Lý luận về phân cấp và mối quan hệ giữa trung ương với chính quyền địa phương trong phát triển bền vững
lượt xem 5
download
Bài viết Lý luận về phân cấp và mối quan hệ giữa trung ương với chính quyền địa phương trong phát triển bền vững trình bày khái niệm quản lý nhà nước và phân cấp; Phân cấp quản lý nhà nước; Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý về mối quan hệ phân cấp giữa trung ương và địa phương; Nguyên tắc, vai trò và ý nghĩa, nội dung phân cấp trong quản lý giữa giữa trung ương và địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý luận về phân cấp và mối quan hệ giữa trung ương với chính quyền địa phương trong phát triển bền vững
- LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUNG ƢƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Mai Hữu Bốn Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đổi mới cơ chế quản lý nhà nƣớc, sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và xu hƣớng mở cửa, hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòi hỏi phải đổi mới, tăng cƣờng phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc hiện nay, cần đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, tập trung vào phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trên các lĩnh vực chủ yếu nhất: quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tƣ phát triển; ngân sách nhà nƣớc; đất đai, tài nguyên; doanh nghiệp nhà nƣớc; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, để tiếp tục phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa chính quyền địa phƣơng các cấp (tỉnh - huyện - xã). Phân công, phân cấp là mối quan hệ mật thiết giữa trung ƣơng với chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc là một chủ trƣơng lớn, nội dung quan trọng đƣợc đề cập một cách có hệ thống và nhất quán trong các văn kiện của Đảng ta thời gian gần đây. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa VIII) đề ra phƣơng hƣớng ―phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hƣớng phân cấp rõ hơn cho địa phƣơng, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ‖. Từ khóa : Quản lý, quản lý nhà nƣớc, phân cấp, phát triển bền vững 1.Khái niệm quản lý nhà nƣớc và phân cấp 1.1. Quản lý và quản lý nhà nước. Khái niệm Quản lý là một thuật ngữ khá đa dạng và phức tạp, hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau. Theo phƣơng Tây, từ quản lý management có nguồn gốc Italia ―managgiare‖ và bản thân từ này lại đƣợc rút từ chữ La tinh ―manus‖, nghĩa là bàn tay. Theo từ gốc, thực hiện quản lý là ―nắm vững trong tay‖, ―điều khiển bàn tay‖ Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đƣa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt đƣợc. Quản lý là một phạm trù xuất hiện trƣớc khi có Nhà nƣớc với 492
- tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung đƣợc thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý đƣợc phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động. ―Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà đƣợc tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung... Một nhạc công tự điều khiển mình nhƣng một dàn nhạc cần phải có nhạc trƣởng‖ 1 Nhƣ vậy, quản lý xã hội không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp hoạt động chung của con ngƣời. Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. ―Quản lý nhà nƣớc, hiểu theo nghĩa rộng, là sự tổ chức và quản lý sự vụ hữu quan của mội tổ chức và đoàn thể xã hội. đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc. Theo nghĩa hẹp, là hoạt động quản lý hành chính do Chính phủ đại diện nhà nƣớc thực thi và đảm bảo bằng sức cƣỡng chế của nhà nƣớc. Nó khác về tính chất với sự quản lý sự vụ hành chính trong toàn thể xã hội, đơn vị xí nghiệp. Quản lý hành chính tồn tại trong đời sống thực tế, đều là sự tổ chức và quản lý sự vụ cụ thể chuyên môn.‖2 Quản lý nhà nƣớc là hoạt động chấp hành và điều hành đƣợc đặc trƣng bởi các yếu tố có tính tổ chức; đƣợc thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; đƣợc bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc (hoặc một số tổ chức xã hội trong trƣờng hợp đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc). Quản lý nhà nƣớc cũng là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tƣợng bị quản lý 1.2. Phân cấp quản lý nhà nước. Hiện nay, có một số quan niệm khác nhau xung quanh khái niệm ―phân cấp‖. Theo một số tác giả, phân cấp chính là phân quyền giữa trung ƣơng và địa phƣơng Phân cấp là phân ra, chia thành các cấp, các hạng. Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dƣới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lƣợng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ƣơng đến cơ sở. 1 GS. Đoàn Trọng Truyến (Chủ biên) - Hành chính học đại cƣơng, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 744. 2 GS Mai hữu Khuê ―Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính‖, NXB Lao động năm 2002. HN, tr 601 493
- Có quan niệm khác cho rằng, phân cấp có thể theo hai hƣớng: một hƣớng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp; hƣớng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau. Có ý kiến cho rằng, cần phân biệt ―phân cấp quản lý‖ với một số khái niệm gần với nó là phân công, phân nhiệm, phân quyền vì ―phân công và phân nhiệm đều để chỉ sự xác định quyền hạn, trách nhiệm cả theo chiều ngang và chiều dọc. Thông thƣờng, ngƣời ta sử dụng khái niệm phân công để chỉ quan hệ theo chiều ngang với dụng ý phân biệt nó với phân cấp. Nếu phân quyền đƣợc hiểu là phân giao quyền hạn cho một cơ quan hoặc một cấp chính quyền nào đấy thì thực ra sử dụng thuật ngữ phân công và phân cấp là đầy đủ và chính xác hơn‖. Nhƣ vậy, cho đến nay, mặc dù đƣợc sử dụng một cách rộng rãi, song cách hiểu về phân cấp còn chƣa hoàn toàn thống nhất. Dƣới góc độ ngôn ngữ, ―cấp‖ đƣợc hiểu là loại hạng trong một hệ thống (xếp theo trình độ cao thấp, trên dƣới. Từ đó, phân cấp quản lý đƣợc cắt nghĩa là giao bớt một phần quyền quản lý cho cấp dƣới, quy định nhiệm vụ và quyền hạn cho mỗi cấp. Nhƣ vậy, ở đây có hai nội dung cần lƣu ý là chuyển giao thẩm quyền cho cấp dƣới và xác định thẩm quyền của mỗi cấp trong đó. Hiện nay, căn cứ vào cách phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ mà ở Việt Nam hình thành các cấp chính quyền: trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Phân cấp quản lý nhà nƣớc, trƣớc hết đƣợc hiểu là phân cấp giữa trung ƣơng với chính quyền cấp tỉnh; đồng thời, còn bao hàm cả phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phƣơng với nhau. Theo các văn kiện của Đảng, phân cấp đƣợc tiến hành theo hƣớng ―phân cấp rõ hơn cho địa phƣơng, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ và trên cơ sở nguyên tắc ―chính quyền trung ƣơng quản lý tập trung một số lĩnh vực theo ngành dọc đƣợc xác định từ yêu cầu thực tế. Đối với một số lĩnh vực khác, trung ƣơng trực tiếp quản lý một phần, còn một phần phân cấp cho địa phƣơng quản lý‖. Cũng với tinh thần đó mà hiện nay, phân cấp đƣợc hiểu là việc chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên xuống cơ quan quản lý cấp dƣới nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả quản lý 3. Việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn chỉ có thể đƣợc tiến hành một khi thẩm quyền và trách nhiệm của cấp chuyển giao và cấp đƣợc chuyển giao đã đƣợc xác định hết sức rõ ràng. Vì vậy, bản thân khái niệm phân cấp phải hàm chứa trong đó nội dung phân định thẩm quyền của từng cấp hay nói một cách khác, phân định thẩm quyền là tiền đề cho việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn (hoặc rộng hơn nữa, điều chỉnh khối lƣợng nhiệm vụ, quyền hạn cho phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mỗi cấp chính quyền). Trên cơ sở những lập luận đó, có thể đƣa ra khái niệm về phân cấp quản lý nhà nƣớc nhƣ sau: Phân cấp quản lý nhà nƣớc là sự phân định thẩm quyền, trách 3 Văn kiện Đại hội Đảng IX. (2011). NXB chính trị QG-Sự thật. HN 494
- nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lƣợng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cƣờng chất lƣợng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc. 2. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý về mối quan hệ phân cấp giữa trung ƣơng và địa phƣơng. 2.1. Bản chất của mối quan hệ giữa trung ương và địa phương. Mối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng là một vấn đề chính trị - pháp lý, liên quan đến việc xác định hình thức nhà nƣớc và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc trong mô hình nhà nƣớc tƣơng ứng. Quy chế pháp lý của từng cấp chính quyền đƣợc thể hiện ở địa vị hiến định, ở khối lƣợng thẩm quyền mà cấp đó đảm nhiệm. Khi thực hiện những thẩm quyền của mình, mỗi cấp chính quyền có tính độc lập tƣơng đối, song không biệt lập với các chủ thể quản lý nhà nƣớc khác. Đồng thời, thực tiễn quản lý nhà nƣớc không loại trừ trƣờng hợp có nhiều chủ thể quản lý có cùng chung khách thể và đối tƣợng quản lý, nhƣng phạm vi quản lý lại ở mức độ khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần định rõ phạm vi hoạt động của mỗi cấp chính quyền nhà nƣớc. Do đó, mối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng, xét về bản chất, thể hiện ở việc phân cấp quản lý nhà nƣớc, có nghĩa là phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng với các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng mà trƣớc hết là cấp tỉnh. Đối với một số trƣờng hợp khác, phân cấp đƣợc tiến hành để giải quyết mối quan hệ trực tiếp giữa trung ƣơng và các cấp chính quyền thấp hơn - cấp huyện hoặc cấp xã. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa Chính phủ và chính quyền địa phƣơng các cấp vừa qua xét về tổng thể vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, còn nhiều hạn chế, bất hợp lý: Phân cấp nhƣng chƣa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính chƣa nghiêm; chƣa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phƣơng. Chƣa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, tổ chức cung cấp dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nƣớc và tài sản nhà nƣớc. Chƣa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những nhiệm vụ đã đƣợc phân cấp. Phân cấp nhiệm vụ cho cấp dƣới, nhƣng chƣa bảo đảm tƣơng ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực có liên quan, chƣa tạo điều kiện thực tế cho địa phƣơng chủ động cân đối các nguồn lực và các nhu cầu cụ thể của mình. 495
- Chính vì vậy, việc phân định thẩm quyền phải đƣợc ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật và nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là hình thành cơ sở lý luận để xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc pháp lý, các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa trung ƣơng - địa phƣơng.Theo các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Đại hội Đảng IX, phân cấp đƣợc đặt trong bối cảnh ―đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc, phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế‖. Nghị quyết cũng xác định ―phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nƣớc‖ là một trong những định hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm ―đẩy mạnh cải cách hành chính‖ là công việc quan trọng quyết định thành công của công cuộc đổi mới. Nghị quyết Hội nghị trung ƣơng lần thứ 9 (khoá IX) đề ra yêu cầu, ―Khẩn trƣơng hoàn thành việc phân cấp, phân quyền giữa trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng trên từng ngành, từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của trung ƣơng đối với địa phƣơng và khuyến khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các địa phƣơng‖. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phân cấp, một số địa phƣơng đã thể hiện những sai sót trong quản lý nhƣ sử dụng ngân sách, quyết định cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng công trình cảng biển, cảng sông và cấp phép thành lập hàng trăm trƣờng đại học mới. . . Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu yêu cầu ―Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phƣơng đi đôi với nâng cao chất lƣợng qui hoạch và tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát của trung ƣơng, gắn quyền hạn với trách nhiệm đƣợc giao‖ Chính phủ đã có Nghị quyết số 08/2008/NQ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2004 V/v Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa chính phủ và chính quyền địa phƣơng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Với mục tiêu Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, giữa chính quyền địa phƣơng các cấp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nƣớc, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính phủ, tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phƣơng trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015. Luật đã cụ thể vấn đề phân cấp bằng các điều luật: Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương, Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương, Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương, Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 496
- Đây là một trong những quy định mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Với mục tiêu Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của chính quyền địa phƣơng. Cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý và thực tiễn đã làm rõ mối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng về phân cấp quản lý nhà nƣớc nhằm phát huy hiệu lực, hiệu qur quản lý nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng theo hƣớng phát triển bền vững trên một số lĩnh vực về quản lý ngân sách, đất đai, tài sản công, cấp phép đầu tƣ xây dựng, quản lý doanh nghiệp, tổ chức bộ máy và quản lý đội nguc công chức, viên chức và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là, tiền đề, cơ hội để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng phát huy năng lực, năng động, sang tạo và chủ động quản lý nhà nƣớc trên địa bàn 2.2. Nguyên tắc, vai trò và ý nghĩa, nội dung phân cấp trong quản lý giữa giữa trung ương và địa phương. Mối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng (trƣớc hết là cấp tỉnh) đƣợc quyết định bởi mô hình tổ chức nhà nƣớc và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc. Theo Hiến pháp và truyền thống tổ chức Nhà nƣớc ta, Việt Nam luôn là một Nhà nƣớc đơn nhất. Đặc trƣng của mô hình Nhà nƣớc này là quyền lực nhà nƣớc đƣợc tập trung, thống nhất; Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất mang chủ quyền quốc gia và các cơ quan nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo thứ bậc và hoạt động theo trật tự hiến định, luật định. Trên cơ sở đó, việc xác định, mối quan hệ giữa trung ƣơng - địa phƣơng phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc về chủ quyền quốc gia là nơi thể hiện tính tối cao của quyền lực nhà nƣớc trong quan hệ đối nội và tính độc lập của nó trong quan hệ đối ngoại. Chủ quyền quốc gia đòi hỏi bảo đảm tính thống nhất, tập trung của quyền lực nhà nƣớc, đặc biệt trong việc quyết định những vấn đề quan trọng, có liên quan đến đời sống của một bộ phận lớn hoặc của toàn bộ xã hội, đến lợi ích của Nhà nƣớc. Cũng chính xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia mà các cơ cấu lãnh thổ địa phƣơng trong Nhà nƣớc đơn nhất không thể đƣợc thừa nhận quy chế độc lập tuyệt đối và không có khái niệm ―Nhà nƣớc trung ƣơng‖ và ―Nhà nƣớc địa phƣơng‖ trong mô hình Nhà nƣớc đơn nhất. 497
- Nghiên cứu về mối quan hệ trung ƣơng - địa phƣơng, cần phải giải quyết một vấn đề mang tính lý luận là kết hợp hai khía cạnh: tập trung hoá quyền lực nhà nƣớc để bảo đảm chủ quyền quốc gia và dân chủ vốn là đặc trƣng của chế độ nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Tập trung quyền lực là một yếu tố nhằm bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc, nhằm thực hiện triệt để nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Trong một số lĩnh vực và trƣờng hợp, Nhà nƣớc mà biểu tƣợng là các cơ quan trung ƣơng phải thể hiện rõ vai trò của mình bằng cách đƣa ra quyết định cuối cùng để bảo vệ lợi ích của toàn quốc gia, dân tộc. Cũng chính vì vậy mà một số lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội không thể đƣợc phân cấp cho địa phƣơng nhƣ lĩnh vực quốc phòng, tƣ pháp, ngoại giao, chính sách tiền tệ... Ngoài mục tiêu bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc, mối quan hệ trung ƣơng - địa phƣơng phải đƣợc xác định sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyên tắc dân chủ, bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo của địa phƣơng và phát huy tối đa năng lực, tiềm năng của địa phƣơng nhằm góp phần vào sự phát triển toàn diện và vững mạnh của cả nƣớc. Vấn đề đặt ra, để kết hợp hai khía cạnh nói trên, là cần khai thác một cách khoa học và vận dụng thích hợp nguyên tắc phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nƣớc vốn là một chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta. Nhằm có cơ chế phối hợp một cách hiệu quả, điều đầu tiên là cần phân định rõ thẩm quyền của từng chủ thể quản lý nhà nƣớc hay nói một cách khác, tiền đề của phối hợp phải là tính rõ ràng trong việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn, thực chất là làm rõ sự phân công, phân cấp trong quản lý theo hƣớng hình thành cơ chế phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phƣơng trong quản lý phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc pháp chế, mối quan hệ trung ƣơng - địa phƣơng phải đƣợc xây dựng dựa trên một nền tảng và cơ sở pháp lý vững chắc đã đƣợc thể hiện trong Hiến pháp 2013. Những lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn về phân cấp và phối kết hợp trong mối quan hệ giữa trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng, ngày càng đƣợc khẳng định, là căn cứ và điều kiện để chính quyền địa phƣơng nâng cao trách nghiệm, chủ động và sáng tạo, có vai trò định hƣớng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng thông qua xác định tầm nhìn chiến lƣợc, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, trực tiếp quản lý các công việc của địa phƣơng, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phƣơng; tổ chức thực thi pháp luật, triển khai thực hiện các quyết định của chính phủ trung ƣơng ở địa phƣơng, phản ánh tâm tƣ nguyện vọng, lợi ích của nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân địa phƣơng có nhiều cơ hội tham gia vào công việc của nhà nƣớc; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phƣơng, thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội tại địa phƣơng. 498
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. Mai Hữu Khuê : (2002) ‖ Từ điển giải thích thuật ngũ hành chính”. NXB Lao động. HN 2. GS. Đoàn Trọng Truyến (Chủ biên) (1997) ― ành chính học đại cương‖, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 744. 3. Trƣơng Đắc Linh (2002) ― Phân cấp quản lý trung ương và địa phương - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn‖ Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 3, tr. 24-25. 4. Bộ Nội vụ (2003) ―Đề án phân cấp quản lý nhà nƣớc trung ƣơng - địa phƣơng‖, Hà Nội, tr. 1. 5. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 337. 499
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý luận về kinh tế hợp tác với một số vấn đề cơ bản
48 p | 607 | 196
-
Mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam: Phần 1
232 p | 1160 | 89
-
Lý luận đến thực tiễn về Kinh tế vùng ở Việt Nam: Phần 1
105 p | 317 | 74
-
Nhà nước và pháp luật - Lý luận chung: Phần 1
171 p | 230 | 36
-
Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp
13 p | 204 | 22
-
Bài giảng Kinh tế phát triển - TS. Phan Thị Nhiệm trùng
102 p | 101 | 11
-
Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương ở nước ta
10 p | 94 | 11
-
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 p | 83 | 11
-
Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cấp thiết liên quan trực tiếp đến đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: Phần 2
510 p | 34 | 10
-
Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cấp thiết liên quan trực tiếp đến đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: Phần 1
288 p | 21 | 10
-
Nghiên cứu lý luận về cải cách và sự phát triển: Phần 1
187 p | 12 | 7
-
Nghiên cứu lý luận về cải cách và sự phát triển: Phần 2
211 p | 16 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Lý luận định tội danh (Mã học phần: LUA102047)
11 p | 12 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Lý luận về nhà nước và pháp luật (Mã học phần: LKT103009)
15 p | 5 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Lý luận về nhà nước và pháp luật (phần chung) - Mã học phần: LUA102008
16 p | 6 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Lý luận về nhà nước và pháp luật (phần cụ thể)
22 p | 5 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Lý luận về nhà nước và pháp luật (Mã học phần: 0101122642)
10 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn