TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tập 48, số 1, 2010<br />
<br />
Tr. 11-31<br />
<br />
MÔ HÌNH HÓA KẾT NỐI TRUY NHẬP THUÊ BAO SỐ (DSL)<br />
TRONG MẠCH VÒNG NỘI HẠT<br />
NGUYỄN ĐÌNH XUÂN, HOÀNG MINH, NGUYễN THÚY ANH<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Mạng băng rộng (mạng hợp nhất với tốc độ lớn hơn 1.5 Mbytes/Sec có khả năng chuyển tải<br />
đồng thời các dạng thông tin) hiện nay được cấu thành từ mạch vòng cáp đồng, cáp thẳng (cáp<br />
quang, đồng trục) và truy nhập vô tuyến. Truy nhập thuê bao số (Digital Subscriber Line, DSL)<br />
thuộc loại truy nhập mạch vòng cáp đồng, có nhiều ưu điểm so với các giải pháp truy nhập khác<br />
do tận dụng và chia sẻ tài nguyên mạng cáp điện thoại hiện có [1 - 3]. Hệ thống DSL có cấu trúc<br />
cơ bản gồm thiết bị phía thuê bao (Subscribe), phía nhà cung cấp dịch vụ (Central Office, CO)<br />
và mạch vòng nội hạt kết nối (Local Loop) như mô tả trong hình 1-1. Các phần tử cấu thành CO<br />
gồm các bộ ghép kênh truy nhập DSL (DSLAM: chuyển lưu lượng DSL đến mạng đường trục<br />
(OC-3 và OC-12), rồi chuyển đến nhà cung cấp dịch vụ (NSP)), modem đầu cuối CO (xTU-C:<br />
cung cấp giao diện giữa mạch vòng nội hạt với CO; modem xTU-R: tương hỗ của xTU-C về<br />
phía thuê bao). DSLAM chuyển lưu lượng DSL đến mạng đường trục (OC-3 và OC-12), rồi<br />
chuyển đến nhà cung cấp dịch vụ (NSP). Do DSL (ADSL và VDSL) cùng tồn tại với thuần thoại<br />
(Plain Old Telephone Service, POTS) trên mạch vòng nội hạt nên cần thiết sử dụng các bộ phân<br />
tách tín hiệu cho POTS và DSL ở cả modem hai đầu.<br />
ChuyÓn m¹ch tho¹i<br />
<br />
PSTN<br />
<br />
Mạch vòng nội hạt<br />
(Mạng cáp điện thoại hiện có)<br />
<br />
Thuê bao<br />
<br />
DSLAM<br />
<br />
Internet<br />
<br />
Nhµ cung cÊp<br />
dÞch vô<br />
Hình 1-1. Cấu trúc cơ bản của DSL<br />
<br />
Tuy nhiên, do bản chất băng hẹp (0 - 4 kHz) phục vụ thuần thoại, mạch vòng nội hạt không<br />
thuận lợi đối với truy nhập DSL. Nghĩa là không đảm bảo truy nhập tốc độ cao một cách tin cậy<br />
đối với tất cả mạch vòng nội hạt do không đủ sở cứ về chất lượng, đặc trưng của cáp đồng để<br />
tính toán lí thuyết về tốc độ số liệu cho phép đối với một mạch vòng nội hạt [3 - 5]. Điều này đòi<br />
hỏi các nghiên cứu về khả năng đo, đánh giá chất lượng DSL của mạch vòng nội hạt (truy nhập<br />
DSL qua đường dây điện thoại) [6, 7].<br />
11<br />
<br />
Đo chất lượng đường thuê bao tại một điểm được đề xuất trên cơ sở của bài toán ước lượng<br />
tham số mô hình hệ động học [8, 9]. Mô hình mạch vòng gồm tôpô mạng và các đặc tính được<br />
xây dựng trên cơ sở lí thuyết truyền dẫn và đặc tính điện (loại, độ dài từng phân đoạn) của cáp<br />
xoắn đôi [10, 11]. Mặc dù mạch vòng có thể được xem là một hệ tuyến tính bất biến theo thời<br />
gian, nhưng có đáp ứng phức tạp, không tuyến tính theo các tham số nên không thể áp dụng các<br />
kĩ thuật chung trong lí thuyết nhận dạng [12 - 14] để tìm ra mô hình mô tả mạch vòng một cách<br />
thích hợp nhất.<br />
Phần 2 tiếp theo liên quan đến mô hình phân tích các đặc tính điện của cáp xoắn đôi, mô<br />
phỏng mạch vòng thuê bao trên cơ sở đáp ứng phản xạ trong miền thời gian (Time Domain<br />
Reflection, TDR), các hệ thống truyền dẫn. Từ đó cho thấy sự gián đoạn trong mạch vòng tại<br />
đầu nối cáp, kết cuối và mô hình mạch vòng tương ứng cũng như những hạn chế của hai thuật<br />
toán ước lượng tham số xây dựng trên cơ sở phương pháp tính trực tiếp (MODE) [15 - 18].<br />
Trong Phần 3, trình bày tóm tắt cơ sở lí luận của đề xuất sử dụng hàm động lượng Poisson hai<br />
chiều (thời gian-tần số), ước lượng tham số sử dụng đáp ứng trong miền tần số. Phần Kết luận<br />
gồm những bàn luận, định hướng các nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo.<br />
2. CÁC MÔ HÌNH TRONG MIỀN THỜI GIAN<br />
2.1. Đặc tính điện và mô hình các loại cáp xoắn đôi<br />
Mạch vòng thuê bao xoắn đôi là giải pháp được sử dụng để giảm xuyên nhiễu (crosstalk)<br />
giữa các sợi dây chung trong bó cáp. Việc phân loại cáp dựa trên cấu trúc vật lí (kích cỡ sợi và<br />
loại vỏ bọc cách li) hoặc trên cơ sở của tốc độ truyền dẫn cực đại nhưng không sử dụng yếu tố<br />
về điện (chất liệu dây dẫn).<br />
2.1.1. Đặc tính điện của cáp xoắn đôi<br />
7<br />
<br />
0,16<br />
<br />
6<br />
<br />
0,14<br />
0,12<br />
<br />
β [rad/m]<br />
<br />
α [Knp/m]<br />
<br />
5<br />
4<br />
3<br />
2<br />
<br />
0,08<br />
0,06<br />
0,04<br />
<br />
1<br />
0<br />
10<br />
<br />
0,1<br />
<br />
0,02<br />
0<br />
10²<br />
<br />
4<br />
<br />
TÇn sè [hz]<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
10²<br />
<br />
(a)<br />
<br />
4<br />
<br />
TÇn sè [hz]<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
10<br />
<br />
(b)<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
(a):Hàm suy giảm,<br />
<br />
0<br />
<br />
(b):Hàm pha,<br />
<br />
-0,1<br />
4<br />
<br />
-0,2<br />
<br />
∠Ζο[rad]<br />
<br />
<br />
☯ <br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
10²<br />
<br />
(c):Hàm biểu thị<br />
biên độ,<br />
<br />
-0,3<br />
-0,4<br />
-0,5<br />
<br />
(d): Hàm biểu thị<br />
pha<br />
<br />
-0,6<br />
-0,7<br />
<br />
10<br />
<br />
-0,8<br />
10<br />
<br />
10²<br />
<br />
4<br />
<br />
TÇn sè [hz]<br />
(c)<br />
<br />
12<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
10<br />
<br />
Hình 1-2. Đặc tính<br />
điện của cáp xoắn<br />
đôi cho 22 AWG<br />
(0,3 mm) (nét liền),<br />
24 AWG (0,4 mm)<br />
(nét đứt) và 26 AWG<br />
(0,5 mm) (chấm<br />
cách).<br />
<br />
10<br />
<br />
10²<br />
<br />
4<br />
<br />
TÇn sè [hz]<br />
(d)<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
10<br />
<br />
Kích cỡ cáp xoắn đôi được xác định ở đây theo tiêu chuẩn dây của Mỹ (American Wire<br />
Gauge, AWG). Sự thay đổi đặc tính điện theo kích thước cáp xoắn đôi được mô tả trong hình<br />
2-1 đối với nhiệt độ môi trường 21oC. Trong đó, hình 2-1(a) và (b) biểu thị hàm suy hao và pha<br />
của hàm truyền sóng γ(f), hình 2-1(c) và (d) biểu thị biên độ và pha của trở kháng Z0(f) |Ω| đối<br />
với loại cáp có vỏ bằng nhựa hay PIC.<br />
Trong đó, trở kháng đặc trưng được biết đến là tỉ số giữa điện áp với dòng truyền trong<br />
phân đoạn cáp xoắn đôi dài vô hạn (TP). Phần thực và phần ảo của hàm truyền sóng được biết<br />
đến là hàm suy hao α(f) [Np/m] và hàm pha β(f) [rad/m] của TP, biểu thị lượng suy hao và dịch<br />
pha của tín hiệu khi chuyển qua một đơn vị độ dài của TP. Tham số R được định nghĩa là trở<br />
kháng trên một đơn vị chiều dài (m); L là độ dẫn trên độ dài đơn vị (H/m); C là điện dung trên<br />
đọ dài đơn vị (F/m) và G là độ dẫn điện trên một độ dài đơn vị (Siemens/m). Mối quan hệ giữa<br />
các tham số RLCG và Z0(f), γ(f) là [3]:<br />
<br />
Zo ( f ) =<br />
<br />
R ( f ) + j 2π fL ( f )<br />
G ( f ) + j 2π C ( f )<br />
<br />
(2.1)<br />
<br />
và<br />
<br />
γ ( f ) = α ( f ) + j β ( f ) = ( R ( f ) + j 2π fL ( f ))(G ( f ) + j 2π C ( f ))<br />
<br />
(2.2)<br />
<br />
2.1.2. Mô hình cáp xoắn đôi<br />
Đối với một đơn vị chiều dài của TP, các đặc tính phân tán ở trên được diễn tả tương đương<br />
bởi một mô hình có tham số tập trung như trong hình 2-2.<br />
<br />
Hình 2-2. Mô hình tương đương đối với một đơn vị chiều dài cáp xoắn đôi<br />
<br />
2.2. Cấu trúc mạch vòng thuê bao<br />
Có thể chia mạch vòng thuê bao theo chức năng thành 3 phần: cáp dẫn chính (hợp thành<br />
bởi bó cáp xoắn đôi là loại cáp dày nhất và chạy từ CO đến các tủ phân phối), cáp phân nhánh<br />
(liên kết từ tủ phân phối đến điểm khách hàng ) và cáp tách xuống thuê bao (từ cáp phân nhánh<br />
xuống điểm thiết bị khách hàng). Cấu trúc mạch vòng đang quan tâm được mô hình hóa như<br />
trong hình 2-3, chiều đứng kí hiệu các nút mạch vòng, sườn biểu đồ biểu thị các phân đoạn của<br />
TP. Mỗi phân đoạn TP (sườn của đồ họa) chứa cả hai loại TP và tất cả các nút đều được giả thiết<br />
là không kết cuối về điện (mạch hở với đất).<br />
13<br />
<br />
Số nút vòng<br />
<br />
Nút phân nhánh (BT)<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
5<br />
<br />
Số đoạn TP<br />
<br />
5<br />
<br />
Nút thay đổi (GC)<br />
<br />
Nút thuê bao (Te)<br />
<br />
Hình 2-3. Biểu diễn mạch thuê bao<br />
<br />
2.3. Các hệ thống truyền dẫn<br />
2.3.1. Phản xạ tín hiệu tại các điểm gián đoạn (Giản đồ phản xạ, Bounce)<br />
Phản ứng của tín hiệu qua mạng truyền dẫn như mạch vòng thuê bao được phân thành 3<br />
loại: (i). Lan truyền qua đường truyền (đặc trưng bởi hàm truyền sóng và khoảng cách tín hiệu đi<br />
qua trong môi trường truyền thông); (ii). Phản xạ ở điểm gián đoạn (gián đoạn hoặc không phù<br />
hợp trở kháng) làm một phần năng lượng phản xạ ngược về, phần còn lại được tiếp tục lan<br />
truyền qua môi trường mới hay vào tải; (iii). Truyền dẫn ở các điểm gián đoạn (lượng tín hiệu<br />
phản xạ và lan truyền) được biểu thị bởi hàm phản xạ (trở kháng đường truyền kết nối) và hàm<br />
truyền (trở kháng nguồn/tải) theo quan hệ [7]:<br />
<br />
TN (f ) = 1 + Γ N (f )<br />
<br />
(2.3)<br />
<br />
trong đó, N là số nút mạch vòng và phân đoạn TP mà qua đó tín hiệu đến được điểm gián đoạn,<br />
Γ(.) là hàm Besell bậc nhất [7].<br />
Với mạch vòng TP đơn giản có một phân đoạn, giản đồ biểu diễn sự biến thiên tín hiệu<br />
theo không gian và thời gian như mô tả trong hình 2-4. Tại thời điểm T (cuối phân đoạn), tín<br />
hiệu bị suy hao một lượng, còn lại được phản xạ toàn bộ tại kết cuối của mạch vòng. Sau trễ T,<br />
tín hiệu quay về nút nguồn (chỉ một phần năng lượng được phản xạ). Trên cơ sở giản đồ phản xạ<br />
cơ bản, có thể dễ dàng xác lập được giản đồ phản xạ đối với trường hợp khi mạch vòng TP có<br />
nhiều phân đoạn [2, 7].<br />
2.3.2. Giản đồ khối hệ thống<br />
Dựa vào giản đồ phản xạ, có thể mô tả phản ứng của tín hiệu bằng giản đồ khối gồm các<br />
khối riêng kết nối để tạo sơ đồ mức hệ thống, các thành phần cấu thành như hình 2-5. Trong<br />
hình 2-5.1, hai hệ thống con riêng biệt (mô hình hóa bởi hệ nhiều đầu vào, nhiều đầu ra) đóng<br />
vai trò trong lan truyền tín hiệu ở mạch vòng nội hạt (quá trình truyền đi, về qua các phân đoạn<br />
TP và thành phần phản xạ hay truyền qua tại nút mạch vòng). Trong hình 2-5.2, các thành phần<br />
cấu thành hệ thống được xây dựng trên cơ sở của giản đồ phản xạ và biểu thức (2.3).<br />
<br />
14<br />
<br />
Hình 2-4. Giản đồ phản xạ đối với mạng vòng một nút<br />
<br />
x(t)<br />
y(t)<br />
<br />
x(t)<br />
y(t)<br />
x(t)<br />
y(t)<br />
<br />
Nút 1<br />
<br />
Đoạn 1<br />
<br />
Nút 2<br />
<br />
Nút 1<br />
<br />
Đoạn 1<br />
<br />
Nút 2<br />
<br />
Đoạn 2<br />
<br />
Nút 3<br />
<br />
Nút 1<br />
<br />
Đoạn 1<br />
<br />
Nút 2<br />
<br />
Đoạn 2<br />
<br />
Nút 3<br />
<br />
Đoạn 3<br />
<br />
Nút 4<br />
<br />
Hình 2-5.1. Giản đồ khối hệ thống, Segment blocks là các khối truyền, Node blocks là các khối phản<br />
xạ/truyền tiếp<br />
<br />
15<br />
<br />