YOMEDIA
ADSENSE
Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay - Dương Chí Thiện
114
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hình thức chia ruộng đất hiện nay đối với người cao tuổi, vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nông thôn,... là những nội dung chính trong bài viết "Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay - Dương Chí Thiện
Xã hội học số 4 (56). 1996 57<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội<br />
đối với người già ở nông thôn hiện nay<br />
<br />
<br />
DƯƠNG CHÍ THIỆN<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm hiểu một số tác động chủ yếu của chính sách ruộng đất đang tạo ra những điều kiện thuận lợi nào và<br />
những điểm hạn chế nào trong quá trình hình thành hệ thống an sinh xã hội mới đối với người cao tuổi ở nông<br />
thôn và phù hợp dần với sự đổi mới chung của nền kinh tế - xã hội nước ta là vấn đề chúng tôi nêu lên để mong<br />
nhận được những ý kiến trao đổi.<br />
<br />
1. Hình thức chia ruộng đất hiện nay đối với người cao tuổi:<br />
<br />
Thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho người nông dân của Đảng và Nhà nước ta,<br />
hầu hết ở các vùng nông thôn đã tiến hành chia lại ruộng đất cho nông dân theo phương thức: tính tổng quĩ đất<br />
trừ đi từ 5% đến 7% tổng quĩ đất để làm quĩ đất chi phí cho hoạt động của bộ máy chính quyền xã và các loại<br />
phúc lợi xã hội trong xã, còn lại đem chia đều bình quân theo đầu người hiện có tại thời điểm chia lại ruộng đất.<br />
Như thế mỗi người cao tuổi cũng được cấp một suất đất ruộng như mọi đối tượng khác, tuỳ theo điều kiện tổng<br />
quĩ đất cụ thể của từng địa phương mà mỗi suất đất tương ứng sẽ nhiều hay ít (tại điểm khảo sát : xã Tuấn<br />
Hưng, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng, bình quân mỗi suất đất bằng 1 sào 2 thước Bắc Bộ tức là 408 m2). cách<br />
chia đất ruộng trong khoản 10 được thực hiện theo phương thức lấy tổng quĩ đất trừ đi diện tích đất dành để đấu<br />
thầu (khoảng 30 đến 35% tổng quĩ đất), còn lại chia bình quân cho số lao động chính và lao động phụ trong xã,<br />
với tiêu chuẩn 1 lao động chính bằng 2 lao động phụ. Lao động phụ được tính là người nông dân hết tuổi lao<br />
động (nam từ 60 tuổi và nữ từ 55 tuổi trở lên) và trẻ em chưa đến tuổi lao động (dưới 15 tuổi). Tại điểm nghiên<br />
cứu, theo cách chia ruộng trong khoán 10 mỗi người cao tuổi chỉ được 13 thước Bắc bộ tức là bằng 312 m2.<br />
<br />
Mặt khác, theo luật đất đai hiện hành, trên diện tích đất ruộng được cấp người cao tuổi có những quyền căn<br />
bản mà trước đây không thể có, đó là quyền được tự chủ sản xuất (trồng trọt), quyền được chuyển nhượng và<br />
quyền được cho con cháu thừa kế diện tích đất được cấp. Bên cạnh đó người cao tuổi thuộc diện chính sách<br />
(thương binh, cha mẹ liệt sỹ cô đơn ...) còn được xã ưu tiên cấp đất tốt gần nơi ở và xã đang đề nghị nhà nước<br />
miễn giảm 50% thuế nông nghiệp cho những đối tượng này.<br />
<br />
Đối với những người thuộc diện về hưu, (trừ số cán bộ xã cũ nghỉ hưu có lương của nhà nước thì xã cũng<br />
xem xét cụ thể và có chia một phần đất ruộng cho những người có mức lương hưu quá thấp (dưới 30.000<br />
đ/tháng) bằng 1/2 định suất đất hiện tại.<br />
<br />
Có thể quan sát thấy trên thực tế cũng như phỏng vấn sâu ở thời điểm nghiên cứu nắm 1995 rất ít người cao<br />
tuổi phải ra đồng làm ruộng. Đa số các cụ hết tuổi lao động và có con cháu ở gần<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
58 Vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ...<br />
<br />
<br />
đều làm những việc vặt trong nhà hay làm kinh tế phụ gia đình bởi ruộng của họ đã có các con cháu làm rồi. Chỉ<br />
còn một số rất ít cụ già hiện vẫn còn tương đối khoẻ mạnh và muốn làm ruộng hoặc không có con cháu sống<br />
cùng hoặc cô đơn thì mới phải ra đồng làm ruộng. Cũng có một vài cụ vì sức khoẻ quá yếu hay đã có người<br />
khác thu nhập ổn định thì cho người khác cấy rẽ ruộng của mình. Đối với các cụ đã có con cháu làm ruộng giúp,<br />
khi được hỏi về năng suất cây trồng bình quân của thửa ruộng của các cụ so với năng suất cây trồng chung của<br />
các hộ khác trong xã thì không có chênh lệch đáng kể. Trên danh nghĩa các cụ phải chịu mọi chi phí và thuế<br />
nông nghiệp đối với thửa ruộng được cấp, công lao động do các con cháu làm giúp, phần lợi nhuận do các cụ<br />
hưởng. Nhưng trên thực tế phần lớn con cháu đã giúp công còn giúp luôn cả chi phí khác nữa<br />
<br />
2. Vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nông thôn:<br />
<br />
Trước đây trong cơ chế bao cấp cũ (trước năm 1988). người cao tuổi sống ở nông thôn được hợp tác xã cấp<br />
cho một định lượng lương thực theo tiêu chuẩn ổn định hàng tháng (13 kg gạo/tháng - khảo sát lại xã Tuấn<br />
Hưng, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng). Việc hợp tác xã thường xuyên phải tìm mọi cách để cân đối đầy đủ và<br />
cứng cáp kịp thời số lượng lương thực ít ỏi đó đến tay các cụ cao tuổi, trong tình hình luôn luôn thiếu lương<br />
thực và việc quản lý lương thực chặt chẽ như trước đây, đã là một gánh nặng và rất khó khăn cho chính quyền<br />
địa phương. Mặc dù có làm tốt công tác này đến đâu cũng vẫn bị động và luôn mang những tai tiếng chê trách<br />
từ nhiều phía. Bản thân các cụ, đôi lúc cũng không hài lòng và thậm chí còn phẫn nộ nếu có những sơ xuất từ<br />
phía chính quyền hợp tác xã như: gạo chưa có kịp thời, gạo bị mất phẩm chất v.v...<br />
<br />
Ngày nay, thực hiện chính sách mới, việc cung cấp gạo theo định lượng trước đây được thay thế bằng việc<br />
cấp đất ruộng cho các cụ. Tùy từng điều kiện quĩ đất của từng xã mà các cụ đều có một diện tích đất đai để có<br />
thể canh tác hoặc cho người khác làm và có thể tự nuôi sống mình được, trong điều kiện năng suất lúa như hiện<br />
nay (khoảng 8 đến 9 tấn /ha, 2 vụ và một vụ màu đông). Với việc cấp đất như hiện nay các cụ có một diện tích<br />
đất ruộng bằng một lao động chính trong xã. Như vậy so với trước khoán 10, các cụ đã có một nguồn lương thực<br />
tạm ổn định hơn trước. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết các cụ rất hài lòng với cách chia ruộng đất hiện<br />
tại, có được điều đó bởi nhiều lý do, một trong những lý do chính là các cụ đã có được một trong những thứ tài<br />
sản quí giá nhất của riêng mình và mình có quyền làm chủ hoàn toàn đối với nó. Trong chế độ hợp tác xã cũ<br />
mặc dù đất đai đã thuộc về tay nông dân nhưng các quyền tự chủ thực sự vẫn chưa đến với họ, họ vẫn có cảm<br />
giác là chưa thực sự làm chủ hoàn toàn đối với ruộng đất. Đến nay, mặc dù đất đai vẫn còn thuộc sở hữu của<br />
nhà nước, song các quyền cơ bản mà nhà được đem lại cho các cụ đã làm cho các cụ thấy mình thực sự làm chủ<br />
hoàn toàn trên mảnh ruộng của mình. Mặt khác, với một diện tích đất ruộng hiện tại tuy chưa nhiều, song nó<br />
cũng cho phép các cụ có được một đời sống cơ bản và tương đối ổn định hơn trước. Đây là một yếu tố rất cơ<br />
bản trong hệ thống an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở nông thôn hiện nay. Điều đó cũng tạo cho một cơ sở<br />
kinh tế thuận lợi để làm giảm bớt sự phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước hoặc bị phụ thuộc hoàn toàn vào con<br />
cháu như trước đây. Phải chăng đây cũng là một nhân tố làm tăng thêm số lượng các cụ già vì những lý do nào<br />
đó muốn tách ra ăn riêng. Hay ít ra cũng tạo khả năng thuận lợi để các cụ già muốn không bị phụ thuộc quá<br />
nhiều vào con cháu được tư do thoải mái hơn nếu các cụ muốn.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Dương Chí Thiện 59<br />
<br />
<br />
Các nghiên cứu cho thấy, vấn đề cấp đất ruộng cho người cao tuổi có mặt rất tích cực như đã đề cập đến ở<br />
trên, bên cạnh đó, nó đã bộc lộ một số vấn đề bất hợp lý, khi dặt đó trong toàn bộ hệ thống vấn đề đất đai ở nông<br />
thôn hiện nay. Đó là vấn đề cấp đất cho người cao tuổi cũng bình quân như những đối tượng khác, đặc biệt là<br />
những người hiện đang là lao động chính ở nông thôn, xem ra việc chia đất bình quân như vậy đã có lợi nhiều<br />
hơn cho các cụ. Mặt khác ruộng các cụ dược cấp lâu dài (20 năm theo luật đất đai) và các cụ có những quyền<br />
hết sức rộng rãi đối với mảnh ruộng được cấp như: có thể chuyển nhượng quyền sử dụng cho con cháu thừa kế<br />
mảnh ruộng đó. Nếu các cụ chết đi thì xã không lấy lại được ruộng đất ấy của các cụ. Như vậy, trên thực tế các<br />
cụ đã chiếm quyền sử dụng một diện tích đất đai khoảng gần 10% quĩ đất hiện có. Theo dự báo của các nhà xã<br />
hội học dân số thì số lượng tuyệt đối người cao tuổi sẽ ngày càng nhiều và tỷ lệ người cao tuổi có xu hướng<br />
ngày càng tăng tương đối trong cơ cấu dân số, điều đó cho thấy, rồi đây người cao tuổi sẽ ngày càng chiếm<br />
nhiều hơn tổng quĩ đất đai nông nghiệp ở nông thôn. Trong khi số trẻ em sinh ra sau ngày chia ruộng đất sẽ<br />
ngày càng nhiều và chúng không có đất để canh tác vì không còn đất để chia cho chúng nữa. Từ đó sẽ nảy sinh<br />
một sự bất hợp lý giữa những người cao tuổi và lớp người trẻ tuổi trong dân cư ở nông thôn. Cần phải tiếp tục<br />
nghiên cứu để bổ sung chính sách kịp thời, có thể làm hạn chế bớt phần nào mâu thuẫn xã hội trên ở nông thôn<br />
khi nó chưa bức bách bởi mới chia lại đất được hơn một năm nay.<br />
<br />
Qua phỏng vấn sâu và quan sát chúng tôi đều thấy rõ là hầu hết người cao tuổi ở nông thôn không phải ra<br />
ngoài đồng làm ruộng. Ruộng của họ đều do con cháu làm giúp, đây là một chỉ báo cho thấy người cao tuổi ở<br />
nông thôn không phải làm các công việc nặng nhọc ngoài đồng và con cháu họ đã thay họ làm công việc đó.<br />
Năng suất lúa và các cây trồng khác trên mảnh ruộng của người cao tuổi cũng bằng hoặc không chênh lệch bao<br />
nhiêu so với ruộng đất chung. Trên thực tế, các con cháu làm ruộng cho các cụ cũng phải đảm bảo làm sao có<br />
thu hoạch cao để coi đó là một nghĩa vụ đền ơn lại cha mẹ. Tuy nhiên, việc sử dụng ruộng đất đem lại hiệu quả<br />
còn hạn chế chỉ có trong một tỷ lệ rất nhỏ người cao tuổi ở nông thôn vẫn phải ra đồng làm ruộng vì họ không<br />
có con cháu hay còn con cháu nhưng chúng đều ở xa, mà bản thân họ vẫn còn sức khoẻ để làm ruộng. song số<br />
này không đáng kể. Điều đó chứng tỏ gia đình và hệ thống các quan hệ trong gia đình có vai trò rất quan trọng<br />
trong việc bảo đảm cho người cao tuổi có một đời sống vật chất căn bản.<br />
<br />
Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người cao tuổi ở nông thôn còn cho thấy nhiều hiệu quả tích cực<br />
trong đời sống tinh thần và môi trường xã hội ở nông thôn. Có thể dẫn ra nhiều ưu điểm sau đây:<br />
<br />
Nếu có suất ruộng của mình, bản thân cụ có một khoản tài sản tương đối có giá trị cao, đó là một yếu tố vật<br />
chất quan trọng để có thể thu hút sự quan tâm từ phía các con đối với cha mẹ. Trong khi đó, nó cũng là yếu tố<br />
kinh tế quan trọng để các cụ chủ động hơn trong việc bố trí sắp xếp cuộc sống của mình, như có ăn chung hay<br />
ăn riêng với các con, ăn chung với con nào, còn các con khác phải hỗ trợ và giúp đỡ các cụ bằng hình thức nào<br />
là hợp lý nhất trong điều kiện có thể có. Trên thực tế, tại điểm khảo sát đã cho chúng ta một mô hình quan hệ<br />
cộng đồng trách nhiệm của những người con đối với cuộc sống của cha mẹ già như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
60 Vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ...<br />
<br />
<br />
Cuộc phỏng vấn sâu tại xã Tuấn Hưng, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng ghi lại là : Cụ N. thích sống với vợ<br />
chồng người con trai út bởi lý do chính là nó hợp với cụ, nó sống có tình cảm và rất tôn trọng cụ nhưng không<br />
phải chỉ có vợ chồng người con trai út là gánh toàn bộ trách nhiệm nuôi cụ, bên cạnh đó, các người con khác của<br />
cụ ở cùng thôn, cùng xã cũng đã có trách nhiệm cùng chăm sóc cụ bằng cách người con trai thứ hai đang nhận<br />
làm suất ruộng của cụ, giúp cụ toàn bộ công lao động và chi phí sản xuất cho mảnh ruộng đó. Và bản thân anh<br />
ta cũng coi đây là trách nhiệm của mình đóng góp vào việc chăm lo cho cụ cùng với người em. Như thế, từ<br />
mảnh ruộng được cấp, bà cụ đã có được sự chăm sóc và giúp đỡ của các con, mặc dù cụ không ăn chung và ở<br />
cùng với tất cả các người con. Điều đó cũng góp phần làm gia tăng các quan hệ tốt trong gia đình và trong cộng<br />
đồng xã hội ở nông thôn.<br />
Xu hướng tách ra ăn ở riêng của người cao tuổi ở nông thôn ngày càng tăng trong vài năm nay, đó cũng là<br />
kết quả nói lên việc cấp đất cho người cao tuổi đã tạo ra tiền đề và điều kiện kinh tế - xã hội cơ bản để các cụ<br />
cao tuổi dễ dàng tách ra an và ở riêng, họ không muốn phụ thuộc quá nhiều vào con cháu và nó cũng góp phần<br />
vào việc làm giảm bớt những mâu thuẫn trong gia đình, vốn nảy sinh từ những mô hình án ở chung quá phức tạp<br />
trong đời sống xã hội nông thôn. Quan hệ xã hội trong cộng đồng được cải thiện tốt hơn sẽ góp phần làm tăng<br />
những khả năng an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nông thôn là một xu hướng đáng quan tâm trong tình hình<br />
đổi mới hiện nay.<br />
Một thực tế đáng chú ý là có 22 cụ già thuộc điện già cả cô đơn, không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật (chiếm<br />
khoảng 3% tổng số người cao tuổi của xã) hiện đang phải sống trong tình trạng rất nghèo khổ. Mặc dù họ được<br />
chia ruộng, song họ không thề trực tiếp làm ruộng được, thường cho người khác cấy rẽ. Đứng trên góc độ hiệu<br />
quả kinh tế chúng của toàn xã hội thì việc cho cấy rẽ sẽ tốt hơn nhiều so với là các cụ làm, song về khía cạnh thu<br />
nhập cá nhân cho người cao tuổi sẽ bị giảm đi. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Để bù lại một<br />
phần thiệt thòi đó, nhà nước đã có chính sách trợ cấp xã hội cho họ theo tiêu chuẩn 20.000đ/ người,tháng (thời<br />
điểm năm 1994). Tuy giá trị của tiền trợ cấp không nhiều nhưng nó đã góp phần đáng kể trong việc giảm bớt<br />
những khó khăn và ổn định hơn đời sống của họ.<br />
Tóm lại, việc nghiên cứu thấy cho rõ hơn những mà ưu điểm của chính sách ruộng đất ở nông thôn. Chính<br />
sách này đã bước đầu đem lại những hiệu quả tích cực cho sự phát triển nông thôn nói chung, trong đó có nhiều<br />
yếu tố kinh tế - xã hội đang mang lại cho người cao tuổi ở nông thôn sự ổn định và mức cao hơn trước đây cả về<br />
đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết để có thể<br />
hoàn thiện dần từng bước các chính sách kinh tế - xã hội trong điều kiện chuyển đổi sang cơ chế mới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn