47/2009). Cũng trong buổi tọa đàm về sự ra đời của Dị hương, nhà phê bình Văn Giá đã gói gọn phong cách văn chương của Sương Nguyệt Minh trong ba từ Hoạt - Phiêu - Thõa (linh hoạt, phong phú về chất liệu và sự trẻ trung). Ba từ ================================================================ 9
  10. ================================================================ ấy đã phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh trong truyện ngắn của tác giả quân đội này. Những nhận định, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã góp phần giúp bạn đọc dần dần khám phá những nét đặc sắc trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh. Tuy nhiên hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào hệ thống lại những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh hay đánh giá một cách tổng quan về phong cách riêng của tác giả này. Hầu hết các nhà phê bình đề chỉ đi vào một khía cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể mà chưa có cái nhìn khái quát về đóng góp của Sương Nguyệt Minh hay phân tích những đặc điểm chung của thời kỳ văn học phản ánh qua những sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, những bài viết ấy vẫn là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh với những nét chính: Cảm hứng nghệ thuật; Thế giới nhân vật và Các phương diện nghệ thuật đặc sắc. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, nhưng để có một cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng tôi có liên hệ, so sánh với thể loại khác của nhà văn như bút ký, cũng như so sánh với truyện ngắn của một số nhà văn cùng và khác thời. Phương pháp nghiên cứu: Hướng vào thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 1. Phương pháp loại thống kê, phân loại: ================================================================ 10
  11. ================================================================ Phương pháp thống kê, phân loại giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật … từ đó khái quát nên những đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà văn này 3. Phương pháp lịch sử: Phương pháp này cho thấy những nét đặc trưng nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh có sự kế thừa của văn học truyền thống, nhưng cũng có nhiều cách tân độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn 4. Phương pháp đối chiếu, so sánh: Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh giữa tương quan với các sáng tác khác thời kỳ đổi mới, nhất là với các sáng tác về đề tài chiến tranh và những bi kịch hậu chiến, bi kịch đời thường. 5. Phương pháp loại hình 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật Chương 2: Thế giới nhân vật Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh ================================================================ 11
  12. ================================================================ Chương I CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT 1. Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986. Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về khái niệm “cảm hứng nghệ thuật”, song hầu hết các nhận định đều khẳng định vai trò quan trọng của cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác. Vì cảm hứng nghệ thuật giống như một sợi chỉ đỏ xâu chuỗi các yếu tố trong văn bản, tạo nên một sự gắn kết bền vững. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về cảm hứng nghệ thuật (hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.”[6, tr 32]. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học với niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”. Đặc biệt trong thể loại truyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng. Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao. Truyện ngắn cũng có điểm tương đồng với thơ ở chỗ những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết, như lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn “qua một mảng lông mà biết toàn bộ con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần”. Vì vậy, truyện ngắn luôn đòi hỏi cảm hứng nghệ thuật phải dồi dào, có định hướng, từ đó thể hiện nội ================================================================ 12
  13. ================================================================ dung tư tưởng một cách sắc bén và tạo nên một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ, hài hòa giữa yếu tố lí trí và tình cảm. Cảm hứng nghệ thuật không phải là tình cảm được xướng lên thành một phát ngôn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà người đọc cảm nhận được từ tình huống, từ khung cảnh, từ chất liệu… từ không khí chung của toàn tác phẩm. Lí luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm của nhà văn với thế giới được mô tả. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học luôn thống nhất với đề tài và tư tưởng tác phẩm, nó tạo nên cho tác phẩm một sự thống nhất ở mọi cấp độ. Đồng thời, cảm hứng nghệ thuật còn thể hiện được thế giới quan của nhà văn, bộc lộ được quan điểm của nhà văn trước mọi vấn đề của cuộc sống vì “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động” [10, 268]. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm có vai trò quan trọng, có vai trò không thể thiếu, như Bêlinxki đã nói, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”. Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975 gắn liền với những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc: công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người cũng không còn như trước, vì vậy văn học cũng không thể chỉ mang mãi cảm hứng cũ. Hiện thực cuộc sống đời thường sau chiến tranh mở ra những vùng đất mới, khơi gợi những nguồn cảm hứng mới mẻ cho các nhà văn. Thêm vào đó, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra con đường cho các văn nghệ sĩ “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Và từ đó, một khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cái nhìn hiện thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn. Công cuộc đổi mới càng ngày càng phát triển cả ở chiều rộng lẫn bề sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tưởng thẩm mĩ đến hệ thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật. Các nhà văn không còn “nhìn đời ================================================================ 13
  14. ================================================================ và nhìn người một phía”, họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhận thức được rằng “hiện thực không phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; con người là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá; nhà văn phải là người có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ không chỉ bằng nhiệt tình và trong tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình nữa…”[18,16]. Với cái nhìn đa chiều ấy, văn học đồng thời cũng xuất hiện những cảm hứng mà văn học thời chiến tranh rất ít xuất hiện như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng…. Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu chiến; bi kịch tình yêu, hôn nhân…phản ánh đúng những bộn bề của cuộc sống của thời kinh tế thị trường đầy xáo động. Những tác phẩm mang cảm hứng này đánh dấu sự khởi sắc của văn chương thời kỳ đổi mới. Có thể nhắc tới những sáng tác ở giai đoạn đầu như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)… Và ở chặng đường sau là hàng loạt những tên tuổi như Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ… Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cảm hứng lớn trong văn học giai đoạn này. Khi ý thức cá nhân phát triển, khi con người không còn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, công dân nữa mà chủ yếu được nhìn nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường, những bi, hài kịch bắt đầu xuất hiện. Cảm hứng trào lộng mở ra những bức tranh cuộc sống với nhiều mảng màu tương phản: niềm vui chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát, sự đủ đầy của vật chất thời mở cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức, tình cảm trong cuộc sống tinh thần , hạnh phúc tồn tại song song với những bất hạnh của đời thường…Những hiện tượng dở khóc dở cười diễn ra tạo thành nguồn cảm hứng cho các tác giả sáng tác. Cái Tôi cá nhân càng được đề cao, thì việc khai thác vào tận cùng của những nỗi niềm càng được chú ý tới và vì thế mà văn chương ngày càng sâu sắc hơn. Chính vì vậy sáng tác văn học trong giai đoạn này đã đạt được đến những thành công nhất định khi Vấn ================================================================ 14
  15. ================================================================ đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được khai thác trong văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu sắc [27, tr.3]. Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm 1975 là một điều quan trọng, vì trong bài Khái quát về văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1975 đến hết thế kỷ XX [18, tr.17] có nhận xét về văn học thời kỳ đổi mới như sau “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường; nội tâm của nhân vật được khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở rộng, phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở nên phong phú hơn; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thường hơn…”[18, tr.18]. Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương. Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn văn học. Sương Nguyệt Minh vốn là một nhà văn quân đội luôn biết đổi mới văn chương của mình, trong sáng tác của anh vừa có những cảm hứng văn chương thời chiến tranh (cảm hứng lãng mạn, ngợi ca) vừa có những cảm hứng của văn chương thời đổi mới (cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng…). Chính vì thế anh đã tạo được một phong cách văn chương đa dạng, một thế giới nghệ thuật đa chiều, tiếp thu và sáng tạo không ngừng. 2. Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 2.1. Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh Vốn là một cây bút quân đội, một trong những quan tâm hàng đầu của Sương Nguyệt Minh là đề tài chiến tranh và những người lính. Điều này cũng không có gì là khó hiểu, nhất là với một cây bút vốn xuất thân từ quân đội như anh. Sương Nguyệt Minh đã từng trực tiếp cầm súng trên chiến trường Campuchia trong nhiều năm, từng ngày từng giờ chìm lút trong biển lửa trận mạc, chứng kiến nhiều cái chết trẻ trong nỗi bi quan tuyệt vọng, anh cũng đã ================================================================ 15
  16. ================================================================ từng sống nhiều năm với những người lính thời đánh Mỹ. Vì vậy, viết về họ, viết về chiến tranh như là một nhu cầu tự thân, một lẽ tất nhiên là một mảng không thể thiếu trong văn chương của anh. Khi nói về truyện ngắn viết theo đề tài chiến tranh, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý từng nói : “… chiến tranh còn nhiều tầng vỉa để khai thác. Bao nhiêu kỳ tích, con người, sự việc chưa được phản ánh miêu tả, bao nhiêu hy sinh mất mát của đồng chí đồng bào chưa tri ân đầy đủ, bao nhiêu câu hỏi về chiến tranh chưa được trả lời…Món nợ của người cầm bút vẫn còn lớn lắm…Chiến tranh vẫn là một đề tài nóng của văn học. Tôi nghĩ rằng 30 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa thì sự quan tâm của người cầm bút đối với nó vẫn không hoàn toàn mất đi ” (www.baomoi.com). Điều này cũng rất gần với quan điểm của Chu Lai khi nhà văn mặc áo lính này cho rằng “ …chiến tranh là một siêu đề tài. Càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn, miễn là người viết biết tìm ra một lối đi riêng” Chiến tranh là một biến động quá lớn trong lịch sử của một dân tộc, ấn tượng về nó khó lòng có thể phôi phai trong mỗi người. Một phần nữa là viết về chiến tranh với một số nhà văn còn như một món nợ, mà nếu như không viết nhà văn sẽ có cảm giác như mình vô ơn với những gì đã nhận được từ đồng đội, từ nhân dân…Sương Nguyệt Minh cũng viết với tâm thế như vậy. Trong những sáng tác của Sương Nguyệt Minh chỉ có một số ít các truyện ngắn viết về người lính thời bình là mang dáng dấp, hơi hướng của những tác phẩm viết trước năm 1975, còn lại đa phần các tác phẩm cũng hướng về đề tài chiến tranh, người lính song cách tiếp cận của anh lại có nhiều đổi mới. Truyện viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh tuy văn phong giản dị song có nhiều điểm khác với tác phẩm của những cây bút trẻ viết về cùng đề tài, bởi hiện thực trong đó được gợi lại nóng hổi, bởi đó chính là vùng kí ức sâu đậm khi anh là lính, chứ không chỉ là những ấn tượng lờ mờ qua những câu chuyện nghe được, đọc được. Ví như ký ức không thể nào quên của thời son trẻ ở mặt trận biên giới Tây Nam (Quãng đời xưa in dấu); hay cuộc sống binh ngũ trong thời kỳ đất nước ổn định, khi những người lính thời bình dù không còn phải đối mặt với những hiểm nguy của bom đạn ================================================================ 16
  17. ================================================================ chiến tranh, song đời sống quân ngũ vất vả nhọc nhằn, luôn đòi hỏi họ phải hy sinh những tình cảm riêng tư, phải luôn ở tư thế sẵn sàng phục vụ (Khi chúng tôi là lính, Khi cơn lũ đi qua, Hai người lính và tôi...). Đọc những tác phẩm này thấy rõ những ưu thế của một nhà văn lính viết về những đồng đội của mình. Càng giai đoạn sáng tác sau, những truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện. Với chỗ đứng của một người đã có độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn. Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hôm nay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh. Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước vào cuộc sống hòa bình . Một loạt truyện ngắn của anh như Nanh sấu, Quãng đời xưa in dấu, Chuyến tàu đêm… đều viết với sự đan xen hai cảm hứng chủ đạo này. Truyện Dòng sông trinh nữ trong tập truyện đầu tay của anh cũng là một ví dụ điển hình. Tác phẩm khai thác một mối tình xuyên thời đại của một cô nữ sinh và một người chiến sĩ trẻ. Cuộc gặp gỡ vô tình một đêm mưa đã khiến họ gắn bó với nhau trong tình yêu ngọt ngào và lãng mạn. Thế nhưng, chiến tranh không cho họ ở bên nhau. Mối tình ấy giống như biết bao mối tình sét đánh, ngắn ngủi thời chiến mà âm vang của nó thì còn mãi, nhất là khi cô gái đã có một giọt máu cùng người lính, và luôn giữ trọn lời thề đợi chờ. Nếu chuyện kết thúc ở đó, thì dư ba của nó hẳn không nhiều. Sương Nguyệt Minh đã viết tiếp những trang viết lãng mạn bằng một hiện thực nhói lòng. Trong ================================================================ 17
  18. ================================================================ khi người phụ nữ xưa cùng đứa con gái giờ đã trưởng thành ngày ngày vẫn ngóng đợi người lính trở về với niềm hy vọng cháy bỏng, thì ở một nơi chân trời xa người lính ấy đã không còn giữ được chính mình, đã tha hóa. Cuộc sống hòa bình cuốn xô anh vào những mối quan hệ lầm tưởng: lấy vợ là một họa sĩ có chồng ở ngoại quốc, trong cuộc hôn nhân ấy anh chỉ như một bức bình phong che chắn cho cô ta trong những ngày đầu giải phóng, rồi sau đó người vợ ấy bỏ rơi anh lại với nỗi đắng cay; tiếp tục trượt dốc anh lao vào rượu chè bê tha và sống tạm bợ với một người đàn bà thất học, lỗ mãng… Con người lý tưởng ngày xưa giờ đã biến chất một cách thảm hại. Người lính trong chiến tranh đẹp lung linh, nhưng hòa bình đã tự đánh mất mình. Cái nhìn sâu sắc giúp Sương Nguyệt Minh không xuôi chiều chỉ biết ngợi ca những người cầm súng, không nông nổi khẳng định họ mãi là đẹp đẽ một cách thô giản. Anh thấy rằng họ cũng là con người, cũng có nhiều lầm lỗi. Thậm chí họ còn dễ lầm lỗi hơn vì có một thời họ sống quá trong sáng và luôn ở trong một “bầu không khí vô trùng”, khi kết thúc chiến tranh, tâm lý hưởng lạc cùng với những ấu trĩ trong suy nghĩ dễ khiến họ không giữ được mình. Kết thúc truyện là một cái kết mở mang không khí lãng mạn, song nỗi buồn hậu chiến thì khó ai có thể khẳng định sẽ nguôi ngoai. Ngay bên cạnh cảm hứng ngợi ca những tình cảm tốt đẹp giữa những người đồng đội trong kháng chiến, là những dòng viết rất tỉnh táo về sự đổi thay đen bạc của con người sau chiến tranh. Có nhiều tác phẩm của anh có những dòng viết say sưa về một mối tình đẹp thời chiến, rồi sau đó lại xen vào cảm xúc đau đớn khi có những con người không giữ được lòng thủy chung, không giữ được bản chất tốt đẹp mà mình từng có. Nếu trước đây, bạn đọc nào đã quá quen với những tác phẩm chỉ mang không khí ngợi ca, miêu tả những người chiến sĩ anh hùng, lý tưởng hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những tác phẩm mà hình tượng trung tâm vẫn là những người lính, song hoặc những tính cách tốt đẹp của họ bị biến chất trong cơ chế thị trường, hoặc họ bị rơi vào “hội chứng lãng quên chiến tranh” hoặc họ không còn là những con người chủ động mà trở thành nạn nhân của một cuộc sống thực dụng, khi đồng tiền đóng vai trò chủ đạo. Môtip về những người đi qua chiến tranh với ================================================================ 18
  19. ================================================================ những kỉ niệm sâu đậm nghĩa tình rồi dần lãng quên, hờ hững, quay lưng lại với những gì mình từng tôn thờ và chịu ơn lặp đi lặp lại trong một số tác phẩm. Chuyến tàu đêm viết về một người lính đi du lịch cùng vợ qua miền đất đầy kỉ niệm. Kí ức làm anh ta nhớ lại kỉ niệm sâu nặng với H’Linh - cô gái dân tộc trong sáng và nhân hậu đã cứu sống anh trong một trận lũ rừng. Vậy mà, anh đã lãng quên cô. Cái lãng quên ấy cũng lặp lại ở nhân vật ông họa sĩ trong Những tháng ngày đã qua và lãng quên đến mức tha hóa, đánh mất mình nhất là ở nhân vật ông đạo diễn trong Nanh sấu. Các mô típ về những anh bộ đội dũng cảm, thủy chung, son sắc giờ không còn nữa. Ngay từ thời kỳ đầu của văn chương đổi mới, Nguyễn Duy trong Ánh trăng, Nguyễn Minh Châu trong Bức tranh,… đã phát hiện ra rằng tính cách bội bạc của con người dường như không có ngoại lệ, ngay cả ở những người lính đã từng một thời được tôn thờ như những mẫu hình lý tưởng nhất. Trước sức hút của bao sự cám dỗ trong đời sống thường ngày, những người lính - người hùng một thời, cũng khó lòng trụ vững. Họ lãng quên quá khứ, lãng quên nghĩa tình với đồng đội với người thân, họ sống trong sự ích kỷ đáng chê trách. Ngay trong những tác phẩm mang cảm hứng bi kịch cũng ngầm chứa cả cảm hứng phê phán. Trong đa phần các tác phẩm giọng điệu phê phán của Sương Nguyệt Minh không mãnh liệt, sâu cay mà nhẹ nhàng thấm thía, có khi nó còn không được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ mà ẩn rất sâu đằng sau cách kể chuyện đầy khách quan của tác giả. Ở những tác phẩm viết về đề tài người lính, tính phê phán bộc lộ qua việc tác giả phơi bày một số hiện tượng đáng buồn về sự biến chất của những người một thời đã từng được vinh danh trên mặt trận chống quân thù. Nổi bật trong số những tác phẩm này là Nanh sấu. Nhân vật Lê Mãnh trước đây đã từng là một người lính can trường, chiến công đầy mình, từng dầm thân thể xuống cửa sông đánh tầu giặc…Nhưng, khi về sống giữa thời bình, ông ta đã bị tha hóa, quên khứ hào hùng và quên cả người thân… Con người ấy lại trở thành một đạo diễn ăn chơi sa đọa, quan hệ với cả những cô gái đáng tuổi con mình, dùng cả kỷ vật thiêng liêng ngày xưa để làm vật giải nguy trong những cuộc mây mưa. Ở tác phẩm này Sương ================================================================ 19
  20. ================================================================ Nguyệt Minh đã “giải thiêng lịch sử”, không lý tưởng hóa nhân vật của mình như kiểu xây dựng nhân vật của văn học thời kỳ trước. Ông đã lách sâu ngòi bút để làm rõ thêm những biến dạng nhân cách của những con người ngay ở hàng ngũ “quân ta”. Vì thế mà nhân vật của Sương Nguyệt Minh trở nên thật hơn, gần hơn với đời thường và cũng có sức thuyết phục hơn. Cùng cảm hứng với những tác phẩm viết về sự lạc lõng của những người lính trở về sau chiến tranh rất nổi tiếng cùng thời như Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)…Sương Nguyệt Minh cũng có cái nhìn đầy cảm thông với những người lính vốn từng giữ vai trò chủ chốt trong một giai đoạn lịch sử, giờ không thể hòa nhập với cuộc sống bon chen đời thường. Đó là nhân vật Bùi Như Lạc trong Chuyện gia đình bạn tôi hay nhân vật người cha trong Bản kháng án bằng văn, Cha tôi. Họ vốn là những người lính đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho quân ngũ, về với cuộc sống đời thường, họ chỉ có hai bàn tay trắng. Có người thì cố gắng bằng mọi cách chạy đua với đời để kiếm miếng cơm manh áo cho vợ con mà không sao làm nổi, có kẻ thì sống trong nhà mình mà cứ như lạc vào đảo hoang. Họ không hiểu những gì đang diễn ra quanh mình, không làm chủ được gia đình mình đành cứ đứng nhìn những người thân trong gia đình bị vòng xoáy của kinh tế thị trường, của cuộc sống hiện đại kéo tuột khỏi tay mình. Đọc loạt truyện ngắn này của Sương Nguyệt Minh cũng như của Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Chu Lai… người đọc dễ có liên tưởng tới những tác phẩm viết về “thế hệ vứt đi” của nhà văn Mỹ Hêminguây khi ông rời khỏi quân ngũ sau Đại chiến thế giới thứ nhất. Không chỉ thay đổi cách nhìn những người lính, Sương Nguyệt Minh cũng có cách đánh giá chiến tranh không theo lối mòn. Giờ đây, sau một thời gian dừng lại để suy ngẫm anh cũng như các nhà văn, nhà thơ và cả công chúng đều không còn ngợi ca một chiều chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong các cuộc chiến tranh. Đúng là thắng lợi huy hoàng thật đáng tự hào, nhưng để giành được thắng lợi ấy chúng ta cũng mất rất nhiều. Cái mất mát tính bằng người bằng của thì đã có rất nhiều tác phẩm nói tới, song những di chứng nặng nề tạo nên những bi kịch hậu chiến âm ỉ thì phải đợi đến giai ================================================================ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2