MARTIN CREED
lượt xem 3
download
Martin Creed sinh tại Wakefield năm 1968, ông chuyển đến ở Glasgow khi ba tuổi, ông có giọng nói đặc Scotland. Creed học vẽ tại trường nghệ thuật Slade, London, ông tốt nghiệp năm 1990, thời gian này ông là một họa sỹ được thế hệ trẻ Anh quốc mến mộ, tuy nhiên, khi bước vào thiên kỷ thứ ba ông cho ra đời một loạt tác phẩm mới gây tiếng vang như tác phẩm No. 203: Mọi thứ đều tốt đẹp thôi, 1999, nó được treo trên cổng nơi ở của trẻ mồ côi tại Clapton, London....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MARTIN CREED
- MARTIN CREED Martin Creed sinh tại Wakefield năm 1968, ông chuyển đến ở Glasgow khi ba tuổi, ông có giọng nói đặc Scotland. Creed học vẽ tại trường nghệ thuật Slade, London, ông tốt nghiệp năm 1990, thời gian này ông là một họa sỹ được thế hệ trẻ Anh quốc mến mộ, tuy nhiên, khi bước vào thiên kỷ thứ ba ông cho ra đời một loạt tác phẩm mới gây tiếng vang như tác phẩm No. 203: Mọi thứ đều tốt đẹp thôi, 1999, nó được treo trên cổng nơi ở của trẻ mồ côi tại Clapton, London. Chuyến đi trình diễn các tác phẩm của mình tại Anh quốc thể hiện tính nghệ thuật tranh họa của Creed, có tác phẩm được đưa vào danh mục xét giải Turner năm 2001, ông lại tạo ra một cuộc tranh luận lớn về tác phẩm No. 207 của mình: Những ngọn đền sáng và tối (2000). Tác phẩm hiện giờ thuộc bộ sưu tập của Viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại tại New York, một trong các tác phẩm lớn của ông. Creed là một họa sỹ Anh quốc nổi danh trên trường quốc tế, ông đã tổ chức trưng bày tại Dublin, New York, London và Brussels năm vừa qua. Một cuộc trưng bày sơ bộ tổ chức tại Ikon, Birmingham tháng 9
- vừa qua, sau đó sẽ chuyển sang Seoul, Tokyo và Lima. Mỗi tác phẩm của ông đều được đánh số nhưng lại không có tiêu đề. “Các tác phẩm được đánh số để dễ nhớ”, ông nói, tuy vậy, có một tranh họa mà ông coi là tác phẩm, đó là tác phẩm No. 3: Tranh họa màu vàng (1986). Một cuốn sách xuất bản năm vừa qua miêu tả từng tác phẩm của Creed. Trong thời gian tham dự giải Turner, ông đã tới Alicudi, một đảo nhỏ ngoài khơi Sicily, trong khi chủ yếu sống tại London, thì đôi lúc lại đến đảo này để tránh cái náo nhiệt, ồn ào của thủ đô. Vài tháng tới khách tham quan đến thành phố Tate, Anh quốc sẽ được các vận động viên chạy nước rút chào đón tại các phòng tranh Duveen bởi vì chạy nước rút là đối ngược lại với cái chết theo quan điểm của nhạc trưởng dàn đồng ca của họ. Tại nghĩa trang của các tu sỹ Cappucini, thành phố Palermo, Cicily, hài cốt của các tu sỹ dòng anh em hèn mọn và những người quá cố khác được đặt trong các bức tường trong suốt ba thế kỷ qua. Gần đây, Martin Creed đã miêu tả một cuộc viếng thăm khu mộ này cho một số người bạn của ông. Ông viết: “Chúng tôi đến quá muộn, và chỉ còn năm phút để xem trước khi hết giờ”. “Do vậy, chúng tôi phải chạy. Tôi nhớ lại thấy mình chạy nước rút với Paola và các bạn của mình, Martin và Tomma chạy qua khu hầm mộ, nhìn sang bên phải và trái đều thấy xác người chết treo đầy trên tường, họ đều mặc các bộ quần áo đẹp, chúng tôi ráng sức để xem cho hết. Chạy xem đó là cách tốt nhất. Đó là một cuộc chạy làm bạn bật cười. Tôi cho rằng chạy gấp để tham quan bảo tàng là một cái hay”.
- Tại Tate, Anh quốc một số người đang thử nghiệm lý thuyết này vì Creed sẽ trang trí các phòng tranh Duveen bằng các mạch đá tân cổ điển, và yêu cầu mọi người chạy nhanh qua khu vực này. Trước đây, Creed cũng đã làm các công trình tương tự, ở đó người xem chạy nước rút qua triển lãm theo những khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, các phòng tranh Duveen lại đang trống rỗng, ông chưa bao giờ có ý định làm cho các khoảng chạy trống, cũng như không gây ấn tượng cho người chạy. Khi tôi gặp Creed tại một quán cà phê ở trung tâm London thì ông lại hứng khởi lý giải về quá trình thực hiện các công trình mới nhất của mình. Ông nói mạnh mẽ, thường xuyên vung tay lên, đôi khi lại dựa vào thành bàn dường như ông đang thử sức các vận động viên chạy nước rút, các chuyên gia và người nhảy khoảng cách xa về khả năng thích hợp của họ. Tôi hỏi ông xem khi ở Palermo ông đã chạy qua các xác chết ra sao, và lần đầu ông nghĩ gì khi tổ chức chạy xem các tác phẩm, thì ông cười và giải thích: “Có thể lúc đầu không ai hiểu được, thế nhưng tôi cho rằng mình vẫn có thể bắt đầu như vậy”. Có lẽ ông đã hiểu được bức tranh thể hiện cái chết bởi vì đối với Creed chạy là sự biểu hiện rõ nhất sự sống. “Cái đó làm được với cảm giác của người đang sống, nếu chết thì mọi cái đều lặng yên, chạy làm cơ thể bạn chuyển động càng nhanh càng tốt, điều đó hoàn toàn đối ngược lại với một cơ thể chết”. Ông lại nói. Khi thảo luận với người chạy, ông nhấn mạnh đến việc phải có sự kiềm chế khi chạy qua khu hầm mộ. “Họ cần phải chạy càng nhanh càng tốt từ điểm A đến điểm B mà
- không nên nghĩ đến cách mà họ đang chạy. Đấy là một cái gì đó mà tôi gắn với việc chạy - đó là điểm đỉnh kinh nghiệm của bạn: khi chạy bạn có thể đôi chút không kiểm soát được mình”. Trước thời Creed, những trang trí đương đại tại các phòng tranh Duveen do những nghệ sỹ lớn thực hiện từ Richard Serra, Anthony Caro cho đến các họa sỹ gần đây nhất như Mark Wallinger, đó không chỉ là các trưng bày để bắt mắt người xem. Trong một khoảng thời gian tốt nhất của thế kỷ, phòng tranh trưng bày các tác phẩm điêu khắc lịch sử, trong bộ sưu tập của Tate có tác phẩm Nụ Hôn của Auguste Rodin (1904), Đô Vật của Lord Leighton (1877), tác phẩm Jacob và Thiên thần của Jacob Epstein (1940-1). Những tháng đầu tiên của năm nay phòng tranh có trưng bày tượng điêu khắc của trường phái tân cổ điển, với mục đích phô diễn dáng vẻ lý tưởng của con người - tượng một võ sỹ quyền anh có khuôn mặt nhăn nhó tạc trên một khối đá hoa cương trắng không có tỳ vết. Tuy vậy, sự giống nhau khi di chuyển của các tượng làm chúng không sống động như các thi thể tại hầm mộ Palermo, chắc chỉ có các bóng ma mới giúp được Creed trong dự án này, chúng đang rõi theo người chạy, đây là những thân thể có máu và thịt thật. Tuy nhiên, những tác phẩm của Creed khi mới xuất hiện đã có nền móng vững CHãi, đó là kết cấu khái niệm chuẩn xác. Tác phẩm nổi tiếng của ông No. 227: Những ngọn đền sáng và tối (2000) mà ông đã trình diễn tại triển lãm giải Turner là một ví dụ; khoảng thời gian giữa ánh sáng và bóng tối được tính ngay cả khi người xem chỉ giành một khoảng thời gian tối thiểu ở trong phòng, ánh sáng có thể thay đổi chỉ
- một lần, nhưng người xem có thể quan sát được toàn bộ. Hiện giờ Creed đang mài giũa các quy định cho người chạy. Ông lý giải: “Tôi đang làm một số thử nghiệm tại những nơi mà họ xuất phát ở Duveen. Giống như một mũi lao khi phóng đi thì nó bay càng nhanh càng tốt, đích là phòng tranh Duveen, và sau đó họ lại chạy ra”. “Trung bình mất khoảng 12 hoặc 13 giây để chạy hết khoảng cách này. Tôi đã chia ra làm hai khoảng bằng nhau, tựa như ánh đèn sáng và tối, và nghĩ rằng chạy chỉ một nửa thôi, còn nửa kia không chạy. Do vậy, trung bình khoảng 25 giây, một người nào đó bước vào và chạy đến đích, và còn lại 12 hay 13 giây, và sau đó lại đến người tiếp theo”. Tính tương đồng của Những ngọn đền sáng và tối không bị giới hạn bởi kết cấu của nó. Tác phẩm đã làm báo chí chú ý đến, vào cuối tháng 6 nó mới được trưng bày, tuy nhiên, đã có nhiều bài viết tranh luận gay gắt về nghệ thuật đương đại trong tác phẩm của Creed. Ngoài ra, người xem còn muốn theo dõi các vận động viên chạy của Creed. Creed nói: “Tưởng tượng ra các tình huống có thể xảy ra đối với tác phẩm này”, “Tuy vậy, tôi muốn giải quyết vấn đề này. Tôi cần phải giải quyết các quy tắc: quy tắc nào cần thiết và không cần thiết”. “Khi bạn định tập bóng, bạn đá bóng xung quanh mọi hướng mà bạn thích, tuy nhiên, đó vẫn là quả bóng. Mọi người đến, họ sẽ làm những gì mà họ muốn, tuy vậy, quả bóng vẫn là quả bóng mà thôi. Tôi muốn làm điều đó tương tự cho tác phẩm của mình. Tôi muốn làm một cách hứng khởi, đem lại tự do cho người xem, thế nhưng, tác phẩm vẫn phải là cái hoàn hảo”.
- Tuy vậy, liệu Creed có quan tâm đến sự giận dữ khi cuộc chạy bị ngắt bất ngờ không, và những phê bình, cáo buộc mà khán giả dành cho ông không? “Điều quan trọng là mọi người hiểu và hài lòng với nhau. Tác phẩm nghệ thuật là những vật vô tội, đó là một tấm gương cho ai đó soi vào. Nếu mọi người giận giữ thì họ như là giận giữ với chính mình vậy” Creed nói mạnh mẽ như vậy. “Khi tôi có nhiều khán giả, tôi sẽ thận trọng hơn, tôi phải có trách nhiệm nhiều hơn và hỏi: Việc đó có thực tốt không?”, ông lý giải. “Tôi làm mọi cái cho khán giả mà họ lại không biết bạn là ai, nếu họ không có ấn tượng về bạn thì họ có thể đổ bia vào bạn”. Creed muốn kết nối với đông đảo khán giả, ông nói: “Tôi muốn mình được mọi người yêu mến”, chính đó là cái làm nên tính chất độc đáo trong tác phẩm của ông, dựa trên những kinh nghiệm của lịch sử, khái niệm. Đó là việc sử dụng các kết cấu và công thức đơn giản, bày biện các vật liệu thông dụng hàng ngày, tuy nhiên, mối liên kết giữa cái khó hiểu và tính hài hước đã làm tác phẩm của ông mang tính nhân đạo rõ nét. Creed không sợ khi bước vào thế giới hiện thực của ngành sân khấu nhằm tạo ra một khung cảnh sống động. Một trong những cách bài trí của ông gây sự chú ý của mọi người cách đây gần một thập kỷ, ông đã trang trí phòng tranh của mình bằng các quả bóng bay. Đây là một cuộc triển lãm có nhiều người xem nhất trong thế hệ các nghệ sỹ của Creed, gây một tiếng vang lớn. Tương tự, những bản văn của ông có đèn neon trang trí, khiến mọi người phải đánh vần từng chữ một cho đến khi xong và hiểu được toàn bộ câu.
- Sự cân bằng giữa tính kỳ dị và tính tinh tế là một trong các điểm nổi bật qua các bộ phim mà Creed đã làm trong những năm qua, nhiều bộ đã miêu tả những hoạt động chính của con người. Trong một bộ phim, quay cận cảnh là hình ảnh một người đàn ông và một người đàn bà đang ân ái với nhau. Trong một bộ phim khác quay cảnh một người đàn bà đang đi đại tiện, và cảnh mọi người đang khạc nhổ. Những bộ phim tuy chỉ miêu tả các hoạt động giới tính, thế nhưng chúng vẫn chinh phục được người xem. “Những bộ phim đó nói trực tiếp về hành động và mọi người đang làm cái gì đó mà mình không kiểm soát được hay chưa nhận thức được”, ông lý giải. “Nôn mửa là một ví dụ điển hình, nó có thể kiểm soát được, tuy nhiên, thực tế lại khó kiểm soát. Nôn mửa là cách thể hiện sinh động nhất, tôi cho rằng nôn mửa là một cách nói ẩn dụ, do vậy, đó là nguyên do làm tôi thực hiện một bộ phim về chủ đề đó”. Các bộ phim của ông cũng thật kỳ quái, khó gây ấn tượng do cách miêu tả trực diện, bởi vì chúng thể hiện những hành vi tất yếu của con người, điều kiện của chúng đã được miêu tả trước: các bộ phim được dựng trên nền trắng vô tận, bộ phim Nôn mửa dựng trên mền màu của hành động đó. Bộ phim này đã được chiếu trong các rạp, đây cũng được coi là một tác phẩm nghệ thuật. “Tôi muốn là một bộ phim 35 mm, vì tôi muốn một chất lượng tốt nhất mà tôi có thể làm, tôi muốn gam màu đẹp như nó vốn có. Tôi đã đem suy nghĩ của mình khi vẽ tranh vào làm bộ phim như vậy. Thật là tuyệt vời khi xem phim ở trong rạp, ánh sáng rất đẹp”.
- Khi bộ phim Nôn mửa được trình chiếu, nó là một sự thể hiện ẩn dụ của nghệ thuật tranh, còn tác phẩm gần đây của ông lại tập trung vào một phương tiện tuyền thống khác: cách vẽ. Creed đã có một số bản vẽ, sử dụng cỡ giấy thông dụng A4, trong một vài tác phẩm ông dùng bút nỉ để vẽ màu. Trong một vài tác phẩm khác Creed chỉ đơn thuần dùng chổi vẽ mà thôi. Ông nói: “Những tranh gợi cảm nhất là tranh vẽ về chân dung phụ nữ, chúng có xuất phát điểm từ các ảnh chụp, nhưng chúng lại được vẽ trực tiếp trên một khuôn mẫu, có dùng các dụng cụ thông dụng của văn phòng như bút chì, bút nỉ v.v...”. Những chân dung này đã gây ra nhiều chỉ trích về cách thể hiện và phong cách của chúng. Thực sự đó là mối liên kết giữa chất liệu sử dụng và những tác phẩm trước của ông, một trang giấy khổ A4 tạo ra một quả bóng; một qua bóng đang lăn về phía tường, tuy nhiên, những chân dung này lại thể hiện phẩm chất cơ bản của Creed: “Tác phẩm trên giấy là một minh chứng cho công việc mà tôi đã làm, tranh vẽ là một cố gắng thể hiện thời đại vẽ tranh. Còn có các điểm khiếm khuyết nhất định khi vẽ. Thực ra tôi lại không quan tâm đến những điểm đó, tôi cố gắng ghi lại quá trình thể hiện mà thôi”. Tôi hỏi Creed liệu tranh chân dung có nhằm mục đích phá vỡ các hình thức và phương pháp nghệ thuật truyền thống hay không, thì ông liền nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có sự khác biệt giữa những gì tôi làm và phương pháp truyền thống tạo nên nghệ thuật”, “Tôi chỉ đơn thuần cố gắng kết hợp màu sắc và độ đậm nhạt và cùng một khối mà thôi - đó là một công việc dành cho người xem, và tất cả những gì tôi đang làm
- đều giành cho người chạy”. Một khi vận động viên chạy qua các cột lớn trong các phòng tranh Duveen, thì chính họ đã tạo thành một bộ phận quan trọng nhất. Creed lại lý giải: “Một số tác phẩm nhằm mục đích bỏ đi những cái phức tạp, làm người xem dễ hiểu”, “Cử chỉ đơn giản, đó là một điểm nhấn, bạn không bị đưa vào cái phức tạp, bạn sẽ không phải đọc nhãn hàng hay bất kỳ cái gì đó phức tạp”. Cái rõ ràng mà ông miêu tả có lẽ là tính nhất quán trong các tác phẩm. Trong các cuộc nói chuyện, Creed luôn làm khán giả say mê các phẩm của mình. Tác phẩm của ông không phụ thuộc vào kích thước, nó thường dễ hiểu với mọi người, đây là một nguyên tắc. Những phương pháp mà Creed áp dụng trong mỗi tác phẩm mới đều nhằm thể hiện cái riêng của chính mình. Ông lại nói: “Bạn luôn phải khắc phục mọi khó khăn, trở ngại mọi lúc”, “Tôi sẽ dừng khi không cảm thấy hài lòng với công việc”, “Khi bạn định làm một cái gì đó thì gắng sức mà làm”, “Cái mà tôi luôn nghĩ nhiều đó là ý tưởng, bạn cố gắng làm một cách cởi mở công việc của mình mặc dầu trước đó bạn chưa làm nó, chưa có hy vọng vào nó”. Kim Tiến (dịch từ Art Word Magazine)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn