Mô hình tố tụng hình sự một số quốc gia điển hình trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam
lượt xem 9
download
Bài viết phân tích, và đánh giá các mô hình tố tụng hình sự tại một số quốc gia điển hình trên thế giới hiện nay (Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp). Từ đó đề xuất các kinh nghiệm cho mô hình tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở phù hợp thực tiễn thủ tục tố tụng hình sự và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình tố tụng hình sự một số quốc gia điển hình trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam
- MÔ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Bành Quốc Tuấn Lương Khải Ân Trịnh Tuấn Anh Tóm tắt: Bài viết phân tích, và đánh giá các mô hình tố tụng hình sự tại một số quốc gia điển hình trên thế giới hiện nay (Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp). Từ đó đề xuất các kinh nghiệm cho mô hình tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở phù hợp thực tiễn thủ tục tố tụng hình sự và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ khóa: Mô hình tố tụng hình sự, tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự Abstract: The article analyzes and evaluates criminal procedure models in some typical countries in the world today (the United States, the French Republic). From there, we propose experiences for the Vietnamese criminal procedure model on the basis of being consistent with the practice of criminal procedures and ensuring compliance with international practices. Keywords: Criminal procedure model, criminal procedure, criminal procedural law 1. Dẫn nhập Mô hình tố tụng hình sự theo cách hiểu chung nhất, là cách thức tổ chức hoạt động tố tụng hình sự tìm đến sự thật khách quan của vụ án. Cách thức tổ chức này quyết định địa vị tố tụng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự (TTHS) và cả trình tự, thủ tục và các điều kiện để tiến hành các hành vi tố tụng cụ thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự1. Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình TTHS khác nhau tùy theo truyền thống pháp luật. Đa số mọi người thường hay nhắc đến hai mô hình TTHS phổ biến là mô hình tố tụng tranh tụng (điển hình Hoa Kỳ); mô hình thẩm PGS.TS., Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) - Chủ tịch hội đồng khoa học Trung tâm TTTM Phía Nam (STAC) TS.LS., Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) ThS.,Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng - Hòa giải viên Trung tâm TTTM Phía Nam (STAC); Email: anhtt@dau.edu.vn 1 Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Thủy (2010), “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17(178), tr.5-11 94
- vấn (điển hình Cộng hòa Pháp)2. Trong những năm gần đây, dưới tác động sâu sắc của toàn cầu hóa, pháp luật các quốc gia theo mô hình tố tụng thẩm vấn ở Châu Á, Mỹ La Tinh đã đưa vào áp dụng một số yếu tố tranh tụng; và điều này đã dẫn đến một xu hướng về mô hình TTHS pha trộn. Tuy nhiên, khoa học tư pháp hình sự Việt Nam, và nước ngoài có nhiều quan điểm cho rằng: “Chỉ có hai loại mô hình tố tụng đặc trưng là mô hình TTHS thẩm vấn, và mô hình TTHS tranh tụng; hai loại mô hình đã tiếp thu, ảnh hưởng lẫn nhau mà không tồn tại mô hình TTHS pha trộn3”. Dù theo quan điểm nào thì về cơ bản khoa học tư pháp hình sự Việt Nam và thế giới đều thừa nhận có hai mô hình TTHS chủ yếu là tranh tụng, điển hình là mô hình TTHS của Hoa Kỳ; và thẩm vấn, điển hình là mô hình TTHS của Cộng Hòa Pháp. 2. Mô hình tố tụng hình sự một số quốc gia điển hình trên thế giới 2.1. Mô hình tố tung hình sự của Hoa Kỳ Mô hình TTHS của Hoa Kỳ điển hình của mô hình TTHS tranh tụng là điều không phải bàn cãi. Nhìn cách tổng quan, với đặc trưng của hệ thống pháp luật không thành văn, Hoa Kỳ không có Bộ luật TTHS toàn diện, các quy tắc TTHS liên bang bao gồm 61 quy tắc thủ tục, quy định về các thủ tục giải quyết một vụ án hình sự4. Nghiên cứu cho thấy, mô hình TTHS của Hoa Kỳ có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, có sự phân định rành mạch quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng. (i) Bên buộc tội bao gồm cơ quan điều tra; và cơ quan công tố [Cần lưu ý trong mô hình TTHS Hoa Kỳ, công tố viên không có bất cứ quyền hạn giám sát nào đối với cơ quan điều tra, Tòa án. Chức năng duy nhất của văn phòng Công tố là truy tố]. (ii) Bên gỡ tội gồm người bị tình nghi phạm tội (Nghi can, bị can; và bị cáo); và luật sư bào chữa. Trong mô hình TTHS Hoa Kỳ, quyền của người bị tình nghi phạm tội được mở 2 Robert Strang, “More adversarial, but not completely adversarial”: Reformasi of the Indonesian criminal procedure code, 32 Fodham Int’l L.R. 188, trang 129 3 Nguyễn Ngọc Kiện (Sách chuyên khảo- chủ biên năm 2019), “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”, Nxb. Tư pháp. 4 Federal Rules of Criminal Procedure, [https://www.law.cornell.edu/rules/frcrmp], (truy cập ngày 1/6/2021) 95
- rộng và triệt để tôn trọng thông qua quyền được im lặng (quy tắc mirada), nguyên tắc suy đoán vô tội….5 Trong giai đoạn điều tra, và truy tố để cân bằng với vị thế của cơ quan điều tra, văn phòng công tố, pháp luật Hoa Kỳ quy định quyền hạn của luật sư bào chữa tương đối rộng rãi. Theo đó, sau khi hồ sơ vụ án và bị cáo đã được chuyển tòa án thì sự tham gia của luật sư bào chữa là bắt buộc trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng tại tòa án, và luật sư phải tham gia mọi phiên điều trần tại tòa án, trừ khi bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa6. (iii) Tòa án với tư cách là người ra phán quyết dựa trên kết quả tranh tụng giữa hai bên, tức là công tố viên và luật sư bào chữa. Thẩm phán và bồi thẩm đoàn thường không nhận và nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi phiên xét xử diễn ra. Tuy nhiên, nếu lời buộc tội rõ ràng không có cơ sở pháp lý thì theo yêu cầu của bị cáo và luật sư, tòa án có thể bác bỏ ngay lập tức những lời buộc tội7. Thẩm phán và bồi thẩm đoàn không thu thập chứng cứ mà chỉ nghe, cân nhắc bên nào đưa ra chứng cứ hợp pháp, lập luận có căn cứ hơn để ra phán quyết thuyết phục. Cụ thể, trong lúc nghị án tại Tòa án, bồi thẩm đoàn chỉ xem xét lại lời khai của các nhân chứng, và văn bản, vật chứng mà thẩm phán đã chấp nhận làm chứng cứ; và bồi thẩm đoàn đã nghe hoặc thấy trong phần xét xử. Trong quá trình nghị án, bồi thẩm đoàn sẽ giải quyết bất cứ vấn đề nào liên quan đến mức độ tin cậy của nhân chứng (tức là nhân chứng nào có thể tin được, nhân chứng nào không thể tin được). Trong quá trình nghị án, sau khi giải quyết tất cả các tranh cãi về tình tiết vụ án và quyết định tình tiết vụ án, bồi thẩm đoàn sẽ áp dụng luật nào theo sự chỉ dẫn của thẩm phán đối với các tình tiết đó, và ra quyết định của mình. Phán quyết phải được tất cả nhất trí8. Thứ hai, quy tắc chứng cứ (rules of evidence) là nhân tố chi phối toàn bộ các hoạt động tố tụng. *Quy tắc loại trừ chứng cứ 5 Xem thêm: Trịnh Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thanh Nhã (2019), “Nguy tắc suy đoán vô tội và quyền được im lặng trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, Số 38, tr. 8 - 15. 6 Lương Thị Mỹ Quỳnh (2013), “Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Hoa Kỳ”, Nxb.Chính trị Quốc gia, 7 Irving R. Kaufman, Criminal Procedure in England and the United States: Comparisons in Initiating Prosecutions, 49 Fordham L. Rev. 26 (1980). 8 Alan B. Morrison, “Fundamentals of American Law”, Oxford University Press, 2007. 96
- Án lệ Weeks v. United States đã ghi nhận rằng, nếu một bằng chứng được các cơ quan tố tụng thu thập một cách trái phép vi phạm các quyền nhất định của bị can/bị cáo mà hiến pháp quy định chẳng hạn, quyền không bị khám xét và giam giữ một cách bất hợp lý thì bằng chứng đó sẽ bị loại ra khỏi quá trình xét xử và không được phép sử dụng để chống lại bị cáo9. * Quy tắc liên bang về bằng chứng Ở Hoa Kỳ, quy tắc liên bang về bằng chứng được hiểu là, trước khi thông tin hay bất kỳ đối tượng nào có thể được sử dụng làm bằng chứng chống lại bị can/bị cáo thì thông tin đó hoặc những đối tượng đó đầu tiên phải được công tố viên trình bày tại tòa án trong một phiên xét xử dưới hình thức lời khai của một nhân chứng có thẩm quyền và trước mặt bồi thẩm đoàn. Hơn nữa, lời khai đó và những đối tượng nêu trên phải đáp ứng các yêu cầu về chấp nhận bằng chứng (hợp pháp) nêu trong các quy tắc liên bang về bằng chứng; lời khai miệng phải được các bị can kiểm tra chéo; và lời khai hay các đối tượng này phải được tòa án chính thức công nhận là bằng chứng của vụ án10. *Quy tắc chứng cứ tiềm năng Án lệ của Hoa Kỳ đã ghi nhận rằng, công tố viên có nghĩa vụ phải tiết lộ cho bị can/bị cáo khi yêu cầu về bất kỳ bằng chứng tiềm năng nào mà công tố viên đang có; bằng chứng đó có thể có lợi cho bị can/bị cáo về mặt tội danh hay vấn đề trừng phạt (kết án) sau này11. Thứ ba, chế định mặc cả nhận tội và nguyên tắc tùy nghi truy tố. * Chế định mặc cả nhận tội Theo Từ điển Black’s Law thì mặc cả nhận tội là một thỏa thuận giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong đó bị cáo thừa nhận hành vi phạm của mình để đổi lấy một bản án nhân đạo hơn và tránh việc bị xét xử tại tòa12. Trong mô hình TTHS Hoa Kỳ thì mặc cả nhận tội là sự thỏa thuận song phương giữa công tố viên và người bị buộc tội, trong đó, công tố viên sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự theo hướng có lợi cho người bị buộc tội để đổi lại lời 9 Robert M. Bloom and David H. Fentin, “A More Majestic Conception: the Importance of Judicial Integrity in Preserving the Exclusionary Rule ", University of Pennsylvania Journal of Constitutional Law 13, no.1 (2010): 47 10 Alan B. Morrison, “Fundamentals of American Law”, Oxford University Press, 2007. 11 Xem: Brady v. United States, 397 U.S. 742 (1970), [https://supreme.justia.com/cases/federal/us/397/742/] 12 Black’s Law Dictionary, 6th ed. (St. Paul, MN: West, 1990), tr. 1152 97
- nhận tội13. Nếu người bị buộc tội vi phạm thỏa thuận - bao gồm không nhận tội hoặc nhận tội nhưng không đúng với thỏa thuận, công tố viên sẽ không bị ràng buộc các trách nhiệm theo các cam kết như thỏa thuận. Mặt khác, nếu công tố viên không giữ đúng cam kết, người bị buộc tội có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ thẩm phán. Người bị buộc tội có thể đề xuất thẩm phán cho phép họ rút khỏi thỏa thuận nhận tội, hoặc yêu cầu công tố viên tuân thủ đúng cam kết14. Kết quả của quá trình mặc cả trong phần lớn các trường hợp là sự thừa nhận của bị cáo về việc đã thực hiện một tội phạm nhẹ hơn, nhưng sự nhận tội không nhất thiết phải đạt được thông qua thủ tục mặc cả. Thông thường, có 3 loại mặc cả nhận tội được quy tắc TTHS Liên bang thừa nhận. Để đổi lại sự thừa nhận có tội cho một số bị cáo, công tố viên đồng ý rằng: (i) Sẽ không đưa ra các cáo buộc khác; (ii) Không phản đối một lý lẽ bào chữa cụ thể mà bị cáo định đưa ra; (ii) Thỏa thuận với bị cáo về một bản án nhất định mà tòa án sẽ đưa ra và tòa án sẽ bắt buộc phải đưa ra một bản án nếu chấp nhận thỏa thuận nhận tội. Nếu đạt được mặc cả nhận tội thì thỏa thuận này phải công khai đầy đủ cho tòa án và được lưu trong hồ sơ vụ án. * Nguyên tắc tùy nghi truy tố Trong hệ thống liên bang, công tố viên có quyền chủ động khởi tố vụ án, Theo án lệ Bordenkircher v. Hayes thì Tòa án tối cao liên bang Hoa Kỳ đã mô tả: “Trong hệ thống của chúng ta, chừng nào các công tố viên có lý do chắc chắn để tin rằng bị cáo đã thực hiện một hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật, thì quyết định có hay không truy tố; và truy tố về tội gì trước bồi thẩm đoàn sẽ hoàn toàn thuộc về quyền quyết định của công tố viên. Trong giới hạn được xác định bởi định nghĩa các hành vi vi phạm có thể bị buộc tội được luật pháp quy định một cách hợp hiến, thì việc lựa chọn có ý thức một số hành vi để thực hiện cho bản thân nó không phải là một hành vi vi phạm hiến pháp liên bang, chừng nào sự lựa chọn đó là [không] cố ý dựa theo một tiêu chuẩn vô lý15 Thứ tư, độc lập tư pháp. 13 Peter Westen and David Westin, A Constitutional Law of Remedies for Broken Plea Bargains, California LawReview 66, no. 3 (May 1978): 14 Nguyễn Hải Yến (2019), “Thỏa thuận nhận tội trong hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 5, tr. 53-58. 15 Stephen F. Ross, Bordenkircher v. Hayes: Ignoring Prosecutorial Abuses in Plea Bargaining, 66 Cal. L. Rev. 875 (1978). 98
- Trong mô hình TTHS Hoa Kỳ, độc lập tư pháp được chia thành sự độc lập của thể chế và sự độc lập trong quyết định. Sự độc lập về thể chế là khái niệm thể hiện sự tách biệt của ngành tư pháp (tòa án) đối với các nhánh hành pháp, lập pháp16. Sự độc lập trong quyết định là khả năng của một thẩm phán ra các quyết định chỉ duy nhất dựa trên các tình tiết của vụ án và quy định của luật áp dụng mà không chịu bất kỳ áp lực bên ngoài nào. Thẩm phán phải được tự do hành động theo chỉ định của pháp luật và sự hiểu biết ngay tình về pháp luật. 2.2. Mô hình tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp Thứ nhất, cơ quan tố tụng (Cơ quan cảnh sát, Viện công tố, Tòa án) được giao nhiệm vụ chứng minh tội phạm Trong mô hình TTHS của CH Pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng bao tòa án được giao nhiệm vụ, đi tìm sự thật vụ án và phương pháp điều tra, thẩm vấn là phương pháp tố tụng chủ yếu được áp dụng trong tất của các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án17. Thủ tục điều tra vụ án hình sự bao gồm điều tra sơ bộ (điều tra của cảnh sát) và điều tra tòa án (điều tra dự thẩm). Trong giai đoạn điều tra sơ bộ, cơ quan cảnh sát tư pháp có các thẩm quyền kiểm tra căn cứ, khám xét, kê biên và tạm giữ. Mục đích của điều tra sơ bộ là tìm kiếm người phạm tội, xác nhận dấu hiệu, đánh giá hành vi của tội phạm. Trong giai đoạn điều tra dự thẩm thì thủ tục thẩm tra của Tòa sơ thẩm là nhằm mục đích xác định sự thật của vụ án. Thủ tục này có ý nghĩa: (i) Đảm bảo rằng những vụ án có chứng cứ yếu hay không đủ chứng cứ buộc tội thì không cần đưa ra trước Tòa; (ii) Để điều tra một cách cẩn trọng các chứng cứ nhằm đảm bảo quyết định cuối cùng của tòa án về tội phạm với các bằng chứng rõ ràng18. Khi Dự thẩm kết thúc cuộc điều tra và thấy rằng đã đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì chuyển hồ sơ vụ án cho Viện trưởng Viện công tố để ra quyết định truy tố. Quyết định truy tố có hình thức văn bản do Viện trưởng Viện công tố quyết định trong đó ghi tóm tắt việc, chứng cứ buộc tội, gỡ tội yêu cầu Dự thẩm chuyển vụ việc cho Tòa án xét xử nếu Viện trưởng Viện công tố thấy rằng đã có đầy đủ chứng cứ buộc tội, nếu không, yêu cầu Dự thẩm ra quy định miễn tố. 16 Nguyễn Đăng Dung (2004), “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền”, Nxb.Tư pháp, 17 David Turns (2003), “Certain Criminal Proceedings in France (Republic of the Congo v France)”, The International and Comparative Law Quarterly, Vol. 53, No. 3 (Jul., 2004), pp. 747-752 ( 18 E.A.Tomlinson, Comparative criminal justice issues in the united states, west Germany, England and France: Nonadversarial justice: the French experience, 42 Maryland shool of law review. 99
- Do đó, Mô hình TTHS của Cộng Hòa Pháp không quá chú trọng tới việc phân định rành mạch các chức năng cơ bản của TTHS và xác định địa vị pháp lý của các chủ thể. Thứ hai, mô hình TTHS của Cộng hòa Pháp đề cao vai trò, tính tích cực, và chủ động của tòa án Tòa án và các thẩm phán có vai trò tích cực, chủ động trong việc đi tìm sự thật vụ án bằng việc tự tiến hành hoạt động điều tra, thu thập, xác minh làm sáng tỏ các chứng cứ. Điều này được thể hiện qua thủ tục Điều tra dự thẩm có trách nhiệm thu thập chứng cứ buộc tội và cả chứng cứ gỡ tội. Thủ tục điều tra dự thẩm là thủ tục tố tụng viết, được tiến hành một cách bí mật, được lập thành văn bản lưu trong hồ sơ, không tranh tụng và dự thẩm có quyền ra lệnh khám xét, giữ và nghe lén điện thoại, trực tiếp thẩm vấn bị cáo với nội dung rộng hơn so với việc hỏi cung của cảnh sát. Các bên đương sự tham tố tụng, các thẩm phán, giám định viên và các luật sư phải có nghĩa giữ bí mật việc điều tra. Phiên tòa trong mô hình TTHS của CH Pháp thực chất là sự tiếp tục của quá trình điều tra liên tục, nối tiếp chứ không phải là sự cạnh tranh giữa các bên đối trọng nhau trong vụ án hình sự và thời điểm mấu chốt là quá trình xét hỏi, thẩm tra, đánh giá toàn diện các chứng cứ tại phiên tòa. Do đó, trong giai đoạn xét xử, việc thẩm vấn trước Tòa phải do chủ tọa chủ động thực hiện chứ không phải do các bên. Vì vậy, vai trò của công tố và luật sư bào chữa không nổi bật như mô hình TTHS Hoa Kỳ. Có ý kiến cho rằng: “Vai trò của luật sư được xem như là bổ sung cho công cuộc đi tìm sự thật của Tòa án và để bảo đảm rằng các hoạt động tố tụng đã diễn ra đúng luật, các quyền và lợi ích hợp pháp của nghi can không bị xâm phạm”19. Thứ ba, chứng cứ và sự tồn tại của hồ sơ vụ án hình sự Việc sử dụng hồ sơ vụ án với các chứng cứ viết để xét xử là đặc trưng cơ bản của mô hình TTHS của CH Pháp. Điều này xuất phát từ CH Pháp là quốc gia theo truyền thống dân luật, chứng cứ là các văn bản, tài liệu đóng vai trò quan trọng. Không những các tài liệu chứng cứ có ý nghĩa củng cố các tình tiết trong vụ án mà trong một số loại án như lừa đảo, 19 Nguyễn Thị Thuỷ (2011), “Các mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới và xu hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở các nước hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát, Số 10/2011, tr. 41 - 47. 100
- gian lận tài chính, các văn bản chính thức (từ cơ quan, tổ chức khác) cũng có giá trị lớn, được xem là chứng cứ để chứng minh tội phạm20. Trong TTHS của CH Pháp thì hồ sơ vụ án do các cơ quan tố tụng lập thành và được bổ sung, hoàn thiện qua các giai đoạn tố tụng. Giai đoạn sau có trách nhiệm kiểm tra, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ của giai đoạn trước chuyển tới. Tất cả các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đều là chứng cứ quan trọng, làm cơ sở cho Tòa án tiến hành các hoạt động xét xử. Tại phiên tòa, thẩm phán căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ để chủ động đặt câu hỏi với bị cáo nhằm kiểm tra tính có căn cứ, giá trị chứng minh của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ vụ án21. 3. Ưu điểm cơ bản của các mô hình tố tụng hình sự và gợi mở cho Việt Nam 3.1. Ưu điểm cơ bản của các mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới 3.1.1. Mô hình TTHS của Hoa Kỳ Thứ nhất, Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình TTHS. Theo đó, chức năng buộc tội thuộc về cơ quan điều tra, viện công tố; chức năng gỡ tội thuộc về người bị buộc tội, luật sư bào chữa. Việc tuyên án được thực hiện bởi thẩm phám và bồi thẩm đoàn giữ vai trò xét xử, và hướng dẫn luật. Phiên tòa mang tính đối chất đối tụng cao giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, nhằm tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án. Thứ hai, Nhà nước trao nhiều quyền cho người bị buộc tội tự bảo vệ các quyền lợi của mình và có cơ chế bảo đảm thực thi các quyền này trên thực tiễn. Qúa trình tố tụng gắn liền với quyền bào chữa, quyền được im lặng22. Từ đó, cho phép người bị buộc tội và luật sư bào chữa dễ dàng tiếp cận hồ sơ vụ án của các bên tham gia tố tụng, mang đến những chứng cứ có lợi nhất . Thứ ba, Coi trọng việc sử dụng án lệ hình sự và quyền tư tố bên cạnh quyền công tố23. Đồng thời coi trọng thủ tục mặc cả nhận tội; và luật hình thức. Do đó, đòi hỏi các bên tham 20 Stewart Field (2006), “State, Citizen, and Character in French Criminal Process”, Journal of Law and Society, Vol. 33, No. 4 (Dec., 2006), pp. 522-546 21 Nguyễn Thị Thủy (2012), “Mô hình tố tụng hình sự và vấn đề xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong tố tụng hình sự”, Kiểm sát, (9), tr. 46-51, 55. 22 Xem thêm: Nguyễn Ngọc Kiện (2019), “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”, Nxb. Tư pháp; Võ Văn Tài, Trịnh Tuấn Anh (2015), “Nguồn góc, bản chất, phạm vi áp dụng của quyền im lặng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, Số 11 (186), tr. 35 - 43 23 Nguyễn Ngọc Kiện (2016), “Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 101
- gia tranh tụng phải có sự hiểu biết sâu sắc pháp luật mới mong dành phần thắng cho mình và quá trình này kéo dài hàng trăm năm đã góp phần hình thành và thúc đẩy ý thức pháp luật và nền văn hóa pháp lý trong lĩnh vực tư pháp hình sự của Hoa Kỳ . 3.1.2. Mô hình TTHS của Cộng hòa Pháp Thứ nhất, Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng (Tòa án, Viện công tố, Cơ quan cảnh sát); các chủ thể khác không có nghĩa vụ chứng mình, người bị tình nghi được coi là vô tội cho đến khi chứng minh được có tội. Coi trọng việc hỏi cung, thẩm vấn trong tiến trình TTHS để tìm ra sự thật; trong đó hoạt động điều tra có tính chất quyết định (điều tra sơ bộ của cảnh sát và điều tra dự thẩm của Tòa án). Điều này, đảm bảo Nhà nước dễ dàng kiểm soát tội phạm, song sẽ không tránh khỏi những sai sót nếu các chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng hoặc do ngụy tạo. Thứ hai, Phiên tòa xét xử diễn ra nhanh chóng hơn và ít tốn kém thời gian, công sức, chi phí tố tụng. Hoạt động xét xử là một giai đoạn tiếp nối của quá trình điều tra, truy tố, và tại phiên tòa các hoạt động tố tụng chú trọng sự thẩm tra lại chứng cứ đã thu thập và thẩm định của các cơ quan chuyên môn từ trước. Thẩm phán được nghiên cứu trước hồ sơ vụ án, vạch ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch đã cho phép nên rút ngắn thời gian xét xử. Đồng thời, quy định cũng đề cao vai trò của thẩm phán, xây dựng cơ chế mở rộng hơn về thông tin, chứng cứ của vụ án. Thẩm phán chịu trách nhiệm trong việc thẩm vấn, điều khiển phiên tòa diễn ra trật tự, công bằng, khách quan và tuyên án bằng một phán quyết cụ thể. Thẩm phán không bị hạn chế bởi những chứng cứ mà các bên lựa chọn tự đưa ra (có thể tự mình tìm ra chứng cứ, kể cả khi các bên không mong muốn). Điều này cho thấy, Nhà nước trao quyền hạn rất lớn cho các cơ quan tư pháp và thẩm phán, cũng như mong đợi trách nhiệm cao khi thực thi công vụ. Thứ ba, Coi trọng xây dựng Bộ luật TTHS (pháp điển hóa) như một bộ phận của luật công 3.2. Gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, cải tiến mô hình tụng hình sự Mô hình TTHS của Việt Nam hiện nay tiếp tục duy trì các nền tảng của mô hình TTHS thẩm vấn, nhưng tăng cường, kết hợp nhiều hơn các yếu tố tranh tụng, tập trung nhất là tranh tụng tại phiên tòa. Nói cách khác, Mô hình TTHS của Việt Nam theo hướng “pha trộn”, trên 102
- cơ sở rút kinh nghiệm mặt hạn chế của mô hình TTHS thẩm vấn, tiếp thu có chọn lọc các hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng. Thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2015 trong thời gian qua cho thấy, bên cạnh những ưu điểm trong việc phòng ngừa và trấn áp tội phạm, kiểm soát tội phạm để giữ vững an ninh, trật tự thì mô hình TTHS Việt Nam cũng đã bộc lộ không ít hạn chế, biểu hiện như tình trạng tiến hành tố tụng oan, sai và lạm quyền; việc lạm dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng. Bên cạnh đó, tại phiên tòa thẩm phán vẫn chưa thể hiện vị trí trung tâm, điều hành phiên tòa trôi chảy, khoa học. Thẩm phán vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động xét hỏi, tham gia xét hỏi tường tận mà đáng lẽ trách nhiệm đó thuộc về kiểm sát viên, luật sư bào chữa. Mặt khác, vị thế giữa kiểm sát viên (giữ quyền công tố) và người bào chữa trong tố tụng vẫn chưa bình đẳng như đúng nghĩa,24 quyền con người của bị cáo vẫn chưa được xem trọng. Do đó, việc tiếp tục tiếp thu các kinh nghiệm của các mô hình TTHS phát triển trên thế giới (Hoa Kỳ, Pháp) là cần thiết trong bối cảnh cải cách tư pháp tại Việt Nam hiện nay đang được đề cao. Thứ hai, bổ sung nguyên tắc truy tố tùy nghi trong tố tụng hình sự Nguyên tắc tùy nghi truy tố vốn được xem là một trong những nguyên tắc riêng có của các quốc gia áp dụng mô hình TTHS tranh tụng (điển hình Hoa Kỳ), nhưng sau này đã được các mô hình TTHS khác thẩm thấu và tiếp thu. Nguyên tắc này tương phản với nguyên tắc công tố (nghĩa là trong mọi trường hợp khi xác định có đủ chứng cứ cho rằng một người đã thực hiện hành vi phạm tội phải truy tố người đó trước pháp luật). Như đã phân tích, mô hình TTHS của Hoa Kỳ đã giao cho công tố viên thẩm quyền quyết định truy tố hoặc không truy tố một người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng phải bảo đảm tính hợp lý của việc lựa chọn đó. Mô hình TTHS Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp nhằm giảm tải sự gia tăng công việc một cách không cần thiết cho Tòa án. Kinh nghiệm, ở CH Pháp cho thấy quyết định không truy tố của Công tố viên ở Pháp chiếm khoảng 50% tổng số vụ án có thể bị truy tố. Các căn cứ được đưa ra thường là chứng cứ không đủ, không xác định được người phạm tội hoặc đơn giản là việc truy tố không phục vụ lợi ích của công cộng. Quyết định không tiếp tục truy tố là một quyết định mang tính hành chính và không phải là đối tượng để kháng cáo mặc dù nó có thể bị xem xét lại bởi một Công tố viên cấp cao hơn. 24 Đoàn Đức Lương, Nguyễn Ngọc Kiện (2015), “Mô hình tố tụng hình sự với yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 16 (296), tr. 3-8 103
- Thứ ba, tiếp thu các hạt nhận hợp lý của chế định mặc cả nhận tội Pháp luật TTHS Việt Nam từ trước đến nay chưa bao giờ ghi nhận chế định mặc cả nhận tội. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp quyết liệt khi xác định một hành vi phạm tội mà chứng cứ còn mong manh, bên nào cũng cho rằng minh đúng hệ quả là nhiều vụ án bị can/bị cáo kêu oan, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Một phần xuất phát từ quan niệm truyền thống của mô hình TTHS thẩm vấn. Tuy nhiên, hiện nay thực tế đã chứng minh pháp luật tố tụng hình sự Pháp, Nhật Bản đã ghi nhận chế định mặc cả nhận tội bởi các ưu điểm của chế định này, điển hình như: (i) Mang lại lợi ích cho bị cáo thông qua việc đề xuất một sự buộc tội nhẹ hơn hoặc bản án có lợi; (ii) Tiết kiệm các nguồn lực tư pháp bằng cách tránh được chi phí cho việc xét xử; (iii) Đem lại sự hài lòng cho bị hại thông qua việc giải quyết nhanh chóng vụ án, đặc biệt đối với những người không muốn khai báo tại phiên tòa25. Do đó, BLTTHS Việt Nam cần thiết trong tương lai tiếp thu các hạt nhân hợp lý của chế định mặc cả nhận tội. Thứ tư, về chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội (bào chữa) BLTTHS Việt Nam cần tạo cơ chế để luật sư bào chữa, người bị tình nghi trở thành một bên có vị trí độc lập, bình đẳng với các chủ thể khác, nhất là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội trong việc chứng minh sự vô tội hoặc thực hiện việc gỡ tội. Đặc biệt cần tạo ra cơ sở pháp lý đồng bộ để thực thi hiệu quả cơ chế luật sư có quyền tham gia TTHS ngay khi thân chủ của mình bị tình nghi hoặc bị tố giác tội phạm, cho phép tiếp cận các kết quả giám định tư pháp, loại bỏ các thủ tục rườm rà, cản trở người bào chữa thực thi trách nhiệm của mình26. Hơn thế nữa, quyền tranh tụng bình đẳng tại phiên tòa xét xử công khai cần được bảo đảm thực thi có hiệu quả trên thực tế. Qua đó người bào chữa chủ động tham gia vào các hoạt động xét xử theo kế hoạch của tòa án, cung cấp những chứng cứ mới đáng tin cậy (ngoài những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án) có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp để phản bác các chứng cứ khác được xây dựng trước; những luận điểm gỡ tội về vụ án, kể cả quyền được khiếu nại, tố cáo thay mặt thân chủ của mình nếu thấy có căn cứ minh chứng quyết định xét 25 Lê Huỳnh Tấn Duy (2081), “Chế định mặc cả nhận tội theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 05 (117), tr. 45 - 53 26 Báo Tuổi Trẻ (2016), “Thủ tục đăng ký bào chữa: Liệu có bình mới rượu cũ”?, [https://tuoitre.vn/thi-hanh- bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2003-29572.htm] 104
- xử không khách quan, áp dụng không đúng quy định của pháp luật gây oan sai, xâm phạm nghiêm trọng các hoạt động tư pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Thủy (2010), “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17(178), 2. Robert Strang, “More adversarial, but not completely adversarial”: Reformasi of the Indonesian criminal procedure code, 32 Fodham Int’l L.R. 188, 3. Craig M. Bradley (2007) , “Criminal Procedure: A Worldwide Study, Carolina Academic 4. Federal Rules of Criminal Procedure, [https://www.law.cornell.edu/rules/frcrmp], (truy cập ngày 1/6/2021 5. Trịnh Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thanh Nhã (2019), “Nguy tắc suy đoán vô tội và quyền được im lặng trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, Số 38, 6. Lương Thị Mỹ Quỳnh (2013), “Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Hoa Kỳ”, Nxb.Chính trị Quốc gia, 7. Irving R. Kaufman, Criminal Procedure in England and the United States: Comparisons in Initiating Prosecutions, 49 Fordham L. Rev. 26 (1980). 8. Alan B. Morrison, “Fundamentals of American Law”, Oxford University Press, 2007. 9. Robert M. Bloom and David H. Fentin, “A More Majestic Conception: the Importance of Judicial Integrity in Preserving the Exclusionary Rule ", University of Pennsylvania Journal of Constitutional Law 13, no.1 (2010): 47-80. 10. Brady v. United States, 397 U.S. 742 (1970), [https://supreme.justia.com/cases/federal/us/397/742/] 11. Black’s Law Dictionary, 6th ed. (St. Paul, MN: West, 1990), 12. Peter Westen and David Westin, A Constitutional Law of Remedies for Broken Plea Bargains, California LawReview 66, no. 3 (May 1978): 13. Nguyễn Hải Yến (2019), “Thỏa thuận nhận tội trong hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 5 105
- 14. Nguyễn Đăng Dung (2004), “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền”, Nxb.Tư pháp, 15. David Turns (2003), “Certain Criminal Proceedings in France (Republic of the Congo v France)”, The International and Comparative Law Quarterly, Vol. 53, No. 3 (Jul., 2004), pp. 747-752 16. E.A.Tomlinson, Comparative criminal justice issues in the united states, west Germany, England and France: Nonadversarial justice: the French experience, 42 Maryland shool of law review. 17. Nguyễn Thị Thuỷ (2011), “Các mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới và xu hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở các nước hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát, Số 10/2011, 18. Stewart Field (2006), “State, Citizen, and Character in French Criminal Process”, Journal of Law and Society, Vol. 33, No. 4 (Dec., 2006), 19. Nguyễn Thị Thủy (2012), “Mô hình tố tụng hình sự và vấn đề xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong tố tụng hình sự”, Kiểm sát, (9), 20. Võ Văn Tài, Trịnh Tuấn Anh (2015), “Nguồn góc, bản chất, phạm vi áp dụng của quyền im lặng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, Số 11 (186), 21. Nguyễn Ngọc Kiện (2016), “Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 22. Nguyễn Ngọc Kiện (2019), “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”, Nxb. Tư pháp 23. Đoàn Đức Lương, Nguyễn Ngọc Kiện (2015), “Mô hình tố tụng hình sự với yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 16 (296), tr. 3-8 106
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hai mô hình tố tụng hình sự đặc trưng trên thế giới.
12 p | 118 | 12
-
Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
7 p | 172 | 9
-
Tính chất của giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam và Pháp
15 p | 42 | 9
-
Tranh tụng trong tố tụng hình sự của Nhật Bản - Kinh nghiệm cho Việt Nam
6 p | 70 | 6
-
Quyền con người trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn
8 p | 42 | 5
-
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tranh tụng và giải pháp hoàn thiện
11 p | 30 | 4
-
Vai trò của Kiểm sát viên/Công tố viên trong mô hình tố tụng hình sự một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
5 p | 14 | 4
-
Thủ tục tố tụng hình sự Nhật Bản - một số kinh nghiệm đối với Việt Nam
5 p | 90 | 4
-
Hoạt động chứng minh của cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam
8 p | 7 | 3
-
Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và những ưu, nhược điểm
10 p | 51 | 3
-
Thủ tục “đàm phán nhận tội” trong pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia và những gợi mở cho cải cách tư pháp ở Việt Nam
13 p | 29 | 3
-
Luật sư biện hộ trong lịch sử các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới và Việt Nam
7 p | 48 | 3
-
Pháp luật tố tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới về bảo đảm quyền đối với người chưa thành niên bị buộc tội và định hướng gợi mở cho Việt Nam
12 p | 8 | 2
-
Chức năng bào chữa, buộc tội và xét xử trong các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới
5 p | 28 | 2
-
Nhận diện mô hình tố tụng ở Việt Nam thông qua tìm hiểu về mô hình tố tụng thẩm vấn
4 p | 40 | 1
-
Các yếu tố tranh tụng trong mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống của Việt Nam
7 p | 49 | 1
-
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự Việt Nam – gợi mở hoàn thiện từ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn