Nguyễn Thị Bích Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 117 - 122<br />
<br />
MÔ HÌNH ĐỒNG GIẢNG DẠY TẠI KHOA NGOẠI NGỮ<br />
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Bích Ngọc*, Nguyễn Thị Minh Loan, Phí Thị Mùi<br />
Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết này trình bày mô hình dạy học đồng giảng dạy (co-teaching) đang ngày càng trở nên phổ<br />
biến trên thế giới. Thông qua tổng hợp những nghiên cứu, bài viết sẽ trình bày cơ sở lí luận về mô<br />
hình dạy học đồng giảng dạy, phân tích những lợi ích cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng<br />
phương thức này, từ đó đề xuất cân nhắc ứng dụng trong bối cảnh dạy học của Việt Nam, đặc biệt<br />
là tại các cơ sở đào tạo đại học. Bài viết cũng trình bày thử nghiệm thực tế mô hình trên tại Khoa<br />
Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên bao gồm các bước tiến hành và bước đầu đánh giá về tính hiệu<br />
quả của mô hình này.<br />
Từ khóa: đồng giảng dạy, mô hình giảng dạy, lên kế hoạch, đánh giá, hợp tác<br />
<br />
GIỚI THIỆU *<br />
Mô hình đồng giảng dạy từ lâu đã được quan<br />
tâm và đưa vào thực tiễn giảng dạy trên thế<br />
giới, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục đặc biệt<br />
(giáo dục chuyên biệt cho các đối tượng có<br />
nhu cầu đặc biệt như người khuyết tật). Đồng<br />
giảng dạy không phải là một khái niệm mới.<br />
Tuy nhiên, nó sẽ luôn là mới trong một bối<br />
cảnh mới, với những nhu cầu học tập cụ thể.<br />
Bài nghiên cứu này tập trung giới thiệu mô<br />
hình đồng giảng dạy kiểu tương tác giữa giáo<br />
viên Việt Nam và giáo viên Mỹ, trong một<br />
khóa học cụ thể về giao tiếp liên văn hóa tại<br />
một trường đại học Việt Nam. Mô hình được<br />
coi là có hiệu quả, do sự bổ trợ lẫn nhau về<br />
mặt kiến thức văn hóa, phong cách giảng dạy<br />
và làm việc giữa các giáo viên. Mô hình có<br />
tính mới do chưa có tiền lệ nghiên cứu trong<br />
bối cảnh nhấn mạnh vào các yếu tố văn hóa<br />
với đối tác đồng giảng đến từ các nền văn hóa<br />
khác nhau.<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
Đồng giảng dạy là gì?<br />
Có nhiều định nghĩa về đồng giảng dạy đã<br />
được đưa ra. Beuwens và Hourcade (1995)<br />
[1] đã định nghĩa đồng giảng dạy là “tái cấu<br />
trúc các quy trình giảng dạy trong đó hai hay<br />
nhiều nhà giáo dục có các kỹ năng riêng biệt<br />
làm việc theo cách phối hợp để cùng nhau dạy<br />
các nhóm học sinh về mặt kiến thức và hành<br />
*<br />
<br />
Tel: 0949 371386, Email: nguyenbichngoc.sfl@tnu.edu.vn<br />
<br />
vi (tr.46). Villa, và cộng sự, (2004) [2] đã<br />
định nghĩa việc đồng giảng là “hai hoặc nhiều<br />
người chia sẻ trách nhiệm giảng dạy một số<br />
hoặc tất cả học sinh được phân vào một lớp<br />
học” (tr. 3). Cook và Friend (1995) [3] đã<br />
định nghĩa việc đồng giảng dạy là “hai hay<br />
nhiều chuyên gia giảng dạy cho một nhóm đa<br />
dạng, hoặc pha trộn, trong một không gian vật<br />
lý” (tr. 2). Salend (2008) [4] định nghĩa đồng<br />
giảng dạy như là một “sự sắp xếp giảng dạy,<br />
nhờ đó các giáo viên hỗ trợ lẫn nhau, cùng<br />
nhau giáo dục học sinh trong một lớp học<br />
giáo dục chung” (tr. G-3). Giáo viên làm việc<br />
trong các thỏa thuận đồng giảng dạy phải chia<br />
sẻ trách nhiệm và chịu trách nhiệm lập kế<br />
hoạch, cung cấp hướng dẫn, đánh giá, và quản<br />
lý lớp học và kỷ luật của tất cả học sinh.<br />
Đồng giảng dạy cũng đồng nghĩa với việc dạy<br />
học hợp tác.<br />
Các định nghĩa đều có điểm chung ở việc<br />
đồng giảng dạy cần nhiều hơn một giáo viên,<br />
giảng dạy cùng nhau và cùng chia sẻ trách<br />
nhiệm soạn giảng, giảng và đánh giá học sinh.<br />
Lợi ích và thách thức của đồng giảng dạy<br />
Trong nghiên cứu 3 năm của họ, Christine và<br />
Walther-Thomas (1997) [5] đã chỉ ra những<br />
lợi ích nổi bật và các vấn đề thường gặp phải<br />
khi họ thực hiện mô hình đồng giảng dạy<br />
trong bối cảnh giáo dục đặc biệt. Mô hình này<br />
được cho là mang lại lợi ích to lớn cho sinh<br />
viên (liên quan đến khía cạnh học tập, tự tin<br />
và lòng tự trọng, hiệu quả kỹ năng xã hội,<br />
quan hệ ngang hàng, thời gian và sự chú ý của<br />
117<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giáo viên) và giáo viên (sự hài lòng chuyên<br />
môn, phát triển chuyên môn, hỗ trợ cá nhân) .<br />
Bên cạnh đó, các vấn đề được nêu ra bao gồm<br />
khó khăn trong lên lịch trình cho việc cùng<br />
chuẩn bị giáo án, lập kế hoạch cho học sinh,<br />
mối quan tâm riêng của mỗi giáo viên và sự<br />
hỗ trợ từ khâu quản lý hành chính.<br />
Các mô hình đồng giảng dạy<br />
Về các mô hình đồng giảng dạy, Cook và<br />
Friend (1995) [3] đã cung cấp 5 mô hình : (1)<br />
kiểu hỗ trợ giảng dạy trong đó một giáo viên<br />
giảng còn giáo viên kia hướng dẫn và hỗ trợ<br />
người học. (2) kiểu phân chia nội dung và<br />
không gian giảng dạy trong đó người học sẽ<br />
luân chuyển giữa các khu vực giảng dạy (3)<br />
kiểu dạy song hành yêu cầu hai giáo viên<br />
cùng lên kế hoạch cho bài học và sau đó phân<br />
phối nó đồng thời cho một nửa số học sinh,<br />
(4) kiểu dạy thay thế chia học sinh thành một<br />
nhóm lớn và một nhóm nhỏ, giảng dạy<br />
chuyên sâu được thực hiện cho các học sinh<br />
có nhu cầu học tập đặc biệt, và (5) kiểu dạy<br />
đồng đội trong đó cả hai giáo viên đều soạn<br />
bài giảng. Giáo viên liên tục thay thế vai trò<br />
giảng chính trong các bài học cụ thể. Dựa trên<br />
các mô hình đã có, Vaughn và cộng sự (1997)<br />
[6] cải thiện khâu hướng dẫn của mô hình hỗ<br />
trợ giảng dạy - trong khi một giáo viên giảng<br />
cho lớp, giáo viên kia cung cấp hướng dẫn<br />
ngắn gọn cho từng học sinh, các cặp học sinh<br />
hoặc các nhóm nhỏ. Walther-Thomas và cộng<br />
sự (2000) [7] đã đề xuất mô hình dạy học<br />
tương tác. Ở mô hình này, hai giáo viên trình<br />
bày bài giảng cho cả lớp, luân phiên thay thế<br />
vai trò của người giảng chính trong một<br />
khoảng thời gian. Do vai trò dạy chính thay<br />
đổi thường xuyên, cả hai giáo viên đều có cơ<br />
hội để giữ vị trí giáo viên chính .<br />
Trong các mô hình trên, các tác giả đều nhấn<br />
mạnh vào các bước lập kế hoạch giảng dạy, hợp<br />
tác giảng dạy và đánh giá hiệu quả giảng dạy.<br />
Các yếu tố đảm bảo hiệu quả của mô hình<br />
đồng giảng dạy<br />
Để mô hình đồng giảng dạy đạt hiệu quả cao,<br />
Takacs, S.E. (2015) [8] nhấn mạnh tầm quan<br />
trọng của mối quan hệ giữa các giáo viên<br />
đồng giảng, sự thống nhất trong nguyên lý<br />
giảng dạy, sự hòa hợp trong khi giảng và hỗ<br />
118<br />
<br />
191(15): 117 - 122<br />
<br />
trợ hành chính từ nhà quản lý. Trong khi đó,<br />
Bafaro. E (2016) [9] đã điều tra quá trình phát<br />
triển quan hệ lâu dài giữa các giáo viên đồng<br />
giảng và tiết lộ 4 yếu tố dẫn đến thành công,<br />
đó là: tin tưởng lẫn nhau, nhận ra điểm mạnh<br />
và điểm yếu của mình và đối tác, xử lý sự bất<br />
đồng và phát triển hợp tác đồng giảng dạy.<br />
Từ việc khảo cứu các tài liệu và nghiên cứu<br />
trước đây về đồng giảng dạy, có thể thấy rằng<br />
hầu hết các nghiên cứu trước đây tập trung<br />
vào đồng giảng dạy trong giáo dục đặc biệt,<br />
không có tiền lệ nào được thực hiện trong bối<br />
cảnh dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai<br />
hoặc ngoại ngữ và cũng như không đề cập<br />
đến sự bổ trợ lẫn nhau giữa các giáo viên có<br />
nền tảng văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, các<br />
nghiên cứu trước đây cung cấp cho nghiên<br />
cứu này nền tảng lý luận hữu ích như các mô<br />
hình đồng giảng dạy (nghiên cứu này sử dụng<br />
mô hình tương tác), lợi ích và khó khăn của<br />
mô hình đồng giảng dạy hoặc các yếu tố đảm<br />
bảo thực hiện thành công đồng giảng bài.<br />
Những điều này rất hữu ích cho khâu áp dụng<br />
đồng giảng dạy vào thực tế trong bối cảnh cụ<br />
thể của nghiên cứu này.<br />
THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH ĐỒNG GIẢNG<br />
DẠY TẠI KHOA NGOẠI NGỮ<br />
Ngữ cảnh<br />
Những người tham gia trong thử nghiệm này<br />
là 5 giáo viên tại Khoa Ngoại ngữ- Đại học<br />
Thái Nguyên. 4 trong 5 giáo viên này là<br />
người Việt Nam và đều có hơn 5 năm kinh<br />
nghiệm giảng dạy. Một giáo viên là chuyên<br />
gia người Mỹ. Ông là tiến sĩ tại Đại học<br />
Florida, Mỹ. Ông nhận được chương trình<br />
Học bổng Fulbright của Hoa Kỳ và làm việc<br />
tại Khoa Ngoại ngữ trong năm học 20172018. Ông đã có 17 năm kinh nghiệm giảng<br />
dạy tiếng Anh cho người nói các ngôn ngữ<br />
khác (TESOL) và tiến hành các nghiên cứu<br />
liên quan đến phát triển văn hóa trong đào tạo<br />
giáo viên EFL / ESL. Năm giáo viên đều tự<br />
nguyện tham gia vào dự án. Tất cả các giáo<br />
viên đã và đang giảng dạy môn Giao tiếp liên<br />
văn hóa cho sinh viên năm thứ ba tại Khoa<br />
Ngoại ngữ.<br />
Sinh viên tham gia dự án là sinh viên chuyên<br />
ngành tiếng Anh năm thứ ba, đang theo học kỳ<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thứ hai của năm học 2017-2018. Các sinh viên<br />
này đều đang học môn Giao tiếp liên văn hóa.<br />
Khóa học giao tiếp liên văn hóa kéo dài 15<br />
tuần. Giáo viên Việt Nam và chuyên gia cùng<br />
tham gia giảng dạy dựa trên mô hình hợp tác<br />
hoặc giảng dạy tương tác. Các giáo viên thay<br />
đổi vai trò trong lớp học một cách linh hoạt.<br />
Ví dụ, giáo viên Việt Nam giới thiệu khái<br />
niệm trong khi chuyên gia nước ngoài hướng<br />
dẫn thực hành. Cả hai giáo viên cùng tham<br />
gia vào quá trình đánh giá sinh viên. Trong<br />
các bài học khác, các đối tác có thể đảo ngược<br />
vai trò.<br />
Quy trình thử nghiệm<br />
Để đạt được hiệu quả cao nhất cho các tiết<br />
dạy, các giảng viên tham gia chương trình<br />
đồng giảng dạy thường thực hiện theo 03<br />
bước, bao gồm: lên kế hoạch hay soạn giáo<br />
án, đồng giảng dạy và đánh giá.<br />
Trong bước lên kế hoạch, các giảng viên<br />
thường dành ít nhất 1-6 tiếng một tuần để<br />
chuẩn bị và thảo luận về nội dung cho bài học<br />
mới thông qua gặp mặt trực tiếp và trao đổi<br />
tài liệu, thông tin cập nhật qua e-mail. Khi<br />
làm việc, các đối tác căn cứ vào nội dung giảng<br />
dạy theo yêu cầu của chương trình để phân chia<br />
nội dung giảng dạy và nêu ý tưởng, quan điểm<br />
về các hoạt động sẽ thực hiện trong bài học. Từ<br />
đó, một giáo án hoàn chỉnh được cả hai giảng<br />
viên thống nhất và tiến hành.<br />
Trong quá trình giảng dạy, hai giảng viên<br />
thực hiện nhiệm vụ của mình theo kế hoạch<br />
đồng thời hỗ trợ cho đối tác khi cần thiết.<br />
Thông thường, nhiều phương pháp đồng<br />
giảng dạy như: một người giảng - một người<br />
hỗ trợ; cả hai cùng giảng dạy và hướng dẫn<br />
lớp học; một người giảng - một người quan<br />
sát; chia lớp học thành 02 nhóm nhỏ, mỗi<br />
giảng viên phụ trách một nhóm... được vận<br />
dụng một cách linh hoạt trong các tiết học<br />
nhằm tăng cường khả năng lĩnh hội kiến thức<br />
của sinh viên cũng như tạo ra một tiết học<br />
sinh động, vui tươi. Hai giảng viên đều có<br />
nhiệm vụ đưa ra đánh giá và chấm điểm cho<br />
sinh viên sau mỗi phần thuyết trình theo thang<br />
điểm đã định sẵn.<br />
Sau mỗi buổi học, các đối tác tiếp tục trao đổi<br />
và đưa ra đánh giá một cách khách quan và<br />
<br />
191(15): 117 - 122<br />
<br />
cởi mở về tiết học cũng như ưu, nhược điểm<br />
của giảng viên để khắc phục và phát huy<br />
trong các tiết học sau.<br />
Công cụ thu thập số liệu<br />
Những ảnh hưởng của đồng giảng dạy được<br />
đo lường thông qua các phương pháp thu thập<br />
dữ liệu trên cả sinh viên và giáo viên. Dữ liệu<br />
được thu thập thông qua hai khảo sát trực<br />
tuyến cho giáo viên và sinh viên.<br />
Phiếu điều tra cho giáo viên<br />
Các giáo viên được hỏi về suy nghĩ tổng thể<br />
của họ về kinh nghiệm đồng giảng dạy thông<br />
qua khảo sát.<br />
Phiếu khảo sát bao gồm 4 phần với tổng số 22<br />
câu hỏi. Những phần này được thiết kế dựa<br />
trên quá trình đồng giảng dạy: từ nhận thức về<br />
đồng giảng dạy đến lập kế hoạch, giảng dạy,<br />
phản hồi và kế hoạch trong tương lai. Phần 1<br />
(6 câu hỏi) dành cho các giáo viên chia sẻ hy<br />
vọng, thái độ, trách nhiệm và kỳ vọng của họ<br />
về việc đồng giảng dạy. Phần này được áp<br />
dụng từ danh sách kiểm tra của Murawski<br />
[10] vì đây là một hướng dẫn hữu ích cho các<br />
giáo viên khi tự đánh giá về nhận thức của<br />
bản thân trước khi tham gia vào mô hình đồng<br />
giảng dạy ở trường. Trong Phần 2 (3 câu hỏi),<br />
các giáo viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi<br />
liên quan đến cách họ lên kế hoạch đồng<br />
giảng dạy với chuyên gia. Phần 3 (5 câu hỏi)<br />
liên quan đến cách giáo viên hướng dẫn trong<br />
quá trình thực hành đồng giảng dạy. Cuối<br />
cùng, các giáo viên được yêu cầu phản hồi về<br />
kinh nghiệm và đưa ra các đề xuất để thực<br />
hiện mô hình đồng giảng dạy trong Phần 4 (3<br />
câu hỏi).<br />
Phiếu điều tra cho sinh viên<br />
Ngoài điều tra trên đối tượng giáo viên, các<br />
nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin về nhận<br />
thức của sinh viên sau khi trải nghiệm mô<br />
hình đồng giảng dạy. Công cụ được sử dụng<br />
cho các sinh viên là một cuộc khảo sát gồm<br />
mười câu hỏi, được chia thành ba phần. Phần<br />
thứ nhất hỏi về nhận thức của sinh viên về<br />
kinh nghiệm đồng giảng dạy (câu hỏi 1 bao<br />
gồm các mục Likert khác nhau từ "Rất không<br />
đồng ý" đến "Rất đồng ý"), phần hai bao gồm<br />
các câu hỏi liên quan đến các lớp học đồng<br />
giảng dạy (câu hỏi 2 -7), và phần thứ ba hỏi<br />
119<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
về về kỳ vọng của họ về kế hoạch cho mô<br />
hình đồng giảng dạy trong tương lai (câu hỏi<br />
8-10). Câu hỏi 2-10 là các câu hỏi mở, yêu<br />
cầu các câu trả lời dài hơn của sinh viên.<br />
Các cuộc khảo sát cho cả giáo viên và sinh viên<br />
được tiến hành trong hai tuần cuối của học kỳ<br />
trải nghiệm với mô hình đồng giảng dạy.<br />
Hai cuộc khảo sát được tiến hành trực tuyến<br />
(Google Surveys) để giảm chi phí và cho<br />
phép người tham gia nhanh chóng điền vào<br />
bảng câu hỏi trực tuyến bằng lời mời chứa<br />
liên kết tới nó.<br />
Các số liệu thu được từ phiếu điều tra dành<br />
cho giáo viên và sinh viên sẽ được tính toán<br />
theo tỷ lệ phần trăm sau đó được tổng hợp và<br />
trình bày dưới dạng biểu đồ và bảng để minh<br />
họa rõ hơn nhận thức của giáo viên và sinh<br />
viên về mô hình đồng giảng dạy.<br />
Kết quả thử nghiệm<br />
Do khuôn khổ của bài báo, chúng tôi không<br />
trình bày tường minh các đánh giá định lượng<br />
mà chỉ trình bày tóm tắt các kết quả khảo sát<br />
ở Khoa Ngoại ngữ để minh chứng tính hiệu<br />
quả của mô hình đồng giảng dạy.<br />
<br />
191(15): 117 - 122<br />
<br />
Những ảnh hưởng của đồng giảng dạy được<br />
đo lường thông qua hai khảo sát trực tuyến<br />
dành cho giáo viên và học sinh vào cuối kì.<br />
Kết quả kiểm tra được thống kê như sau:<br />
Đánh giá của sinh viên<br />
Hầu hết sinh viên (>80%) đánh giá đồng<br />
giảng dạy là một mô hình dạy học hiệu quả và<br />
thú vị. Qua phần trả lời câu hỏi mở, họ cho<br />
thấy cảm nhận là hiểu bài, đam mê và thích<br />
thú học tập hơn khi tham gia lớp học kiểu này<br />
bởi khi có vấn đề khó giải quyết, họ có thể<br />
tham khảo không chỉ giáo viên nước ngoài<br />
mà còn giảng viên Việt Nam; họ có cơ hội<br />
được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau<br />
trong lớp học và nhận được phản hồi cũng<br />
như nhận xét tỉ mỉ từ các góc nhìn khác nhau<br />
về bài giảng, câu trả lời từ đó rút ra bài học<br />
cho bản thân. Ngoài ra, họ nhận được sự quan<br />
tâm sát sao hơn sinh viên ở các lớp học thông<br />
thường. Với môn học Giao tiếp liên văn hóa,<br />
sinh viên có cơ hội được trao đổi văn hóa,<br />
giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan<br />
đến văn hóa ngay tại lớp học với giáo viên<br />
người bản xứ, đây được coi là một cơ hội<br />
đáng quý.<br />
<br />
60<br />
50<br />
40<br />
Rất đồng ý<br />
<br />
30<br />
<br />
Đồng ý<br />
<br />
Trung lập<br />
<br />
20<br />
<br />
Không đồng ý<br />
10<br />
0<br />
<br />
Rất không đồng ý<br />
<br />
Tôi thích có Tôi nhận được Tất cả sinh<br />
hai giáo viên nhiều hỗ trợ viên được đối<br />
dạy trong lớp hơn so với lớp xử công bằng<br />
học<br />
học chỉ có 1<br />
giáo viên<br />
<br />
Tôi thích sự Tôi học được<br />
phong phú về nhiều hơn khi<br />
các hoạt động có 2 giáo viên<br />
trong lớp học<br />
<br />
Bảng 1. Đánh giá của sinh viên<br />
<br />
120<br />
<br />
Sinh viên trong Tôi thích có<br />
lớp học hành hai giáo viên<br />
xử đúng mực dạy trong lớp<br />
hơn khi có 2<br />
học khác<br />
giáo viên<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 117 - 122<br />
<br />
Tuy nhiên, theo sinh viên, mô hình lớp học đồng giảng dạy vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Sự<br />
khác nhau về phương pháp giảng dạy đôi khi gây khó hiểu cho sinh viên và khiến sinh viên khó<br />
thích nghi dễ dàng. Ngoài ra, sinh viên bày tỏ sự bối rối trong việc tiếp thu ý kiến nhận xét khi có<br />
sự khác nhau trong quan điểm của giảng viên. Việc phải làm nhiều bài tập, tham gia nhiều hoạt<br />
động nhóm, ngoại khóa đôi khi khiến sinh viên cảm thấy áp lực. Mặc dù vậy, hầu hết sinh viên<br />
đều bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục học tập với mô hình này ở các khóa học sau hoặc các môn<br />
học khác như Đất nước học Anh-Mỹ, Văn học, Khẩu ngữ…<br />
Đánh giá của giáo viên<br />
Các giảng viên tham gia dự án đều đánh giá cao hoạt động giáo dục này (60%: hiệu quả cao;<br />
40%: hiệu quả).<br />
<br />
Bảng 2. Đánh giá của giảng viên về tính hiệu quả của mô hình đồng giảng dạy<br />
<br />
Theo họ, đây được coi là cơ hội tốt cho các<br />
giáo viên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức<br />
cũng như hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình<br />
làm việc, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau, trao<br />
đổi tài liệu, thông tin một cách cởi mở. Quy<br />
trình làm việc (03 bước) luôn được thực hiện<br />
đều đặn và quy củ tạo ra một không khí làm<br />
việc nghiêm túc nhưng cũng hết sức thân thiết<br />
giữa các giáo viên. Trong lớp học cũng như<br />
ngoài lớp học, họ luôn hỗ trợ nhau khi cần<br />
thiết. Ngoài kiến thức, trình độ chuyên môn<br />
thì thái độ làm việc cũng đóng một vai trò<br />
quan trọng. Theo họ, tính hiệu quả của dự án<br />
không chỉ ở kết quả học tập của sinh viên mà<br />
còn là mối quan hệ, thái độ làm việc tích cực<br />
giữa các giảng viên được cải thiện rõ rệt.<br />
Trong quá trình tiến hành mô hình đồng giảng<br />
dạy, các giảng viên gặp không ít khó khăn,<br />
trong đó việc bố trí thời gian để thảo luận,<br />
đánh giá chung là một trong những rào cản<br />
lớn nhất, tiếp đó là xung đột về tính cách cũng<br />
như quan điểm và thiếu sự đào tạo chuyên sâu<br />
<br />
về mô hình đồng giảng dạy. Họ hi vọng được<br />
các cấp lãnh đạo đầu tư hơn nữa về cơ sở vật<br />
chất và phương tiện kỹ thuật và nên được đào<br />
tạo quy củ về chương trình đồng giảng dạy<br />
nhằm tạo hiệu quả cao nhất.<br />
Đánh giá chung: Kết quả trên đây đã chứng<br />
minh việc vận dụng mô hình lớp học đồng<br />
giảng dạy tại Khoa Ngoại ngữ đã có hiệu quả<br />
bước đầu nhằm góp phần phát huy tính tích<br />
cực của người học; nâng cao chất lượng giảng<br />
dạy của giáo viên.<br />
KẾT LUẬN<br />
Bài viết đã trình bày một số vấn đề lí luận và<br />
thực tiễn ứng dụng của mô hình dạy học đồng<br />
giảng dạy. Qua tổng hợp nghiên cứu, phân<br />
tích điểm mạnh và hạn chế của mô hình này,<br />
người viết nghĩ rằng có thể ứng dụng mô hình<br />
dạy học này tại các trường đại học ở Việt<br />
Nam khi ý thức phát triển chuyên môn của<br />
giảng viên càng ngày càng cao. Mặc dù, đây<br />
chỉ là một trong nhiều mô hình thiết kế dạy<br />
học, nhưng lựa chọn ứng dụng giảng dạy này<br />
121<br />
<br />