Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ
lượt xem 10
download
Đề tài "Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ" nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ nhằm cung cấp cái nhìn có tính hệ thống về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn của nhà văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HOÀNG THỊ THU TRANG ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HOÀNG THỊ THU TRANG ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHA BÌNH DƯƠNG – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Kha.Các trích dẫn cũng như tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn chưa được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Hoàng Thị Thu Trang i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học và thực hiện tốt nhất luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhiều người. Trước tiên, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Văn Kha.Thầy đã nhiệt tình, kiên nhẫn, giảng dạy, dìu dắt chúng tôi từ những ngày đầu tìm hiểu đề tài. Với phương pháp khoa học và tinh thần nghiêm cẩn, thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng tôi những giải pháp phù hợp cho đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Bộ phận sau Đại học, Khoa văn học, trường Đại học Thủ Dầu Một, đã tạo các điều kiện cho chúng tôi được học tập và làm luận văn một cách thuận lợi. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô đã truyền đạt cho chúng tôinguồn tri thức mới, trang bị cho chúng tôi những kiến thức để có thể áp dụng trong quá trình làm luận văn để quá trình làm luận văn có thể diễn ra thuận lợi, không bỡ ngỡ, lo lắng Tiếp đến, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp CH16VH02 đã cùng chia sẻ và tạo cho chúng tôi những động lực quý báu trong suốt thời gian học tập và đặc biệt trong khi thực hiện luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Học viên Hoàng Thị Thu Trang ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………… i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………... ii MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….. 1 1.Lí do chọn đề tài………………………………………………………………. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………. 1 2.1. Giai đoạn trước 1975………………………………………………………... 1 2.2. Giai đoạn sau 1975…………………………………………………………. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………. 7 4. Lý thuyết tiếp cận và phương pháp nghiên cứu……………………………… 7 4.1. Hướng tiếp cận chủ yếu của đề tài là lý thuyết thi pháp……………………. 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………. 7 5. Đóng góp của đề tài luận văn………………………………………… 8 6. Cấu trúc luận văn……………………………………………………………... 8 Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ 10 1.1. Truyền thống văn học Nam Bộ: phản ánh đời sống hiện thực đang diễn ra, đáp ứng nhu cầu của công chúng độc giả ................................................................................... 10 1.2. Đời sống xã hội, văn hóa miền Nam ở đô thị Sài Gòn giai đoạn 1954 - 1975 ..... 14 1.3. Truyền thống gia đình và sự “dấn thân” vào văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ ....................................................................................................................................... 21 1.3.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Thị Thụy Vũ ............................................................. 21 1.3.2. Quá trình sáng tác văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ ................................. 25 Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG……………………………………………. 29 2.1. Con người với thân phận bất hạnh, nổi trôi, vô định ............................................. 29 2.2. Con người mang tâm trạng cô đơn, u uẩn .............................................................. 39 2.3. Con người nổi loạn ................................................................................................. 43 2.4. Tính cách giang hồ, sống liều lĩnh và bất chấp………………………………….. 46 iii
- 2.5. Con người dám sống thật với bản năng, với những khát khao về tình yêu và tình dục ................................................................................................................................. 49 2.6. Con người nhiều mơ ước,có ý thức về danh dự và bảo vệ danh dự ...................... 57 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT………………………………………… 65 3.1 Điểm nhìn trần thuật………………………………………………………… 65 3.1.1. Nghệ thuật kể chuyện từ điểm nhìn bên trong…………………………. 65 3.1.2.Nghệ thuật kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài…………………………. 67 3.2. Kết cấu…………………………………………………………………….. 69 3.2.1.Kết cấu đan xen giữa hiện tại và quá khứ……………………………….. 70 3.2.2.Kết cấu có kết thúc mở…………………………………………………… 72 3.3. Ngôn ngữ ................................................................................................................ 74 3.3.1. Ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ ......................................................................... 74 3.3.2. Ngôn ngữ thông tục của dân giang hồ, chợ búa .................................................. 78 3.4. Giọng điệu .............................................................................................................. 81 3.4.1 Giọng điệu trữ tình, thương cảm…………………………………………. 82 3.4.2 Giọng điệu dửng dưng, lạnh lùng………………………………………… 84 Tiểu kết chương 3……………………………………………………………… 87 KẾT LUẬN……………………………………………………………………. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 89 PHỤ LỤC……………………………………………………………………… Error! Bookmark not defined. iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Thị Thụy Vũ là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của miền Nam trước năm 1975. Là một cây bút bắt đầu vào đời bằng nghề dạy học, Nguyễn Thị Thụy Vũ chuyển sang viết văn và đã viết một cách khá đều đặn. Với thể loại truyện ngắn, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã tạo nên những “lát cắt” của đời sống, phản ánh những thân phận nổi trôi, phù du, sống dưới đáy xã hội với đời sống tinh thần phức tạp. Đặc biệt với mảng đề tài các cô gái bán quán bar, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã tái hiện lại một góc nhỏ của đô thành Sài Gòn trước 1975. Nơi đó có những con người vì những hoàn cảnh khác nhau mà phải nhắm mắt đưa chân rời xa cuộc đời lương thiện. Văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ mang màu sắc rất khác so với các nhà văn đương thời. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ chưa thật sự nhiều, đơn thuần chỉ là những bài giới thiệu thay cho lời tựa các tập truyện ngắn, những bài điểm sách, những bài phỏng vấn rải rác trên các báo. Nhằm góp tiếng nói thẩm định sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ để thấy đóng góp của nhà văn cho văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975, trong phạm vi hiểu biết và năng lực có hạn của mình, với sự quý mến và trân trọng nhà văn nữ Nam Bộ trải qua năm tháng thăng trầm vẫn giữ được ngọn lửa của tình yêu văn chương, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ” làm đề tài luận văn cao học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ nguồn tư liệu có được, để hình dung ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ, phần trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trước 1975 và giai đoạn sau 1975. 2.1. Giai đoạn trước 1975 Vào những năm 60 của thế kỷ XX, sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ cùng với những khuôn mặt nữ lưu khác như Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương… đã tạo được tiếng vang trên văn đàn miền Nam. Ngòi bút của 1
- Thụy Vũ miêu tả táo bạo, phơi mở nhiều cảnh huống, dõi theo nhiều số phận, chạm khắc nhiều tâm trạng, tung hứng nhiều lời thoại dí dỏm… Chính vì vậy, Thụy Vũ trở thành một hiện tượng lạ trong văn xuôi đô thị miền Nam lúc đó. Khi nhắc đến sự xuất hiện của Thụy Vũ trên văn đàn, nhà văn Võ Phiến đã nhận định: “Đầu thập kỷ 60 – tôi không nhớ rõ năm nào – tòa soạn Bách Khoa bắt đầu nhận, thỉnh thoảng một thiên truyện ngắn của một người viết mới, thuộc phái nữ, ký tên Nguyễn Băng Lĩnh. Lúc bấy giờ các cây bút nữ giới hãy còn hiếm. Tòa soạn có ý tò mò… Người ấy về sau mang bút danh Nguyễn Thị Thụy Vũ, là tác giả cuốn sách có tên là Mèo Đêm, Lao Vào Lửa, Cho Trận Gió Kinh Thiên… Tức là thứ sách mà các thế hệ phụ nữ nước ta trước đó không mấy kẻ dám đọc, đừng nói đến chuyện viết!” (Dẫn theo Vương Trùng Dương, 2016). Trong Tạp chí Bách Khoa số 248, ra ngày 1/7/1967, Ngọc Minh, tác giả bài viết Mười hoa trổ sắc, đã xếp Thụy Vũ bên cạnh những nhà văn nữ nổi tiếng như Nguyễn Thị Vinh, Minh Quân, Linh Bảo, Phương Khanh, Trúc Liên, Trùng Dương, Vân Trang - Minh Đức, Hoài Trinh, Hoàng Hương Trang. Tác giả nhận định: “Qua các truyện ngắn chọn lọc của các nhà văn nữ hôm nay, người đọc thấy bàng bạc một tình thương: thương người thân, thương thân phận người con gái bị sa ngã, thương những kiếp người bị đói dốt, bị rủi ro, bị giặc giã cướp phần tươi sáng ấm êm…” (Ngọc Minh, 1967). Uyên Thao trong tác phẩm: Các nhà văn nữ Việt Nam 1900 – 1970, dành những lời khen cho nhà văn Thụy Vũ về cách viết táo bạo, sống động, gây xôn xao dư luận nhưng cũng nhận định: “Nguyễn Thị Thụy Vũ là một cây bút khá sắc bén và tinh tế, nhưng vẫn những sơ hở, nặng nề của một tinh thần tùy hứng” (Uyên Thao, 1991). Với Tạ Tỵ, khi chọn ra mười khuôn mặt văn nghệ, ông đã dành vị trí cho nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ bên cạnh các gương mặt văn học tiêu biểu khác như: Túy Hồng, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến, Thế Uyên, Thế Phong, Bùi Giáng, Võ Hồng. Trong tác phẩm Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Tạ Tỵ nhận định: “Nguyễn Thị Thụy Vũ, nhà văn phái nữ, hiện diện giữa khung trời văn nghệ với sắc thái đặc thù. Những ý nghĩ bỏng cháy và rẫy rụa về thân xác trong mỗi tác phẩm, 2
- đôi khi vượt qua ý nghĩ của nhiều người” (Tạ Tỵ, 1971). Riêng về truyện ngắn của Thụy Vũ, Tạ Tỵ nhận xét: “Thụy Vũ viết truyện ngắn với nhiều thể tài, mỗi thể tài được hàm chứa sự cuồng nhiệt của tuổi trẻ trong vấn đề tình yêu, cũng như nỗi nhức mỏi về thân phận, thân phận người con gái với những ước mơ táo bạo về dục tình” (Tạ Tỵ, 1971). Khi tổng kết lại văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ, Hồ Trường An điểm qua các tác phẩm của bà và nhận định: “Văn chương Thụy Vũ thật khó xác định. Chị viết về tâm sự cô đơn của các cô gái già, chị viết về xã hội các cô gái buôn hương bán phấn, chị viết về sinh hoạt của gia đình nhiều biến cố có liên quan đến thời cuộc và đến những khúc quanh của lịch sử. Đó là thứ văn chương hiện thực xã hội pha trộn một chút bóng dáng văn chương nổi loạn vốn là tàn dư sót muộn của văn chương hiện sinh” (Dẫn theo Tuyển tập Hồ Trường An - Tổng quan văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ). Võ Phiến trong Văn học miền Nam tổng quan đã có những nhận xét rất xác đáng về bà: “Đàn bà cầm bút đa số viết chuyện tình ái hoặc lâm ly hoặc éo le, chuyện vui, chuyện buồn loanh quanh trong gia đình, giữa các chàng trai với các nàng… Bà Nguyễn xông vào cơn gió bụi, phanh phui những cảnh đời lầm than, làm lắm kẻ sững sờ, nhăn mặt. Ở nước ta từ trước tới nay chuyện bà Nguyễn làm là chuyện của đàn ông.Nam phái vẫn xông xáo hơn nữ phái. Chuyện kéo xe, người ngựa ngựa người, chuyện lục xì, móc túi, đánh cướp, buôn lậu… thường do các ông tìm hiểu và kể cho nhau nghe. Các bà, các cô không tiện tìm, không tiện kể mà cũng không mấy thích nghe. Bà là người đàn bà khác thường… Tình cờ, vì lí do sinh kế, mà bà Nguyễn làm cây bút tả chân đầu tiên ở xứ ta, về phía nữ phái, mạnh dạn phơi bày một phương diện của thực trạng xã hội ta vào một thời điểm đặc biệt. Bà có vị trí riêng trong thời kỳ văn học bấy giờ” (dẫn theo Tuyển tập Hồ Trường An - Tổng quan văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ). Các ý kiến của giới nghiên cứu, phê bình giai đoạn trước 1975 về truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ đã chỉ ra sự táo bạo trong hướng tiếp cận hiện thực đời sống, như cách nói củaVõ Phiến: truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ là “thứ sách mà các thế hệ 3
- phụ nữ nước ta trước đó không mấy kẻ dám đọc, đừng nói đến chuyện viết”; “Bà Nguyễn xông vào cơn gió bụi, phanh phui những cảnh đời lầm than, làm lắm kẻ sững sờ, nhăn mặt”. Từ sự trích dẫn một số ý kiến đánh giá hoặc nói về sự tiếp nhận của độc giả đương thời về truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ để thấy cái mới trong sáng tác của nhà văn: “Đó là thứ văn chương hiện thực xã hội pha trộn một chút bóng dáng văn chương nổi loạn vốn là tàn dư sót muộn của văn chương hiện sinh” (dẫn theo Tuyển tập Hồ Trường An - Tổng quan văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ). 2.2. Giai đoạn sau 1975 Ngay sau ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước độc lập, thống nhất, người nghiên cứu, phê bình nhìn nhận về văn hóa văn nghệ miền Nam với quan điểm “sách báo của địch xuất bản và lưu hành trong thời kỳ chúng còn chiếm đóng, phân loại những tác phẩm phản động, đồi trụy, trước hết là loại sách dâm ô, để có thái độ xử lí” (Trần Trọng Đăng Đàn, 2000). Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội IV, năm 1976 đã đánh giá về lĩnh vực văn hóa tư tưởng miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa như sau: “ở miền Nam, chủ nghĩa thực dân cũ và mới cùng với ba mươi năm chiến tranh, đã để lại những hậu quả nặng nề trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. Bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, bọn Mỹ - ngụy cố tạo ra một thứ văn hóa nô dịch, đồi trụy, lai căng, cực kỳ phản động”. Tác giả Trần Trọng Đăng Đàn trong tác phẩm Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954- 1975 đã xếp Nguyễn Thị Thụy Vũ vào những cây bút “viết văn dâm ô, đồi trụy, sa đọa”. Ông từng nhận xét: “Trong số những cây bút nữ viết văn dâm ô, đồi trụy, sa đọa, vô luân, lấy cuộc sống của đĩ điếm, me Mỹ làm đối tượng mô tả thì Thụy Vũ là cây bút thuộc loại xông xáo và trắng trợn nhất… Bằng ngòi bút suồng sã của mình, Thụy Vũ dẫn dắt bạn đọc vào “thế giới mèo đêm”, cái thế giới mà trong đó mục đích sống của người phụ nữ rút lại chỉ còn mỗi một việc hết sức ô nhục là: khai thác thân xác của mình thật triệt để, để rút cho được thật nhiều tiền. Ở đây có sự kích dâm được thể hiện qua nhiều thủ thuật khác nhau: khi thì bằng sự mô tả một lũ con gái trẻ bịa chuyện rình bắt kẻ trộm để nhìn trộm người đàn ông đang tắm, khi thì bằng cách mô tả thân thể lõa lồ của mụ đĩ già Mi – sen, khi thì bằng sự phơi bày những màn 4
- chung đụng trống mái hùng hục, những đoạn đối thoại tục tĩu để mặc cả mua bán ái tình…” (Trần Trọng Đăng Đàn, 1988) Với độ lùi của thời gian, từ năm 1982, Đảng đã bỏ khẩu hiệu “văn nghệ phục vụ chính trị”, việc nhìn nhận, đánh giá văn học miền Nam trong đó có bộ phận văn học đô thị có sự đổi mới. Trong hoàn cảnh đất nước đổi mới, hội nhập với thế giới, việc nghiên cứu, đánh giá các sáng tác của các nhà văn thuộc bộ phận văn học đô thị miền Nam một cách khách quan, có cơ sở khoa học là yêu cầu cấp thiết. Theo tinh thần đó, cùng với việc xuất bản các sáng tác của một số nhà văn dưới thời Việt Nam Cộng Hòa như trường hợp Dương Nghiễm Mậu,… sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ đã được trở lại với bạn đọc trên cả nước. Trên báo Người lao động, Nguyễn Thị Thanh Xuân có bài viết Nguyễn Thị Thụy Vũ đã trở lại. Tác giả đã nhận xét Nguyễn Thị Thụy Vũ là “nhà văn bẩm sinh”. Đồng thời, khi nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Thị Thụy Vũ, tác giả bài viết có sự so sánh rất sâu sắc: “Cũng như Hồ Biểu Chánh, chất liệu Nam Bộ đầy ắp trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ. Tùy hứng, linh hoạt, tràn đầy nữ tính, trang viết của bà bất ngờ hơn, sắc sảo hơn, nghịch ngợm hơn. Những đối thoại kỳ tình; những miêu tả về tâm lý, sinh hoạt, món ăn… thật hấp dẫn. Trên phương diện này, cũng như Hồ Biểu Chánh, tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ hứa hẹn cung cấp những kịch bản hay cho điện ảnh và sân khấu, cũng như là đối tượng mời gọi nhiều cách đọc mới: nữ quyền, xã hội học, hậu thực dân” (Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2017). Báo Thanh Niên đăng ngày 26/032017, tác giả Mỹ Lệ nhận xét: “Nhân vật nổi bật trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ phần lớn là phụ nữ với đời sống tinh thần phức tạp, phải gánh chịu nhiều mâu thuẫn nội tâm, cả bên ngoài lẫn bên trong cánh cửa. Lễ giáo phong kiến và những tập quán xưa cũ vẫn đang cố gò người đàn bà vào cái khung “tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh”. Không dễ gì chống lại một sức mạnh văn hóa đã thống trị xã hội hàng trăm năm. Chỉ qua câu chuyện của các cô gái bán quán bar, lấy Mỹ trong tập truyện ngắn Lao vào lửa, đã thấy ngay một góc nhỏ của đô thành Sài Gòn trước 1975. Nơi đó có những người đàn bà buôn phấn bán hương với nhiều hoàn cảnh khác nhau, sống đời nổi trôi vô định” (Mỹ Lệ, 2017). 5
- Trên báo Việt Nam.net, khi giới thiệu về các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ, tác giả Gia Bảo đã nhận xét: “Khác những cây bút nữ “thời thượng” của thập niên 1970, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã chọn một lối đi khác hẳn. Bà khai thác câu chuyện của nhân vật đến từ nhiều tầng lớp khác nhau… Tất cả họ, dù là ai, thuộc tầng lớp nào, kẹt ở đâu trong khúc mắc cuộc đời, đều dường như hiện lên thật sống động, tươi mới trong từng trang viết. Bà không phẩm bình rằng họ đáng thương hay đáng trách, bà chỉ lẳng lặng vẽ lại chân dung từng người, hợp lại thành chân dung của cả “nhóm người” mà thời kỳ nào cũng phải hứng chịu những phê phán nặng nề của búa rìu dư luận. Dễ thấy nhân vật nổi bật trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ hầu hết là phụ nữ và thường có một đời sống tinh thần không đơn giản. Trong khi bên ngoài làm như vẫn tuân thủ những ràng buộc đã thành nền thành nếp trong cả gia đình lẫn xã hội, thì bên trong họ vẫn sục sôi một nhu cầu chống đối, nổi loạn, bộc lộ thành hành động và mức độ khác nhau tùy điều kiện và sự gan góc của từng người” (Gia Bảo, 2018). Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có một số luận văn, khoá luận tốt nghiệp của học viên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tìm hiểu về phong cách văn chương, các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ từ góc độ nữ quyền, đặc điểm văn xuôi, đặc điểm sáng tác,… Cụ thể là Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam của Phạm Thị Thu Nhung với đề tài: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ (2018), Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Bích Ngọc viết về đề tài: Vấn đề nữ quyền trong truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Thị Thụy Vũ(2019). Cả luận văn và khóa luận đều đưa ra những quan niệm của Nguyễn Thị Thụy Vũ về văn chương, con người và sự chi phối những quan niệm đó tới sáng tác của bà. Thêm vào đó, luận văn và khóa luận còn khảo sát một số kiểu nhân vật và những đặc điểm trong sáng tác văn xuôi của Thụy Vũ. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu kĩ lưỡng, hệ thống về vấn đề “Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ” xét về cả mặt nội dung và nghệ thuật. Những ý kiến của người nghiên cứu đã nêu trên đây từ những góc nhìn khác nhau, chẳng hạn: Nguyễn Thị Thanh Xuân đánh giá “chất liệu Nam Bộ đầy ắp trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ”; Gia Bảo thì cho rằng, nét riêng của Nguyễn Thị Thụy 6
- Vũ là viết về “chuyện của nhân vật đến từ nhiều tầng lớp khác nhau (…), sục sôi một nhu cầu chống đối, nổi loạn”; Mỹ Lệ chú ý các truyện ngắnviết về thân phận những người đàn bà buôn phấn bán hương với nhiều hoàn cảnh khác nhau “sống đời nổi trôi vô định”,… Những ý kiến trên đây còn khá chung chung, nhận định sáng tác Nguyễn Thị Thụy Vũ trong tương quan với văn xuôi Nam Bộ hay một khía cạnh trong sáng tác của tác giả. Tuy nhiên, chính những bài phỏng vấn của các nhà báo với tác giả và ý kiến của một số nhà văn cùng thời đã giúp chúng tôi phần nào tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ một cách dễ dàng hơn, khơi gợi suy nghĩ để đặt vấn đề nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của nhà văn trong đề tài luận văn của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ qua việc khảo sát 3 tập truyện ngắn: - Lao vào lửa( Nxb Hội Nhà văn, 2017) - Mèo đêm (Nxb Hội Nhà văn, 2017) - Chiều mênh mông (Nxb Hội Nhà văn, 2017) Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ qua ba truyện ngắn: Bóng mát trên đường, Cô giáo mới, Đàn kiến lửa 4. Lý thuyết tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp cận chủ yếu của đề tài là lý thuyết thi pháp Vận dụng lý thuyết thi pháp để tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ thông qua các yếu tố như: hình tượng nhân vật, cốt truyện, chi tiết nghệ thuật,…làm toát lên chủ đề, cảm hứng chủ đạo được tác giả thể hiện trong truyện ngắn. Hướng tiếp cận thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ cũng giúp người nghiên cứu làm sáng tỏ hiệu quả của các thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng. Qua đó làm nổi bật nét đặc thù trong việc phản ánh hiện thực theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội 7
- Cùng với hướng tiếp cận lý thuyết thi pháp, phương pháp nghiên cứu chính của luận văn là phương pháp lịch sử - xã hội. Xem xét truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ gắn với môi trường lịch sử - xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 trong trường ảnh hưởng của các yếu tố như sự biến động về chính trị, xã hội; sinh hoạt của các tầng lớp cư dân ở đô thị miền Nam mà trung tâm là thành phố Sài Gòn; đời sống văn hóa, văn học,… để có những đánh giá về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ có cơ sở lý luận và thực tiễn. Các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu loại hình, phương pháp cấu trúc hệ thống, các thao tác như phân tích, tổng hợp, so sánh cũng được vận dụng trong quá trình triển khai nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề: đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ. 5. Đóng góp của đề tài luận văn Từ góc nhìn chủ quan, chúng tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ nhằm cung cấp cái nhìn có tính hệ thống về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn của nhà văn. Với yêu cầu đặt ra từ đề tài nghiên cứu, luận văn có những đóng góp sau đây: - Chỉ ra được những nét đặc trưng trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ cả về mặt nội dung và nghệ thuật. - Khẳng định được những đóng góp của Nguyễn Thị Thụy Vũ trong dòng văn học đô thị miền Nam và văn chương Nam Bộ giai đoạn 1954 - 1975. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những tiền đề sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ Chương 2: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ – nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thụy Vũ – nhìn từ phương diện nghệ thuật 8
- Ngoài ra, còn có những phần phụ khác như phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo. 9
- Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THỤY VŨ Không phải ngẫu nhiên truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và độc giả từ khi những sáng tác đầu tay của nhà văn xuất hiện trên văn đàn miền Nam những năm 60 của thế kỷ trước. Và cho đến hôm nay, sự trở lại của Nguyễn Thị Thụy Vũ cũng gây được sự chú ý của độc giả. Để làm sáng tỏ những đặc điểm làm nên dấu ấn sáng tác Nguyễn Thị Thụy Vũ trong truyện ngắn, cần thấy ba yếu tố sau đây làm tiền đề cho sáng tác của nhà văn. 1.1. Truyền thống văn học Nam Bộ: phản ánh đời sống hiện thực đang diễn ra, đáp ứng nhu cầu của công chúng độc giả Văn học Nam Bộ giai đoạn 1954 - 1975 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Trong khoảng hơn hai mươi năm, vùng văn học này đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng nghìn tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả, và đã để lại những vết son không phai mờ trong ký ức của nhiều người. Nhắc đến văn học Nam Bộ giai đoạn 1954 - 1975, chúng ta nghĩ đến một thế hệ nhà văn tiên phong cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mang những đặc điểm mới mẻ, khác với những nhà văn lớp trước trên nhiều phương diện, làm thay đổi diện mạo văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Nam Bộ vốn là vùng đất mới của tổ quốc. Khác với các vùng miền khác trong cả nước, thực dân Pháp đã áp đặt sự cai trị nhằm biến vùng đất phía Nam của tổ quốc thành thuộc địa hải ngoại của Pháp. Với quy chế thuộc địa của người Pháp áp dụng ở cho Nam Kì thì tự do dân chủ được mở rộng hơn so với chính sách cai trị của thực dân Pháp ở miền Bắc và miền Trung. Thêm vào đó, cư dân Nam Bộ với điều kiện tự nhiên thuận lợi, sông ngòi chằng chịt, thiên nhiên ưu đãi đã hình thành nên tính cách cởi mở, dễ học hỏi, tiếp thu cái mới từ phương Tây. Chính điều đó cũng góp phần hình thành nên một đội ngũ trí thức ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, có tư duy mới mẻ không chỉ ở phương diện chính trị mà còn trên lĩnh vực văn hóa, văn học. Cùng với chữ quốc ngữ, sự ra đời của các tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà văn Nam Bộ có sự đổi mới mạnh mẽ cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Ngay từ năm 1865 Nam Bộ đã có tờ báo quốc ngữ đầu tiên là 10
- tờ Gia Định báo. Đến giai đoạn 1954 – 1975, báo chí ở Nam Bộ nở rộ. Cùng với báo chí, sự ra đời của nhiều nhà xuất bản, phát hành ở miền Nam cũng đã góp phần tạo nên sự phát triển cho đời sống văn hóa, văn học ở khu vực này. Sự ra đời của các tờ báo là phương tiện để các nhà văn thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm, cách đánh giá, thông qua các tác phẩm của mình. “Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954, họ ngạc nhiên thấy những người phu xe xích lô Sàigòn, buổi trưa, tìm chỗ mát nghỉ ngơi, ngồi gác chân đọc nhật trình, việc không thể có ở ngoài Bắc. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì miền Nam có truyền thống đọc sách báo của người bình dân mà ở ngoài Bắc không có; bởi miền Nam đã là vùng đất của quốc ngữ và báo chí, tiểu thuyết, ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khiến nền văn chương bình dân phát triển mạnh ở trong Nam, trong khi ngoài Bắc, sách vở, báo chí phần lớn chỉ dành cho người có học” (Thụy Khuê, 2007). Trong suốt mười thế kỉ văn học trung đại, văn học Việt Nam nói chung và về sau là văn học Nam Bộ nói riêng chịu ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc một cách sâu sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Văn học đồng thời cũng mang những đặc trưng nổi bật của văn chương Trung Quốc như “thi ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”. Về phương diện nội dung, văn học là để giáo huấn, để treo gương, khuyến thiện trừng ác, di dưỡng tính tình. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Bài tựa Bạch Vân am thi tập từng viết: “Mỗi khi nhàn rỗi giây lát, cao hứng ngâm vịnh hoặc ca ngợi thắng cảnh núi sông, hoặc tán dương vẻ đẹp của hoa trúc, hoặc tức cảnh mà ngụ ý, hoặc cảm việc mà tự thuật, đều ghi lấy cái chí của mình” (Nguyễn Khuê, 1997). Nguyễn Dữ trong tác phẩm Truyền kì mạn lục đã kể cho chúng ta nghe nhiều câu chuyện về người, về yêu quái, về cõi dương, cõi âm, về những câu chuyện tình yêu… Mỗi câu chuyện đều có lời bình ở cuối truyện để nêu gương, khuyến khích cái thiện, để đấu tranh chống lại cái ác. Kể xong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, ông nhắc nhở: “Than ôi! Người ta thường nói: "Cứng quá thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một anh chàng áo vải.Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng.Vậy 11
- kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”. Hay trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Nguyễn Dữ cũng đưa ra lời bình: “Thế thì câu chuyện Xương Giang, chẳng phải là quái. Phương chi xem thấy yêu nữ mê người sẽ biết răn sợ trước sắc đẹp, xem thấy linh từ xử án, sẽ biết kính tránh trước thần thiêng. Nghi để truyền nghi, chẳng có gì là quá đáng” (Nguyễn Dữ, 1988). Về phương diện nghệ thuật, văn học trung đại thường có tính quy phạm, niêm luật chặt chẽ, dùng nhiều biện pháp nghệ thuật như ước lệ tượng trưng, điển cố, điển tích… Vì vậy để đọc, để hiểu được văn học phải là người trí thức, am hiểu đạo Nho, am hiểu về Hán học. Trong văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, quan niệm về văn chương của các nhà văn hoàn toàn khác biệt. Văn chương hướng vào đông đảo quần chúng. Chẳng hạn, trong văn học dịch, các nhà văn Nam Bộ đã chú ý đến việc chuyển đổi các tác phẩm văn học phương Tây và Trung Quốc sang chữ quốc ngữ dưới các hình thức của các thể thơ dân tộc hay truyện ngắn để phù hợp với thẩm mĩ hay tập quán của người Việt. Ngôn ngữ trong các tác phẩm dịch ấy thường mộc mạc, gần gũi với tầng lớp bình dân. Thậm chí tên gọi của các nhân vật trong các tác phẩm ấy cũng được Việt hóa để phù hợp với văn hóa Việt. Các dẫn chứng trên cho thấy đối tượng mà nhà văn Nam Bộ hướng tới là độc giả bình dân, những người không biết, không thông thạo ngoại ngữ. Đối tượng phản ánh của văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện sự cách tân, khác hẳn văn học trung đại. Nhân vật không mang tính ước lệ, tượng trưng, lí tưởng hóa như văn học trung đại mà là những con người rất đời thường, họ sống, đi lại, buồn, vui gắn với mọi sinh hoạt của con người trong xã hội hiện tại. Nguyễn Trọng Quản chủ trương viết về những “truyện đời này là sự thường có trước mặt ta luôn”. Điều này thể hiện ý thức dân chủ của nhà văn.Truyện thầy Lazaro Phiền kể về cuộc đời thăng trầm của kẻ có đạo. Trong truyện, Nguyễn Trọng Quản không xây dựng nhân vật thầy Phiền theo hướng lí tưởng hóa, mang cái đẹp cao cả để giáo huấn, để nêu gương mà thầy Phiền hiện lên với những nét tính cách rất đời thường. Nhân vật thầy Phiền mang trong mình cả những cái cao cả và cái thấp hèn, con người lương thiện lẫn tàn ác, con người điềm đạm lẫn quyết liệt, dứt khoát, con người giàu lòng yêu 12
- thương lẫn nhẫn tâm... Bản tính thầy là một người lương thiện dù được sinh ra trong hoàn cảnh éo le, khốn khó: mẹ chết khi lên ba, bố chết khi thầy được 14 tuổi, chưa có một sự khổ cực nào mà thầy chưa phải trải qua để tồn tại. Tuy nhiên những hành động của thầy Phiền như: giết chết người bạn thân nhất của mình - thầy Liễu - vì cho rằng thầy ta có tư tình với vợ mình, sau đó chuốc thuốc độc cho vợ chết dần…cho ta thấy ghen tuông đã làm cho phần con thắng thế phần người trong thầy - đây cũng là một đặc điểm rất đời của nhân vật thầy Phiền. Hay truyện một thầy giáo trường tư siêng năng, thương vợ thương con nhưng vì ham vui mà bỏ bê vợ con dẫn đến cái chết đầy thương tâm của vợ (Ôi! Ái tình – Công Bình)… Những chuyện đời thường, gần gũi đã trở thành đề tài chính trong các sáng tác bằng văn xuôi của các nhà văn Nam Bộ như Nguyễn Trọng Quản, Trần Quang Nghiệp, Sơn Vương, Bửu Đình,v.v. Những tác phẩm văn học Nam Bộ trong thời kỳ này cũng hướng vào đề tài rất mới là đời sống cá nhân con người. Dù viết về bất cứ đề tài nào dù là tình yêu đôi lứa, tình nghĩa bạn bè, chuyện đời hay chuyện đạo… thì đời sống cá nhân, nhân phẩm, khát khao tự do hay hạnh phúc… cũng luôn được nhắc đến. Đồng thời, con người Nam Bộ với tính cách cởi mở, dễ tiếp cận cái mới, cách sống, lối cảm, lối nghĩ ảnh hưởng của phương Tây nên dễ dàng tiếp thu kỹ thuật viết truyện của phương Tây nhưng vẫn lưu giữ được truyền thống đạo lý phương Đông. Hướng khai thác đề tài gắn với đời sống con người Nam Bộ, “đưa tiểu thuyết về với cuộc đời thực và viết bằng lời văn thông tục” (Nguyễn Huệ Chi, 2004) như đã nói trở thành nét riêng, đặc trưng cho đường hướng tiếp cận hiện thực được các nhà văn thuộc thế hệ tiên phong như Nguyễn Trọng Quản, Lê Hoàng Mưu, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt,v.v khởi xướng. Đến Hồ Biểu Chánh, sự cách tân văn học đã lan rộng ra miền Trung, rồi miền Bắc nhưng độc giả Nam Bộ vẫn ưa đọc Hồ Biểu Chánh. Thực tế sáng tác và tiếp nhận văn học của độc giả Nam Bộ cho thấy: Văn học quốc ngữ Nam Bộ là nơi khởi đầu nền văn học hiện đại Việt Nam đồng thời là vùng văn học được định hình với quan niệm văn học hướng về cuộc sống hàng ngày, viết về những “truyện đời này là sự thường có trước mặt ta luôn” (Nguyễn Trọng Quản), sáng tác của nhà văn hướng về công chúng độc giả. 13
- Thế hệ nhà văn Nam Bộ giai đoạn 1954- 1975, họ sống và hoạt động trong hoàn cảnh xã hội miền Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng đã đổi khác. Môi trường văn hóa, văn học chịu ảnh hưởng của yếu tố nước ngoài nhưng hướng tiếp cận hiện thực đã định hình thành nét riêng của văn học Nam Bộ được các cây bút tiếp nối mà Nguyễn Thị Thụy Vũ là nhà văn tiêu biểu cho sự kế tục truyền thống Nam Bộ trong giai đoạn 1954-1975. 1.2. Đời sống xã hội, văn hóa miền Nam ở đô thị Sài Gòn giai đoạn 1954 - 1975 Với những điều khoản được quy định trong Hiệp định Genève 1954, đất nước ta tạm chia cắt thành hai miền với ranh giới là vĩ tuyến 17, tại sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Từ đây, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh và trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong khi đó, miền Nam vẫn phải tiếp tục sống trong bom đạn chiến tranh dưới sự cai trị của chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chính vì vậy, tình hình chính trị xã hội ở miền Nam luôn luôn bất ổn, không khí căng thẳng và đau thương của chiến tranh luôn bao trùm khắp mọi nơi. Chiến tranh kéo dài suốt hai mươi năm đã gây ra những hậu quả rất nặng nề. Để tiến hành cai trị miền Nam, Mỹ đã ủng hộ việc thành lập chính quyền Ngô Đình Diệm và tiến hành nhiều chính sách cai trị cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa tại Nam Bộ. Đó là những chính sách cai trị rất tàn bạo. Sau khi nắm chính quyền, chính phủ Ngô Đình Diệm đã ra tay tiêu diệt các thế lực đối lập, tận diệt phong trào cách mạng, đàn áp các cuộc biểu tình chống áp bức và đòi thi hành đúng các điều khoản của Hiệp định Genève, chính quyền Ngô Đình Diệm còn dùng bạo lực thẳng tay đàn áp các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên…Chính vì những chính sách cai trị ấy mà phong trào đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng sục sôi, làn sóng đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay sai lan rộng từ nông thôn cho đến thành thị. Sau một thời gian cầm quyền, chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng tàn bạo, đồng thời cũng bộc lộ rõ bản chất độc tài, gia đình trị. Chính điều này đã thắp lên ngọn 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 306 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn