T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –<br />
<br />
MỘT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÓN TRƯỚC DỰA TRÊN MÔ HÌNH MỜ<br />
TAKAGI-SUGENO CỦA ĐỐI TƯỢNG<br />
Lại Khắc Lãi, Lê Thị Thu Hà (Trường Đại học KTCN - §H Th¸i Nguyªn)<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Điều khiển đón trước (hay điều khiển dự báo) là một phương pháp dựa trên mô hình<br />
của hệ thống thật để dự đoán trước các<br />
đáp ứng ở tương lai, trên cơ sở đó, một<br />
thuật toán tối ưu hóa hàm mục tiêu sẽ<br />
được sử dụng để tính toán chuỗi tín hiệu<br />
điều khiển sao cho sai lệch giữa đáp ứng<br />
đón trước và đáp ứng tham chiếu của mô<br />
hình là nhỏ nhất. Cấu trúc chung của hệ<br />
điều khiển đón trước được chỉ ra trên hình<br />
1. Trong đó: r(k) là tín hiệu đặt tại thời<br />
Hình 1: Cấu trúc chung hệ điều khiển đón trước<br />
điểm k và chính là trạng thái đầu ra mong<br />
muốn của đối tượng điều khiển; y(k) là tín<br />
hiệu đầu ra của hệ thống thực; yM(k) là đầu ra của mô hình; u(k) là tín hiệu điều khiển đối<br />
tượng tại thời điểm k; uˆ , yˆ là tín hiệu điều khiển đón trước và đầu ra dự báo tương lai tương<br />
ứng của hệ thống dựa trên cơ sở mô hình.<br />
Kỹ thuật điều khiển đón trước được áp dụng hiệu quả trong lĩnh vực điều khiển quá trình<br />
thông qua việc hiệu chỉnh cấu trúc bộ điều khiển phù hợp với đối tượng điều khiển đã cho theo<br />
các thông số ràng buộc và các yêu cầu hoạt động của hệ thống. Một bộ điều khiển đón trước bao<br />
gồm 5 thành phần cơ bản: Mô hình hệ thống và mô hình phân bố nhiễu; Hàm mục tiêu; Điều<br />
kiện ràng buộc; Phương pháp giải bài toán tối ưu hóa. Bài báo này trình bày kết quả của việc<br />
ứng dụng những kết quả đã đạt được trong [1] để xây dựng hệ điều khiển cho bể kép<br />
<br />
2 Áp dụng thuật toán điều khiển đón trước cho hệ phi tuyến<br />
2.1. Đối tượng điều khiển<br />
Xét đối tượng điều khiển là một hệ thống<br />
bể kép (hình 2) được mô tả bởi hệ phương trình:<br />
<br />
(<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
1<br />
ɺ<br />
h1 = A ku − a1 2g ( h1 − h2 )<br />
<br />
hɺ = 1 a 2g ( h − h ) − a 2gh<br />
1<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2 A 1<br />
<br />
)<br />
<br />
Trong đó: A = 200 cm 2 là tiết diện ngang<br />
Hình 2: Mô hình hệ thống bể kép<br />
2<br />
của 2 bể; a 1 = 1 cm là tiết diện ống nối giữa hai<br />
bể; a 2 = 0.5 cm 2 là tiết diện ống thoát ở bể 2; g = 9.81m/ s2 = 981cm/ s2 là gia tốc trọng trường;<br />
lưu lượng bơm cực đại của máy bơm Q max = 18 dm 3 / min = 300 cm 3 / s<br />
<br />
15<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –<br />
<br />
Yêu cầu của bài toán điều khiển hệ thống là giữ cho mực chất lỏng trong bể hai bám<br />
theo một quỹ đạo cho trước bằng cách thay đổi lưu lượng nước bơm vào bể 1 .<br />
Lưu lượng nước bơm vào bể thứ nhất được thể hiện ở thành phần k.u trong đó u là điện<br />
áp điều khiển thay đổi từ 0 đến 24VDC, k là hệ số khuếch đại của máy bơm. Trong thực tế k là<br />
một hệ số phi tuyến phụ thuộc vào đặc tính của động cơ bơm. Để đơn giản, trong bài báo này<br />
chọn k là một hằng số khi đó lưu lượng nước bơm vào bể là tuyến tính theo điện áp u. Như vậy<br />
với lưu lượng cực đại Q max = 300 cm 2 / s thì k = 12.5.<br />
2.2. Sơ đồ điều khiển<br />
Sơ đồ khối hệ điều khiển bể kép được chỉ ta trên hình3:<br />
<br />
Thuật toán<br />
tối ưu<br />
<br />
Bể kép<br />
<br />
Hình 3: Bộ điều khiển đón trước theo mô hình<br />
<br />
Trong đó r(k) là tín hiệu tham chiếu đã qua lọc. Mô hình mờ T-S của đối tượng được xây<br />
dựng thông qua thuật toán nhận dạng off-line như ở [1].<br />
Các thông số điều khiển như sau:<br />
- Thời gian lấy mẫu: 1 giây<br />
- Tầm điều khiển Hc = 1<br />
- Tầm đón trước Hp = 10<br />
- ρ = 0.05<br />
Hàm mục tiêu có dạng:<br />
<br />
J (u, k ) =<br />
<br />
Hp<br />
<br />
∑ (r(k + t | k ) − yˆ(k + t | k ))2<br />
t =1<br />
<br />
Hc<br />
<br />
+ ρ∑ u 2 (k + t | k )<br />
t =0<br />
<br />
2.3. Đáp ứng của hệ thống khi không có nhiễu ở đầu ra<br />
Các kết quả mô phỏng được chỉ ra trên các hình từ hình 4 đến hình 5, trong đó: Hình 4 là<br />
đáp ứng của hệ thống khi tín hiệu đặt không thay đổi; hình 5 là đáp ứng của hệ thống khi tín<br />
hiệu không thay đổi.<br />
<br />
16<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –<br />
<br />
Hình 4: Đáp ứng của hệ thống ứng với tín hiệu đặt là 20 cm<br />
<br />
Hình 5: Đáp ứng của hệ thống khi tín hiệu đặt thay đổi<br />
<br />
Để khảo sát chất lượng của hệ thống khi thay đối tầm đón trước, ta giữ nguyên thời gian<br />
lấy mẫu, tầm điều khiển, hệ số ρ, cho tầm đón trước Hp thay đổi và tiến hành chạy mô phỏng, ta<br />
thu được các kết quả như hình 6, hình 7 và hình 8.<br />
<br />
Hình 6: Đáp ứng hệ thống với Hp = 20<br />
<br />
Hình 7: Đáp ứng hệ thống với Hp = 10<br />
<br />
17<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –<br />
<br />
Hình 8: Đáp ứng hệ thống với Hp = 5<br />
<br />
2.4. Đáp ứng của hệ khi kể đến nhiễu ở đầu ra của đối tượng<br />
Gỉa thiết ở đầu ra có nhiễu ồn trắng có dạng như hình 9 tác động vào đầu ra của đối<br />
tượng, sơ đồ mô phỏng được chỉ ra ở hình 10, kết quả mô phỏng được chỉ ra ở hình 11.<br />
Thuật toán<br />
tối ưu<br />
<br />
Bể kép<br />
<br />
Hình 9: Bộ điều khiển NMPC có cộng nhiễu ngõ ra<br />
<br />
Hình 10: Nhiễu ồn trắng tác động vào đầu ra của đối tượng<br />
<br />
18<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –<br />
<br />
Hình 11: Đáp ứng của bộ hệ khiển khi có nhiễu<br />
<br />
3. Nhận xét và kết luận<br />
Từ các kết quả mô phỏng ta rút ra các nhận xét sau:<br />
- Khi không có nhiễu tác động vào hệ thống: Đáp ứng đón trước giống với đáp ứng từ<br />
hệ thống thực; tín hiệu ra đáp ứng tốt theo sự thay đổi của tín hiệu đặt; thời gian quá độ ngắn; độ<br />
quá điều chỉnh nhỏ.<br />
- Khi tầm đón trước thay đổi thì thời gian thực hiện thuật toán cũng thay đổi theo (với<br />
tầm đón trước bằng 5 thì thời gian thực hiện thuật toán là 86.6(s), với tầm đón trước bằng 10<br />
thì thời gian thực hiện thuật toán là 190.8(e), với tầm đón trước bằng 20 thì thời gian thực hiện<br />
thuật toán là 318.3(s). Tầm đón trước càng rộng thì sự thay đổi của tín hiệu điều khiển càng chậm,<br />
vì sự thay đổi này phụ thuộc vào sự thay đổi trung bình trong một khoảng rộng của tín hiệu đặt.<br />
Việc lựa chọn giá trị thích hợp của tầm đón trước phụ thuộc vào hai yếu tố: thời gian<br />
thực hiện thuật toán yêu cầu và chất lượng điều khiển trên hệ thống cụ thể. Tầm đón trước rộng<br />
chưa chắc sẽ đem lại chất lượng điều khiển tốt.<br />
- Khi hệ thống có nhiễu tác động vào đầu ra của đối tượng sẽ làm cho tính chất của hệ<br />
thống bị thay đổi dẫn đến mô hình đón trước sai lệch so với đáp ứng của hệ thống thật, điều này<br />
ảnh hưởng đến chất lượng điều khiển.<br />
Để khắc phục được sai số mô hình và đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều<br />
khiển, ta cần tìm biện pháp giảm nhỏ sai số giữa mô hình và đối tượng thực. Một trong các biện<br />
pháp đó là xây dựng bộ điều khiển điều khiển bền vững và cập nhật on-line thông số mô hình tại<br />
mỗi thời điểm lấy mẫu để giảm sai số đón trước khi tính chất hệ thống thay đổi theo thời gian do<br />
ảnh hưởng nhiễu.<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Điều khiển đón trước theo mô hình là một trong những kỹ thuật điều khiển tiên tiến đang<br />
được nhiều người ưa chuộng nhất trong công nghiệp. Trong hệ thống điều khiển đón trước, sự<br />
sai lệch giữa mô hình và đối tượng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hệ điều khiển. Bài<br />
báo đề xuất việc sử dụng mô hình mờ theo kiểu Takagi-Sugeno để xây dựng hệ điều khiển đón<br />
trước cho đối tượng là bể kép. Các kết quả mô phỏng nêu lên ảnh hưởng của tầm đón trước và<br />
ảnh hưởng của nhiễu đến chất lượng của hệ thống điều khiển, đồng thời cũng cho thấy tính khả<br />
thi của phương pháp.<br />
19<br />
<br />