Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
lượt xem 3
download
Nghiên cứu nhằm đánh giá mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, bằng phương pháp nghiên cứu thu thập, kế thừa tài liệu, điều tra thực địa, xã hội học, thống kê, phân tích tổng hợp được thực hiện từ 2016 đến tháng 6/2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam MÔ HÌNH BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở XÃ NGỌC CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA Vũ Thị Liên1*, Trịnh Thế Linh1, Nguyễn Thành Sơn1, Lê Thị Thanh Hiếu2 1 Trường Đại học Tây Bắc2; Trường Cao đẳng Sơn La * Email: luocvang2018@utb.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, bằng phương pháp nghiên cứu thu thập, kế thừa tài liệu, điều tra thực địa, xã hội học, thống kê, phân tích tổng hợp được thực hiện từ 2016 đến tháng 6/2020. Kết quả chỉ ra rằng xã Ngọc Chiến có đủ điều kiện tự nhiên, xã hội và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để triển khai mô hình này. Trong đó gồm mô hình trồng Sơn tra (táo mèo) trên đất dốc, trồng thảo quả dưới tán rừng, chăn nuôi đại gia súc và nuôi cá hồi, phát triển du lịch,… là hướng đi đúng góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương, giảm xói mòn đất, duy trì được các chức năng của hệ sinh thái rừng. Để nhân rộng được mô hình này, các giải pháp cần thực hiện gồm: Phát triển đường giao thông nông thôn, phát triển kinh tế rừng, dựa vào rừng, thay đổi nhận thức và tập quán canh tác lạc hậu, hướng đến sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, cộng đồng, mô hình, rừng, Ngọc Chiến. 1. MỞ ĐẦU Sơn La là tỉnh miền núi cao, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý 20o39' - 22o02' vĩ độ Bắc và 103o11' - 105o02' kinh độ Đông, độ cao trung bình 600 - 700 m so với mực nước biển. Sơn La thuộc khu vực Tây Bắc, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho hệ sinh thái (HST) rừng nhiệt đới phát triển với tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2015 của Sơn La là 42,3 %, cao hơn tỷ lệ bình quân cả nước (40,84 %) [16]. Mặc dù độ che phủ rừng của Sơn La đã dần tăng trở lại trong những năm gần đây do tăng cường các hoạt động bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng, nhưng chất lượng HST rừng (đa dạng sinh học (ĐDSH), sinh khối,...) vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều diện tích rừng bị suy giảm do xây dựng thủy điện (có 596 ha rừng thuộc vùng ngập Thủy điện Sơn La), chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư, thủy lợi, khai thác khoáng sản (683 ha rừng), do chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng thủy điện (200 ha rừng). Hơn 2.100 ha rừng tự nhiên rừng nghèo kiệt là rừng sản xuất chuyển sang trồng cao su, cây công nghiệp. Cháy rừng gây thiệt hại 1.222 ha, phá rừng làm nương rẫy trái phép gây thiệt hại 1.181 ha, trượt lở đất, đã khiến cho mức độ che phủ rừng giảm xuống thấp hơn tỷ lệ bình quân khu vực Tây Bắc (43,64 %) [16]. Bên cạnh đó, các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới tỉnh Sơn La như khô hạn, mưa lớn, gió lốc bất thường, sương muối, rét đậm, rét hại. trượt lở, cháy rừng,... đã ảnh hưởng trực tiếp tới tài nguyên rừng của tỉnh Sơn La. Xã Ngọc Chiến là xã vùng 3 của huyện Mường La, gồm 15 bản có 4 dân tộc cùng sinh sống, bao gồm dân tộc: Thái, Mông, La Ha và Kinh, dân số của xã hiện có 2.176 hộ, với số nhân khẩu 11.409. Trong đó, dân tộc Thái có 7.431 người, chiếm 65,13 %; dân tộc Mông có 3.739 người, chiếm 32,77 %, dân tộc La Ha có 196 người, chiếm 1,72 %; dân tộc Kinh có 43 người, chiếm 0,38 % (số liệu 2020) [12]. Trước đây, do tập quán du canh du cư, nên tình trạng khai gỗ Pơ mu, Bách xanh,… phá rừng làm nương rẫy diễn ra rất phổ biển trên địa bàn xã, gây suy giảm mạnh tài nguyên rừng. Gần đây, xã Ngọc Chiến đã triển khai xây dựng mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, nhằm giữ gìn tài nguyên nước và ổn định sinh kế người dân, với hiệu quả kinh tế khả quan và nâng cao khả năng thích ứng với các tác động của BĐKH. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài được thực hiện: Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu Thu thập kế thừa nguồn tài liệu tại địa phương từ những đề tài, báo cáo, sách báo, các công trình khoa học, các thông tin từ những nguồn đáng tin cậy,… về điệu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng, các báo cáo thiệt hại do thiên tai hàng năm từ 2016-2020 tại xã Ngọc Chiến, các số liệu tổng quan từ các chương trình, dự án, hội
- 98 Vũ Thị Liên, Trịnh Thế Linh, Nguyễn Thành Sơn, Lê Thị Thanh Hiếu thảo, các văn bản pháp luật liên quan và các số liệu về tình hình cơ bản tại UBND huyện, xã, ban quản lý thôn bản, hồ sơ giao rừng cho cộng đồng và các báo cáo hàng năm của các cơ quan ban ngành. Trên cơ sở đó, xử lý, phân tích có chọn lọc và đưa ra những kết quả chính xác, phục vụ cho nội dung của đề tài. 2.2. Phương pháp điều tra thực địa Với đặc thù của nghiên cứu về quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng, công tác khảo sát thực địa có vai trò quyết định đến chất lượng và mức độ chính xác của nội dung. Mục đích của việc khảo sát thực địa không những để thu thập các số liệu, dữ liệu, mà còn để nắm bắt được điều kiện hoàn cảnh của khu vực nghiên cứu, thấy rõ được bản chất và định hướng của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này thực hiện các công việc như quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, khai thác các nguồn tư liệu, ghi chép các thông tin, số liệu thống kê, các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các báo cáo thiệt hại do thiên tai hàng năm, quản lý và bảo vệ rừng,... lập phiếu điều tra. 2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Sử dụng các công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA) [2], gồm các công cụ như: Khảo sát thôn bản: điều tra thực địa với sự tham gia của các đối tượng trong xã bản: già làng, trưởng bản, phụ nữ, cán bộ quản lý (Chủ tịch xã, trưởng bản, đoàn thanh niên, kiểm lâm,… thành viên tổ QLBVR và các hộ gia đình có tham gia quản lý rừng cộng đồng và các mô hình bảo vệ rừng tại các bản (Chom Khâu, Bản Kẻ, Bản Mường Chiến, Bản Lướt, Nậm Nghẹp, bản Chăm Pông, Huổi Ngùa và Bản Phày). Tổng số phiếu phỏng vấn là 120 phiếu. Theo đó, thành lập các nhóm nhỏ để thu thập dữ liệu, đánh giá, để có cách nhìn tổng thể, chi tiết các đối tượng phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Sự tham gia của người dân có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự việc một cách khách quan và chính xác, phân tích và đánh giá các khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng trong bối cảnh biến đổi của khí hậu và khuyến khích người dân đưa ra các giải pháp, trên cơ sở đó, đi đến giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu. Phân tích kinh tế hộ gia đình: phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các thông tin về cơ cấu thu nhập, đời sống kinh tế của cộng đồng, hoạt động tham gia QLBVR,... 2.4. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp Thống kê, xử lý và tính toán các số liệu điều tra, phiếu phỏng vấn bằng phần mềm Excel, phân tích loại bỏ, so sánh để đưa ra những thông tin cần thiết và chính xác, làm cơ sở cho việc đánh giá, định hướng nội dung nghiên cứu một cách khoa học, gắn liền với thực tiễn khách quan, phục vụ cho đề tài. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các yếu tố tác động đến tài nguyên rừng tại xã Ngọc Chiến 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Địa hình xã Ngọc Chiến rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, có địa hình đồi núi dốc, trên địa bàn có nhiều dãy núi và núi cao và hệ thống các khe, suối, nhiều đỉnh cao trên 1.000 m dọc theo dãy núi Sam Sit. Các dãy núi có nhiều vòng cung, nằm xen kẽ giữa các dãy núi là những phiêng bãi được nhân dân khai thác trồng cây ăn quả nhiệt đới và các loại cây lương thực. Độ cao so với mực nước biển của xã Ngọc Chiến trung bình trên 1.600 m. Khí hậu tại xã Ngọc Chiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi cao điển hình tại Tây Bắc Bộ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm và nổi tiếng với nguồn nước khoáng nóng 40°C, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa đông lạnh, mưa ít, hanh khô, mùa hè nóng, mưa nhiều, có gió Tây Nam, chịu ảnh hưởng gió Lào. Tổng lượng mưa bình quân năm là khoảng 1.347 mm, tập trung vào tháng 6 đến tháng 8, chiếm 76 % lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm 24 % tổng lượng mưa hàng năm. Độ ẩm trung bình 85 %. Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng năm 18 - 20°C. Số giờ nắng trung bình hằng năm là 1.710 giờ [5]. Mưa lũ thường xuất hiện từ tháng 6 - 8, trung bình hằng năm có 2 đến 3 đợt mưa to, gió lốc, trực tiếp ảnh hưởng đến xã Ngọc Chiến, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng [6], [7], [8], [10], [11], [12]. Xã Ngọc Chiến có khí hậu giống Mộc Châu, Đà Lạt, Sa Pa, rất thích hợp với việc phát triển cây ôn đới và các loại hoa có giá trị kinh tế cao. 3.1.2. Thiên tai và mức độ gây thiệt hại Qua kết quả điều tra, phỏng vấn và các ghi chép, xã Ngọc Chiến đã và đang đối mặt với các loại thiên tai và chịu nhiều tác động của thiên tai, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, lũ suối, lũ quét, sạt lở
- Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 99 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đất đá, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương muối, gió lốc,... Các thiên tai này chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, thiệt hại về người và tài sản, hoa màu, vật nuôi, cản trở giao thông của người dân, cụ thể: * Mưa to, mưa đá và gió lốc Thời gian và mức độ thiệt hại do mưa to, mưa đá và gió lốc xảy ra ở xã Ngọc Chiến thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Thời gian và mức độ thiệt hại do mưa to, mưa đá và gió lốc xảy ra ở xã Ngọc Chiến STT Thời gian xảy ra mưa to, Mức độ thiệt hại mưa đá và gió lốc 1 Năm 2016 Tại bản Mường Chiến làm đổ lúa của người dân xảy ra ở một số hộ có gió mạnh quét qua [6]. Đêm ngày 17/3 rạng sáng Cơn gió lốc gây thiệt hại trên địa bàn xã, trong đó thiệt hại nặng nhất là ngày 18/3/2018 các bản: Co Chom, Bản Kẻ, Chom Khâu, Huổi Ngùa (01 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 58 nhà bị tốc mái với 2.400 tấm lợp Blu bị rơi đổ và một số tài sản khác) [10]. Đêm ngày 16/4 rạng sáng Xảy cơn gió lốc trên địa bàn xã, gây thiệt hại nặng nhất tại các bản: ngày 17/4/ 2018 Bản Phày, Nậm Nghẹp, Huổi Ngùa, Pom Mèn, Bản Lướt (01 nhà lớp học có nguy cơ sụp đổ, 35 nhà bị tốc mái với 1.224 tấm lợp Blu bị rơi 2 đổ, khoảng 30 tấn táo non Sơn tra bị rụng và một số tài sản khác). Ước tính thiệt hại gần 700 triệu đồng [10]. Từ 18/7/2018 đến Trên địa bàn xã Ngọc Chiến. đã xảy ra mưa to kèm theo gió lớn, làm 21/7/2018 thiệt hại về tài sản cho nhân dân. Sau cơn bão, tổng hợp thiệt hại, cụ thể: Bản Phày bị cuốn trôi ruộng lúa: tại Nà Khoang 01 ha, Khun Hoi 01 ha và bản Chặm Pộng 0,5 ha; Bản Pú Dảnh có 01 người bị đuối nước cuốn trôi không tìm thấy thi thể; Bản Mưỡng Chiến có 02 cột điện hạ thế có nguy cơ bị sập đổ (UBND xã Ngọc Chiến, 2018) [10]. 3 Năm 2019 Xảy 02 cơn bão, mưa đá xảy ra trên địa bàn, gây thiệt hại tại các bản: Co Chom, Huổi Ngùa, Lọng Cang, cụ thể: 01 nhà sập hoàn toàn (Vàng A Dạng bản Huổi Ngùa); 18 hộ gia đình bị tốc mái, có 450 tấm lập bị đổ vỡ 01 người bị thương tại bản Lọng cang [11]. Ngày 11/6/2019 Mưa to trên địa bàn xã Ngọc Chiến đã làm thiệt hại về một số hoa màu, tài sản, cụ thể: khu trung tâm xã bị nước lũ chảy từ đầu nguồn Khun Hoi chảy về, nước không thoát kịp, nên gây ách tắc cống thoát nước tại trung tâm xã tràn ra đường, làm ảnh hưởng đến tình hình sinh hoạt của người dân và trường học. Tại bản Chăm Pộng bị lầy lấp hoa mầu của 3 hộ dân: 8.500 m2 nương ngô [11]. 4 Ngày 22, 23/4/2020 Xảy ra mưa đá, gió lốc, đã làm thiệt hại: 115 nhà, 2.197 tấm lợp, 200 tấm ốp nóc, 02 nhà có nguy cơ sạt lở, diện tích hoa màu các loại 181 ha, 592 ha cây ăn quả. Ước thiệt hại khoảng 500 triệu đồng. Diện tích cây hoa hồng của HTX Thành Công thiệt hại 38 ha (ước thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng) [12]. Ngày 08/5/2020 Xảy ra mưa to, gió lốc, làm thiệt hại nhiều nhà cửa của người dân: có 717 nhà ở bị tốc mái, thiệt hại hơn 24.703 tấm lợp, 1.250 tấm ốp nóc và 1.250 tấm tôn; 02 cầu treo bị gẫy; 03 điểm trường bị hư hỏng. Nhà Văn hóa bản Mường Chiến II, 5 gian bị sập đổ; nhà văn hóa cộng đồng tại bản Lướt bị thiệt hại phần nóc (ước tính tổng thiệt hại toàn xã hơn 6 tỷ đồng) [11]. (Nguồn kết quả điều tra thực tế và báo cáo năm 2016, 2018, 2019, 2020) Từ kết quả ở Bảng 1 và qua thảo luận cùng cán bộ xã, trưởng bản và người dân với 75,8 % cho rằng, những năm qua, việc gia tăng mưa to, mưa đá và gió lốc xảy ra ở xã Ngọc Chiến là do các yếu tố khí tượng thường thay đổi đột ngột với nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau, gây nguy hiểm đến tính mạng và kinh tế của người dân, hiện tượng này chỉ được cảnh báo ở trên báo đài, tivi.
- 100 Vũ Thị Liên, Trịnh Thế Linh, Nguyễn Thành Sơn, Lê Thị Thanh Hiếu * Lũ quét xảy ra ở xã Ngọc Chiến Mức độ thiệt hại do lũ quét xảy ra ở xã Ngọc Chiến năm 2017 và năm 2018 được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Mức độ thiệt hại do lũ quét xảy ra ở xã Ngọc Chiến năm 2017 và năm 2018 STT Thời gian xảy ra lũ quét Mức độ thiệt hại 1 Ngày 12/7/2017 Cuốn trôi 5 nhà và 21 ha lúa và cỏ voi thiệt hại 1,2 tỷ [7]. Ngày 11/10/2017 đến Cuốn trôi 37 ha lúa; chết 1 người, 1 người 1 thương; sập đổ 1 nhà 12/10/2017 dân, 8 nhà phải di chuyển; đập kè thủy lợi hỏng 37 tuyến; 2 xe máy bị trôi, 1 máy xúc bị ngập; nhiều hoa màu bị ngập, trôi 49 ha; ao cá 2,7 ha; 19 hécta lúa của nhân dân bị ngập, cuốn trôi; các tuyến đường liên bản trên địa bàn xã bị cô lập như bản Pú Dảnh, Giạng Phổng [7]. 2 Ngày 16/8/2018 đến Ở bản Nà Din gây thiệt hại về người (01 người), thiệt hại 04 nhà tại 17/8/2018 bản Nà Sàng; Tổng thiệt hại hoa màu trong toàn xã bị vùi lấp cuốn trôi lúa ruộng 12 ha và bị ngập úng lúa ruộng 8ha; Có 15 kè, phai đập bị cuốn trôi riêng bản Pom Mìn bị cuốn trôi kè chắn lũ 200 m [10]. (Nguồn kết quả điều tra thực tế và báo cáo năm 2017, 2018) Qua thảo luận cùng cán bộ xã, trưởng bản và người dân kết quả với 70,8 % cho rằng, đây là trận mưa lũ không theo quy luật như mọi năm và những nơi có rừng ít bị tác động hơn và người dân cũng đã nhận thức được tác hại của việc phá rừng. * Sạt lở tại xã Ngọc Chiến Thời gian, địa điểm và số lần sạt lở xảy ra ở xã Ngọc Chiến thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Thời gian, địa điểm và số lần sạt lở xảy ra ở xã Ngọc Chiến STT Thời gian sạt lở Địa điểm và số trận sạt lở 1 Năm 2016 Tại bản Tu Nguồng xảy ra 3 trận; ta luy dương đường bản Lướt xảy ra 2 trận; ở bản Phiêng Cứu xảy ra 2 trận. Gây khó khăn đi lại của người dân [5]. 2 Năm 2017 Ta luy dương đường bản Nà Sàng xảy ra 2 trận. Tại bản Tu Nguồng xảy ra 3 trận, ta luy dương đường bản Lướt xảy ra 3 trận. Gây khó khăn đi lại của người dân [6]. 3 Từ 16/7/2018 đến Tuyến đường 109 giáp danh từ bản Tu Nguồng đến bản Lang Sang xã Nậm 17/8/2018 Khắt, tỉnh Yên Bái bị sạt lở xuống khoảng 200 m. Từ bản Nà Sàng đến Bản Pom Cao bị sạt lở xuống 200 m; bị cuốn trôi 2 cầu tạm Nậm Xã lên bản Pú Dảnh và Bản Giạng Phổng, cầu tạm Nậm Lắc lên bản Chặm Pộng, Nậm Nghẹp, Ngam La. Đường đi bản Pú Dảnh và bản Giang Phổng bị cô lập hoàn toàn [9]. (Nguồn kết quả điều tra thực tế và báo cáo năm 2017, 2018) Qua thảo luận cán bộ xã, trưởng bản và cùng người dân, kết quả với 71,7 % cho rằng, các điểm bị sạt lở là do trời mưa quá lớn, kéo dài trong nhiều ngày, lượng nước từ trên núi, khe suối, hang đá đổ dồn về, sự tích nước của đất lớn và nguyên nhân do người dân khai thác, phá rừng đốt nương làm nương rẫy, lạm dụng phun thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, làm chết các sinh vật đất, do can thiệp xây dựng không theo quy định, đã làm thay đổi dòng chảy,…dẫn đến đất mất kết cấu, ngoài ra do đào đường làm mất đi sự cân bằng, ổn định của đất dẫn đến sạt lở. * Rét đậm rét hại đầu năm 2016 Qua thảo luận 80,8 % người dân cho rằng, với những năm qua, việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như trên ngày càng xuất hiện với mật độ nhiều và nặng hơn (những cụ cao niên cho biết, chưa thấy xảy ra rét đậm rét hại như năm 2016), ảnh hưởng trực tiếp đời sống của người dân và đồng thời còn ảnh hưởng tới công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phục hồi của hệ sinh thái rừng tự nhiên trong khu vực.
- Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 101 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La Bảng 4. Thời gian và mức độ thiệt hại do rét đậm rét hại ở xã Ngọc Chiến STT Thời gian xảy ra rét Mức độ thiệt hại đậm rét hại 1 Năm 2016 Tại bản Chom Khâu người dân trồng thảo quả dưới tán rừng trong KNTTN Mường La bị thiệt hại lớn nhất của gia đình Giàng A Da bản Chom Khâu 12.000 bụi thảo quả bị hỏng ước tính mất khoảng 200,000.000 đồng; 9 gia đình còn lại có số lượng trồng ít trung bình mất 20.000.000 đồng/hộ; tổng thiệt hại là 380.000.000 đồng [6]. Năm 2019 Rét đậm, rét hại sương muối xảy ra từ 6 đến ngày 9/12/2019 đã làm thiệt hại 60,513 ha khoai tây; cây ngô đông 112,7 ha; rau màu các loại 4,49 ha; 2 cây cỏ voi 179,2 ha; 11,5 ha chuối; thảo quả 10,01 ha; chết 02 con trâu và 03 con bò; cá chết 11.696 kg. Ước tính tổng thiệt hại là 1.652.910.000 đồng [11]. (Nguồn kết quả điều tra thực tế và báo cáo năm 2016, 2019) 3.2. Một số mô hình sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở xã Ngọc Chiến trong bối cảnh biến đổi khí hậu 3.2.1. Mô hình trồng cây Sơn tra Docynia indica (Mall.) Dec trên đất dốc Đặc điểm của mô hình: Trồng cây Sơn tra trên đất dốc thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả khác, phủ xanh đất trống, đồi trọc, dễ trồng, dễ chăm sóc, là cây bản địa sinh trưởng và phát triển tốt tại địa phương, là cây đa mục tiêu, thúc đẩy sinh kế và làm giàu rừng, vừa góp phần xây dựng hệ thống rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, như giảm sự xói mòn, sạt lở đất,… lợi ích kép từ trồng rừng Sơn tra gắn với trồng rừng phòng hộ, đã gắn kết bà con vùng cao xã Ngọc Chiến với rừng, làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương là tiềm năng để thực hiện mô hình trồng Sơn tra Docynia indica (Mall.) Dec trên đất dốc tại xã Ngọc Chiến. Xã Ngọc Chiến hiện có hơn 1.920,3 ha đất, trong đó có 665,9 ha trồng lúa mùa (lúa nước), diện tích còn lại 1.254,4 ha trồng lúa nương và cây ngắn này như ngô, sắn, dong riềng, rau màu các loại, cỏ voi,… Diện tích đất này có độ dốc cao, việc sử dụng đất cho mục đích trồng cây ngắn ngày sẽ thúc đẩy xói mòn, rửa trôi, kết quả dẫn đến đất sẽ bị thoái hóa, bạc màu sau vài năm canh tác. Gần đây do thời tiết biến động bất thường, nên một số diện tích gieo trồng cây hàng năm thường hay bị mất mùa, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Hơn nữa, để trồng các loại cây trồng này phát triển tốt, cần phải tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, thuốc diệt cỏ, nên gây tác động xấu tới môi trường và tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, trên diện tích này, cần chuyển đổi sang mô hình sản xuất trồng cây ăn quả như: Mận, Mơ, Sơn tra (táo mèo), dược liệu,… cho hiệu quả kinh tế cao, khai thác được tối đa, bền vững tài nguyên đất. Để tăng cường hiệu quả kinh tế dưới tán cây ăn quả, có thể phát triển chăn nuôi gà đồi bản địa (gà thịt đen xương đen) với mật độ vừa phải, trồng cỏ voi xung quanh đồi làm thức ăn cho gia súc, cây dược liệu như Atixo (Cynara scolymus L),... Ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, Ngọc Chiến có khí hậu gần giống như Mộc Châu, Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa của Lào Cai, bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, rất thích hợp cho việc phát triển dược liệu, cây ôn đới và các loại hoa có giá trị kinh tế cao, làm tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình. Để hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, có thể sử dụng kỹ thuật giữ lại những tàn dư thực vật, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, đậu xanh, đỏ, đậu tương, củ đậu,… ngoài ra trồng ngô xen với cây đậu nho nhe (Vigna umbellate). Kỹ thuật này bên cạnh việc cung cấp thức ăn cho con người, vật nuôi, hạn chế xói mòn đất, còn có tác dụng hạn chế cỏ dại, giữ ẩm và tăng chất hữu cơ cho đất, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thân thiện với môi trường, việc chuyển đổi mô hình sản xuất này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Kết quả thảo luận 100 % người dân cho biết, cây Sơn tra ở xã Ngọc Chiến vốn là cây rừng mọc tự nhiên, diện tích ban đầu chỉ khoảng vài trăm hécta. Qua phỏng vấn ông Kháng A Câu, Trưởng bản Nậm Nghẹp, cho biết những năm trước đây, cây Sơn tra rất nhiều quả, nhưng chín rồi chỉ để rụng dưới đất, vì con đường xuống xã, huyện quá vất vả. Những năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng con đường lên bản Nậm Nghẹp, mở ra cho địa phương hướng đi mới. Cây Sơn tra dần trở thành cây trồng chính, vừa phục vụ trồng rừng, nuôi ong mật khi rừng Sơn tra có hoa, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho bà con vùng cao, dân tộc thiểu số. Đặc biệt, nhờ các chính sách phát triển rừng theo Dự án 661, Chương trình 30a,... hằng năm, ngoài thu lợi từ bán quả Sơn tra, bà con các bản còn được chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhiều bản đã tự ươm giống trồng xen vào đồi đất trống, mở rộng sản xuất gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thay đổi tập quán canh tác, du canh, du cư, phá rừng
- 102 Vũ Thị Liên, Trịnh Thế Linh, Nguyễn Thành Sơn, Lê Thị Thanh Hiếu làm nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số. Lợi ích kép từ trồng rừng Sơn tra gắn với trồng rừng phòng hộ đã gắn kết bà con vùng cao xã Ngọc Chiến với rừng, làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. Về lâu dài, để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm quả Sơn tra, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng rừng, rất cần các cơ sở, doanh nghiệp đứng ra thu mua quả tươi, chế biến các sản phẩm từ quả Sơn tra. Xã đã phối hợp với huyện và các phòng ban chức năng của huyện tuyển chọn các cây giống tốt để áp dụng công nghệ ghép mắt, trồng mới cây Sơn tra. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cách đốn tỉa, thu hái, phòng trừ sâu bệnh và các phương pháp bảo quản, kéo dài thời gian lưu quả, để tạo vùng nguyên liệu Sơn tra tập trung, cho sản phẩm chất lượng phục vụ chế biến. Năm 2017, tổng sản lượng đạt trên 4.000 tấn quả [8]. Diện tích trồng cây Sơn tra năm 2018 với trên 1.100 ha, trong đó, khoảng 700 ha đã cho thu hoạch (UBND xã Ngọc Chiến, 2018), tổng sản lượng đạt trên 5.000 tấn quả [10]. Kết quả thảo luận 100 % người dân cho biết, những năm qua, sản phẩm quả Sơn tra tại đây luôn được đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã đẹp so với các nơi khác. Cứ đến mùa thu hoạch, thương lái thị trấn huyện Mường La và các huyện lân cận của tỉnh Yên Bái đến tận vườn thu mua với năng suất trung bình đạt 2-3 tấn quả/ha, có hộ thu về hàng trăm triệu đồng. Ông Kháng A Tụng, Trưởng bản Ngam La cho biết, từ khi địa phương có chính sách đưa cây Sơn tra trở thành loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế, vừa là rừng phòng hộ và tìm được đầu ra cho loại cây này, các gia đình đã chuyển đất đồi trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng cây Sơn tra. Kết quả thảo luận 100 % người dân khẳng định rằng, cây Sơn tra phát triển tốt trên đất khô cằn, cho quả đều, tốn ít công chăm sóc, khi Sơn tra chưa cho thu hoạch, các gia đình trồng xen ngô, đỗ nho nhe, đỗ đỏ,… để tăng thu nhập. Sơn tra ở bản Nậm Nghẹp được thương lái trả giá cao gấp đôi so với nơi khác, bởi có vỏ quả vàng óng, má quả hồng, cùi có vị ngọt chát đậm, thơm, nên thương lái rất ưa chuộng với giá bán dao động khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg, thu nhập từ Sơn tra vẫn tương đối ổn định, cao hơn trồng ngô, sắn, là cây đa mục tiêu, thúc đẩy sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu rừng, vừa góp phần xây dựng hệ thống rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, như giảm sự xói mòn, sạt lở đất,… 3.2.2. Mô hình trồng cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) dưới tán rừng Đặc điểm của mô hình: Thảo quả là loại cây dược liệu dễ trồng, dễ chăm sóc, có đặc tính ưa bóng râm, ưa ẩm, chỉ có thể sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao dưới tán rừng. Do đó, để trồng và phát triển Thảo quả, đòi hỏi người dân phải bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, Thảo quả được đánh giá như một yếu tố quan trọng, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng cao như tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vừa góp phần đa dạng hóa cây trồng, vừa góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng. Ngoài điều kiện về diện tích rừng, đất đai, xã Ngọc Chiến có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình tháng từ 18 - 22oC,.độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên là tiềm năng để thực hiện mô hình trồng Thảo quả dưới tán rừng. Xã Ngọc Chiến có 18.462 ha rừng, trong đó 5.963 ha rừng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Mường La được duy trì và bảo vệ tốt, công tác quản lý rừng luôn phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng dân quân, kiểm lâm KBTTN Mường La, các chủ rừng được khoán chăm sóc bảo vệ. Nhằm phát huy thế mạnh của địa phương để vừa phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc vùng rừng phòng hộ, vừa bảo vệ được vốn rừng các bản trong xã, năm 2012, có một số hộ đã đưa Thảo quả trồng dưới tán rừng mà trước kia bị khai thác lâm sản. Thảo quả là loại cây thích nghi ở vùng núi cao, sinh trưởng và phát triển tốt dưới tán rừng. Với độ cao trên 1.600 m, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình tháng từ 18 - 22°C của xã Ngọc Chiến rất phù hợp cho việc phát triển cây Thảo quả. Đây là xã có tỷ lệ hộ nghèo 28,1 %, sản xuất nơi đây chủ yếu là tự cung tự cấp, sản phẩm chính từ lúa, ngô và một số cây như đỗ tương, đỗ xanh, lạc, dưa, Sơn tra hái từ tự nhiên, đời sống các hộ dân còn khó khăn, nên phát triển cây Thảo quả dưới tán rừng là tiền đề để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số,... Các hộ dân trồng Thảo quả cho biết, sau 3 năm trồng Thảo quả cho thu hái lứa đầu, sản lượng ước đạt 180 kg quả khô/ha, trị giá trên 20 triệu đồng. Năng suất Thảo quả tăng dần theo các năm. Qua thảo luận 100 % người dân cho biết, trồng Thảo quả dưới tán rừng góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân, thoát nghèo, ngoài giá trị kinh tế, việc trồng Thảo quả đem lại nhiều lợi ích, như việc chống xói mòn đất trong mùa mưa, chống cháy rừng trong mùa khô, bảo vệ nguồn nước là ưu điểm lớn nhất. Ngoài ra, việc trồng xen kẽ loại cây này còn có tác dụng cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng hệ số sử dụng đất rừng trên cùng đơn vị diện tích một cách bền vững, vì thế 100 % hộ tham gia mô hình ký cam kết bảo vệ rừng, quy ước quản lý, xây dựng mô hình trồng Thảo quả bền vững dưới tán rừng, không phát rừng để mở rộng diện tích trồng Thảo quả. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cán bộ Khu Bảo tồn Mường La cũng như chính quyền địa phương yên tâm trong quá trình quản lý phát triển và bảo vệ rừng bền vững. Kết quả phỏng vấn ông Sùng A Giạng, Tổ trưởng tổ tuần tra rừng bản Chom Khâu cùng với cán bộ KBTTN Mường La cho biết, tiềm năng về giá trị kinh tế của cây Thảo quả đã góp phần tác động tích cực đến ý thức người dân trong công tác bảo vệ
- Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 103 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La rừng, không chỉ giữ rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh để nâng cao độ che phủ rừng, đặc biệt là khu vực rừng Đặc rụng người dân còn chủ động ươm cây rừng như Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) loại cây gỗ trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 cần được bảo vệ, để trồng dặm bổ sung vào những cây trước kia đã bị người dân khai thác, nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, phát triển bền vững tài nguyên rừng. 3.2.3. Mô hình chăn nuôi đại gia súc và nuôi cá hồi Đặc điểm của mô hình: Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình dựa vào tiềm năng đất chưa sử dụng và diện tích đất hàng năm không phù hợp với trồng cây ăn quả có thể chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi đại gia súc và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Ngoài ra, còn dựa vào lợi thế tự nhiên để phát triển cá nước lạnh. Xã Ngọc Chiến có 2.239 ha đất chưa sử dụng, có thể chuyển đổi sang mô hình trang trại chăn nuôi đại gia súc và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Tính đến thời điểm hiện tại (2020), tổng đàn trâu 2.228 con, đàn bò 1.585 con, đàn dê 1.442 con, đàn lợn 8.407 con, tổng đàn gia cầm khoảng 51.371 con, diện tích trồng cỏ voi cho chăn nuôi đại gia súc là hơn 200 ha (UBND xã Ngọc Chiến, 2020) [12]. Tuy số lượng đàn đại gia súc khá nhiều, nhưng chủ yếu dừng lại ở quy mô hộ gia đình, nên việc chăm sóc kỹ thuật, tiêm phòng, cho ăn thức ăn bổ sung còn hạn chế. Việc chăn thả tự do, tự phát ở quy mô hộ gia đình cũng gây ảnh hưởng đến môi trường dân cư, khi chuồng trại ở lẫn trong bản. Một trong những trở ngại cho hoạt động chăn nuôi của xã Ngọc Chiến trong những đợt gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ có thể hạ xuống rất thấp, khiến gia súc bị chết, do một số hộ gia đình chưa đầu tư chuồng trại. Để khắc phục nhược điểm trên, thúc đẩy việc phát triển đàn gia súc trên địa bàn xã, về lâu dài cần có chính sách hình thành nên hợp tác xã chăn nuôi đại gia súc. Hợp tác xã được chính quyền giao đất để xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô, làm bãi chăn thả, trồng cỏ, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc trong những đợt rét đậm, rét hại. Khu vực chuồng trại cần được quy hoạch ở xa khu dân cư, tránh ảnh hưởng đến môi trường vệ sinh nông thôn và đầu tư hạ tầng, như xây hệ thống hầm biogas để tận dụng khí thải và phân chuồng cho đồng cỏ. Trong xã Ngọc Chiến, đỉnh núi Sam Síp thuộc bản Chom Khâu, Bản Kẻ (nằm trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Mường La) có độ cao chừng 1.200 m, có nguồn nước tự nhiên chảy từ trong khe núi đá vôi với nhiệt độ từ 15 - 17oC, nước ở đây có khả năng nuôi cá tầm, cá hồi (cá nước lạnh) rất tốt. Kết quả phỏng vấn anh Lò Ngọc Thủy cho biết, năm 2011, đã mạnh dạn vay 200 triệu đồng từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh và gom vốn của gia đình để đầu tư đào ao, mua sắm thiết bị, thức ăn chăn nuôi và mua con giống của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thịnh Mơ (Sa Pa), đã mua 2.000 con giống cá hồi vân về nuôi thử. Điểm nuôi cá hồi gồm ba ao liền kề, hệ thống nước sạch tự chảy từ trong khe núi đá vôi dẫn về. Kết quả cho thấy cá lớn nhanh. Sau hơn một năm, trọng lượng mỗi con đạt gần 2 kg. Anh đã xuất bán với giá từ 220.000 - 250.000 đồng/kg cho các chủ nhà hàng ở Mường La, thành phố Sơn La, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Hiện mô hình của anh Thủy mới chỉ nuôi cá hồi thương phẩm, giống và thức ăn của cá lấy từ các trại cá hồi ở Sa Pa, Lào Cai về, nên chi phí khá cao. Anh dự tính sẽ tuyển thêm nhân công, truyền đạt kinh nghiệm nuôi cá nước lạnh cho bà con dân tộc Mông, La Ha ở vùng núi Sam Síp. Kết quả phỏng vấn người dân ở bản Chom Khâu, Bản Kẻ 86,8 % khẳng định, nếu có thêm nghề mới này, bà con ở đây sẽ không phá rừng làm nương rẫy,… vì giữ rừng mới giữ được nguồn nước, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Đây là một mô hình mới, mở hướng phát triển nghề thủy sản nuôi cá nước lạnh đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 3.2.4. Mô hình phát triển du lịch Mô hình này có những đặc điểm như sau: Du lịch là giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees, vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại cơ sở địa phương. Quá trình được thực hiện do nhiều người cùng tham gia vào quá trình sản xuất của du lịch. Với những đặc điểm trên, xã Ngọc Chiến có tiềm năng để phát triển du lịch do độ cao của địa hình, khí hậu rất mát mẻ trong lành quanh năm, phù hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, cảnh quan thiên nhiên còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nguồn nước dồi dào, tiềm năng du lịch từ mỏ khoáng nóng, hang động, hồ thủy điện,... Ba dân tộc thiểu số cùng chung sống trên địa bàn xã tạo ra sự đa dạng về phong tục, tập quán, văn hóa kiến trúc của những ngôi nhà người Thái được làm hoàn toàn bằng gỗ Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) với kiểu kiến trúc đầu đón, đầu xà, kèo cột tinh tế. Mỗi bản nơi đây có khoảng 70 đến 100 hộ dân đều có khoảng trống và có lối đi ô bàn cờ, khác biệt so với các bản dân tộc Thái ở nơi khác. Cùng với kiến trúc nhà sàn, lễ hội gội đầu và các nghề truyền thống như: xe tơ, dệt vải, đan lát (nghề thủ công mây tre đan của dân tộc Thái nơi đây
- 104 Vũ Thị Liên, Trịnh Thế Linh, Nguyễn Thành Sơn, Lê Thị Thanh Hiếu rất nổi tiếng); thêu, dệt thổ cẩm và hội Gầu tào của dân tộc Mông; hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha cùng trang phục, làn điệu dân ca, dân vũ đặc trưng và ẩm thực của các dân tộc. Đặc biệt là phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc dân tộc đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo cho Ngọc Chiến. Với những tiềm năng du lịch thiên nhiên, văn hóa phong phú của xã Ngọc Chiến hiện nay đang được gìn giữ và bảo tồn, nơi đây là điểm du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp với nghỉ dưỡng lý tưởng đối với khách du lịch. Trên địa bàn xã từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 9 hàng năm có lễ hội “Mừng cơm mới”. Khách du lịch đến với Ngọc Chiến mỗi ngày một tăng, kể cả khách trong nước và khách nước ngoài, nhất là thời điểm từ tháng 9 năm nay đến tháng 4 năm sau. Họ đến đây tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, thăm nhà thờ tổ Đon Hó, nhà thờ cây Du Sam 1.000 tuổi, cây đôi Co Ke Lắc thiêng bản Mường Chiến, khám phá hang động Đông Sinh và hang Bó Quan, thăm rừng Sơn tra, đồi chè cổ thụ bản Nậm Nghẹp, thác nước bản Pú Dảnh, Đồn Mường Chiến và tắm suối khoáng nóng tại bản Lướt, du lịch lòng hồ thủy điện Nậm Chiến, thủy điện Nặm Nghẹp, du lịch rừng măng Sặt,… Hiện nay có 04 hộ gia đình kinh doanh tắm suối khoáng nóng, với 05 bể bơi ngoài trời, 28 phòng tắm khép kín, 02 mó tắm cộng đồng, 8 nhà homestay, tổng số có 200 giường ngủ, mỗi năm có khoảng gần 2.000 lượt khách du lịch đến địa bàn xã [12]. Với cách làm trên đã tạo ra địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách, sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa khơi dậy tiềm năng du lịch địa phương, cần nhân rộng và hướng tới thành lập hợp tác xã. Tổng hợp tất cả các yếu tố này cho thấy, xã có điều kiện để phát triển du lịch và các dịch vụ đi kèm, nếu biết khai thác tốt các tiềm năng, tạo các sản phẩm du lịch đa dạng hơn. Chắc chắn rằng, nếu có sự đầu tư đúng mức và bài bản, xã Ngọc Chiến hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch hấp dẫn của huyện Mường La nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Việc kết nối giữa các khu chức năng và nghỉ dưỡng có thể thực hiện đi từ hướng Hà Nội đi lên Sơn La, rồi đi vào theo hướng Mường La, từ Mường La chạy dọc theo đường 106 cho tới khi thấy biển rẽ vào Ngọc Chiến hoặc hướng từ Hà Nội đi theo đường 32 lên cầu Trung Hà - Thanh Sơn - Văn Chấn - Nghĩa Lộ, vượt qua đèo Khau Phạ - Nậm Khắt. Từ Nậm Khắt đi Ngọc Chiến (Mường La) mùa lúa chín ở Ngọc Chiến cũng vào khoảng tháng 9 - 10, gần như trùng với thời điểm lúa chín ở Mù Cang Chải. Từ Mù Cang Chải đi sang Ngọc Chiến cũng khá tiện đường, nên có thể kết hợp 2 địa điểm này trong cùng một hành trình du lịch. 3.3. Giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở xã Ngọc Chiến trong bối cảnh biến đổi khí hậu 3.3.1. Mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở xã Ngọc Chiến Tại xã Ngọc Chiến, mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã bước đầu được xây dựng thông qua việc hình thành các hương ước quản lý và bảo vệ rừng theo cộng đồng thôn bản. Ban Quản lý bảo vệ rừng cấp bản được cộng đồng địa phương lựa chọn bình bầu và chịu trách nhiệm chính về tuần tra, bảo vệ, phát hiện các vi phạm về rừng trong phạm vi quản lý gồm 27 người và 15 trưởng bản. Trong xã, chính sách chi trả DVMTR đã đem lại hiệu quả thiết thực, tỷ lệ độ che phủ rừng ngày càng tăng, tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép giảm, đời sống của người dân được hưởng lợi từ rừng cũng ngày càng cao. Người dân đã có ý thức hơn trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và nâng cao chất lượng rừng, làm tăng khả năng phòng hộ của rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn chế hạn hán, lũ lụt, phù hợp với tập quán của đông đảo đồng bào các dân tộc. Kết quả được thể hiện phê duyệt số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của xã Ngọc Chiến mỗi năm tăng lên khá nhiều, cụ thể: năm 2017 là 2.961.498.000 đ [9], năm 2018 là 4.605.731.000 đ [13] và năm 2019 là 8.595.704.000 đ [14]. Nghĩa vụ, trách nhiệm của các hoạt động khuyến khích bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng được thể hiện trong Bảng 5. Bảng 5. Các nội dung chính trích trong hương ước bảo vệ rừng ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La STT Nội dung Hoạt động - Khi đốt nương, phải thông báo cho các hộ xung quanh để cùng nhau thu dọn và quản lý lửa. Trước khi đốt phải phát băng cản lửa rộng 2 - 3 m, đốt từ trên xuống dưới dốc. 1 Nghĩa vụ - Nuôi gia súc phải có chuồng trại, người chăn dắt. - Khi dùng lửa trong rừng, phải dập tắt lửa ngay trước khi dời đến chỗ khác. Tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng, tham gia vào các tổ, đội tuần tra bảo Khuyến khích vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và tự nguyện tham gia phòng cháy, chữa cháy 2 rừng, không gây ra cháy rừng. - Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện hương ước quản lý bảo vệ rừng.
- Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 105 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - Trồng, bảo vệ rừng. - Được phát triển kinh tế thông qua việc thực hiện sản xuất nông, lâm kết hợp. - Khi đi lên nương rẫy kết hợp với việc tuần tra bảo vệ rừng. - Không chặt phá, không tàng trữ, buôn bán, vận chuyển lâm sản, săn bắn động vật rừng, phát nương, làm rẫy trái phép. 3 Nghiêm cấm - Không lấn chiếm rừng dưới mọi hình thức. - Không chứa chấp các đối tượng từ địa phương khác đến cư trú, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép (từ Yên Bái sang,...). (Nguồn: Ông Lò Văn Sây, Phó Chủ tịch xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, 2020) Nhìn chung, mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng tại xã Ngọc Chiến có nhiều ưu điểm như vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của người dân tộc, như chấp thuận cho phép tận dụng cành khô là củi đốt, lâm sản ngoài gỗ,… Kết quả bàn luận cho thấy, 100 % cán bộ xã và trưởng bản đều đồng tình với việc thực hiện mô hình và tính hiệu quả của mô hình kể trên. Đặc trưng quan trọng của mô hình quản lý rừng xã Ngọc Chiến là phần lớn diện tích rừng tự nhiên được giao trực tiếp cho cộng đồng (đại diện là trưởng bản) và giao đến từng hộ gia đình, cụ thể là 49 hộ [9]. Kết quả điều tra cho thấy, xã Ngọc Chiến đã phát triển một số mô hình kinh tế tận dụng tài nguyên rừng, bao gồm trồng cây Sơn tra, chăn nuôi gia súc và nuôi cá hồi, trồng cây dược liệu (Thảo quả), khai thác lâm sản, phát triển du lịch,... Các mô hình này đã đem lại hiệu quả trực tiếp đến người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Việc thực hiện mô hình dựa vào cộng đồng cũng giúp tình hình cháy rừng tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La được kiểm soát. Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngãi (2009) [4], Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý (2009) [1], Nguyễn Đức Hoài và cs. (2017) [3], Trịnh Hải Vân (2018) [15]. 3.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại xã Ngọc Chiến Dựa trên hiện trạng quản lý tài nguyên rừng tại xã Ngọc Chiến, các giải pháp tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên rừng, đảm bảo sinh kế của người dân cần tập trung vào các nhóm vấn đề sau: a. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về: ý thức, trách nhiệm, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng và đa dạng sinh học,… cho cộng đồng dân cư thôn bản ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện hoạt động nâng cao trình độ cho cán bộ địa phương trong công tác quản lý rừng và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. b. Nhóm giải pháp về chính sách và tổ chức: Thực hiện công tác quy hoạch và giao rừng cho các cộng đồng thôn bản, giảm sát việc thực hiện hương ước bảo vệ rừng, xây dựng cơ chế giảm sát cộng đồng, đặc biệt tại khu vực khoanh nuôi, tái sinh, Khu Bảo tồn Thiên nhiên cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tăng cường tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ rừng, thực hiện các quy ước bảo vệ rừng, chia sẻ các kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt liên quan tới tài nguyên rừng, chia sẻ các kinh nghiệm liên quan đến khai thác và sử dụng lâm sản, du lịch cộng đồng,... Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông, để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, tạo thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho cộng đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu rừng, đặc biệt là rừng quá nghèo kiệt, vì thời gian này hầu như không có sản phẩm thu từ rừng, góp phần thay đổi nhận thức và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế chặt phá rừng trái phép. c. Nhóm giải pháp về kỹ thuật: Đối với diện tích rừng tự nhiên là đối tượng rừng phòng hộ, tiếp tục giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ chặt chẽ hàng năm. Đối với đất trống và đất bạc màu, tiến hành trồng phủ xanh theo các chương trình của Nhà nước như Quỹ bảo vệ và phát triển rừng bền vững,... hướng dẫn chuyển giao các kỹ thuật chọn tạo giống cây trồng cho cộng đồng dân cư, áp dụng quy hoạch trồng rừng bằng loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, lựa chọn cây trồng và mô hình canh tác phù hợp với vùng đất dốc, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và chất lượng cao, nhằm cải tạo đất, chống xói mòn,…
- 106 Vũ Thị Liên, Trịnh Thế Linh, Nguyễn Thành Sơn, Lê Thị Thanh Hiếu 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 1. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ quét, rét đậm, rét hại, gió lốc,... gây thiệt hại đáng kể cho địa phương. 2. Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh BĐKH tại xã Ngọc Chiến bước đầu có các hiệu quả. Các mô hình kinh tế thích hợp với sử dụng bền vững tài nguyên rừng bước đầu phát triển và đem lại hiệu quả, như mô hình trồng cây Sơn tra, chăn nuôi đại gia súc và nuôi cá hồi, mô hình trồng cây dược liệu (Thảo quả), du lịch,... Tuy nhiên, chặt phá rừng, khai thác lâm sản vẫn diễn ra nhỏ lẻ trên địa bàn xã, đem lại lợi ích trước mặt cho người khai thác, tập quán phá rừng, đốt nương làm rẫy vẫn chưa được xử lý triệt để, sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái và môi trường, cộng đồng trong khu vực. Do vậy, thách thức chính của việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn xã là cần nâng cao nhận thức người dân về vai trò tài nguyên rừng trong bối cảnh tác động của BĐKH ngày càng gia tăng. 3. Trên cơ sở mô hình sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực xã Ngọc Chiến, nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rừng cộng đồng gồm các giải pháp về: nâng cao nhận thức, về chính sách và tổ chức, kỹ thuật. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 4.2. Kiến nghị - Cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để có cơ sở nhân rộng và tăng cường hiệu quả của công tác bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn về các mô hình sinh kế sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn cần được phát huy, nhằm tạo động lực chuyển đổi sinh kế bền vững cho người dân trong khu vực xã Ngọc Chiến. - Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông, để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, tạo thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, góp phần thay đổi nhận thức và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế chặt phá rừng trái phép. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý, 2009. Nghiên cứu tri thức bản địa trong bảo vệ rừng của người Mông tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình. Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà Nội: 40 tr. [2]. Gary J. Martin, 2002. Thực vật dân tộc học. Sách về bảo tồn. Nhà xuất bản Nông nghiệp (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội: 363 tr. [3]. Nguyễn Đức Hoài, Lưu Việt Dũng, Trần Đăng Quy và cs., 2017. Mô hình sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở khu vực biên giới Việt - Lào Tây Bắc trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lấy ví dụ xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Hà Nội, 6/12/2017. Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội: 330-342. [4]. Nguyễn Bá Ngãi, 2009. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Quản lý rừng cộng đồng. Hà Nội, 5/6/2009. Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển, Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Hà Nội: 4-20. [5]. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993. Khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [6]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2016. Báo cáo tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra. Số: 396/BC-UBND ngày 30/12/2016. [7]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2017. Báo cáo về tình hình thiệt hại do lũ ống, lũ quét xảy ra tối 10/10 /2017 và rạng sáng 11/10/2017. Số: 280a/BC-UBND ngày 27/10/2017. [8]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2017. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2018. Số: 250/BC-UBND ngày 27/12/2017.
- Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 107 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La [9]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2018. Quyết định số 64-QĐBV&PTR ngày 11/12/2018 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xã Ngọc Chiến của UBND huyện Mường La tỉnh Sơn La [10]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2018. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2019. Số: 270/BC-UBND ngày 27/ 12/2018. [11]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2019. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2019; nhiệm vụ trọng tâm và một số giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2020. Số: 127/BC-UBND ngày 23/12/2019. [12]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2020. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2020; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020. Số: 174/BC- UBND ngày 26/6/2020. [13]. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, 2019. Quyết định số 178/QĐ-QBV&PTR ngày 01/10/2019 V/v phê duyệt số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2018. [14]. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, 2020. Quyết định số 103/QĐ-QBV&PTR ngày 27/7/2020 V/v phê duyệt số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2019. [15]. Trịnh Hải Vân 2018. Quản lý rừng cộng đồng ở Sơn La: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 3/2018: 151-158. [16]. https://susta.vn›bai-viet-Kiem-ke-rung-Son-La-1012 (ngày truy cấp 10/9/2019). [17]. http://muongla.sonla.gov.vn/...31462/60670/511413/Du-lich/Ngoc-Chien---mua-hoa-son-tra (ngày truy cấp 10/9/2019). [18]. baosonla.org.vn›muong-la-phan-dau-tro-thanh-huyen-phat-trien-kha (ngày truy cập 10/9/2019). A COMMUNITY-BASED MODEL TO PROTECT AND EXPLOIT FOREST RESOURCES SUSTAINABLY IN THE CONTEXT OF CLIMATE CHANGE IN NGOC CHIEN COMMUNE OF MUONG LADISTRICT, SON LA PROVINCE Vu Thi Lien1, Trinh The Linh1, Nguyen Thanh Son1, Le Thi Thanh Hieu2 1 Tay Bac University 2 Son La College Email: luocvang2018@utb.edu.vn Abstract: This study aims to assess a community-based models for the protection and use of forest resource in a sustainable manner in the context of climate change in Ngoc Chien commune, Muong La district. This study used document analysis, field work, sociology, statistics, and general analysis as research methods. The results showed that Ngoc Chien commune has favorable natural, social and natural resources to adopt this model. This model that includes growing Son tra on sloping land, growing cardamom cultivation under the forest canopy, raising cattle and salmon, developing tourism seemed to be a favorable choice contributing to improving local people's standard of living, reducing soil erosion, maintaining the functions of the forest ecosystem. Several recommendations were put forwards including developing a system of rural road, forest economics, and changing people's awareness. Keywords: Climate change, Community, Model, forest, Ngoc Chien.
- 108 Vũ Thị Liên, Trịnh Thế Linh, Nguyễn Thành Sơn, Lê Thị Thanh Hiếu MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU Hình 1. Ảnh hưởng của giá lốc gây đổ lúa ở bản Hình 2. Sạt lở đường tại xã Ngọc Chiến 2017 Mường Chiến năm 2016.(Ảnh do TS. Vũ Thị Liên (Ảnh do Trần Đình Toàn chụp) chụp) Hình 3. Đồi Sơn tra bản Nậm Nghẹp xã Ngọc Chiến Hình 4. Đồi Sơn tra vào thời điểm hoa tại bản Nậm 2017.(Ảnh do TS. Vũ Thị Liên chụp) Nghẹp xã Ngọc Chiến [17] Hình 5. Người dân, xã Ngọc Chiến thu hái quả Sơn tra Hình 6. Nhóm nghiên cứu đi thực địa vào rừng [18] cùng người dân địa phương bản Chom Khâu xã Ngọc Chiến (Ảnh do ThS. Trịnh Thế Linh chụp 2019)
- Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 109 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La Hình 7. Mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng bản Hình 8. Mô hình nuôi cá hồi vân ở đỉnh Sam Síp bản Chom Khâu xã Ngọc Chiến năm 2018. Chom Khâu xã Ngọc Chiến năm 2018. (Ảnh do TS. Vũ (Ảnh do ThS. Trịnh Thế Linh chụp) Thị Liên chụp)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách bảo vệ Đất dốc và sử dụng bền vững
363 p | 386 | 144
-
Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
106 p | 209 | 51
-
Bài giảng Bảo vệ rừng tổng hợp: Chương 1 - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã
6 p | 267 | 12
-
Xây dựng mô hình số hóa độ cao phục vụ cho công tác đánh giá đất nông nghiệp tại Huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên
5 p | 87 | 7
-
Khảo sát diễn biến H2S ở lớp nước đáy, bùn đáy trong các mô hình nuôi tôm sú trên đất phèn hoạt động ở Cà Mau
9 p | 89 | 6
-
Hiệu quả của mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn và tài nguyên thiên nhiên cho vùng ven biển đồng bằng Sông Cửu Long
9 p | 77 | 6
-
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo sản lượng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
7 p | 58 | 5
-
Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp dọc hành lang đường hồ chí minh đoạn qua Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững
10 p | 77 | 4
-
Giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng chà kết hợp rạn nhân tạo tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
8 p | 78 | 4
-
Dự báo biến động sử dụng đất tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bằng mô hình tích hợp GIS, chuỗi Markov và hồi quy logistic
14 p | 42 | 4
-
Ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí trong lựa chọn mô hình giám sát và đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng
10 p | 52 | 4
-
Nghiên cứu hiện trạng tính chất đất của mô hình trồng rau truyền thống và mô hình trồng rau an toàn tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
10 p | 24 | 3
-
Tích hợp mô hình chất lượng nước và mô hình sinh học nhuyễn thể hai mảnh vỏ phục vụ bảo vệ môi trường và nuôi trồng hải sản
3 p | 15 | 3
-
Đo lường hiệu quả của sự tuân thủ nguyên tắc trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông hộ trồng rau tại tỉnh Lâm Đồng
11 p | 31 | 3
-
Đặc điểm và vai trò của vốn xã hội trong bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng ở khu vực Bắc Trung Bộ
13 p | 8 | 3
-
Ứng dụng phân cụm bán giám sát mờ trong phân tích và dự báo dữ liệu sản lượng cây nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
8 p | 55 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của hộ gia đình trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Trà Vinh
8 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn