Mô hình khuyến nông nông nghiệp
lượt xem 6
download
Một người trồng lúa giỏi phải hiểu vì sao phải cải tiến giống lúa và kỹ thuật gieo cấy như thế nào để tăng sản lượng. 1. Giống lúa Nếp địa phương Lúa nếp Nếp mới Giống lúa Tẻ địa phương Ngắn ngày Lúa tẻ Dài ngày Tẻ mới Ngắn ngày Lúa lai 1.1 Đặc điểm của giống lúa cải tiến (giống mới) • Thấp cây, cứng cây chống đổ • Chịu thâm canh cao, cần bón nhiều phân • Năng suất cao • Thích hợp trong một điều kiện đất đai, khí hậu nhất định • Yêu cầu kỹ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình khuyến nông nông nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ngân hàng Phát triển Châu á Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường năng lực giảm nghèo miền trung ADB TA 3772 - VIE Mô hình khuyến nông nông nghiệp Tháng 11 năm 2003 model_extension_annex4_vn.doc
- Phần 4 Kỹ thuật nông nghiệp Kỹ thuật 1: Kỹ thuật thâm canh lúa nước (tài liệu cho khuyến nông xã, huyện) TS. Vũ Văn Liết Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Hà Nội Một người trồng lúa giỏi phải hiểu vì sao phải cải tiến giống lúa và kỹ thuật gieo cấy như thế nào để tăng sản lượng. 1. Giống lúa Nếp địa phương Lúa nếp Nếp mới Giống lúa Dài ngày Tẻ địa phương Ngắn ngày Lúa tẻ Vụ mùa Dài ngày Tẻ mới Ngắn ngày Vụ xuân Lúa lai 1.1 Đặc điểm của giống lúa cải tiến (giống mới) • Thấp cây, cứng cây chống đổ • Chịu thâm canh cao, cần bón nhiều phân • Năng suất cao • Thích hợp trong một điều kiện đất đai, khí hậu nhất định • Yêu cầu kỹ thuật thâm canh đúng mới cho năng suất cao 1.2 Đặc điểm của lúa lai • Như giống lúa cải tiến nhưng thâm canh cao hơn • Không để giống cho vụ sau được 1.3 Lựa chọn giống để sản xuất Dựa vào đâu để đi mua giống lúa về sản xuất ? • Dựa vào điều kiếện đất ruộng của nhà mình: Đất cao giống thấp cây, ngắn ngày, đất trũng giống dài ngày và cao cây Đất chua chọn giống chịu chua, đất xấu chọn giống thâm canh vừa phải Gần nước đủ nước chọn giống thâm canh • Dựa vào kinh tế nhà mình Nhà nhiều trâu , bò, lợn có nhiều phân chọn giống thâm canh model_extension_annex4_vn.doc 41
- Có tiếền mua phân chọn giống thâm canh Có nhiều lao động chăm sóc chọn giống thâm canh 2. Thời vụ gieo trồng Cơ sở nào để xác định thời vụ gieo cấy? Thời gian sinh trưởng của giống lúa Thời tiết khí hậu Cây trồng vụ sau Thực hành xác định thời vụ Giống lúa xuân DT10, C70, CR203 Lúa mùa Bao thai, CR203 Thời vụ chủ yếu của các tỉnh miền bắc Thời vụ Ngày gieo mạ Ngày cấy Giống lúa Vụ chiêm 20/9 - 10/10 15/11- 15/12 Giống địa phương Vụ xuân sớm 1/11 -15/11 10/1 - 30/1 DT10, VN10 Xuân chính vụ 10/11 - 10/12 5/2 -30/2 C70, C71,TK90 Xuân muộn 25/1 -10/2 20/2 -10/3 IR352, CR203, Q5, Khang dân, DH60.. Mùa sớm 25/5 - 30/6 1/7 -20/7 IR352, CR203, Q5, Khang dân, DH60.. Mùa chính vụ 25/5 - 20/6 25/6 -20/7 Bao thai, mộc tuyền, Hồngkong Thời vụ cấy và thu hoạch của một số giống lúa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 lúa DT10 mạ lúa IR352 mạ DT10 5/6 1/7 5/10 15/1 15/1 1 mạ IR352 mạ DT10 Bao thai 25/1 20/2 25/5 -5/6 1/7 10-15/11 3. Kỹ thuật thâm canh lúa Sau khi lựa chọn được giống lúa phù hợp thì phải gieo trồng như thế nào để cho năng suất cao nhất? 3.1 Kỹ thuật thâm canh mạ 3.1.1 Hạt giống tốt Cấu tạo hạt giống lúa model_extension_annex4_vn.doc
- Các cấp hạt giống lúa Siêu nguyên chủng: Do các nhà kỹ thuật phục tráng, chọn lọc tạo ra hạt siêu nguyên chủng. Hạt siêu nguyên chủng số lượng rất ít, giá đắt nên không bán ra sản xuất được Nguyên chủng Do các cơ quan khoa học, cơ quan nhân và sản xuất giống từ tỉnh trở lên sản xuất ra, nó có độ thuần cao, chất lượng tốt nhưng giá còn đắt Giống xác nhận Do cơ quan nhân giống từ huyện trở lên nhân ra Thế nào là hạt giống tốt? • Hạt giống phải có phẩm cấp ( Nguyên chủng hay xác nhận ) • Hạt giống phải chắc, không lép hay lửng • Màu sáng, không ẩm mốc • Không sâu bệnh mối mọt • Tỷ lệ nảy mầm cao > 95% Vì sao phải có hạt giống tốt ? • Hạt giống tốt nảy mầm và phát triển đồng đều • Hạt giống tốt, chắc chứa lượng lớn thức ăn cho cây mạ phát triển tốt • Hạt giống tốt làm cho cây mạ khoẻ hơn, mập hơn và nhiều rễ hơn • Khi cấy ra ruộng cây mạ khoẻ sẽ mọc nhanh hơn Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ Phơi lại trong nắng nhẹ Quạt rê để loại bỏ lép Đai lửng lép bằng nước muôi hoặc nước bùn 3.1.2 Ngâm ủ giống Những điều kiện để hạt giống nảy mầm tốt No nước Nhiệt độ (30 oC) Không khí ( Ô xy) Vì sao phải ngâm giống? - Hạt no nước - Phân huỷ gạo ( tinh bột, protein và chất béo) thành những chất đơn giản nuôi phôi thành mạ model_extension_annex4_vn.doc
- Ngâm như thế nảào là tốt ? - Thời gian ngâm: Sau 24 giờ mới ngấm đồng đều vào hạt, ngâm lúa thuâần 48 đến 60 giờ, lúa lai 24 - 36 giờ - Trong thời gian ngâm cứ 6 giờ thay nước đãi chua một lần - Ngâm trong nước sạch, nhiệt độ nước 30oC ( hai sôi, 3 lạnh ) Vì sao phải ủ hạt giống ? ủ ấm tăng sự phát triển của phôi và nảy mầm đồng đều Nhiệt độ quá cao nảy mầm kém thậm chí chết Nhiệt độ quá thấp khó nảy mầm có khi không nảy mầm Kỹ thuật ủ giống ủ trong bao tải gai ủ đống ủ trong các dụng cụ khác như thúng, rổ, rá Mùa đông để nơi ấm như trong bếp, trong đống rơm rạ, mùa hè nơi ấm trong nhà Thời gian ủ 24 giờ mùa hè, mùa đông dài hơn đến khi mầm nảy đều Các gia đoạn của sự nảy mầm 3.1.3 Gieo mạ Các phương pháp gieo mạ Gieo mạ ruộng Gieo mạ sân Gieo mạ tunnel Gieo mạ ruộng Chọn đất gieo mạ như thế nào? Đất mạ ruộng chọn chân đất chuyên mạ Đất chua pH = 4,5 đến 5 là tốt nhất Chân ruộng chủ động nước Đất có thành phần cơ giới nhẹ Làm đất gieo mạ như thế nào? Cày ải hay cày vỡ trước ít nhất 15 ngày để diệt sâu bệnh, cỏ dại Cày lại bón lót phân chuồng và phân lân ( 50 đến 80 kg phân chuồng và 1 đến 1,3 kg lân supe cho 100 m2 đất mạ) bừa ống lên luống phẳng để dễ bón phân, tưới nước model_extension_annex4_vn.doc
- Bón lót phân vô cơ ( nếu có ) lượng 0,5 kg đạm u rê cho 100 m2 đất mạ Gieo mạ như thế nào để cho mạ tốt nhất? Gieo đêềùu trên mặt luống Gieo thưa lượng hạt giống = 4,5 - 5,5 kg đủ cấy cho 1000m2 gieo trên diện tích 80 m2 đến 100m2 đất mạ như vây cứ 1kg giống gieo trên 15 m2 đất mạ (nếu gieo thưa hơn càng tốt) Bón phân cho mạ Bón lót phân chuồng và phân lân ( 50 đến 80 kg phân chuồng và 1 đến 1,3 kg lân supe cho 100 m2 đất mạ) Bón thúc khi mạ 3 lá 0,3 kg cho 100m2 mạ Bón tiễn chân trước khi cấy 1 tuần như trên Làm cỏ cho mạ Sau gieo từ 1-3 ngày ruộng mạ cần tháo cạn nước cho mạ nhanh ngồi nhưng phải giữ ẩm, liền bùn không để ruộng khô mất nấm. Sau gieo 3 ngày phải phun thuốc trừ cỏ nên dùng loại thuốc Sofit với lượng 35ml thuốc pha vào một bình 10 -12 lít phun vừa đủ cho 1 sào Bắc Bộ (chú ý phun cả rãnh trong ruộng). Tưới nước cho mạ Luôn luôn giữ nước trong ruộng mạ, mức nước 1 đên 2 cm là tốt nhất Phòng trừ sâu bệnh Bọ trĩ Đục thân Bạc lá Khô vằn Hướng dẫn kỹ thuật làm mạ Tunel nền khô Chuẩn bị vật liệu (Đủ mạ cấy cho 100 m2) Thóc giống 0,5 kg Đất bột 0,2 m3 Đạm 0,03 kg ( 1/3 lạng) Lân 0,3 kg ( 3 lạng) Kali 0,03 kg ( 1/3 lạng) Phân chuồng 3 kg Tre làm vòm 9 thanh,dài 1,4 m model_extension_annex4_vn.doc
- Tre làm thanh dọc 3 thanh, dài 5 m Chuẩn bị thóc giống và ngâm ủ - Lọc giống - ủ giống Chuẩn bị đất gieo - Đập nhỏ đất - Phối trộn đất với phân bón - Trải đất làm luống gieo 4/5 lượng đất đã trộn phân Tưới ẩm dàn phẳng 5-7cm Gieo hạt. Gieo đều trên mặt luống Gieo xong phủ số đất bột còn lại kín hạt Tưới ẩm bổ xung Làm vòm tre Đậy ni lông Đậy ni lông khi nào ? - Khi trời lạnh, sương muối Mở ni lông khi nào ? - Khi ban ngày trời nắng mở ngày tối lại đậy - Khi nhiệt độ cao - Chuẩn bị cấy - Luyện mạ trước khi cấy 2 ngày : mở toàn bộ ni lông model_extension_annex4_vn.doc
- 3.1.4 Thế nào là cây mạ tốt? - Cây mạ tốt là cây mạ có chiều cao đồng đều trong toàn bộ ruộng mạ - Cây mạ tốt có bẹ lá ngắn. Muốn có bẹ lá ngắn cần có độ sâu nước thích hợp và đủ ánh sáng - Cây mạ tốt là ruộng mạ không bị sâu bệnh - Cây mạ tốt là cây mạ có nhiều rễ và khối lượng lớn 3.2 Kỹ thuật thâm canh lúa 3.2.1 Chuẩn bi ruộng cấy Chọn ruộng cây thích hợp cho mỗi một giống Làm đất kỹ để phòng trừ cỏ dại và tăng cường độ màu mỡ. Bón phân lót đầy đủ trước khi cấy 3.2.2 Bón phân lót - Cây lúa cần những phân gì? Đạm Lân Kali Bo Sắt Lưu huỳnh Magiê Cây lúa Mangan Mô líp đen Đồng Vôi Kẽm Silic Cây lúa cần rất nhiều loại nhưng chủ yếu là Đạm, lân và kali cần lượng lớn Những loại phân bón chủ yếu cho lúa và vai trò của các loại phân bón Phân chuồng: Tác dụng của phân chuồng là gì ? Cung cấp dinh dưỡng gồm đạm, lân, ka li và các chất vi lượng khác cho lúa Làm xốp đất Tăng lượng vi sinh vật có ích vào đất lúa Lượng phân chuồng bón lót Tuỳ theo giống và mùa vụ Thông thường giống lúa thâm canh bón 8 đến 10 tấn phân chuồng cho 1 ha (800 kg đến 1000kg/1000m2) Lúa lai bón cao hơn lúa thường từ 1,5 đến 2 lần Giống lúa địa phương bón ít hơn Bón trước khi bừa cấy model_extension_annex4_vn.doc
- Phân đạm Tác dụng của phân đạm Tăng cường sinh trưởng của cây, làm cho cây lúa lớn lên Tăng cường để nhánh Tạo ra các chất hữu cơ tinh bột, chất béo và Protein Lượng phân đạm bón lót cho lúa Bón lót từ 30 đến 40% tổng lượng đạm dự trù Ví dụ lúa lai tạp giao 1 phải bón 27 kg/1000m2 thì bón lót 9 - 10 kg Bón trước khi cấy Phân lân Tác dụng của phân lân Tăng cường quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng Tăng cường sinh trưởng của cây Tăng cường để nhánh Tạo ra các chất hữu cơ tinh bột, chất béo và Protein Lượng phân lân bón lót Tuỳ theo giống và đất, đất chua bón nhiều, đất tốt bón ít hơn bình quân 200 - 300 kg/ha, 20 - 30 kg/1000m2 Bón lót toàn bộ trước khi bừa cấy Phân kali Tác dụng của phân ka li Vận chuyển các chất trong cây Tăng tỷ lệ hạt chắc và độ chắc của hạt Làm cứng cây chống đổ Chống chịu rét Chống chịu sâu bệnh Lượng phân bón cho lúa Tuỳ giống và tuỳ đất trung bình 160 - 180 kg/ha, 16 - 18 kg/1000m2 Kali bón lót 50% trước khi cấy 3.2.3 Kỹ thuật cấy Tại sao phải cấy? Cấy để chăm sóc dễ hơn Làm mạ tập trung có điều kiêện chăm sóc cây con Cấy để đảm bảo mật độ, để có số bông trên m2 cao nhất để có năng suất cao nhất Cấy tạo điều kiện cho rễ mới phát triển Tuổi mạ như thế nào cấy là tốt nhất? Tuổi mạ tuỳ thuộc vào phương pháp gieo mạ Mạ dược tuổi mạ cấy 5 - 6 lá, mạ tunnel là 3 - 4 lá, mạ sân 2,5 đên 3 lá Tuổi mạ tuỳ thuộc vào giống, giống ngắn ngày cấy mạ non hơn giống dài ngày Ví dụ vụ mùa giống CR203 cấy mạ 20 - 25 ngày tuổi, giống bao thai tôuổi mạ là 35 ngày Vụ mùa cấy mạ non hơn vụ xuân Tính tuổi mạ bằng số lá tốt hơn bằng ngày model_extension_annex4_vn.doc
- Nhổ mạ Nhổ ngày nào cấy luôn ngày đó không để mạ ôi Nhổ không đập, không bó chặt bằng dây cứng Mật độ cấy như thế nào? Mật độ cấy tuỳ thuộc vào chiều cao cây của giống: Giống cao cây cấy thưa hơn giống thấp cây như lúa Tám cây 30 - 40 khóm/m2, giống CR203 cấy 50 -55khóm/m2, DH60 cấy 60 - 65 khóm/m2. Giống đẻ khoẻ cấy thưa hơn giống đẻ yếu. Ví dụ lúa lai tạp giao 1 cấy 40 - 45 khóm/m2, giống IR352 cấy 50 -55 khóm/m2 Đất tốt cấy thưa hơn đất sấu Cấy ít dảnh cấy dày hơn cấy nhiều dảnh Số dảnh cấy trên khóm như thế nào? Cấy nhiều dảnh và cấy ít dảnh năng suất không khác nhau Cấy nhiều dảnh lãng phí giống Cấy nhiều dảnh cấy đẻ nhánh chậm Chỉ nên cấy 2 - 3 dảnh/ khóm Vì sao phải cấy nông tay? Những nhánh đầu tiên có bông to, nhiều hạt Đẻ sớm nên nhánh tốt Bộ rễ phát triển đều Cấy nông táay lúa nhanh bén rễ hồi xanh 3.2.4 Bón phân cho lúa Bón phân cho lúa vào lúc nào? Trước khi cấy Lúc bắt đầu đẻ nhánh Trước khi lúa trỗ (bón đón đòng) Lượng phân bón cho mỗi lần là bao nhiêu? Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, lân + 30% đạm + 50% kali Bón thúc lần 1: Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, thường sau cấy 10 - 15 ngày trong vụ xuân và 7 - 10 ngày trong vụ mùa, với lượng 50% lượng đạm Bón thúc lần 2: Trước khi lúa trỗ số đạm và ka li còn lại Ví dụ: Lúa IR352 tổng lượng phân bón cho 01 ha là: 8 tấn phân chuồng, 160 - 180 kg đam U rê, 300 kg lân supe, 100 - 120 kg kali Bón lót: 8 tấn phân chuồng + 50 - 60 kg đạm + 50 - 60 kg kali Bón thúc 1: 80 -90 kg đạm Bón thúc 2: 30 kg đam + 50 - 60 kg kali Vì sao phải bón phân cân đối NPK? Tạo ra năng suất cao model_extension_annex4_vn.doc
- Chống chịu tốt Không bị lốp đổ Không hỏng đất Chất lượng gạo ngon Tác hại của bón phân quá nhiều lần Lúa không đồng đều Kéo dài thời gian sinh trưởng Tạo điều kiện cho sâu bệnh, chim chuột phá hoại Đẻ nhánh lai nhai, không tâp trung nên năng suất giảm Phương pháp tính lượng phân bón Khi nói đạm N, P2O5 và K2O thì quy đổi như thế nào? Khi nói như trên là nói lượng phân nguyên chất do vậy phải quy ra lượng phân thương phẩm có bán trên thị trường để bón Thông thường hiện nay các loại phân có hàm lượng như sau: Đạm u rê có 46% N. Lân supe có 17% P2O5, kali clorua có 50% K2O Ví dụ : Quy trình ghi giống lúa OMCS 90 bón 100 kg N, 40kg P2O5 và 30 K2O Thì tính như sau: 100 x100 Đạm = = 217,4kg đạm U rê 46 40 x100 Lân = = 235,3kg lân supe 17 100 x50 Ka li = = 166kg kali 30 Phân NPK là hỗn hợp của 3 loại phân đạm+ lân+kali khi bón phải xem tỷ lệ phối trộn để tính lươượng phân bón Khi bao bì ghi NPK tỷ lệ 24 - 12 - 12 nghĩa là 24% N, 12% P2O5 và 12% K2O Làm thế nào đẻể tăng hiệu quả của bón phân đạm? Dùng giống năng suất cao Bón lượng thích hợp Bón đúng giai đoạn sinh trưởng của lúa Không đẻể ruộng khô cạn Bón sâu trong đất Không bón khi lá lúa còn ướt Không bón khi ruộng chưa làm sạch cỏ 3.2.5 Tác hại của cỏ dại và biện pháp phòng trừ Tác hại của cỏ dại Làm giảm hiệu quả phân đạm Cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với lúa Cỏ dại làm giảm năng suất model_extension_annex4_vn.doc
- Biện pháp phòng trừ Bằng tay Bằng thuốc hoá học Phòng trừ cỏ dại vào khi nào? Vào thời điểm bón thúc lần 1 và bón thúc lần 2 Kết hợp làm cỏ sục bùn để tăng hiệu quả của phân bón 3.2.6 Tưới nước Vai trò của nước Nước là thành phần chủ yếu của cây Vật liệu để chế tạo thức ăn Vận chuyển thức ăn trong cây Làm mát cây Làm cứng cây Hạn chế cỏ dại, sâubệnh Phương pháp tưới Luôn luôn giữ nước trong ruộng Mức nước vừa phải để lúa đẻ nhánh tốt Nếu tưới tiêu thuận lợi có thể rút cạn nước vài ngày khi lúa đẻ nhánh tối đa 3.2.7 Phòng trừ sâu bệnh Biện pháp phòng bệnh là quan trọng nhất Chỉ trừ sâu bệnh khi năng suất có thể bị đe doạ Những kỹ thuật phòng sâu bêệnh cho lúa Làm đất sớm vùi lấp cỏ dại, thân cây để phòng sâu bệnh Cắt cỏ bờ Bón phân cân dối Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ Tưới nước đầy đủ Làm cỏ đúng kỳ Dùng giống chống bệnh Thăm đồng thường xuyên Phát hiện sâu bệnh sớm, ngắt bỏ ổ trứng, bắt sâu bằng tay.. Trừ sâu bệnh Phát hiện sớm và đúng loại sâu bệnh Dùng đúng thuốc Đúng liều lượng Một số loại sâu bệnh chủ yếu Sâu: Rầy nâu Bọ xít Cuốn lá Bọ trĩ model_extension_annex4_vn.doc
- Đục thân Bệnh Đạo ôn Bạc lá Khô vằn Ngẹt rễ 3.2.8 Ruộng lúa năng suất cao Các giai đoạn sinh trưởng quyết định năng suất lúa Mạ Đẻ nhánh Phân hoá đòng Trỗ Chín Nhánh để đảm bảo số bông trên m2 > 350 bông Phân hoá đòng để đảm bảo số hạt trên bông cao nhất Trỗ chín để đảm bảo số hạt chắc và khối lượng 1000 hạt model_extension_annex4_vn.doc
- Kỹ thuật 2: Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa lai 1. Giới thiệu kỹ thuật sản xuất lúa lai 3 dòng và lúa lai 2 dòng Lúa lai là một công nghệ mới trong sản xuất lúa, nó đã góp phần tăng năng suất sản lượng lương thực của nông dân ở nhiều nước Châu á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Lúa lai 3 dòng là hạt giống được sản xuất bắt nguồn từ 3 dòng, đó là dòng mẹ bất dục(dòng A), dòng duy trì (dòng B ) và dòng bố phục hồi (dòng R). Lúa lai hai dòng là hạt giống được sản xuất từ 2 dòng là dòng mẹ bất dục (dòng A) và dòng phục hồi (dòng R). • Các giống lúa lai ba dòng hiện đang trồng phổ biến ở Việt Nam. Sán ưu quế 99, Bác ưu 63, Bác ưu 64, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Bác ưu 903, Bác ưu 501.... • Các giống lúa lai 2 dòng: Bồi tạp Sơn Thanh, Bồi tạp 49, Bồi tạp 77... Các giống lúa lai yêu cầu thâm canh cao để đạt năng suất cao, từ khâu làm mạ đến khấâu cấy, chăm sóc và thu hoạch. Do đó yêu câùầu thực hiện tốt các khâu kỹ thuật sau: 2. Làm mạ trong sản xuất lúa lai 2.1 Thời vụ gieo trồng Thời vụ gieo trồng căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống, để đưa vào đúng thời vụ xuân sớm, xuân muộn hay mùa sớm và mùa chính vụ Các giống lúa lai Nhị ưu 63, Bồi tạp đều thuộc nhóm ngắn ngày cấy ở vụ xuân muộn và mùa sớm Xuân muộn gieo mạ từ 20/1 - 5/2 cấy trong tháng 2 Mùa sớm gieo 5 - 10/6 cấy 20/6 - 5/7 2.2 Chọn ruộng gieo mạ. Chọn ruộng tốt, bằng phẳng, tưới tiêu thuận lợi Vụ xuân nếu có điều kiện chọn ruộng nơi khuất gió Đất chuyên mạ tốt hơn ruộng không chuyên 2.3. Làm đất Cày vỡ trước khi gieo 15 - 20 ngày để diệt cỏ dại, sâu bệnh Khi chuẩn bị gieo phải cày lại, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, bón lót, lên luống chiều rộng mặt luống 1,2-1,5m để chăm sóc thuận lợi. 2.4. Ngâm ủ: Tách hạt lép lửng ngâm riêng bằng cách cho giống vào chậu nước sạch khoắng đều để hạt lửng nổi lên trên, vớt hạt nổi ra ngâm ủ riêng. Cách ngâm: Ngâm trong 24 giờ đảm bảo cho hạt no nước trong nước sạch (Vụ mùa có thể ngắn hơn) Đãi chua và thay nước trong quá trình ngâm 3 lần là sau 6 giờ, 12 giờ, sau 24 giờ đãi sạch, để ráo cho vào ủ Cách ủ: Thóc giống đã no nước đưa vào bao tải gai (không cho vào bao tải dứa) hoặc thúng, rá. ủ ấm trong vụ xuân bằng phủ rơm, để gần bếp,tưới nước 2 - 3 lần /ngày lấy tay đảo đống ủ để mầm khoẻ và nảy đều. model_extension_annex4_vn.doc
- Khi mầm đã nhú đều tãi mầm ra cót dày độ 2 -3cm đảm bảo độ thoáng cho mầm nhú đều và không bị nhớt. Mầm đạt tiêu chuẩn: Độ dài mầm và rễ bằng nhau hoặc rễ bằng 1/3 mầm, mầm đủ độ ẩm không có mùi chua, không bị nhớt. 2.5 Lên luống, bón lót: Lên luống: Ruộng đã được chuẩn bị sẵn, chia luống rộng 1,5m, rãnh rộng 20 - 25 cm, sâu 25- 30cm. Mặt luống phẳng không đọng nước Bón lót Lượng bón lót cho mạ: 400 kg phân chuồng + 10 kg lân + 2 kg Đạm + 2 kg Kali/sào đất mạ. Cách bón: Bón phân chuồng + lân khi bừa ống Phân đạm và kali sau khi lên luống xong rắc đều trên mặt luống, đảo đều rồi trang phẳng. 2.6. Gieo mạ Phải gieo thưa cho mạ cứng cây, đanh dảnh và đẻ ngay trên ruộng mạ Lượng hạt giống gieo từ 20 -25 gam/m2 (40 m2 mạ cho 1 kg thóc giống để cấy 1 sào Bắc Bộ ) Sau khi trang luống để xe mặt mới gieo, gieo thưa đều Gieo đi gieo lại cho đều 2.7 Chăm sóc mạ Trừ cỏ: Sau gieo từ 1-3 ngày ruộng mạ cần tháo cạn nước cho mạ nhanh ngồi nhưng phải giữ ẩm, liền bùn không để ruộng khô mất nấm. Sau gieo 3 ngày phải phun thuốc trừ cỏ nên dùng loại thuốc Sofit với lượng 35ml thuốc pha vào một bình 10 -12 lít phun vừa đủ cho 1 sào Bắc Bộ (chú ý phun cả rãnh trong ruộng). Bón thúc cho mạ Bón thúc lần 1: Khi mạ được 3 lá bón thúc 2 kg đạm + 1 kg kali/1 sào đấtmạ Bón thúc lần 2: Trước khi cấy 1 tuần với lượng 1 kg đạm 1 sào Tưới nước: Ruộng mạ sau khi gieo luôn được giữ ẩm, không để nước đọng thành vũng trên mặt luống, tưới ẩm bão hoà hoặc giữ lớp nước mỏng trên ruộng tuyệt đối không để ruộng mạ khô và nứt nẻ. Sau khi mạ xanh đầu luôn luôn giữ nước trong ruộng mạ Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm tra thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Đặc biệt bọ trĩ, dòi đục lá cần tiến hành phun thuốc định kỳ cho mạ kể cả vụ xuân và vụ mùa. Bọ trĩ gây hại rất nặng trên ruộng mạ lúa lai cần chú ý phát hiện sớm và phòng trừ bằng thuốc padan Phun thuốc kích thích đẻ nhánh (MET) (Nếu có) MET là chất kích thích đẻ nhánh trong sản xuất thường dùng MET 20% phun với liều lượng 702g/ha (26g/sào BB), phun với nồng độ 0,1% khi mạ đạt 1,5 - 2 lá. Cách phun như sau: Dùng cân tiểu ly cân 13gr hoà với 10 lít nước/ bình (mỗi sào phun 2 bình), phun đều một lượt trên mặt luống (không phun lại lần 2) cho 360m2. Chú ý: Khi phun MET phải để một lớp nước trên mặt luống mới phun. Mạ khi đưa ra cấy cây phải khoẻ, to cây, đanh dảnh, sạch sâu bệnh, mỗi cây mạ đẻ được 3 - 4 nhánh/ cây ngay trên ruộng mạ. model_extension_annex4_vn.doc
- 3. Kỹ thuật cấy 3.1. Chuẩn bị ruộng cấy. 3.1.1. Làm đất. Đất lúa phân theo công thức luân canh có hai loại chủ yếu là đất chuyên lúa (cấy 2 vụ lúa), đất một lúa một màu. Chân đất có điều kiện chủ động tưới tiêu thường áp dụng làm ải ở vụ sau khi thu hoạch lúa mùa, cày phơi ải trong thời gian phơi có tiến hành đảo ải. Chân ruộng luân canh lúa - màu không cần làm ải mà giữ nước làm dầm, cần cày ngả sớm cho đất thoáng và chết cỏ dại. Đất làm ải hay làm dầm cũng cần được cày bừa sớm, bừa kỹ nhiều lần (2-3 lần) nhuyễn bùn, phẳng ruộng, sạch cỏ dại. 3.1.2. Bón phân lót: Lượng phân bón tổng số: 10 -12 tấn phân chuồng/ha (400-500kg/sào Bắc bộ), phân đạm 270 - 324kg/ha (10-12kg/sào Bắc bộ), phân kali 135-162kg/ha (5-6 kg/sào Bắc bộ) và phân lân supe 405 - 540kg /ha (15-20 kg/sào Bắc bộ). Bón lót toàn bộ số phân chuồng + lân vào lượt bừa cuối, 40% đạm 3.2 Nhổ mạ và cấy lúa. 3.2.1. Nhổ mạ, bó mạ Mạ tốt là mạ phải cứng cây, đanh dảnh, màu mạ xanh vàng, chưa bị ống, đúng tuổi cấy, không có sâu bệnh. Mạ lúa lai phải có 2 - 4 nhánh Để tính tuổi mạ ta có thể dùng ngày tuổi hoặc tuổi lá (số lá), thời tiết ổn định dùng ngày tuổi nhưng tốt nhất là dùng số lá để tính tuổi mạ. + Mạ mùa 18 - 20 ngày vụ xuân 25-30 ngày hoặc số lá từ 5,5 - 6,0 lá. + Mạ chiêm xuân do nhiệt độ thường biến động nên dùng số lá để tính sẽ chính xác hơn . Nhổ mạ: Nhổ nhẹ nhàng, rũ bớt bùn đất không đập mạnh làm mạ dập nát, nghiêng tay nhổ từng cây mạ không bị nát mà loại bỏ được cỏ đặc biệt là cỏ lồng vực. Nhổ ngày nào cấy luôn ngày đó không để qua đêm. Dây bó mạ nên dùng loại dây mềm để bó như rơm, dây chuối khô...tránh bó bằng lạt cứng sẽ làm gãy ngang thân cây mạ. 3.2.2. Kỹ thuật cấy lúa lai. Mật độ cấy 40 - 45 khóm/m2, hàng x hàng 20 cm, khóm x khóm 10 - 12 cm Số dảnh cấy 1 cây mạ/1 khóm Cấy nông tay 3.3. Chăm sóc lúa. 3.3.1 Làm cỏ Làm cỏ sục bùn và chăm sóc lúa. Tác dụng của làm cỏ sục bùn nhân dân ta có câu: "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn" đã nói lên tác dụng quan trọng của làm cỏ sục bùn. Làm cỏ sục bùn làm cho đất thông thoáng bổ sung oxy cho bộ rễ láúa phát triển và vi sinh vật hoạt động, làm cỏ sục bùn còn có tác dụng vùi lấp phân sâu vào trong đất hạn chế sự mất đạm, làm đứt bớt lớp rễ già, kích thích ra lớp rễ mới, giảm bớt được nghẹt rễ lúa và loại trừ được cỏ dại ở từng khóm lúa. Trừ cỏ bằng thuốc hoá học Hiện nay người ta thường làm sạch cỏ bằng thuốc trừ cỏ ví dụ dùng Sofit sau cấy 2-3 ngày dùng 35ml thuốc sofít pha vào 1 bình 10 -12 lít phun đủ cho 1 sào Bắc Bộ. model_extension_annex4_vn.doc
- * Chú ý: Khi phun thuốc cho lúa bắt buộc ruộng phải có nước, Nếu không sẽ bị chết lúa. 3.3.2 Bón phân thúc Bón thúc 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh , bắt đầu đẻ nhánh 40 % đạm, 50% kali Bón thúc 2 : Bón đón đòng 20% đạm, 50% kali Kết hợp bón phân và làm cỏ sục bùn là tốt nhất tăng tác dụng của phân 3.3.3 Tưới nước: Ruộng lua luôn luôn phải giữ nước, chỉ tháo cạn nước khi lúa đã đẻ nhánh xong ( 10 - 15 nhánh/khóm) tháo cạn nước 2 - 3 ngày, nhưng không để ruộng mất nấm 3.3.4 Phòng trừ sâu bệnh Những sâu bệnh chủ yếu hại trên lúa lai là: Sâu: Bọ trĩ, dòi đục lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu Bệnh: Bạc lá, khô vằn, đạo ôn Chú ý phát hiện sớm bằng thăm đồng thường xuyên, phòng trừ kịp thời và sử dụng đúng thuốc Người biên soạn PTS .Vũ Văn Liết Trường Đại học Nông nghiệp I model_extension_annex4_vn.doc
- Kỹ thuật 3: Quy trình kỹ thuật trồng ngô Nếp nương Để đạt năng suất ngô cao bà con cần phải biết những biện pháp kỹ thuật sau 1.Đặc điểm giống Nếp Nương Đây là giống ngô của địa phương dân tộc H’mông, khơ Mú hoặc Thái. Giống này có bắp dài, hạt màu trắng, thơm dẻo, thích nghi rộng, rất ngon nếu thâm canh sẽ có năng suất cao hơn 2.Kỹ thuật gieo trồng. 2.1 Thời vụ gieo trồng - Gieo cuối tháng 3 đầu tháng 4 tuỳ theo mùa mưa 2.2 Làm đất - Cày vỡ trước 10 ngày ngày để diệt cỏ dại, sâu bệnh. - Cày bừa nhỏ san phẳng, bổ hốc, bón lót nếu có phân. 2.3 Mật độ và khoảng cách trồng - Trồng trên nương và nhờ nước trời - Gieo theo hốc, mỗi hốc 2-3 hạt. - Khoảng cách hốc cách hốc 70cm 2.4 Chuẩn bị hạt giống Lượng hạt giống cho 1000m2: 3,5 - 4kg. Hạt giống được bảo quản tốt, đảm bảo sức nảy mầm và độ nảy mầm 2.4 Cách gieo -Gieo trực tiếp: + Gieo theo hốc: Gieo theo hốc, mỗi hốc 2-3 hạt. model_extension_annex4_vn.doc
- Giống ngô này thích hợp với cách gieo trực tiếp phù hợp với điều kiện trồng trọt của bà con miền núi 2.6 Bón phân. Tổng lượng bón Phân đạm 10 -15 kg cho 100m2 Phân lân 25- 30kg/1000m2 Và 7- 10 kg kali -Bón lót: bón trước khi gieo hạt toàn bộ lượng phân lân 2.7. Chăm sóc kết hợp với bón phân thúc Sau trồng 7-12 ngày phải thường xuyên thăm đồng kiểm tra tỉa dặm để bổ sung vào nơi cây chết bằng hạt đã ngâm ủ Lần 1: Vun + bón phân thời kỳ ngô 3- 5 lá Bón 3 đến 5kg đạm cộng với 3,5 đến 5kg kali kết hợp làm cỏ xới xáo Lần 2 : khi ngô 7- 9 lá : 3,5 đến 5kg đạm cộng với 3,5 đến 5kg kali kết hợp làm cỏ xới xáo và vun gốc. Lần 3: Trước trỗ cờ 1/3 đạm còn lại (3,5 đến 5kg đạm) Ngô thời kỳ xoắn nõn model_extension_annex4_vn.doc
- 2.8.Phòng trừ sâu bệnh Một số sâu bệnh hại ngô chính và biện pháp phòng trừ Sâu xám hại ngô Sâu đục thân ngô Thuốc Padan 95 SP Rệp hại ngô model_extension_annex4_vn.doc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và lập kế hoạch
60 p | 871 | 284
-
Giáo trình Thực hiện các hoạt động trình diễn trong khuyến nông lâm - MĐ04: Khuyến nông lâm
61 p | 542 | 134
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 3
15 p | 267 | 63
-
Nghiên cứu khoa học: Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp tại Nhơn Nghĩa - Phong Điền - Cần Thơ
42 p | 224 | 62
-
MỘT SỐ MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG CÓ HIỆU QUẢ CẦN NHÂN RỘNG
7 p | 271 | 55
-
Mô hình nuôi Heo thịt hướng nạt
4 p | 159 | 30
-
Giáo trình Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm - MĐ06: Khuyến nông lâm
27 p | 124 | 28
-
Các phương pháp khuyến nông
4 p | 265 | 27
-
Nội dung hoạt động khuyến nông khuyến lâm ở Việt Nam và khu vực
13 p | 137 | 20
-
Mô hình trồng hoa Cát Tường
4 p | 117 | 13
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông: Canh tác nông lâm kết hợp bền vững cho vùng trung du, miền núi phía Bắc
124 p | 37 | 9
-
Mô hình sản xuất hoa cát tường Sa Đéc
3 p | 125 | 9
-
Phát triển các mô hình sinh kế nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu
15 p | 125 | 8
-
KẾT QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG TRE ĐIỀN TRÚC Ở LÂM ĐỒNG
2 p | 130 | 8
-
Sổ tay khuyến nông tháng 8 năm 2013
16 p | 81 | 7
-
Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn
85 p | 25 | 5
-
Một số kết quả của dự án khuyến nông: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
6 p | 63 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn