Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
MÔ HÌNH 3D-PHARMACOPHORE CỦA CÁC CHẤT ỨC CHẾ ENZYM<br />
CYTOCHROM P450 3A4<br />
Thái Khắc Minh*, Đoàn Cao Sơn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Enzym cytochrom P450 3A4 (CYP3A4) là enzym liên quan đến quá trình chuyển hóa thuốc. Chất<br />
ức chế enzym CYP3A4 có khả năng gây ra các tương tác thuốc-thuốc khi phối hợp trong điều trị.<br />
Mục tiêu: Xây dựng mô hình 3D pharmacophore ức chế CYP3A4 và ứng dụng trong sàng lọc các chất có<br />
khả năng ức chế CYP3A4.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tập hợp dữ liệu 12 chất ức chế mạnh CYP3A4 với pIC50 ≥ 5 (IC50<br />
≤ 10 µM) được sử dụng để xây dựng mô hình pharmacophore bằng phần mềm MOE.<br />
Kết quả và bàn luận: Mô hình 3D-pharmacophore của chất ức chế enzym CYP3A4 gồm có 1 trung tâm<br />
nhận liên kết hydro và 3 trung tâm kỵ nước với 12/12 chất thỏa mãn mô hình, độ chồng phủ = 6,3157; tính chính<br />
xác = 1,00.<br />
Kết luận: Mô hình có thể ứng dụng để sàng lọc tương tác thuốc-thuốc mà không cần tính toán phức tạp,<br />
mang lại thông tin về nguy cơ chuyển hóa bởi CYP3A4, khả năng ức chế enzym này và độc tính liên quan đến<br />
tương tác thuốc với khả năng ức chế kênh hERG và P-glycoprotein.<br />
Từ khóa: Cytochrom P450, Pharmacophore, chất ức chế enzym, tương tác thuốc<br />
<br />
ABSTRACT<br />
3D-PHARMACOPHORE MODELLING FOR CYTOCHROME P450 3A4 INHIBITORS<br />
Thai Khac Minh, Doan Cao-Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 342 - 346<br />
Background : Cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) is an enzyme involved in drug metabolism process.<br />
CYP3A4 inhibitors are able to cause drug-drug interaction in combination therapy.<br />
Objectives : The aim of this is study was to develop a 3D-pharmacophore for CYP3A4 inhibitors and apply<br />
this models in virtual screening for CYP3A4 inhibitors.<br />
Materials and methods : A dataset of 12 highly CYP3A4 inhibitors with pIC50 ≥ 5 (IC50 ≤ 10 µ M) was<br />
used to establish build the 3D pharmacophore model using the MOE software.<br />
Results and Discussion : The 4-point pharmacophore of CYP3A4 inhibitors consists of hydrogen-bond<br />
acceptor (Acc) and three hydrophobe features (Hyd) were resulted in the accuracy scoring of 100% (12/12<br />
compound) for actives and overlap scoring of 6.3157.<br />
Conclusion: This pharmacophore model could be applied to screen the compounds having drug-drug<br />
interactions and provide information about the risk of metabolism by CYP3A4, enzyme inhibitory activity and<br />
toxicity related to hERG channel and P-glycoprotein.<br />
Key words : Cytochrome P450, Pharmacophore, enzyme inhibitor, drug interactions<br />
thể thiếu, điều khiển số phận dược động học của<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
các tác nhân trị liệu, biến đổi sinh học các phân<br />
Chuyển hóa thuốc là quá trình sinh lý không<br />
tử không phân cực, thân dầu (thuốc) thành các<br />
* Bộ môn Hóa Dược – Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh;<br />
** Viện Kiểm nghiệm Thuốc TW<br />
Tác giả liên lạc: TS. Thái Khắc Minh<br />
ĐT: 0909. 680. 385<br />
Email: thaikhacminh@gmail.com<br />
<br />
342<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
phân tử phân cực hơn, thân nước hơn (chất<br />
chuyển hóa), để có thể dễ dàng đào thải khỏi cơ<br />
thể. Các phản ứng của quá trình này được chia<br />
thành 2 nhóm: các phản ứng pha I (oxy hóa)<br />
thêm vào hoặc loại bớt một nhóm chức năng làm<br />
tăng tính phân cực hợp chất và các phản ứng<br />
pha II (liên hợp) thêm phần thân nước vào phân<br />
tử thân dầu để tăng tính tan trong nước. Hầu hết<br />
các thuốc trị liệu hiện nay được đào thải qua<br />
chuyển hóa oxy hóa pha I(3) Do đó, các enzym<br />
pha I, đặc biệt là Cytochrom P450 (CYP) với vai<br />
trò quan trọng trong chuyển hóa thuốc đã trở<br />
thành tiêu điểm nghiên cứu trong hơn 50 năm<br />
qua, nhằm xác định đặc điểm chuyển hóa của<br />
thuốc trong cơ thể và tạo ra các thuốc mới tăng<br />
tính bền chuyển hóa, tránh các con đường sinh<br />
ra các chất chuyển hóa gây độc hoặc tương tác<br />
thuốc-thuốc do chuyển hóa. Ở người, có ít nhất<br />
57 gen CYP khác nhau và được phân thành 18<br />
họ CYP, 43 phân họ(4) Phân họ CYP3A chiếm gần<br />
40% tổng số enzym CYP ở gan, chịu trách nhiệm<br />
đào thải hơn 50% các thuốc được sử dụng. Phân<br />
họ này gồm có 3 đồng phân: CYP3A4, CYP3A5,<br />
CYP3A7. CYP3A4 là đồng phân tìm thấy nhiều<br />
nhất ở gan và một số mô khác như ruột non. Cơ<br />
chất của enzym CYP3A4 này rất đa dạng, từ các<br />
phân tử có kích cỡ nhỏ như acetaminophen<br />
(KLPT 151 Da) cho đến lớn như cyclosporin A<br />
(KLPT 1201 Da), thuộc nhiều nhóm trị liệu khác<br />
nhau như thuốc tim mạch (ví dụ: diltiazem),<br />
kháng sinh (ví dụ: clindamycin), kháng virus (ví<br />
dụ: delavirdin), thuốc tác động lên thần kinh<br />
trung ương (ví dụ: midazolam, reboxetin)…(3)<br />
CYP3A4 vừa có lợi vừa gây hại cho cơ thể, cụ thể<br />
là (i) Biến đổi các phân tử thành dễ tan trong<br />
nước hơn, dễ đào thải khỏi cơ thể, khử độc thuốc<br />
trong cơ thể. Ví dụ: codein, diazepam, paclitaxel,<br />
thuốc kháng HIV…; (ii) Gây hại trong một số<br />
trường hợp. Ví dụ: CYP3A4 biến đổi<br />
acetaminophen thành sản phẩm chuyển hóa<br />
mang độc tính, thường được loại bỏ nhanh bởi<br />
các enzym khử độc khác, nhưng nguy hiểm nếu<br />
sử dụng liều lớn. Hoạt tính của enzym dễ bị ảnh<br />
hưởng bởi một số tác nhân ức chế hoặc cảm ứng,<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc cũng như<br />
dẫn tới tương tác thuốc-thuốc (DDI) có hại, ảnh<br />
hưởng mạnh đến tính an toàn và hiệu quả điều<br />
trị của thuốc thông qua ức chế sự chuyển hóa và<br />
ảnh hưởng đến các protein không mục tiêu khác<br />
như kên ion kali hERG và các bơm ngược họ<br />
ABC. Do đó, enzym cytochrom P450 3A4 là một<br />
trong những những mục tiêu tác động sinh học<br />
cần được xem xét kĩ lưỡng trong quá trình phát<br />
triển thuốc. Trong nghiên cứu này, mô hình 3Dpharmacophore của các chất có hoạt tính chất ức<br />
chế enzym Cytochrom P450 3A4 được xây dựng<br />
và ứng dụng trong sàng lọc các chất có khả năng<br />
ức chế nzym Cytochrom P450 3A4.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Cơ sở dữ liệu<br />
Tập hợp 27 hợp chất đã được xác định giá trị<br />
IC50 thực nghiệm về hoạt tính ức chế enzym<br />
CYP3A4()2. IC50 được sử dụng để xếp hạng các<br />
dãy hợp chất mà có hiệu lực ức chế cao (IC50 < 10<br />
µM), trung bình (10 µM < IC50 < 100 µM), thấp<br />
(IC50 > 100 µM), lần lượt tương ứng với nguy cơ<br />
tương tác thuốc-thuốc cao, trung bình, thấp.(1)<br />
Giá trị IC50 (µM) được chuyển đổi thành giá trị<br />
pIC50 = -lg(IC50) để sử dụng. Tập hợp dữ liệu<br />
này gồm có 12 chất trên tổng số 27 chất có hoạt<br />
tính ức chế enzym mạnh với pIC50 ≥ 5 (IC50 ≤ 10<br />
µM), 3 chất không có hoạt tính ức chế enzym<br />
CYP3A4 với pIC50 < 4 (IC50 > 100 µM), còn lại là<br />
các chất có hoạt tính ức chế enzym trung bình.<br />
Các chất có hoạt tính ức chế enzym CYP3A4<br />
mạnh của tập hợp trên được sử dụng làm cơ sở<br />
dữ liệu xây dựng mô hình pharmacophore. Cấu<br />
trúc 3 chiều của các chất được xây dựng bằng<br />
phần mềm Sybyl - Tripos http://tripos.com. Sau<br />
khi xây dựng cấu trúc 2D, các cấu trúc sẽ được<br />
tối thiểu hóa năng lượng (EM) và động lực học<br />
phân tử (MD) để xác định cấu dạng có mức năng<br />
lượng tối thiểu toàn phần.<br />
<br />
Xây dựng mô hình 3D Pharmacophore<br />
Sử dụng phần mềm MOE để xây dựng và<br />
truy vấn 3D pharmacophore (Chemical<br />
Computing<br />
Group<br />
Inc.,<br />
Canada,<br />
<br />
343<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
ww.chemcomp.com). Các thông số xác định<br />
bao gồm: (i) Chọn nhập cấu dạng<br />
(Conformation Import); (ii) Chọn độ chồng<br />
phủ hoạt tính (Active Coverage) n là 0,9 (tối<br />
thiểu truy vấn pharmacophore phải liên quan<br />
tới 90% trong tổng số phân tử đưa vào, đây<br />
cũng là giá trị mặc định); (iii) Giới hạn số yếu<br />
tố pharmacophore = 5; (iv) Phân cụm truy vấn<br />
(Query Cluster) = 1,25 (giá trị mặc định của<br />
chương trình) đặc trưng cho một giá trị rmsd<br />
(đơn vị Å) sử dụng để phân cụm các truy vấn<br />
ưu tiên theo điểm chồng phủ và điểm xếp loại.<br />
<br />
1 nhóm nhận liên kết hydro (Acc). Sự hiện<br />
diện của nhiều nhóm kỵ nước phù hợp với các<br />
mô hình đã công bố trước đây.(1,3)<br />
<br />
Tìm các hợp chất thỏa mãn mô hình 3Dpharmacophore<br />
Mô hình pharmacophore xây dựng từ các<br />
chất có hoạt tính mạnh sẽ được tiến hành tìm<br />
kiếm các các hợp chất thỏa mãn mô hình này<br />
trong tập hợp các chất không có hoạt tính và<br />
trong các tập hợp dữ liệu không dùng trong<br />
xây dựng mô hình bằng chương trình Tìm<br />
kiếm pharmacophore (Pharmacophore Search)<br />
ở phần mềm MOE như hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Tìm các hợp chất có cấu dạng thỏa mãn mô<br />
hình 3D-pharmacophore<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Mô hình 3D-pharmacophore của chất ức<br />
chế enzym enzym CYP3A4<br />
Mô hình pharmacophore CYP3A4 trình<br />
bày ở Hình 2 được xây dựng từ 12 chất ức chế<br />
enzym CYP3A4 mạnh trong tập hợp dữ liệu.<br />
Kết quả mô hình xây dựng được có 12/12 chất<br />
thỏa mãn mô hình, độ chồng phủ =6,3157; tính<br />
chính xác = 1,00; số lượng các yếu tố trong mô<br />
hình bằng 4 với với 3 nhóm kỵ nước (Hyd) và<br />
<br />
344<br />
<br />
Hình 2. Mô hình 3D-pharmacophore CYP3A4 của<br />
chất ức chế enzym CYP3A4. Khối cầu màu xanh<br />
dương thể hiện trung tâm nhận liên kết hydro<br />
F4:Acc, khối cầu màu xanh lá cây thể hiện trung<br />
tâm kỵ nước F1:Hyd, F2:Hyd và F3:Hyd. Khoảng<br />
cách giữa các điểm chính giữa của các trung tâm<br />
trong mô hình được xác định bằng Å<br />
Trung tâm nhận liên kết hydro (F4:Acc) có<br />
thể là nguyên tử O hoặc N. Trung tâm này có<br />
thể tạo liên kết hydro với các acid amin phân<br />
cực (Glu374, Arg372, Arg105, Arg106…) của<br />
cấu trúc CYP3A4. Mô hình này có nhiều trung<br />
tâm kỵ nước thích hợp tạo tương tác kỵ nước,<br />
xếp chồng vòng thơm với các acid amin<br />
phenylalanin (Phe57, Phe108, Phe213, Phe214,<br />
Phe304,…) trong khoang gắn kết thân dầu<br />
phần lớn của enzym.<br />
Trong nhóm các chất không có hoạt tính<br />
ức chế enzym CYP3A4 của tập hợp dữ liệu 2<br />
chỉ có hai chất là triazolam (pIC50 = 3,84 hay<br />
IC50 = 145,17 µM) và trimethoprim (pIC50 = 3,61<br />
hay IC50 = 243,13 µM) thỏa mãn mô hình<br />
pharmacophore CYP3A4. Hai chất này có<br />
trung tâm F4:Acc là nguyên tử N, không phải<br />
nguyên tử O như hầu hết các chất ức chế.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Truy vấn pharmacophore trên cơ sở dữ liệu<br />
các chất ức chế hERG<br />
Mô hình pharmacophore CYP3A4 được sử<br />
dụng để tìm các hợp chất có cấu dạng thỏa mãn<br />
mô hình này từ tập hợp dữ liệu các chất ức chế<br />
hERG – tập hợp này không dùng để xây dựng<br />
mô hình, kết quả cho thấy 45 chất (trên tổng số<br />
69 chất) thỏa mãn mô hình 3D-pharmacophore<br />
của chất ức chế enzym CYP3A4. Trong 45 chất<br />
này, một số chất cũng đã có dữ liệu thực nghiệm<br />
xác định giá trị IC50 về hoạt tính ức chế enzym<br />
CYP3A4. Mibefradil (pIC50 CYP3A4 = 7,05),<br />
terfenadin (pIC50 CYP3A4 = 5,62), verapamil (pIC50<br />
CYP3A4 = 5,08) là những chất ức chế enzym<br />
CYP3A4 mạnh cũng thỏa mãn mô hình<br />
pharmacophore CYP3A4. Chỉ có diltiazem (pIC50<br />
CYP3A4 = 4,6), quinidin (pIC50 CYP3A4 = 4,01) là những<br />
chất ức chế yếu mặc dù có cấu dạng thỏa mãn<br />
mô hình pharmacophore CYP3A4 (Hình 3).<br />
<br />
Terfenadin<br />
<br />
Verapamil<br />
<br />
mibefradil<br />
<br />
Diltiaze<br />
<br />
Quinidin<br />
<br />
Hình 3. Mô hình 3D-pharmacophore CYP3A4 trong<br />
cấu dạng một số hợp chất ức chế hERG.<br />
<br />
Mối liên quan giữa mô hình 3Dpharmacophore của chất ức chế kênh ion<br />
kali hERG và chất ức chế enzym CYP3A4<br />
Quan sát hai mô hình pharmacophore<br />
hERG(5) và mô hình pharmacophore CYP3A4<br />
cho thấy cả hai mục tiêu tác động (kênh ion kali<br />
hERG, enzym CYP3A4) thường gắn kết với các<br />
hợp chất thỏa mãn mô hình pharmacophore với<br />
nhiều yếu tố kỵ nước và có ái lực gắn kết cao với<br />
các phân tử hợp chất kỵ nước (Hình 4).<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 4. Hai mô hình 3D-pharmacophore của chất ức<br />
chế kênh ion kali hERG (A), chất ức chế enzym<br />
CYP3A4 (B) và sự phối hợp của 2 mô hình này (C).<br />
Các khối cầu màu xanh lá cây biểu diễn trung tâm kỵ<br />
nước, khối cầu màu xanh dương biểu diễn trung tâm<br />
nhận liên kết hydro, khối cầu màu cam biểu diễn<br />
trung tâm vòng thơm/vòng liên hợp π<br />
Phân tích cho thấy hai trung tâm nhận liên<br />
kết hydro của hai mô hình pharmacophore<br />
không trùng nhau. Trung tâm nhận liên kết<br />
hydro (F4 ở cả hai mô hình) là nguyên tử N+ ở<br />
chất ức chế kênh hERG trong khi ở chất ức chế<br />
enzym CYP3A4 hầu hết là nguyên tử O. Một đặc<br />
điểm nổi bật khi gióng hàng hai mô hình<br />
pharmacophore này là trung tâm kỵ nước F1 ở<br />
mô hình pharmacophore CYP3A4 trùng khớp<br />
với trung tâm kỵ nước F2 ở mô hình<br />
pharmacophore hERG. Trung tâm kỵ nước F2<br />
(chất ức chế CYP3A4) cũng gần kề với F3 (chất<br />
ức chế kênh hERG) (Hình 4C). Khi phối hợp hai<br />
mô hình này thành một mô hình (Hình 4C) và<br />
dò tìm các chất trong tập hợp dữ liệu thì xác<br />
định được amiodaron có cấu dạng thỏa mãn mô<br />
hình pharmacophore chung này khi loại bỏ hai<br />
trung tâm nhận liên kết hydro.<br />
Trong quá trình truy vấn pharmacophore, hợp<br />
chất cấu dạng thỏa mãn cả hai mô hình<br />
và<br />
mô<br />
hình<br />
pharmacophore<br />
hERG(5)<br />
pharmacophore CYP3A4 xây dựng được bao<br />
gồm: (i) Các chất ức chế CYP3A4 đã biết:<br />
Ketoconazol, itraconazol, indinavir, nelfinavir;<br />
(ii) Các chất ức chế kênh ion kali hERG đã biết:<br />
Astemizol, desmethylastemizol, pearlstein-10, E4031,<br />
MK-499,<br />
thioridazin,<br />
halofantrin,<br />
pearlstein-1,<br />
pearlstein-7,<br />
pearl-stein-6,<br />
domperidon, clozapin, olanzapin, trifluoperazin, mesoridazin, bepridil; (iii) Chất vừa ức<br />
<br />
345<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
chế kênh ion kali hERG, vừa ức chế enzym<br />
CYP3A4: amiodaron, terfenadin (Hình 5).<br />
<br />
cho quá trình phát triển thuốc mới nhằm loại trừ<br />
các chất có khả năng ức chế enzym CYP3A4 và<br />
tránh khả năng tương tác chéo với các enzym<br />
khác.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
Hình 5. Terfenadin (pIC50 hERG = 7,25, pIC50 CYP3A4 =<br />
5,62) thỏa mãn cả 2 mô hình 3D-pharmacophore –<br />
một cấu dạng thỏa mãn mô hình 3D-pharmacophore<br />
hERG (A) và một cấu dạng thỏa mãn mô hình 3Dpharmacophore CYP3A4 (B).<br />
Khi một thuốc có khả năng gắn kết với cả hai<br />
mục tiêu kênh ion kali hERG và enzym CYP3A4,<br />
thuốc đó có tác động ức chế kênh ion kali hERG<br />
nhưng bình thường không gây độc tính vì được<br />
chuyển hóa bởi enzym CYP3A4; nhưng nếu sử<br />
dụng chung với một thuốc ức chế enzym<br />
CYP3A4 thì dẫn tới nguy cơ giảm chuyển hóa<br />
thuốc có khả năng ức chế kênh kali hERG, tăng<br />
nồng độ thuốc tập trung tại kênh hERG vượt quá<br />
giới hạn an toàn, gây ra tác dung phụ nguy hiểm<br />
là kéo dài khoảng QT, nguy cơ xoắn đỉnh.(6) Như<br />
vậy, trong quá trình thiết kế thuốc cần tránh các<br />
hợp chất thỏa mãn đồng thời hai mô hình<br />
pharmacophore hERG và CYP3A4, giúp giảm<br />
nguy cơ tương tác thuốc-thuốc mà hậu quả là tác<br />
dụng phụ nguy hiểm trên tim.<br />
Một điểm cần lưu ý là cấu trúc kênh ion kali<br />
hERG, enzym cytochrom và bơm ngược Pglycoprotein có vị trí gắn kết với ligand rất linh<br />
động và khả năng gắn kết đồng thời nhiều phân<br />
tử hợp chất.(3,6) Do đó, mô hình pharmacophore<br />
cần kết hợp cùng với QSAR và mô hình mô tả<br />
phân tử docking trên kênh CYP3A4 sẽ giúp ích<br />
<br />
346<br />
<br />
Mô hình 3D-pharmacophore của chất ức chế<br />
enzym CYP3A4 gồm có 1 trung tâm nhận liên<br />
kết hydro và 3 trung tâm kỵ nước. Mô hình chứa<br />
các trung tâm kỵ nước để có thể phù hợp với<br />
khoang gắn kết có bề mặt kỵ nước lớn của<br />
enzym CYP3A4. Mô hình CYP3A4 có sự tương<br />
quan với mô hình pharmacophore ức chế kênh<br />
ion kali hERG. Mô hình có thể ứng dụng để sàng<br />
lọc tương tác thuốc-thuốc mà không cần tính<br />
toán phức tạp, mang lại thông tin về nguy cơ<br />
chuyển hóa bởi CYP3A4, khả năng ức chế<br />
enzym này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Krippendorff PL, Reichel A (2007) Optimizing Classification of<br />
Drug-Drug Interaction Potential for CYP450 Iso-Enzymes<br />
Inhibition Assays in Early Drug Discovery. J Biomol Screen.<br />
12(1):92-9.<br />
Sekiguchi AH et al (2009). Prediction of Drug-Drug Interactions<br />
based on Time-Dependent Inhibition from High Throughput<br />
Screening of Cytochrome P450 3A4 Inhibition. Drug Metabolite<br />
Pharmacokinetic. 24(6):500–10.<br />
Vaz RJ (2008). Antitargets: Prediction and Prevention of Drug<br />
Side Effects. Methods and Principles in Medicinal Chemistry.<br />
38:3-108.<br />
Preissner et al (2010) SuperCYP: a Comprehensive Database on<br />
Cytochrome P450 Enzymes Including a Tool for Analysis of<br />
Cyp-Drug Interactions. Nucleic Acids Research. 38:D237-D43.<br />
Thái KM, Bùi TV, Đoàn CS (2012). Mô hình 3D-pharmacophore<br />
của chất ức chế kênh ion kali hERG. Tạp chí Dược học,<br />
52(11):34-37.<br />
Thai KM, Ecker GF (2007) Predictive Models for hERG Channel<br />
Blockers: Ligand-Based and Structure-Based Approaches.<br />
Current Medicinal Chemistry, 14:3003-3026.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo<br />
<br />
: 11.12.2012<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
21.12.2012<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10.03.2014<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />