Lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 2
download
Bài viết nếu lên cuộc cách mạng lần thứ tư đang diễn ra và tác động mạnh mẽ tới mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Là một quốc gia đang phát triển - Việt Nam cần xác định rõ những thách thức cho nền kinh tế để có những giải pháp đúng đắn nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bắt kịp hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ths.Lê Bằng Việt/ Khoa Kinh tế và QTKD - Trƣờng Đại học Hải Phòng Ths.Nguyễn Đức V n/Khoa Kinh tế và QTKD - Trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Cuộc cách mạng lần thứ tư đang diễn ra và tác động mạnh mẽ tới mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Là một quốc gia đang phát triển - Việt Nam cần xác định rõ những thách thức cho nền kinh tế để có những giải pháp đúng đắn nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bắt kịp hội nhập quốc tế. Từ khóa: n ng lực cạnh tranh quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0 1. BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Bản chất của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot... Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra một thế giới mà ở trong đó các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể hợp tác với nhau một cách linh hoạt. CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt Nam. CMCN 4.0 trước tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, tạo nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) sẽ thay đổi nhanh chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất. Trong quá trình này, IoT sẽ tác động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng đến chăm sóc sức khỏe. Với việc thay đổi phương thức sản xuất khi có những công nghệ hiện đại có thể kết nối thế giới thực và ảo, để sản xuất con người có thể điều khiển quy trình ngay tại nhà mình mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động của nhà máy thông qua sự vượt trội về Internet. Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc CMCN 4.0 này trước hết giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Đối với lĩnh vực đầu tư, với bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet. Song cuộc cách mạng này cũng có thể tạo ra sự bất công lớn hơn, đặc biệt là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động. Người lao động tại các nhà máy trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu khác và trong một môi trường làm việc hay cách tổ chức không còn giống như hiện nay. Cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay 264
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát triển như Việt Nam. 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 Năm 1990, M. Porter đã giải thích năng lực cạnh tranh của một quốc gia dựa trên lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia (lý thuyết hình thoi) hình thành nên môi trường cạnh tranh trên trên nghiên cứu thực nghiệm. Theo M. Porter không một quốc gia nào có thể có lợi thế tuyệt đối ở tất cả các ngành hoặc ở tất cả các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Năng lực cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó. M. Porter đề cập về bốn thuộc tính này như là bốn yếu tố cấu tạo nên mô hình hình thoi. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa Điều kiện yếu tố Các điều kiện cầu sản xuất Các ngành công nghiệp (Nguồn: M. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia) phụ trợ và liên quan Hình 1: Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia Điều kiện về các yếu tố sản xuất, M. Porter tập trung phân tích kỹ các đặc tính của các yếu tố sản xuất. Trong đó, thừa nhận sự phân cấp của các yếu tố sản xuất, phân biệt giữa các yếu tố cơ bản (ví dụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý và nhân khẩu học) và các yếu tố tiên tiến (ví dụ, hạ tầng truyền thông, lao động có kỹ năng và trình độ cao, các thiết bị nghiên cứu, và bí quyết công nghệ). Theo M. Porter, các yếu tố tiên tiến đóng vai trò hết sức quan trọng trong lợi thế cạnh tranh. Không giống như các yếu tố cơ bản được ưu đãi một cách tự nhiên, các yếu tố tiên tiến lại là sản phẩm của sự đầu tư của các cá nhân, các công ty và của chính phủ. Do vậy, các khoản đầu tư của chính phủ vào giáo dục đào tạo cơ bản và nâng cao, cải thiện trình độ kiến thức và kỹ năng chung của người lao động, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng tại các cơ sở giáo dục chính là giúp nâng cao các yếu tố tiên tiến của một nước. Mối quan hệ giữa các yếu tố tiên tiến và cơ bản là mối quan hệ phức hợp. Các nhân tố cơ bản có thể cung cấp lợi thế ban đầu, sau đó sẽ được củng cố và mở rộng thông qua đầu tư vào các yếu tố tiên tiến. Ngược lại, bất lợi về các yếu tố cơ bản có thể tạo ra những áp lực phải đầu tư vào các yếu tố tiên tiến. Các điều kiện về Cầu,M. Porter nhấn mạnh tới vai trò của cầu trong nước trong việc giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Thông thường, các công ty thường tỏ ra nhạy cảm nhất với những nhu cầu của những khách hàng ở gần với họ nhất. Do đó, những đặc điểm 265
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG của nhu cầu thị trường trong nước đặc biệt quan trọng trong việc định hình các thuộc tính của các sản phẩm được chế tạo trong nước và trong việc tạo ra sức ép cho sự sáng tạo đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. M. Porter lập luận rằng các công ty của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu những người tiêu dùng trong nước của họ sành sỏi và đòi hỏi cao. Những người tiêu dùng như vậy sẽ tạo ra một sức ép lên các công ty trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm cũng như phải sản xuất ra những mẫu mã sản phẩm mới. Một ví dụ về khía cạnh này đó là sự phát triển trong ngành thiết bị liên lạc không dây. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan,thuộc tính lớn thứ ba trong lợi thế cạnh tranh quốc gia về một ngành là sự hiện diện của các ngành hỗ trợ và liên quan có sức cạnh tranh quốc tế. Những lợi ích của việc đầu tư vào các yếu tố sản xuất tiên tiến bởi các ngành hỗ trợ và liên quan có thể sẽ lan tỏa sang một ngành, từ đó giúp ngành này đạt được một vị trí cạnh tranh vững mạnh trên thế giới. Một kết quả của quá trình này là các ngành thành công trong phạm vi một quốc gia có xu hướng tập hợp với nhau thành các cụm gồm các ngành có liên quan. Những cụm ngành là rất quan trọng bởi vì những kiến thức giá trị có thể lưu chuyển giữa các công ty trong cùng một cụm về mặt địa lý, mang lại lợi ích cho tất cả các công ty khác cùng nằm trong cụm đó. Các luồng kiến thức sẽ lưu chuyển khi nhân viên di chuyển giữa các công ty trong phạm vi một khu vực địa lý và khi các hiệp hội ngành quốc gia tập hợp nhân công từ các công ty khác nhau tại các cuộc trao đổi chuyên ngành. Chiến lược, cấu trúc công ty và đối thủ cạnh tranh,thuộc tính thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong mô hình của M. Porter đề cập về nội dung chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh trong phạm vi một quốc gia. Ở đây, M. Porter chỉ ra hai điểm quan trọng. Thứ nhất, các quốc gia khác nhau được đặc trưng bởi các triết lý quản lý khác nhau giúp hoặc không giúp được gì cho họ trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Điểm thứ hai mà M. Porter chỉ ra trong nội dung này là sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh mãnh mẽ trong nước và sự sáng tạo và trường tồn của lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến các công ty phải tìm kiếm các cách cải tiến hiệu quả sản xuất, từ đó làm cho họ trở nên có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đối thủ cạnh tranh trong nước tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến. Tất cả những điều này giúp việc tạo ra các công ty có sức mạnh cạnh tranh ở tầm thế giới. Tỷ trọng thị phần là thước đo để đánh giá thứ hạng các công ty, được đề cập nhiều trên mạng lưới báo chí kinh doanh và biến động không ngừng. M. Porter cho rằng có hai yếu tố nữa có thể chi phối tới mô hình hình thoi và tạo thành mô hình kim cương của quốc gia theo những cách thức quan trọng khác nhau: đó là cơ hội và chính phủ. Những cơ hội xảy đến, ví dụ những phát minh sáng tạo lớn, có thể tái cấu trúc lại ngành và mang lại cơ hội cho các công ty của một nước vượt lên những công ty khác. Chính phủ, bằng cách lựa chọn các chính sách của mình, có thể làm giảm đi hoặc cải thiện lợi thế quốc gia. Ví dụ, các quy định có thể điều chỉnh các điều kiện về cầu của quốc gia, các chính sách chống độc quyền có thể tác động tới mức độ cạnh tranh nội bộ ngành, và các khoản đầu tư của chính phủ vào giáo dục đào tạo có thể thay đổi điều kiện về các yếu tố sản xuất. 266
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa Cơ hội Điều kiện yếu tố sản xuất Các điều kiện cầu (Nguồn: M. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia) Chính phủ Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan Hình 2: Mô hình kim cƣơng về lợi thế cạnh tranh quốc gia Như vậy, được mở rộng từ 4 yếu tố của lý thuyết hình thoi, mô hình kim cương của M. Porter với 6 yếu tố là (1) Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa; (2) Điều kiện yếu tố sản xuất; (3) Các điều kiện cầu; (4) Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan; (5) Chính phủ; (6) Cơ hội. Có thể thấy, so với các phương pháp khác, mô hình mô hình kim cương cung cấp một cái nhìn toàn diện về các nguồn hình thành lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành. Đó có thể là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện cầu, văn hóa.. và rất nhiều những giá trị vô hình của quốc gia đó có thể góp phần tạo ra sức cạnh tranh cho một ngành kinh tế. Không dừng lại ở đó, các yếu tố trên được kết hợp với nhau trong một mô hình phản ánh sự tương tác qua lại giữa chúng giúp trả lời cho câu hỏi lợi thế cạnh tranh được hình thành như thế nào. Cách tiếp cận tổng quát của mô hình giúp phương pháp này phù hợp với mọi điều kiện, mọi nền kinh tế vì vậy đây là một lý thuyết rất đáng được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam. CMCN 4.0 đặc biệt đã đề cập tới nhóm các yếu tố sản xuất, nhóm yếu tố điều kiện cầu, các ngành phụ trợ có liên quan sẽ có những sự thay đổi lớn, điều này có thể tạo ra nhiều thách thức đối với năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, yếu tố về Chính phủ và Cơ hội sẽ là điểm tựa để cải thiện năng lực cạnh tranh của nước nhà. 3. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Bám sát vào lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia, chúng ta có thể thấy ngay yếu tố thuộc về điều kiện sản xuất và các ngành công nghệ hỗ trợ của Việt Nam sẽ là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của CMCN 4.0. Cụ thể: Điều kiện yếu tố sản xuất về lao động giá rẻ sẽ dẫn đến tụt hậu. Lợi thế lao động phổ thông giá rẻ của Việt Nam có một giai đoạn đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang để đối phó với tình hình giá lao động tăng cao tại Trung Quốc, Việt Nam đã có cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Nhưng trong 267
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG xu thế của cách mạng công nghệ 4.0, những yếu tố trên không còn là lợi thế của Việt Nam. Cách mạng công nghệ 4.0 giúp đưa ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất ở phân khúc giá trị cao quay trở lại gần với thị trường tiêu thụ lớn, các trung tâm nghiên cứu triển khai và các trung tâm cung ứng nguyên vật liệu, phụ kiện. Trong quá trình toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ 4.0 sẽ có tác động đáng kể đến Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Nói về thuận lợi: Kinh tế Việt Nam cũng sẽ có được các cơ hội tương tự với nền kinh tế toàn cầu khi bước vào cách mạng công nghệ 4.0 nhờ dân số trẻ, năng động với sự nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Nguồn lao động có trình độ chuyên môn CNTT đã phát triển mạnh mẽ, có tính đột phá trong những năm qua. Lợi thế về ngành CNTT khi được áp dụng mạnh mẽ trong các ngành khác là cơ hội cho lực lượng lao động Việt Nam tham gia vào những phân khúc tạo giá trị gia tăng cao…Tuy nhiên, cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo rất nhiều thách thức cho kinh tế Việt Nam, xuất phát từ hiện trạng cơ cấu của nền kinh tế đang còn bất ổn. Các ngành công nghiệp hỗ trợ bị tác động.Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tác động mạnh tới một số ngành kinh tế cột trụ của Việt Nam như: Nhóm ngành năng lượng; nhóm ngành dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ; nhóm ngành công nghiệp chế tạo.Ở nhóm ngành năng lượng: ngành dầu khí và ngành điện đang bị đặt trước bối cảnh giảm phát dài hạn, do xu hướng thay đổi công nghệ hướng tới hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo giúp bảo vệ môi trường… Với nhóm ngành dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, đây là nhóm 3 ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động phổ thông giá rẻ, có giá trị xuất khẩu tăng cao nhất của Việt Nam nhưng lại bị xếp vào nhóm ngành yếu kém, giá trị gia tăng thấp nhất khu vực châu Á. Nhóm ngành này đang bị mắc kẹt giữa hai chiến lược cạnh tranh trong bẫy thu nhập trung bình: Cạnh tranh đơn hàng bằng chi phí lao động giữa các thị trường giá rẻ và cạnh tranh chi phí sản xuất bằng lao động với sản xuất bằng máy móc ở các nước phát triển. Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tác động mạnh nhất tới nhóm ngành công nghiệp chế tạo vì nó luôn bị ảnh hưởng bởi những biến đổi của công nghệ trong kinh tế toàn cầu, cơ chế lan truyền công nghệ qua hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sự thay đội mạnh mẽ của công nghệ và máy móc làm cho thay đổi dòng chảy thương mại quốc tế, phân hóa lại nhu cầu lao động giá rẻ được sử dụng để sản xuất phục vụ cho các thị trường lớn. Còn với nhóm ngành điện tử, xét về năng lực sản xuất sẽ dễ dàng nhận thấy nhóm ngành này hoàn toàn bị tác động bởi các tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp thành phẩm tại Việt Nam. Năng lực sản xuất của những doanh nghiệp nội địa trong nhóm ngành này càng ngày càng thu hẹp hoặc phải đóng cửa bởi các sản phẩm công nghệ cao đòi hỏi sự đổi mới liên tục - điều mà doanh nghiệp trong nước thường bị hụt hơi trong cuộc đua về sự sáng tạo công nghệ, chất lượng và giá cả khi tham gia chuỗi cung ứng so với thị trường thế giới. 4. LỜI KẾT CMCN 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn... Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong thời kỳ Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0. Về phía Chính phủ, dưới tác động của cuộc cách mạng này, công tác điều hành của Chính phủ của Việt Nam cũng sẽ có được sức mạnh công nghệ mới để tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Song cũng như các chính phủ khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của 268
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG mình để hoạch định và thực hiện chính sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò của người dân trong quá trình này. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiến vào giai đoan phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quyết tâm cao của Chính phủ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là đột phá về công nghệ thông tin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bối cảnh, các xu hướng lớn và những sản phẩm điển hình, Tạp chí Tự động hóa ngày nay, 5/2016; 3. M. Porter, Chiến lược cạnh tranh, 1980 4. M. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, 1990 5. Desigh Principles for Industrie 4.0 Scenarios, Hermann, Pentek, Otto, 2015; 6. Only One – Tenth of Germany’s High – Tech Stratery, Bill Lydon, Industry 4.0, 2014. 7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Công_nghiệp_4.0 COMPETITIVENESS OF NATIONAL IN THE CONTEXT OF THE INDUSTRIE 4.0 ABSTRACT: The fourth revolution is taking place and has a strong impact on every country and economy. As a developing country - Vietnam needs to identify challenges to the economy in order to have the right solutions to improve its national competitiveness and catch up with international integration. Keywords: national competitiveness, Industrial revolution4.0 269
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh
5 p | 726 | 141
-
Tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua chiến lược quản lý tài năng: Minh chứng từ một số doanh nghiệp Việt Nam
10 p | 175 | 24
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - TS Nguyễn Hữu Lam
22 p | 198 | 13
-
Nghiên cứu các yếu tố marketing điểm đến ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu
17 p | 87 | 10
-
Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO
5 p | 134 | 10
-
Chiến lược mở rộng thương hiệu và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam
8 p | 34 | 9
-
Nhận diện mối quan hệ giữa R&D và sản xuất với kết quả hoạt động của doanh nghiệp - từ góc độ lý thuyết
10 p | 16 | 9
-
Thuyết minh:Xác định lại lợi thế cạnh tranh
53 p | 78 | 7
-
Triết lý Kaizen và công cụ 5S trong quản trị sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
7 p | 18 | 7
-
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quản trị CMS 2013
513 p | 46 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
11 p | 9 | 5
-
Bài giảng Giới thiệu lý thuyết cụm ngành - Vũ Thành Tự Anh
16 p | 148 | 4
-
Đánh giá năng lực cạnh tranh - Trường hợp Công ty cổ phần đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng sao Việt Nhật miền Trung (SJVC)
6 p | 45 | 3
-
Kết nối trường phái lý thuyết marketing với lý thuyết năng lực cạnh tranh của khoa học quản trị kinh doanh để vận dụng vào tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam trong khủng hoảng
9 p | 42 | 2
-
Năng lực cạnh tranh động: Nghiên cứu thực nghiệm tại Công ty Cổ phần Thép Thái Bình Dương
9 p | 16 | 2
-
Năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu - Yếu tố quan trọng cấu thành năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
14 p | 24 | 2
-
Vận dụng lý thuyết thiết kế tổ chức vào việc tái cấu trúc cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
10 p | 33 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn