Luận văn tốt nghiệp “Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam”
lượt xem 234
download
Trong hơn một thập kỷ qua, cùng với sự đi lên của đất nước. Ngành hàng không dân dụng Việt Nam mà cụ thể là Tổng công ty hàng không Việt Nam (Tổng công ty HKVN) đã có bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 20%/năm, cao gấp 3 lần mức tăng trưởng GDP của cả nước, từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc CNN-HĐH đất nước. Với lĩnh vực hoạt động chính là vận tải hàng không, Tổng công ty đang không ngừng đổi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam”
- …………..o0o………….. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN Họ tên : Thành Nguyên Đức Lớp :A1 – K38A GVHD: PGS.TS.Vũ Chớ Lộc MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 4 CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ................................................. 6 I. Khái quát chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ..................... 6 1. Công nghệ .............................................................................................. 6 1.1. Khái niệm ......................................................................................... 6 1.2. Các thành phần cơ bản của công nghệ............................................ 7 1.3. Các thuộc tính cơ bản của công nghệ.............................................. 8 2. Chuyển giao công nghệ......................................................................... 10 3. Những thuận lợi và rủi ro của việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài ... 11 II. Vai trò của công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam 13 1. Giới thiệu về Tổng Công ty hàng không Việt Nam.............................. 13 1.1. Quá trình hình thành...................................................................... 13 1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu .................................................... 14 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý ................................................................. 15 1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Tổng Công ty hàng không Việt Nam ............................................................................................... 17 2. Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam ............................................................. 19 1
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN 2.1. Đặc trưng của công nghệ và chuyển giao công nghệ trong ngành hàng không dân dụng.................................................................... 19 2.2. Vai trò của chuyển giao công nghệ trong ngành hàng không dân dụng thế giới ................................................................................. 21 2.3. Khái quát về vai trò chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam ...................................... 22 2.4. Những thành tựu và tồn tại của Tổng Công ty hàng không Việt Nam những năm qua ..................................................................... 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ................................................................................. 31 I. Chiến lược phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ............................................... 31 1. Quan điểm phát triển, mục tiêu và các chỉ tiêu chiến lược................... 31 2. Chiến lược phát triển vận tải hàng không ............................................. 32 3. Chiến lược đầu tư phát triển đội tàu bay............................................... 38 4. Chiến lược vốn ...................................................................................... 39 5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực................................................... 39 6. Chiến lược hội nhập quốc tế ................................................................. 40 7. Chiến lược Khoa học công nghệ, công nghiệp hàng không ................. 42 II. Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty hàng không Việt Nam trong một số lĩnh vực chủ yếu ....................... 44 1. Lĩnh vực vận tải hàng không................................................................. 44 2. Lĩnh vực điều hành bay......................................................................... 51 3. Những tồn tại trong hoạt động chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty hàng không Việt Nam ....................................................................... 53 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ............................................................................. 54 2
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN I. Một số định hướng chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty hàng không Việt Nam....................................................................................... 54 1. Triển vọng phát triển của vận tải hàng không Việt Nam...................... 54 1.1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới ................................................... 54 1.2. Dự báo sự phát triển của hàng không thế giới .............................. 55 1.3. Môi trường kinh tế - xã hội và chính sách vận tải hàng không từ nay đến năm 2010 ......................................................................... 58 1.4. Dự báo thị trường vận tải hàng không Việt Nam .......................... 60 2. Những định hướng cơ bản cho từng lĩnh vực của Tổng Công ty hàng không Việt Nam đến năm 2010 ............................................................ 63 2.1. Vận tải hàng không ........................................................................ 63 2.2. Quản lý và điều hành bay .............................................................. 64 II. Giải pháp để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ đối với Tổng Công ty hàng không Việt Nam............................................................. 66 1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn để xây dựng cơ sở kỹ thuật hàng không và phát triển đội bay................................................................... 67 2. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 70 3. Kết hợp chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực khoa học - công nghệ nội sinh ......................................................................................... 73 4. Một số kiến nghị về vấn đề tổ chức và điều hành hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khai thác bảo dưỡng máy bay .............. 75 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 81 3
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN 4
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn một thập kỷ qua, cùng với sự đi lên của đất nước. Ngành hàng không dân dụng Việt Nam mà cụ thể là Tổng công ty hàng không Việt Nam (Tổng công ty HKVN) đã có bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 20%/năm, cao gấp 3 lần mức tăng trưởng GDP của cả nước, từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc CNN-HĐH đất nước. Với lĩnh vực hoạt động chính là vận tải hàng không, Tổng công ty đang không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực kinh doanh và chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay quốc tế cũng như nội địa, do đó, không những đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác như thương mại, du lịch, ngoại thương và các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, Tổng công ty HKVN cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực vận tải hàng không hiện nay. Trình độ công nghệ hàng không thế giới ngày càng hiện đại và hàng không Việt Nam có nguy cơ tụt hậu so với hàng không khu vực và thế giới nếu chúng ta không nhanh chóng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhằm nâng cấp các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đồng thời tiết kiệm chi phí kinh doanh. Không còn nghi ngờ gì nữa, chiến lược phát triển của Tổng công ty HKVN trong những năm tới để đạt được mục tiêu trở thành một hãng hàng không hiện đại tầm cỡ của khu vực và thế giới (trong một số lĩnh vực là đổi mới công nghệ và tăng cường chuyển giao công nghệ nước ngoài trong các lĩnh vực khai thác, bảo dưỡng máy bay, quản lý điều hành bay. Nhưng vấn đề đặt ra cho Tổng công ty là làm thế nào để thúc đẩy và thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả. Do vậy, đề tài “Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty HKVN” muốn đi vào tìm hiểu thực trạng công nghệ và chuyển giao 5
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN công nghệ về lĩnh vực vận tải hàng không và quản lý diều hành bay trong những năm vừa qua ở Tổng công ty HKVN, trên cơ sở đó để có định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ trong tương lai. Luận văn có bố cục gồm 3 chương: - Chương I: Khái quát về công nghệ và chuyển giao công nghệ trong ngành hàng không dân dụng. - Chương II: Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty HKVN. - Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ của Tổng công ty HKVN. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS,TS. Vũ Chí Lộc cùng với các cán bộ Ban kế hoạch và Đầu Tư - Tổng công ty HKVN đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trong thời gian ngắn nên luận văn không thể tránh được những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng tất cả những bạn quan tâm. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003 Thành Nguyên Đức 6
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN CHƯƠNG I VÀI NÉT VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNGVIỆT NAM I. Khái quát chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ 1. Công nghệ 1.1.Khái niệm về công nghệ : Trong đời sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều khái niệm mà tuỳ theo chỗ đứng và giác độ quan tâm, nhiều khi cùng tên gọi mà lại không cùng một cách hiểu, hoặc cùng một nội dung mà có nhiều tên gọi khác nhau. Thuật ngữ công nghệ cũng như vậy. Đến nay có rất nhiều cách hiểu đối với thuật ngữ này. Trong các tài liệu khoa học, người ta thường dùng thuật ngữ công nghệ với 3 khái niệm sau: a. Công nghệ là một bộ môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học để đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. b. Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá của các tri thức ứng dụng. c. Công nghệ là một tập hợp các cách thức, những phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành khác nhau, nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất. Từ những năm 60 trở lại đây do hoạt động sôi động của thị trường công nghệ thế giới thu hút sự quan tâm của các giới khoa học, ý nghĩa của khái niệm công nghệ được mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh và được luật pháp quốc tế xem là một đối tượng điều chỉnh. Do vậy Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương – ESCAP (Economic Social Council for Asian and Pacific) đã đưa ra khái niệm công nghệ mới đó là “hệ thống các giải pháp, những kỹ năng, kiến thức và phương pháp chế tạo, sử dụng…. được sử dụng trong sản xuất chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp. 7
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN Trong bộ luật dân sự do Nhà nước Việt Nam ban hành, công nghệ được định nghĩa như sau: “Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ thực tiễn trong sản xuất và kinh doanh”. 1.2. Các thành phần cơ bản của công nghệ: Thông thường công nghệ được hiểu là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm với một tỉ lệ nào đó. Tuy nhiên, khi công nghệ được sử dụng cho một hệ thống sản xuất và dưới giác độ phân tích, công nghệ được coi là tổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại với nhau và cùng thực hiện một quá trình sản xuất bất kỳ. Bốn thành phần đó là: - Phần cứng: là công nghệ chứa trong vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật chất như các công cụ, trang bị máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển, nhà máy…Đây chính là phần Technoware, viết tắt là T. - Phần con người: Là công nghệ hàm chứa trong con người làm việc trong công nghệ như: kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động…. Đây là Humanware, viêt tắt là H. - Phần thông tin: Là công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hoá như: các lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, các công thức, các bí quyết…. Đây là Infoware, viết tắt là I. - Phần tổ chức (orgaware): hàm chứa có khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức, quản lý như thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phân phối, sắp xếp, mối liên kết… Cần lưu ý là hoạt động sản xuất bất kỳ đều đòi hỏi phải có đồng thời bốn thành phần và mỗi một thành phần trên đều có những vai trò và chức năng riêng của mình. Tuy trong số bốn thành phần thì thành phần trang thiết bị chính là xương sống, là cốt lõi của hoạt động chuyển hoá nhưng cái xương sống đó lại do chính con người điều khiển và vận hành. Do đó, thành phần con người là chìa khoá của hoạt động sản xuất, nhưng họ lại buộc phải hoạt động theo các hướng 8
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN dẫn, các bí quyết do thành phần thông tin cung cấp. Qua đó, ta thấy được thành phần thông tin là cơ sở hướng dẫn người lao động vận hành thiết bị và đưa ra các quyết định về sản xuất. Thành phần cuối cùng là thành phần tổ chức thì có nhiệm vụ liên kết ba thành phần nêu trên, và nó có tác dụng kích thích người lao động để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất. Việc phân chia công nghệ ra làm bốn thành phần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích sự mất cân đối, sự không đồng bộ đồng thời chỉ ra được chỗ yếu, điểm mạnh của hệ thống hiện có và từ đó giúp ta có thể xác định hướng tăng cường nhằm đáp ứng các nhiệm vụ do yêu cầu sản xuất đặt ra với những hao phí nguồn lực ít nhất. Về bản chất, công nghệ thực ra không phải là “Lực lượng độc lập và tự trị”, nó chỉ là “Công cụ” để giải quyết vấn đề mà thôi. Công nghệ có phát triển hay không là do môi trường kinh tế- chính trị- xã hội của mỗi quốc gia quyết định. Một công nghệ có thể phù hợp với những điều kiện của môi trường khác. Quyết định lựa chọn công nghệ của mỗi quốc gia làdo các yếu tố như: yêu cầu chất lượng, chủng loại và nhu cầu thị trường về sản phẩmv.v… quy định. Đồng thời, quyết định này thì bị ràng buộc bởi các quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. 1.3. Các thuộc tính cơ bản của công nghệ: Để không lầm lẫn và dẫn tới thua thiệt trong đàm phán mua bán công nghệ ta cần nắm rõ các thuộc tính cơ bản của công nghệ: - Tính hệ thống: Công nghệ là hệ thống các giải pháp mà con người sử dụng trong quá trình thực hiện một mục tiêu cụ thể… Rõ ràng là không thể nhìn nhận hay “cắt” công nghệ ra thành từng giải pháp riêng lẻ. Ví dụ trong trường hợp “bên kia” chỉ thoả thuận bán máy móc mà không kèm theo một trợ giúp kỹ thuật nào khác thì mua được máy móc hiện đại không có nghĩa là có được công nghệ hiện đại để sản xuất ra sản phẩm mong muốn. 9
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN Các giải pháp cũng không phải là một phép cộng đơn giản mà là sự kết hợp hoàn chỉnh của một tổng thể, một hệ thống. Hệ thống này nhằm đạt tới một mục đích một kết quả cụ thể (loại sản phẩm, số lượng, chất lượng, mức tiêu hao vật tư, lao động nhất định…). Do vậy khi đàm phán phải yêu cầu có đầy đủ các số liệu, bảng biểu, công thức, các kết quả thí nghiệm, ứng dụng; các chỉ tiêu kỹ thuật, các yêu cầu thông tin; các yêu cầu cập nhật bảo dưỡng, năng suất; các linh kiện phụ trợ, các hàng hoá nguyên nhiên vật liệu bổ sung, thay thế; thống kê về các loại công nghệ có khả năng tương tự để đánh giá tính “tiến bộ” của công nghệ chứ không chỉ đơn thuần thông qua kết quả của sản xuất thể hiện ở qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất. Và tất nhiên trong một chừng mực nhất định có thể phải xét đến cả khía cạnh không gây ô nhiễm môi trường. - Tính sinh thể: Cũng như các sản phẩm hàng hoá khác, công nghệ có chu kỳ sống của nó: ra đời, tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường, bão hoà, lỗi thời, tiêu vong; và cũng chịu sự chi phối của các phương án chiến lược sản phẩm truyền thống. Cho nên việc bên nước ngoài chuyển giao các công nghệ lỗi thời sắp bị thay thế vào một thị trường mới như ở ta cũng không nằm ngoài qui luật và có thể hiểu được. Buộc phải chấp nhận “cũ người mới ta” là không thể tránh khỏi và cũng tránh cho ta tìm nhập vào những công nghệ mới quá đắt tiền trong khi chúng ta không có khả năng điều hành, quản lý một cách có hiệu quả về mặt kỹ thuật (thiếu chuyên gia, kỹ sư và công nhân giỏi). Nhưng cũng không thể chấp nhận những công nghệ quá cũ (ở giai đoạn lỗi thời tiến tới tiêu vong) bởi chúng ta (các nước thuộc thế giới thứ ba) không có khả năng chuyển những “công nghệ phế thải” đó đi đâu nữa, mà tiếp tục sử dụng thì không mang lại hiệu quả kinh tế thậm chí còn gây thua lỗ. Ta có thể thấy rõ rằng hiện tại các liên doanh sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng nhập của Trung Quốc đang “chết đứng” ở ta, đó có thể coi là hậu quả của việc nhận công nghệ quá lỗi thời. Và cũng khác với sản phẩm hàng hoá khác, công nghệ chỉ có thể tồn tại và phát triển như một cơ thể sống tức là: phải nuôi dưỡng (bảo đảm cung cấp các 10
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN yếu tố đầu vào), có môi trường, có thích nghi hoá, có bảo dưỡng duy trì và hoàn thiện. Nếu suy nghĩ như vậy thì việc lựa chọn công nghệ thích ứng phải thật nghiêm túc khách quan thì mới tránh được tình trạng nhập phải công nghệ không phù hợp, tránh được tình trạng xem công nghệ như một đối tượng “tĩnh” hay một sản phẩm “chết” để loại bỏ được gánh nặng sau này. - Tính thông tin: Đây cũng là một thuộc tính riêng của công nghệ. Do đó, việc xác định quyền sở hữu, bảo vệ, đánh giá, xử lý, cập nhật trong việc mua bán đòi hỏi có sự can thiệp, hướng dẫn và bảo hộ của hệ thống pháp luật không chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Điều này đặt ra vấn đề cần có nguồn luật điều chỉnh và bắt buộc mọi hoạt động liên quan đến chuyển giao công nghệ phải được cơ quan Nhà nước cấp giấy phép. Đồng thời thuộc tính này cũng đòi hỏi các kỹ năng linh hoạt và các kinh nghiệm trong quá trình thăm dò, tình báo, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng CGCN. 2. Chuyển giao công nghệ: Theo Nghị Định của Chính phủ số 45 / 1998 / NĐ- CP ngày 01 / 07 / 1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì “Chuyển giao công nghệ” là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Cũng theo nghị định này thì nội dung của chuyển giao công nghệ bao gồm: a. Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ và được phép chuyển giao. 11
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN b. Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (được chuyển giao theo hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao (sau đây gọi tắt là các thông tinh kỹ thuật) có kèm theo hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị. c. Chuyển giao các giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ. d. Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/ hoặc dịch vụ với chất lượng được xác định trong hợp đồng bao gồm: + Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao. + Tư vấn quản lý công nghệ,tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao; + Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao. e. Máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội dung nêu tại các khoản 1,2,3, và 4 ở trên. Theo UNTAD việc mua bán công nghệ được thực hiện thông qua ba phương thức cơ bản: - Mua bán không kèm li-xăng. - Mua bán có kèm li-xăng. - Bán công nghệ kèm đầu tư tư bản. Hiện nay ở Việt Nam đang phát triển hình thức chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài. Trong hình thức này, công nghệ do bên nước ngoài chuyển giao dưới dạng góp vốn (một phần hoặc toàn bộ) để thành lập các xí nghiệp hoặc công ty liên doanh do bên Việt Nam hoặc trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam theo Luật đầu tư của Việt Nam. 12
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN 3. Những thuận lợi và rủi ro của việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài: Thuận lợi: - Không phải nghiên cứu triển khai ban đầu vì một số nước đang phát triển có năng lực, trình độ chưa cao không thể nghiên cứu CN mới và áp dụng CN, do đó họ tận dụng kết quả bằng cách khai thác những kinh nghiệm của các nước đã triển khai nên họ đốt cháy được giai đoạn, tiết kiệm được thời gian, tiền của. - Có điều kiên để tạo đà tiến bộ kỹ thuật và thương mại trên cơ sở mới hơn. - Về kinh tế: có đội ngũ lao động trực tiếp có chuyên môn, cán bộ kinh tế có trình độ ngày càng cao, cán bộ quản lý và phương tiện quản lý hiện đại. - Về thương mại: có sản phẩm cạnh tranh, xuất khẩu từ đó có thêm thị trường trong nước và ngoài nước. - Có cơ hội tiếp xúc làm ăn với những đối tác nhiều kinh nghiệm. - Nước nhận CN có thể sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương (tài nguyên, nhân công) nên hạn chế được nạn thất nghiệp, thay đổi cơ cấu công ăn việc làm. - Tăng thu nhập ngoại tệ do xuất khẩu hàng hoá, tăng cường được mối quan hệ quốc tế, tăng tốc độ phát triển công nghệ. - Sau một thời gian tiếp nhận công nghệ nước ngoài sẽ có tiềm năng về khoa học, kinh tế nói chung và tiềm năng về khoa học nói riêng. - Có cơ sở vật chất để tự nghiên cứu CN cũng như áp dụng và triển khai CN mới. Bất lợi: - Cùng với thuận lợi nêu trên cũng kèm theo sự lệ thuộc về phương diện công nghệ và kinh tế. - Về phương diện tài chính lại lệ thuộc vào chính bên giao. - Mặc dù đã có hỗ trợ từ bên ngoài nhưng nước tiếp nhận công nghệ vẫn phải đầu tư ban đầu, nếu trót lọt thì có hiệu quả, nhưng nếu có rủi ro, bất khả kháng thì mất vốn. 13
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN - Ở các nước chậm và đang phát triển, do các chính sách xuất nhập khẩu không ổn định, việc cho phép nhập khẩu sản phẩm được miễn thuế tạo ra cạnh tranh không hoàn hảo với hàng sản xuất trong nước. - Dễ gặp những điều bất lợi xuất hiện trong hợp đồng, trong quá trình đàm phán. - Những rủi ro bất lợi xuất phát từ chủ ý của bên giao công nghệ như: không chân thành, thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, chậm trễ trong chuyển giao. - Những rủi ro xảy ra về phương diện xã hội sẽ gây nên xáo trộn tiêu dùng, nhà nước mất quyền kiểm soát, gây bùng nổ trong lĩnh vực nào đó. Do đó, bên nhận công nghệ phải rà soát khả năng bên CGCN, đối chiếu các hệ thống mục tiêu chính sách, chiến lược của quốc gia để có được công nghệ thích hợp. II. Vai trò của công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 1. Giới thiệu về Tổng công ty HK Việt Nam (Vietnam Airlines.): 1.1. Quá trình hình thành: Ngày 29 tháng8 năm 1989, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam (tên tắt là Hàng Không Việt Nam – Vietnam Airlines) ra đời với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước về vận tải hàng không theo quyết định 225/CP của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Hàng Không Việt Nam là một đơn vị hạch toán ngành về vận tải và các dịch vụ đồng bộ (bao gồm sân bay, quản lý bay và công ty vận tải hàng không). Ngày 01 tháng 01 năm 1991, tổng số vốn Nhà nước giao cho Hàng Không Việt Nam là 613,082 tỉ VĐN.1 Thực hiện chỉ thị số 243/CT ngày 1 tháng 7 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức lại ngành hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 20 tháng 4 năm 1993, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải có quyết định số 745/ TCCB- LĐ thành lập Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (HKQGVN). Vốn 1 Chiến lược phát triển Tổng công ty HKVN đến năm 2010/năm2000. 14
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN ngân sách cấp và tự bổ sung đăng ký trong đơn xin thành lâp lại doanh nghiệp là 359,131 tỉ VNĐ. Ngày 28 tháng 8 năm 1994, căn cứ theo quyết định số411/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty HKVN được thành lập lại như một doanh nghiệp Nhà nước về vận tải và dịch vụ hàng không, là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có văn phòng tại các tỉnh, thành phố, cơ quan đại diện hàng không ở nước ngoài gồm các cơ quan đại diện vùng và từng nước, có tài khoản tại ngân hàng kể cả tài khoản bằng ngoại tệ, có con dấu, cờ, trang phục và phù hiệu riêng. Đơn vị quản lý trực tiếp là Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam. Đứng trước tình hình cạnh tranh và nhiệm vụ mới, 27- 05- 95 Chính phủ đã ra Quyết định 328/TTg thành lập Tổng công ty Hàng Không Việt Nam và đến ngày 27- 01- 96 đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty thông qua Nghị Định số 04/CP. Theo đó Tổng công ty HKVN có tổng số vốn được giao là 1661,339 tỉ đồng, bao gồm 25 đơn vị thành viên.(1) 1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Theo quyết định số 328/TTg ngày 27 tháng5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty HKVN, ngành nghề kinh doanh của Vietnam Airlines như sau: - Vận tải hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện trong nước và quốc tế. - Bay dịch vụ - Sửa chữa tàu bay, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị vận tải hàng không. - Sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng. - Kinh doanh thương nghiệp, xuất nhập khẩu, xăng dầu và bất động sản. - Vận tải mặt đất, du lịch, khách sạn. - In, quảng cáo. (1) Chiến lược phát triển Tổng công ty HKVN đến năm 2010/năm2000. 15
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN - Tư vấn đầu tư. - Khảo sát thiết kế xây dựng. - Đào tạo, cung ứng lao động. - Cho thuê tài sản. - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý: Tổng công ty là 1 doanh nghiệp Nhà nước có vị trí, quyền hạn, nhiệm vụ được quy định rõ ràng trong Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được Chính phủ phê duyệt. (Nghị định số 04/CP ngày 27/1/1996). Tổng công ty tổ chức quản lý theo nguyên tắc hạch toán kinh tế dưới 3 hình thức sau: 1.3.1. Tổng công ty: Tổng công ty là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản riêng tại ngân hàng, thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ trong kinh doanh, phù hợp với luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật, có quyền quản lý, sử dụng vốn và tài nguyên, các nguồn nhân lực khác của Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Bộ máy quản lý của cơ quan Tổng công ty được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị gồm: 1 Tổng giám đốc, 3 phó Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng giúp việc. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và 6 thành viên khác. Hội đồng quản trị có quyền và trách nhiệm xây dựng đường lối phương hướng, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao, kiểm tra giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty trong việc sử dụng, bảo quản và phát triển vốn các nguồn lực được giao và trong việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị cũng như các quy định của pháp luật. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm có chức năng chịu trách nhiêm về mọi hoạt động của Tổng công tyy trước Hội đồng quản trị và Thủ 16
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN tướng Chính phủ. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và là đại diện pháp nhân của Tổng công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốcphụ trách 3 lĩnh vực: kỹ thuật, khai thác và thương mại. Ngoài ra, giúp việc cho Tổng giám đốc còn có các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ. 1.3.2. Các đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc Tổng công ty Hàng không gồm có: - Công ty cung ứng xăng dầu Hàng không. - Công ty xuất nhập khẩu Hàng không. - Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không. - Công ty tư vấn khảo sát thiết kế Hàng không. - Công ty xây dựng công trình Hàng không. - Công ty nhựa cao cấp Hàng không. - Công ty vận tải ô tô Hàng không. - Công ty in Hàng không. - Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài. - Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất. - Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng - Công ty cung ứng và xuất nhập khẩu lao động Hàng không. Các công ty này ngoài việc tham gia vào dây chuyền vận tải Hàng không còn tham gia vào thị trường ngoài Hàng không, tạo thành các trung tâm lợi nhuận riêng biệt, hạch toán độc lập với Tổng công ty, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản riêng ở ngân hàng, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty, đối với Tổng công ty theo quy định tại Điều lệ của Tổng công ty. Bộ máy quản lý ở các công ty đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty. Giúp việc cho ban giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng. 1.3.3. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm có - Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). 17
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN - Công ty bay dịch vụ Hàng không (VASCO) - Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài - Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng - Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất - Xí nghiệp sửa chữa máy bay A76 (Nội Bài) - Xí nghiệp sửa chữa máy bay A 75 (Tân Sơn Nhất) Các đơn vị này thực hiện hạch toán phụ thuộc, được quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp quản lý của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty. Tổng công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh theo cam kết của các đơn vị này. Kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị này được tổng hợp lại và báo cáo trên danh nghĩa khối hạch toán tập trung của Tổng công ty Hàng không- Thuế GTGT và thuế thu nhập được tính tại Tổng công ty sau khi cộng kết quả kinh doanh toàn khối. Ngoài ra còn có các đơn vị liên doanh có vốn góp của Tổng công ty: - Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Nội Bài (NCS) - Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (VAC) - Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất - Công ty cổ phần hàng không (Pacific Airlines) - Công ty phân phối toàn cầu (ABACUS – VIET NAM) Các đơn vị sự nghiệp: - Viện khoa học hàng không - Trung tâm cung ứng lao động hàng không 1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty HKVN: a. Thuận lợi: Trong giai đoạn hiện nay, Tổng công ty HKVN có nhiều thuận lợi đây là do tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan. Trước hết phải kể đến những chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư…), các chính sách này đã tạo nên một môi trường kinh 18
- Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng Công Ty HKVN doanh thuận lợi và ổn định cho công ty để mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động của mình bao gồm cả hoạt động tự đầu tư và liên doanh, liên kết. Tiếp theo, phải kể đến nhân tố thu nhập quốc dân tăng tác động mạnh đến nhu cầu đi lại bằng phương tiện hiện đại của người Việt Nam. Hơn nữa trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những điểm du lịch trên thế giới, thu hút được một số lượng đáng kể khách nước ngoài. Sự phát triển của công nghệ và vận tải hàng không thế giới cũng đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của Tổng công ty, tạo điều kiện cho Tổng công ty tiếp cận với những thành tựu công nghệ tiên tiến, giảm bớt được khoảng cách lạc hậu so với các hãng hàng không khác trên thế giới và trong khu vực. Bên cạnh đó phải kể đến những yếu tố nội tại của công tuy đó là năng lực tiềm tàng của bản thân, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên môn có trình độ chuyên môn cao, có năng lực. b. Khó khăn: Thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt trong lĩnh vực vận tải hàng không. Chính sách mở cửa và khuyến khích đầu tư nươc ngoài đã thu hút được rất nhiều các công ty hàng không hàng đầu trên thế giới, họ có điều kiện về vật chất, kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi Vietnam Airlines phải cố gắng rất nhiều để tồn tại và phát triển. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay, một khó khăn rất lớn cho công ty trong việc quyết định đầu tư là vấn đề vốn. So với các hãng HK lớn trong khu vực Châu Á như Cathay Pacific, Singapore Airlines… Tổng công ty HKVN còn nhỏ bé về khả năng vốn. Vốn Nhà nước giao khi thành lập công ty tương đương 150 triệu USD. Vốn vừa ít về hiện vật vừa không hợp lý về cơ cấu. Vốn lưu động nới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu. Trong khi đó máy bay, trang thiết bị tuy đã được đổi mới một bước song vẫn còn thiếu, mạng lưới trung tâm, phòng bán vé ở các thành phố lớn còn ít, công nghệ sửa chữa máy bay còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa các máy bay phương Tây. Do đó, vấn đề vốn đầu tư được đặt 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp về: “Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ”
66 p | 2228 | 965
-
Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích thực trạng tài chính của công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans”
92 p | 1694 | 921
-
Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM CP XNK chi nhánh Hà Nội”
94 p | 720 | 464
-
Luận văn tốt nghiệp về 'Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiệp vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở công ty Vinatranco'
88 p | 816 | 304
-
Luận văn tốt nghiệp "Công tác hạch toán kế toán tại công ty oto vận tải số 3"
102 p | 639 | 301
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế Toán Vốn Bằng Tiền
53 p | 501 | 168
-
Qui định luận văn tốt nghiệp
7 p | 405 | 140
-
luận văn tốt nghiệp : chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
66 p | 387 | 104
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
107 p | 271 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp: Giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty TNHH Ecu Worldwide Việt Nam tại Hải Phòng
36 p | 145 | 29
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần năm 2019
108 p | 34 | 28
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị Logistics: Giải pháp nâng cao quy trình giao container hàng nhập cho khách hàng tại cảng quốc tế cái mép
105 p | 84 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Giao nhận và vận chuyển in Do Trần năm 2019
108 p | 53 | 23
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI TẢO THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, TUỔI THỌ, CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA ARTEMIA FRANCISCANA VĨNH CHÂU"
53 p | 146 | 22
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả đập bóng cao biên trước mặt theo phương chạy đà vị trí số 4 cho nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khóa 35 Trường Đại học Cần Thơ năm học 2010 – 2011
64 p | 97 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá kết quả công tác giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container tại Công ty TNHH Star Concord VN năm 2021
91 p | 23 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quản trị hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam
75 p | 65 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá kết quả công tác giao nhận hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển của Công ty TNHH Goodwills Global Logistics năm 2021
65 p | 22 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn