intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luan van ts chinh sach cong (73)

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luan van ts chinh sach cong (73)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- BẢO TIÊN QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN Ở ĐẠI HỌC HUẾ Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Bảo Tiên
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin cám ơn các cán bộ, giảng viên ở Đại học Huế đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Bảo Tiên
  4. iii M N I NC Nghiên cứu này nh m mục tiêu khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý sở hữu trí tuệ (SHTT) ở Đại học Huế (ĐHH) trên cơ sở đó, tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này c ng như đề xuất những chính sách ph hợp để h trợ, thúc đ y các trường đại học thực thi pháp luật SHTT trong điều kiện thuận lợi, hợp pháp, đảm bảo quyền lợi của tác giả và lợi ích mà sản ph m mang lại cho xã hội. B ng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy trong t ng khâu của hoạt động quản lý SHTT của ĐHH – t ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động SHTT cho đến khai thác thương mại sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ (CGCN) đều g p nhiều bất cập. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do nhận thức về SHTT của đa số cán bộ, giảng viên, sinh viên còn nhiều hạn chế. T việc đánh giá thực trạng quản lý các đối tượng SHTT và xác định nguyên nhân của thực trạng này ở ĐHH và dựa trên việc học hỏi kinh nghiệm t các mô hình quản lý SHTT của Đại học Thanh Hoa – Trung Quốc và Đại học quốc gia Campinas – Brazil, luận văn gợi ý một số chính sách nh m giúp nâng cao hiệu quả quản lý SHTT trong môi trường đại học, trong đó chú trọng đến những chính sách liên quan đến tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; hoàn thiện về mặt cơ chế, chính sách về SHTT và thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự bộ máy quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ.
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii T M T T NGHI N C ....................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT T T ................................................................................... vi DANH MỤC BIỂ ĐỒ ........................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii CHƯƠNG I. GIỚI THIỆ ........................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh chính sách ........................................................................................ 1 1.2.Vấn đề chính sách công.................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.5. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3 1.6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.7. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin.................................................. 4 1.7.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 1.7.2. Nguồn thông tin ........................................................................................ 5 1.8. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ TH YẾT VÀ TỔNG Q AN CÁC NGHI N C TRƯỚC ...................................................................................................................... 6 2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước: .................................................................... 6 2.2. Lý luận chung SHTT và quản lý SHTT ở trường đại học .............................. 9 2.2.1. Tài sản trí tuệ ............................................................................................ 9 2.2.2. Quản lý SHTT ở trường đại học ............................................................. 10 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG Q ẢN LÝ SỞ HỮ TRÍ T Ệ Ở ĐẠI HỌC H Ế 12 3.1. Tổng quan chung về ĐHH ............................................................................ 12 3.2. Thực trạng quản lý SHTT ở ĐHH ................................................................ 13 3.2.1. Việc đầu tư hình thành SHTT, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động SHTT .................................................................................. 13 3.2.1.1. Cơ sở vật chất phục vụ việc hình thành SHTT:................................... 13
  6. v 3.2.1.2. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ ..................................................................................................................... 15 3.2.2. Phát hiện, khai báo, ghi nhận, thống kê sở hữu trí tuệ ........................... 17 3.2.3. Đánh giá tiềm năng khai thác thương mại, xác lập quyền sở hữu và bảo hộ sở hữu trí tuệ ................................................................................................ 18 3.2.4. Khai thác thương mại sở hữu trí tuệ, CGCN .......................................... 19 3.2.5. Nhận thức và văn hóa sở hữu trí tuệ, mối quan hệ tương tác với hiệu quả quản lý .............................................................................................................. 23 CHƯƠNG 4. KINH NGHIỆM Q ỐC TẾ VÀ GỢI Ý KH YẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................................................................................................................... 28 4.1. Mô hình quản lý SHTT ở các trường đại học quốc tế ................................... 28 4.1.1. Mô hình Đại học Thanh Hoa – Trung Quốc........................................... 28 4.1.2.Mô hình Đại học quốc gia Campinas – Brazil (Unicamp) ...................... 29 4.2. Gợi ý chính sách ............................................................................................ 31 4.2.1. Tuyên truyền, phổ biến nh m nâng cao nhận thức về SHTT ................. 31 4.2.2. Hoàn thiện về m t cơ chế, chính sách về SHTT .................................... 33 4.2.3. Thay đổi cơ cấu tổ chức và bồi dưỡng chuyên môn cho bộ máy quản lý SHTT ................................................................................................................ 34 CHƯƠNG 5. KẾT L ẬN ....................................................................................... 36 TÀI LIỆ THAM KHẢO ....................................................................................... 38 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 39
  7. vi DAN MỤC Ừ VIẾ CGCN: Chuyển giao công nghệ ĐHH: Đại học Huế ĐHKH: Đại học Khoa học ĐHNL: Đại học Nông Lâm ĐHNN: Đại học Ngoại ngữ ĐHSP: Đại học Sư phạm HTQT: Hợp tác quốc tế KHCN: Khoa học công nghệ NCKH: Nghiên cứu khoa học PTN: Phòng thí nghiệm SHTT: Sở hữu trí tuệ
  8. vii DAN MỤC BIỂ ĐỒ Biểu đồ 3.1: Sự quan tâm của giảng viên về việc quản lý SHTT ....................................... 23 Biểu đồ 3.2: Mức độ hiểu biết của giảng viên đối với công tác SHTT ............................... 24 Biểu đồ 3.3: Hành động của giảng viên để ngăn ch n nạn sao chép các sản ph m trí tuệ .. 25 DAN MỤC BẢN Bảng 3.1: Kinh phí khoa học công nghệ của ĐHH giai đoạn 2006-2010 ........................... 14
  9. 1 C ƯƠN 1 IỚI IỆ 1.1. Bối cảnh chính sách Được coi như một tập hợp các quyền dành riêng cho các tác ph m tri thức, hiện nay việc bảo vệ và khai thác các đối tượng SHTT đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và trong việc bảo vệ quyền của m i tác giả đối với tác ph m của mình. Một nền kinh tế có hàm lượng trí tuệ trong chỉ số tăng trưởng GDP tăng nhanh, sẽ tạo ra một phong trào thi đua lao động sáng tạo, đ y mạnh các hoạt động sáng kiến - sáng chế ở cơ sở, nâng cao dân trí trong việc bảo hộ bản quyền các tác ph m văn học, nghệ thuật và khoa học công nghệ (KHCN). Ðó chính là con đường nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản ph m quốc gia, giúp những quốc gia đang phát triển như Việt Nam sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Riêng đối với các trường đại học ở các quốc gia phát triển, việc sáng tạo và phổ biến tri thức luôn là tâm điểm của mọi hoạt động. Có thể khẳng định r ng bên cạnh công tác giảng dạy, với chức năng đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học (NCKH), các trường đại học thường cần có chức năng trở thành một nguồn cung cấp lớn các kết quả sáng tạo trí tuệ. Kinh nghiệm tại các nước phát triển cho thấy các NCKH do trường đại học thực hiện có vai trò to lớn và tác động tích cực đến nền kinh tế của m i quốc gia nếu như các tri thức ấy được các trường đại học quản lý tốt và chuyển giao cho các khu vực kinh tế khác, đ c biệt là khu vực kinh tế tư nhân khai thác. Như vậy, có thể nói, việc quản lý và khai thác SHTT ngày càng có vai trò to lớn trong các trường đại học. Việc thực thi pháp luật SHTT là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng đào tạo và tiến đến đánh giá mức độ hội nhập của một trường đại học trong việc tổ chức dịch vụ giáo dục. Tuy vậy, đây lại chính là nơi dễ dẫn đến sự xâm phạm quyền SHTT. Trong thời gian gần đây, nhiều hành vi khai thác SHTT một cách bất hợp pháp, vi phạm quyền tác giả trong các lĩnh vực biên soạn giáo trình, luận văn, luận án, nghiên cứu đề tài khoa học… đã xảy ra ở một số trường đại học gây bức xúc trong giới khoa học và dư luận xã hội. Thực tế trên phần nào cho thấy r ng hoạt động quản lý SHTT tại các trường đại học chưa được phát huy một cách thực sự có hiệu quả ở Việt Nam. Hiện
  10. 2 nay, hầu hết các trường đại học, kể cả các trường đại học kỹ thuật - công nghệ ở Việt Nam và những trường đại học lớn đều chưa có bộ phận chuyên trách về CGCN và SHTT. Vì vậy, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học có giải pháp kỹ thuật ho c sáng chế rất lúng túng khi phải thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền các sản ph m khoa học của mình, nhất là khâu chu n bị đơn và nộp đơn cho Cục SHTT. Hơn nữa, việc đảm bảo các sản ph m trí tuệ của những nhà tri thức này được khai thác một cách hợp pháp và mang lại hiệu quả kinh tế vẫn đang là một thách thức lớn. Gần đây, để cải thiện vấn đề này, một số trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam đã bắt đầu tổ chức nhóm ho c bộ phận chuyên trách về SHTT n m trong phòng KHCN ho c quản lý khoa học của trường. Tuy nhiên, số lượng người làm chuyên trách về mảng này rất ít, mảng SHTT chỉ là công tác kiêm nhiệm bên cạnh các mảng công việc khác mà họ phải đảm nhiệm chưa kể đến khả năng chuyên môn nghiệp vụ của những người này còn khá hạn chế. Hơn thế nữa, các bộ phận này mới chỉ d ng lại ở việc đăng kí quyền SHTT mà chưa chú trọng công tác khai thác giá trị SHTT b ng hoạt động thương mại hóa. Trên bình diện thực tiễn như vậy, việc thúc đ y hoạt động NCKH, biên soạn tài liệu dạy học, đồng thời quản lý tốt SHTT bảo đảm sự tôn trọng quyền SHTT là vấn đề hết sức cấp thiết tại các trường đại học hiện nay. 1.2. Vấn đề chính sách công Phát triển nền kinh tế tri thức trên nền tảng SHTT là một nhiệm vụ trọng tâm của nước ta hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, trước hết cần đ y mạnh hoạt động sáng tạo và quản lý tốt SHTT t những nguồn nội sinh, trong đó có các trường đại học. Tuy nhiên, với nguồn tài chính hạn chế, nhân lực chưa đủ trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, hơn nữa bản thân các trường đại học chưa quan tâm đầy đủ và đúng mực về vấn đề này, việc quản lý SHTT hiện đang còn nhiều khoảng trống. Thực tế cho thấy t năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế chung c ng như một số trường đại học đã bắt đầu ban hành quy định về quản lý hoạt động SHTT trong trường đại học nhưng tính khả thi c ng như việc thực thi các quy định lại là một thách thức lớn đối với tất cả các nhà quản lý giáo dục và các thành phần liên quan. Vì thế, d các trường đại học trong nước đã có những triển khai ban đầu về quản lý SHTT nhưng chưa thực sự hiệu quả và chưa có một trường đại học nào có chính sách thành công để có thể trở thành một điển hình thuyết phục. Có thể nói r ng thực trạng trên không thể giải quyết dựa vào nội lực của bản thân m i trường đại học. Trước những
  11. 3 thất thoát cho xã hội do chưa quản lý SHTT trong trường đại học thì nghiên cứu đánh giá việc ban hành chính sách nhà nước và triển khai thí điểm tại một số trường đại học điển hình để triển khai thực thi các quy định về hoạt động quản lý SHTT là một điều hết sức cấp thiết vì nó tạo ra môi trường ổn định và cần thiết cho việc hoạt động đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, nhất là trong bối cảnh đ y mạnh thương mại hóa kết quả NCKH để thích nghi với sự phát triển của kinh tế thị trường hiện nay. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu T bối cảnh chính sách đã nêu ở trên, đ t ra một câu hỏi cần được nghiên cứu là: Nhà nước và các trường đại học cần ban hành và thực thi chính sách gì để quản lý hiệu quả các đối tượng SHTT được tạo ra trong các hoạt động của trường đại học? Luận văn này nhận diện và đánh giá chính sách quản lý các đối tượng SHTT thông qua một tình huống cụ thể của ĐHH, t ng bước trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:  Thực trạng quản lý SHTT ở ĐHH hiện nay như thế nào?  Chính sách quản lý hiện tại có những bất cập gì?  Các trường đại học nói chung (ĐHH nói riêng) và nhà nước cần có những chính sách gì để làm tốt hơn công việc quản lý SHTT? 1.4. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này đ t 3 mục tiêu cụ thể như sau:  Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý SHTT ở ĐHH  Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên  Tham khảo các kinh nghiệm quản lý SHTT có hiệu quả của một số trường đại học trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu này tìm ra những giải pháp nh m nâng cao hiệu quả quản lý những SHTT phát sinh t hoạt động giảng dạy, NCKH ở ĐHH; t đó, gợi ý những chính sách ph hợp để thúc đ y các trường đại học quản lý các SHTT một cách có hiệu quả. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính sách là những đối tượng liên quan đến việc quản lý SHTT, bao gồm: các loại SHTT trong ĐHH, hoạt động NCKH của các giảng viên, cán bộ, sinh viên, các cán bộ quản lý việc NCKH và SHTT.
  12. 4 1.6. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trong phạm vi ĐHH. Lựa chọn ĐHH làm đối tượng nghiên cứu chính sách này vì các lý do sau: Thứ nhất, ĐHH là một trong ba đại học v ng của cả nước với đội ng cán bộ nhân viên hơn 3.000 người, là đại học đa ngành, đa lĩnh vực nên SHTT của ĐHH rất đa dạng và phong phú. Thứ hai, ĐHH là một trong những trường đầu tiên có quy chế SHTT; tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ có thể thấy r ng quy chế đó chưa được thực hiện hiệu quả. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên tại ĐHH có khả năng c ng là vấn đề mà các trường đại học khác g p phải. Vì vậy, nghiên cứu việc quản lý SHTT ở ĐHH c ng là cơ sở đối chiếu và đề xuất chính sách chung cho các trường đại học khác trên cả nước. 1.7. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin 1.7.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra b ng bảng hỏi: Một bảng hỏi gồm 14 câu hỏi được sử dụng để đánh giá ý thức tôn trọng SHTT mức độ nhận thức và thực hiện Quy chế quản lý SHTT của giảng viên ĐHH. Mẫu nghiên cứu gồm 100 giảng viên thực hiện công tác giảng dạy và NCKH tại các đại học thành viên của ĐHH. Phương pháp lấy mẫu được xác định theo khu vực và chọn mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp phỏng vấn: được sử dụng để khảo sát thông tin với ba nhóm đối tượng chính là cán bộ lãnh đạo, cán bộ thực hiện công tác quản lý SHTT, các cán bộ, giảng viên thực hiện hoạt động giảng dạy và NCKH tại ĐHH. Kết quả của phỏng vấn sâu sẽ cho biết thực trạng quản lý SHTT ở các đơn vị và đánh giá được ý thức của những đối tượng có liên quan trong công tác quản lý SHTT ở ĐHH. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nh m làm rõ thực trạng bảo hộ SHTT ở ĐHH. Để rút ra được những bài học kinh nghiệm và gợi ý giải pháp cho công tác thực thi pháp luật về SHTT ở ĐHH, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh chính sách thực thi ở các trường đại học trên thế giới. Luận văn đưa ra nghiên cứu tình huống ở ĐHH nh m rút ra các bài học chính sách mà Việt Nam có thể áp dụng cho tất cả các trường đại học trên toàn quốc.
  13. 5 1.7.2. Nguồn thông tin Nguồn thồng tin trong luận văn này được tập hợp và dựa trên kết quả điều tra và phỏng vấn. Bên cạnh đó, nh m mô tả chi tiết hơn thực trạng quản lý SHTT tại ĐHH, những thông tin thứ cấp được sử dụng bổ trợ để thu thập thêm những cứ liệu và dữ liệu ph hợp. 1.8. Bố cục của luận văn Luận văn được trình bày theo năm chương như sau: Chương 1 Trình bày những nội dung cơ bản của nghiên cứu bao gồm bối cảnh nghiên cứu, vấn đề chính sách, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin. Chương 2 trình bày các khái niệm, các lý thuyết kinh tế về SHTT và các nghiên cứu trước liên quan đến quản lý SHTT. Chương 3 mô tả thực trạng quản lý SHTT của ĐHH. Chương 4 tìm hiểu một số kinh nghiệm quản lý SHTT trên thế giới. T đó, đưa ra gợi ý và kiến nghị chính sách mà ĐHH và nhà nước cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý SHTT trong trường đại học. Chương 5 kết luận.
  14. 6 C ƯƠN 2 CƠ SỞ LÝ YẾ VÀ ỔN Q AN CÁC N I NC RƯỚC 2.1. ổng quan các nghiên cứu trước Việc nghiên cứu về quản lý SHTT đã được quan tâm tại nhiều nước trên thế giới. Đ c biệt hiện nay, việc quản lý SHTT tại các nước đang phát triển đang được chú trọng. Trong khuynh hướng này, có thể kể đến một số khảo cứu tiêu biểu như: Carlos Fernandez (2010), “How to Set p a Technology Transfer System in a Developing Country”, IPhanbook of best practices: Nghiên cứu này là bản báo cáo kết quả của một nghiên cứu gần đây của nhà nước về việc CGCN ở Chile, bao gồm các khuyến nghị cho sự phát triển của một hệ thống CGCN mới ở các quốc gia đang phát triển. Hiện nay ở Chile, một số đối tượng công nghệ đã được chuyển giao t các tổ chức nghiên cứu sang khu vực tư nhân. Nghiên cứu này đề cập đến việc tổ chức và các chính sách của hệ thống CGCN ở Chile. Tác giả tin r ng một hệ thống CGCN được đề xuất có thể cung cấp đầy đủ các chức năng CGCN cho các trường đại học và viện nghiên cứu ở Chile theo cách thức hiệu quả kinh tế nhất. Lita Nelsen (2009), “Ten Things Heads of Institutions Should Know about Setting Up a Technology Transfer Office”, IPhanbook of best practices: Nghiên cứu này cho r ng CGCN là một quá trình rất hữu ích cho các trường đại học, các nhà nghiên cứu, sinh viên, cộng đồng doanh nghiệp, công chúng và các chuyên gia. CGCN mang lại nhiều sản ph m mới, dịch vụ và cơ hội việc làm. Tuy vậy, nó là một quá trình phức tạp, đòi hỏi cần được quản lý. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của một văn phòng quản lý về CGCN nh m thay đổi văn hóa SHTT, sự cần thiết của các chính sách liên quan đến giải quyết mâu thuẫn về lợi ích và tầm quan trọng của việc trao quyền chủ động và h trợ cơ sở vật chất đối với chuyên viên CGCN. Ở Việt Nam, quản lý SHTT trong trường đại học là vấn đề còn khá mới cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, gần đây, thực tế giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, các viện nghiên cứu c ng cho thấy rõ xu hướng ngày càng quan tâm tới lĩnh vực SHTT: hàng năm số lượng luận văn cử nhân, luận văn thạc sĩ, thậm chí luận án tiến sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau về SHTT ngày càng gia tăng. Các đề tài NCKH các cấp về SHTT c ng
  15. 7 đã xuất hiện ngày càng nhiều với nội dung ngày càng đa dạng và bám sát những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn. D vậy, các nghiên cứu về quản lý SHTT ở trường đại học thì chưa thật nhiều. Có thể nói, trong khuynh hướng xây dựng nền văn hóa SHTT tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các trường đại học trong việc tạo dựng những yếu tố cần thiết để góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự xây dựng và phát triển nền văn hóa SHTT, các nghiên cứu về SHTT trong các trường đại học gần đây phần lớn tập trung vào việc đào tạo SHTT trong các trường đại học ở Việt Nam. Nổi bật trong khuynh hướng này là Đề án Nghiên cứu cấp Bộ về “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học” do Trần Lê Hồng (2008) làm chủ nhiệm, do Cục SHTT thuộc Bộ KHCN chủ trì. Có thể nói đây là đề án lớn nhất hiện nay về SHTT cho các trường đại học. Đề án đã xây dựng đề xuất khoa học đối với việc đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học ph hợp với điều kiện của Việt Nam. Trên cơ sở đó, các cơ quan có th m quyền của Việt Nam và các trường đại học có thể tham khảo để phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT trong thời gian tới. Đề án trên có thể là một câu trả lời mang tính thực tiễn nhất cho nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Quế Anh (2008) về “Nhu cầu về đào tạo SHTT trong các trường đại học ở Việt Nam”. Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu về đào tạo SHTT dưới các góc độ khác nhau, luận văn đưa ra một số đề xuất về nội dung và thời lượng giảng dạy về SHTT trong các trường đại học ở Việt Nam. Với cách nhìn nhận SHTT như là một lĩnh vực hết sức đa dạng và mang tính liên ngành, những đề xuất trong nghiên cứu này được xây dựng theo các tiêu chí khác nhau về cấp độ đào tạo c ng như định hướng chuyên môn của người học. Ngoài ra, các nghiên cứu khác về quản lý SHTT ở trường đại học chủ yếu tồn tại dưới dạng các bài báo, tham luận tại các hội nghị khoa học như: Nghiên cứu của Trần Văn Hải (2011), “Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu – Tiếp cận từ quyền SHTT”, Tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 4.2011. Theo Trần Văn Hải, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu là khâu cuối c ng của hoạt động nghiên cứu. Nếu
  16. 8 khâu cuối c ng này không được thực hiện thì hoạt động R&D1 không có ý nghĩa thực tiễn. Không phải kết quả NCKH nào c ng được thương mại hóa mà chỉ có những công trình được đảm bảo về quyền tác giả và giải pháp kỹ thuật mới có nhiều khả năng có thể được thương mại hóa. Nghiên cứu này cho r ng yếu tố tạo nên giá trị thương mại của một giải pháp kỹ thuật là giải pháp này có được thị trường chấp nhận hay không. Bởi vậy để có thể thương mại hóa các kết quả nghiên cứu thì sự liên kết giữa nhà nghiên cứu và doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để làm được điều này thì trách nhiệm thuộc về các nhà quản lý, hoạch định chính sách ở cấp độ nhà trường và ở các cấp cao hơn. Trần Văn Hải đưa ra mô hình được áp dụng ở Hoa Kỳ theo Đạo luật Bayh – Dole2. Theo đó, các doanh nghiệp ho c trung tâm khai thác SHTT được thành lập khởi nguồn t các trường đại học và cơ sở nghiên cứu. Tuy nhiên, theo tác giả, mô hình này áp dụng vào Việt Nam là chưa hoàn toàn ph hợp vì du nhập mô hình thì dễ, song để mô hình phát huy hiệu quả cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn. Nghiên cứu của Trương Th y Trang (2007) trình bày tại Hội thảo “Hoạt động SHTT trong các trường đại học, cao đẳng” là một nghiên cứu đáng chú ý khác. Theo Trương Th y Trang (2007), quản lý SHTT là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có kế hoạch và có hướng đích của chủ thể đối với quá trình phát triển, hình thành, bảo vệ và khai thác sử dụng SHTT của cá nhân trong và ngoài nước nh m đạt được hiệu quả tối ưu. Một quy trình hiệu quả về quản lý và khai thác SHTT bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn sáng tạo và hình thành tài sản SHTT: là quá trình liên quan đến đầu tư trí tuệ. Quá trình này có thể trực tiếp ho c gián tiếp. Trực tiếp là n lực trí tuệ của tác giả. Gián tiếp là n lực đầu tư nhân lực và điều kiện môi trường vật chất cho lao động sáng tạo. Giai đoạn này liên quan đến đầu tư về ý tưởng và vật chất cho SHTT nên các tranh chấp về quyền sở hữu phát sinh sau này phải liên hệ đến giai đoạn này để giải quyết. Giai đoạn xác lập quyền sở hữu pháp lý SHTT: là giai đoạn tiếp theo sau khi nhận dạng tài sản bởi m i loại được th a nhận và bảo hộ theo các quy định và thủ tục pháp lý khác nhau. Có những loại tài sản phải làm thủ tục với cơ quan có th m quyền của nhà nước. Giai đoạn này thể hiện quan hệ ý chí, mong muốn sở hữu tài sản của người sáng tạo với các tiêu 1 R&D (research and development): nghiên cứu và phát triển 2 Đạo luật Bayh Dole (1980) cho phép các đại học bán bản quyền của những công trình nghiên cứu được tài trợ của chính phủ
  17. 9 chu n pháp lý và thủ tục xác lập sở hữu c ng như năng lực vận hành đúng của cơ quan nhà nước có th m quyền th a nhận, công nhận quyền sở hữu. Giai đoạn thương mại SHTT: SHTT chỉ có thể phát huy được giá trị về kinh tế khi được sử dụng một cách hiệu quả vào các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội. Để làm được điều này chủ sở hữu phải ứng dụng SHTT vào sản xuất ho c chuyển giao cho những đối tượng có khả năng và nhu cầu khai thác SHTT. Dựa trên cơ sở mô hình quản lý, khai thác SHTT của Trương Th y Trang, có thể xây dựng một quy trình quản lý SHTT ph hợp và hiệu quả trong ĐHH. 2.2. Lý luận chung về SHTT và quản lý SHTT ở trường đại học 2.2.1. Sở hữu trí tuệ Theo Quy định quản lý hoạt động SHTT” của ĐHH (2009), SHTT là kết quả của lao động trí tuệ phát sinh t hoạt động đào tạo và KHCN của các tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật. SHTT nói trong văn bản này là các dạng sản ph m hữu hình và vô hình bao gồm: “a. Tác ph m văn học, nghệ thuật, tác ph m khoa học, sách, giáo trình, bài giảng, bài báo được thể hiện dưới dạng chữ viết ho c ký tự khác tác ph m phái sinh nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác ph m được d ng để làm tác ph m phái sinh. b. Kết quả các công trình NCKH (chương trình, dự án, đề tài KHCN các cấp,…) tiến bộ kỹ thuật được cấp có th m quyền công nhận cho phép ứng dụng tại các địa bàn sản xuất. c. Cơ sở dữ liệu, chương trình máy tính, tài liệu kỹ thuật và các tài sản khác (giải pháp hữu ích và cả những ý tưởng có khả năng tạo ra sản ph m hữu hình đáng giá) bản đồ họa, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học. d. Các giống cây trồng. e. Các sáng chế, các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất. f. Quy trình công nghệ, các bí mật kinh doanh. g. Linh phụ kiện mới, các máy móc, thiết bị mới chế tạo. h. B ng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
  18. 10 2.2.2. Quản lý SHTT ở trường đại học Dựa trên cơ sở các bước của quá trình quản lý SHTT đã được xây dựng t các nghiên cứu trước của Trương Th y Trang (2007), luận văn xác định những hoạt động liên quan đến quản lý đối với SHTT trong các trường đại học như sau: Hoạt động nhận diện, xác định quyền sở hữu, thống kê và quản lý về mặt hành chính SHTT t các kết quả NCKH, hoạt động giảng dạy. Quá trình giảng dạy tạo ra các giáo trình, các khung chương trình và nội dung chương trình, các tác ph m văn học, cuộc biểu diễn… Đó là những tài sản về quyền tác giả và quyền liên quan. Hoạt động đầu tư cho các công trình NCKH tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng, chương trình phần mềm máy tính… Đó c ng là những tài sản SHTT quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề là trong số rất nhiều công trình NCKH, nếu chỉ quản lý đơn thuần về m t hành chính, sẽ không nhận diện ra được tài sản SHTT. Điều này dễ dẫn đến thất thoát tài sản SHTT cho các đối tượng ở ngoài trường ho c bản thân người nghiên cứu c ng có thể “đánh cắp” tài sản SHTT phục vụ cho lợi ích cá nhân. Vì vậy, trong giai đoạn sáng tạo thì công tác quản lý cần chú trọng hoạt động nhận diện được tài sản SHTT t kết quả của hoạt động giảng dạy và NCKH. Sau khi được nhận diện, tài sản SHTT c ng phải được xác nhận quyền sở hữu thuộc về ĐHH để tránh những tranh chấp giữa ĐHH và các giảng viên, cán bộ trong trường và các chủ thể khác có liên quan về quyền sở hữu. Bên cạnh việc nhận diện, các tài sản SHTT c ng phải được thống kê và quản lý ch t chẽ trên các hồ sơ hành chính để làm tiền đề thực hiện các hoạt động xác lập quyền sở hữu về m t pháp lý hay thương mại hóa về sau. Hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu pháp lý SHTT: Sau khi đã nhận diện, những tài sản SHTT có giá trị phải được xác lập quyền sở hữu về m t pháp lý b ng các thủ tục tại các cơ quan chức năng. Với tính chất là một loại tài sản vô hình, rất khó để chiếm hữu như những tài sản hữu hình khác, nên tài sản SHTT rất dễ bị xâm phạm. Vì vậy, việc chống lại những hành vi xâm phạm quyền sở hữu c ng là một nội hàm quan trọng trong khái niệm bảo hộ SHTT. Hoạt động khai thác thương mại các tài sản SHTT: Một trong những ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý SHTT là các tài sản SHTT phải khai thác được giá trị thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà trường ho c qua CGCN cho các chủ thể có nhu cầu và có
  19. 11 năng lực. T đó mang lại giá trị vật chất và tinh thần để nhà trường tái đầu tư cho hoạt động giảng dạy, NCKH và củng cố uy tín và vị thế trong hoạt động đào tạo. Như vậy, có thể xây dựng khái niệm quản lý SHTT trong trường đại học như sau: Quản lý SHTT trong trường đại học là những hoạt động nhằm bảo đảm quyền sở hữu và khai thác thương mại đối với các tài sản SHTT của mình. Hoạt động quản lý SHTT là tổng thể một quá trình gồm nhận diện tài sản SHTT từ kết quả hoạt động NCKH; quản lý các tài sản SHTT tránh thất thoát; xác lập quyền SHTT, chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT và khai thác thương mại SHTT.
  20. 12 C ƯƠN 3 ỰC RẠN Q ẢN LÝ SỞ Ữ RÍ Ệ Ở ĐẠI ỌC Ế 3.1. ổng quan chung về ĐHH Tháng 3 năm 1957, ĐHH được thành lập, lúc đầu gồm 4 phân khoa: Khoa học, Sư phạm, Văn khoa, Luật khoa. Sau đó có thêm khoa Y và cơ sở đào tạo trực thuộc khác. Sau quá trình phát triển lâu dài, hiện nay ĐHH là đại học đa ngành gồm 07 trường thành viên:  Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP)  Trường Đại học Khoa học (ĐHKH)  Trường Đại học Y Dược  Trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL)  Trường Đại học Nghệ thuật  Trường Đại học Kinh tế  Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN)  Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch trực thuộc ĐHH.  Khoa Luật Ngoài ra còn có các Trung tâm đào tạo và NCKH: Trung tâm Đào tạo t xa, Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trung tâm Giáo dục quốc phòng, Trung tâm Học liệu, Trung tâm Đào tạo quốc tế và Trung tâm phục vụ sinh viên. ĐHH là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam. Hiện nay ĐHH có 90 ngành đào tạo đại học, 62 ngành đào tạo thạc sĩ, 22 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 33 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II. Tính đến nay, ĐHH có 3.348 cán bộ viên chức, lao động, trong đó gồm 7 giáo sư, 137 phó giáo sư, 427 tiến sĩ, 1.120 thạc sĩ (Xem phụ lục 1). ĐHH là một trung tâm NCKH và CGCN lớn. Hàng năm thực hiện trên 100 đề tài dự án KHCN với tổng vốn đầu tư cho KHCN trên 10 tỷ đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2