Maths in space
Viết bởi diendantoanhoc.net
Chủ nhật, 17 Tháng 8 2008 15:23
Sự uốn ánh sáng xung quanh một vật thể lớn từ một nguồn ở xa. Mũi tên màu cam thể
hiện vị trí bên ngoài của nguồn cơ sở. Mũi tên màu trắng thể hiện đường đi của ánh
sáng từ vị trí đích thực của nguồn. Từ NASA.
Các nhà toán học làm việc dựa trên một trong những cơ sở toán họcMathematicians
working on one of the bedrocks of mathematics, the Định lý cơ sở của Đại số (FTA),
mới tìm ra sự hợp tác trong các lĩnh vực không chắc chắn của vật lý học thiên thể.
Trong bài báo Từ định lý cơ bản của Đại số tới Vật lý học thiên thể: Một con đường
"hài hoà", trong Thông báo của AMS, nhà toán học Dmitry Khavinson đến từ Trường
đại học Nam Florida, và Genevra Neumann đến từ Trường đại học Bắc Iowa, mô tả
công việc toán học của họ một cách đầy bất ngờ đã dẫn họ tới những câu hỏi về vật
lý học thiên thể.
FTA liên quan tới nghiệm của một phương trình đa thức. Phương trình một đường
thẳng có dạng
ax + b = 0 có duy nhất một nghiệm đúng. Một phương trình bậc 2 có dạng ax2 + bx +
c = 0 có hai nghiệm:
Những kết quả này là thực nếu như phần dưới căn bậc hai là dương, và trùng nhau
nếu nó bằng 0. Nếu phần dưới căn bậc hai là âm, khi đó chúng ta phải cần tới số
phức, nó được trang bị để đối phó với căn bậc hai của một số âm. Một phương trình
bậc ba có dạng ax3 + bx2 + cx + d = 0
có 3 nghiệm phức hoặc trùng nhau. Các kết quả kiểu này được gọi là nghiệm hoặc
điểm không của đa thức, và FTA nói rằng mỗi đa thức bậc n có đúng n nghiệm phức.
Các nhà toán học đã đang làm việc trên hệ thống động lực được định dạng bởi các
phương trình đa thức có dạng như trên. Đây là những hệ thống mở ra trên thời gian
trong mặt phẳng phức (để tham khảo thêm về động lực học phức, đọc bài báo Một sự
thay đổi tình cờ đậm nét của sự hỗn độn). Trong những năm 90, Khavinson đã mở
rộng FTA tới những đa thức nhiều hơn một biến số. Ông ấy chứng minh điều này cho
một lớp chắc chắn của các đa thức nhiều chiều, được biết tới như các đa thức hài hoà,
số nghiệm nhiều nhất là 3n - 2 với n là bậc cao nhất của đa thức. Dựa vào các kết quả
này, Pietro Poggi-Corradini mở rộng các giải quyết của Khavinson tới các hàm hữu tỉ
hài hoà — các hàm hữu tỉ hài hoà có thể được viết dưới dạng tỉ số của hai đa thức:
Kết quả của công việc này là sự khác biệt nhỏ nhoi — số nghiệm thực của các hàm
hữu tỉ hài hoà hoá ra không nhỏ hơn 3n – 2, mà là 5n - 5. Dẫu sao đi nữa, họ đã không
vẽ nên kết luận là giới hạn này có phải là “sharp” hay không — điều này, có thể đã
được thúc đẩy và chậm hơn. Một tuần sau khi công bố kết quả của họ trên arXiv, các
nhà nghiên cứu gửi một e-mail chúc mừng nhà vật lý học thiên thể Jeffrey Rabin của
Trường đại học California, San Diego báo tin rằng lý thuyết của họ đã giải quyết một
phỏng đoán về thấu kính hấp dẫn.
Những hình ảnh phức tạp có thể được thấy nhờ thấu kính. Từ NASA.
Thấu kính hấp dẫn xuất hiện khi mà ánh sáng đến từ rất xa, nguồn sáng uốn quanh
một vật thể lớn (ví dụ như một cụm thiên hà) giữa nguồn và người quan sát, và đây là
một tiên đoán của Einstein về Thuyết tương đối. Bởi vì sự chệch hướng này, người
quan sát nhìn thấy những hình ảnh phức tạp từ nguồn giống nhau. Nếu như có một
ngôi sao lớn nằm giữa người quan sát và nguồn sáng, ánh sáng có xu hướng vòng
quanh ngôi sao và chúng ta nhìn thấy như có hai nguồn sáng — đôi lúc những hình ảnh
có thể hoà trộn vài nhau và nó sẽ nhìn giống như một cái vòng. Nếu có nhiều hơn một
vật thể lớn nằm giữa chúng ta và nguồn sáng, những gì chúng ta nhìn thấy sẽ còn phức
tạp hơn. Phỏng đoán mà các nhà toán học đã giải quyết là phỏng đoán của Sun Hong
Rhie, đó là số hình ảnh được tạo ra bởi ánh sáng vòng quanh một vật thể lớn, bởi thấu
kính hấp dẫn luôn luôn nhỏ hơn 5n – 5. Rhie ban đầu đã tìm ra một sự sắp xếp 4 vật
thể lớn tạo ra 15 hình ảnh, và sau đó đã mở rộng thành phỏng đoán 5n - 5.
Tiếp nhận những kết quả của Khavinson và Neumann, các nhà vật lý học thiên thể đã
làm cho các kết quả của họ hữu hiệu trong những điều kiện của hàm hữu tỉ hài hoà.
Ngoài ra, các nhà toán học đã làm hữu hiệu các kết quả của những nhà vật lý học thiên
thể bằng cách chứng minh giới hạn 5n – 5 là chính xác. Ai đã nói rằng toán học thuần
tuý không có các ứng dụng vật lý?
Marc West (plus.maths.org)