intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối liên quan giữa kháng thể kháng RO/SSA và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kháng nguyên Ro/SSA (Sjogren’s Syndrome A) là một trong những kháng nguyên nhân hòa tan hay gặp, có liên quan với loại tổn thương da, nguy cơ biểu hiện nội tạng ở những bệnh nhân Lupus ban đỏ. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA (anti - Ro/SSA) dương tính và mối liên quan với biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối liên quan giữa kháng thể kháng RO/SSA và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG Ro/SSA<br /> VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN<br /> LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG<br /> Lê Hữu Doanh, Nguyễn Thị Hà Vinh<br /> Trường Đại học Y Hà Nội.<br /> Kháng nguyên Ro/SSA (Sjogren’s Syndrome A) là một trong những kháng nguyên nhân hòa tan hay<br /> gặp, có liên quan với loại tổn thương da, nguy cơ biểu hiện nội tạng ở những bệnh nhân Lupus ban đỏ.<br /> Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA (anti - Ro/SSA) dương tính và mối liên quan với<br /> biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus SLE). Điều tra mô tả cắt ngang trên 97 bệnh nhân SLE đến khám, điều trị tại phòng khám chuyên đề các<br /> bệnh tổ chức liên kết tự miễn, bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2014. Kết quả cho<br /> thấy tỷ lệ kháng thể anti - Ro/SSA dương tính ở nhóm nghiên cứu là 60,8%. Nguy cơ xuất hiện tổn thương<br /> da cấp tính và bán cấp tăng ở bệnh nhân SLE có kháng thể anti - Ro/SSA dương tính. Không có mối liên<br /> quan giữa kháng thể anti - Ro/SSA với các triệu chứng cận lâm sàng cũng như độ hoạt động của bệnh.<br /> Từ khóa: kháng thể anti-Ro/SSA, Lupus ban đỏ hệ thống<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Lupus ban đỏ là một trong những bệnh tổ<br /> chức liên kết tự miễn thường gặp. Bệnh đặc<br /> trưng bởi các tự kháng thể bất thường chống<br /> lại kháng nguyên nhân và các protein liên<br /> quan với nhân của tế bào [1]. Lupus ban đỏ<br /> được chia làm hai nhóm là Lupus ban đỏ hệ<br /> thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)<br /> và Lupus ban đỏ ở da (Cutaneous Lupus Erythematosus - CLE), trong đó SLE có biểu hiện<br /> lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng nặng<br /> hơn Lupus ban đỏ ở da. Tổn thương da trong<br /> bệnh Lupus rất đa dạng, trong đó tổn thương<br /> da cấp tính thường liên quan với các biểu hiện<br /> nội tạng [1; 2]. Việc chẩn đoán và tiên lượng<br /> bệnh SLE không chỉ dựa vào các triệu chứng<br /> lâm sàng, cận lâm sàng mà còn phụ thuộc độ<br /> đặc hiệu cũng như nồng độ các tự kháng thể.<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Lê Hữu Doanh, Bộ môn Da liễu, Trường<br /> Đại học Y Hà Nội<br /> Email: doanhlehuu@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 14/10/2015<br /> Ngày được chấp thuận: 26/02/2016<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> Cho đến nay, đã có hơn 100 kháng nguyên<br /> nhân hòa tan được biết đến trong các bệnh tổ<br /> chức liên kết. Trong đó, kháng nguyên Ro/<br /> SSA là một trong những kháng nguyên nhân<br /> hòa tan hay gặp [3]. Kháng thể anti - Ro/SSA<br /> là một trong những kháng thể kháng nhân<br /> thường liên quan với Lupus ban đỏ hệ thống,<br /> Lupus da thể bán cấp, hội chứng Sjogren và<br /> Lupus ban đỏ ở trẻ sơ sinh [3; 4; 5]. Nghiên<br /> cứu của tác giả Barbara và cộng sự đã chỉ ra<br /> mối liên quan giữa loại tổn thương da và tuổi<br /> với nguy cơ biểu hiện nội tạng ở những bệnh<br /> nhân Lupus ban đỏ có kháng thể anti - Ro/<br /> SSA dương tính [6]. Điều này có ý nghĩa rất<br /> quan trọng trong việc tiên lượng bệnh.<br /> Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về<br /> các biểu hiện da, nội tạng, cận lâm sàng và<br /> một số thay đổi liên quan miễn dịch ở bệnh<br /> Lupus ban đỏ nói chung và bệnh Lupus ban<br /> đỏ hệ thống nói riêng [7; 8]. Tuy nhiên, cho<br /> đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối<br /> liên quan giữa kháng thể anti - Ro/SSA với<br /> các triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ hệ<br /> thống và vấn đề tiên lượng bệnh. Vì vậy,<br /> <br /> 105<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục<br /> <br /> cấp tính: ACLE – Acute Cutaneous Lupus Ery-<br /> <br /> tiêu 1) Xác định tỷ lệ kháng thể anti-Ro/SSA<br /> dương tính của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống<br /> <br /> thematosus, tổn thương bán cấp: SCLE Subacute Cutaneous Lupus Erythematosus,<br /> <br /> tại Bệnh viện Da liễu trung ương từ tháng<br /> 01/2014 đến tháng 08/2014 và 2) Mối liên<br /> <br /> tổn thương mạn tính: CCLE – Chronic Cutaneous Lupus Erythematosus) và không đặc<br /> <br /> quan với biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng<br /> của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống.<br /> <br /> hiệu.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 1. Đối tượng<br /> 97 bệnh nhân được chẩn đoán SLE theo<br /> tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ<br /> <br /> + Đánh giá các chỉ số: tổn thương da<br /> CLASI (Cutaneous Lupus Erythematosus Area<br /> Severity Index), độ hoạt động bệnh SLEDAI<br /> (Systemic Lupus Erythematosus Desease Activity), DAS 28 (Desease Activity Score in 28<br /> joints).<br /> <br /> (ARA) 1997, đến khám và theo dõi điều trị tại<br /> <br /> + Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống chống<br /> <br /> phòng khám chuyên đề các bệnh tổ chức liên<br /> <br /> đông, ly tâm chắt huyết thanh, lưu ở tủ lạnh<br /> <br /> kết tự miễn, Bệnh viện Da liễu Trung ương từ<br /> <br /> âm sâu (-80ºC) đến khi làm xét nghiệm ELISA<br /> <br /> tháng 01/2014 đến tháng 08/2014.<br /> <br /> (enzyme-linked immunosorbent assay) định<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> - Được chẩn đoán SLE, lưu huyết thanh<br /> làm xét nghiệm kháng thể anti - Ro/SSA<br /> bằng kỹ thuật ELISA (enzyme - linked immunosorbent assay).<br /> - Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân<br /> Bệnh nhân mắc thêm các bệnh mô liên kết<br /> tự miễn khác như viêm bì cơ, xơ cứng bì…<br /> hoặc các bệnh da có nhạy cảm với ánh sáng.<br /> Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br /> cứu hoặc không đồng ý lưu mẫu huyết thanh<br /> và làm xét nghiệm định lượng kháng thể anti Ro/SSA.<br /> 2. Phương pháp: mô tả cắt ngang.<br /> Các bước tiến hành<br /> + Xây dựng bệnh án nghiên cứu<br /> + Hỏi bệnh, khám bệnh, chỉ định các xét<br /> nghiệm, đánh giá các chỉ số cần cho nghiên cứu.<br /> + Phân loại tổn thương da: theo phân loại<br /> của Gilliam: tổn thương đặc hiệu (tổn thương<br /> <br /> 106<br /> <br /> lượng kháng thể anti - Ro/SSA.<br /> Một số các xét nghiệm sử dụng trong<br /> nghiên cứu<br /> + Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián<br /> tiếp trên tế bào HEp - 2 để xác định kháng thể<br /> kháng nhân (ANA).<br /> + Xét nghiệm định lượng anti - Ro/SSA<br /> bằng phương pháp ELISA, kit từ hãng MBL,<br /> Nhật Bản.<br /> Đánh giá: nồng độ anti - Ro/SSA ≥ 30 UI/<br /> ml → dương tính, < 30 UI/ml → âm tính. Tiến<br /> hành xét nghiệm ELISA định lượng kháng thể<br /> anti-Ro/SSA 2 lần cho mỗi mẫu huyết thanh<br /> để hạn chế tối đa sai số giữa các lần làm xét<br /> nghiệm. Giá trị định lượng kháng thể ant i- Ro/<br /> SSA được xác định bằng giá trị trung bình<br /> cộng của 2 lần xét nghiệm.<br /> 3. Xử lý số liệu: xử lý số liệu: theo phần<br /> mềm SPSS 20.0.<br /> 4. Đạo đức nghiên cứu: bệnh nhân tự<br /> nguyện tham gia nghiên cứu, thông tin của<br /> bệnh nhân được giữ kín.<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Tỷ lệ kháng thể anti-Ro/SSA dương tính ở bệnh nhân SLE<br /> <br /> 39,2%<br /> <br /> Biểu đồ 1. Tỷ lệ kháng thể anti - Ro/SSA dương tính ở bệnh nhân SLE<br /> Kháng thể anti - Ro/SSA dương tính gặp ở 59 bệnh nhân chiếm 60,8%.<br /> 2. Mối liên quan giữa kháng thể anti-Ro/SSA và biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của<br /> bệnh nhân SLE<br /> Bảng 1. Nguy cơ xuất hiện tổn thương da ở bệnh nhân<br /> có kháng thể anti - Ro/SSA dương tính<br /> Tổn thương da<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ suất chênh OR (odd ratio)<br /> <br /> Độ tin cậy 95%<br /> <br /> Tổn thương cấp tính<br /> <br /> 48<br /> <br /> 1,946<br /> <br /> 0,849 - 4,459<br /> <br /> Tổn thương bán cấp<br /> - Tổn thương vảy nến<br /> <br /> 27<br /> 11<br /> <br /> 1,133<br /> 1,83<br /> <br /> 0,454 - 2,832<br /> 0,454 - 7,384<br /> <br /> - Tổn thương vòng<br /> <br /> 17<br /> <br /> 0,904<br /> <br /> 0,311 - 2,623<br /> <br /> Tổn thương mạn tính<br /> <br /> 8<br /> <br /> 0,379<br /> <br /> 0,293 - 0,49<br /> <br /> Chung<br /> <br /> 86<br /> <br /> 2,025<br /> <br /> 0,572 - 7,173<br /> <br /> Nguy cơ xuất hiện tổn thương da cấp tính và bán cấp ở bệnh nhân SLE có kháng thể anti-Ro/<br /> SSA (+) tăng lên lần lượt là 1,946 và 1,133 lần. Nguy cơ xuất hiện của các tổn thương da nói<br /> chung là 2,025 lần.<br /> Bảng 2. Các tổn thương da khác ở bệnh nhân SLE có kháng thể anti-Ro/SSA<br /> dương tính và âm tính<br /> Các tổn thương da khác<br /> <br /> Kháng thể anti-Ro/SSA (+)<br /> <br /> Kháng thể anti-Ro/SSA (-)<br /> <br /> p<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nhạy cảm ánh sáng<br /> <br /> 35/59<br /> <br /> 24/38<br /> <br /> 0,706<br /> <br /> 2<br /> <br /> Xuất huyết quanh móng<br /> <br /> 6/59<br /> <br /> 1/38<br /> <br /> 0,16<br /> <br /> 3<br /> <br /> Xuất huyết dưới da<br /> <br /> 7/59<br /> <br /> 1/38<br /> <br /> 0,105<br /> <br /> 4<br /> <br /> Giãn mạch quanh móng<br /> <br /> 7/59<br /> <br /> 2/38<br /> <br /> 0,236<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> 107<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Các tổn thương da khác<br /> <br /> Kháng thể anti-Ro/SSA (+)<br /> <br /> Kháng thể anti-Ro/SSA (-)<br /> <br /> p<br /> <br /> 5<br /> <br /> Ban mạng lưới<br /> <br /> 2/59<br /> <br /> 0/37<br /> <br /> 0,375<br /> <br /> 6<br /> <br /> Hiện tượng Raynaud<br /> <br /> 8/59<br /> <br /> 1/38<br /> <br /> 0,068<br /> <br /> 7<br /> <br /> Rụng tóc không sẹo<br /> <br /> 32/59<br /> <br /> 16/38<br /> <br /> 0,201<br /> <br /> 9<br /> <br /> Loét miệng<br /> <br /> 7/59<br /> <br /> 5/38<br /> <br /> 0,524<br /> <br /> Trong các biểu hiện tổn thương da khác của Lupus, không có triệu chứng nào có mối liên<br /> quan với sự có mặt của kháng thể anti - Ro/SSA. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện hội chứng<br /> Raynaud ở nhóm SLE kháng thể anti - Ro/SSA dương tính cao hơn ở nhóm SLE kháng thể antiRo/SSA âm tính, sự khác biệt gần đạt mức có ý nghĩa, p = 0,068.<br /> Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân SLE có kháng thể anti - Ro/SSA<br /> dương tính và âm tính<br /> Biểu hiện cận lâm sàng<br /> <br /> Kháng thể<br /> Anti - Ro/SSA (+)<br /> <br /> Kháng thể<br /> Anti - Ro/SSA (-)<br /> <br /> p<br /> <br /> 1<br /> <br /> Kháng thể kháng nhân (+)<br /> <br /> 59/59<br /> <br /> 37/38<br /> <br /> 0,392<br /> <br /> 2<br /> <br /> Kháng thể anti-ds DNA<br /> <br /> 46/59<br /> <br /> 32/38<br /> <br /> 0,449<br /> <br /> 3<br /> <br /> Thiếu máu<br /> <br /> 9/59<br /> <br /> 6/38<br /> <br /> 0,943<br /> <br /> 4<br /> <br /> Giảm bạch cầu (< 4000/ mm3)<br /> <br /> 20/59<br /> <br /> 8/38<br /> <br /> 0,173<br /> <br /> 5<br /> <br /> Giảm bạch cầu lympho (< 1500/ mm3)<br /> <br /> 46/59<br /> <br /> 28/38<br /> <br /> 0,628<br /> <br /> 6<br /> <br /> Giảm tiếu cầu (< 100 000/ mm3)<br /> <br /> 2/59<br /> <br /> 1/38<br /> <br /> 0,661<br /> <br /> 7<br /> <br /> Protein niệu ( ≥ (3+))<br /> <br /> 2/59<br /> <br /> 0/38<br /> <br /> 8<br /> <br /> Hồng cầu niệu<br /> <br /> 7/57<br /> <br /> 8/37<br /> <br /> 0,227<br /> <br /> 9<br /> <br /> Bạch cầu niệu<br /> <br /> 2/57<br /> <br /> 1/37<br /> <br /> 0,659<br /> <br /> Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số xét nghiệm máu và nước tiểu ở 2<br /> nhóm SLE có kháng thể anti-Ro/SSA (+) và (-).<br /> Bảng 4. Các thang điểm đánh giá hoạt động bệnh của nhóm SLE có<br /> anti - Ro/SSA âm tính và dương tính<br /> Thang điểm<br /> <br /> Anti-Ro/SSA (+)<br /> (X ± SD)<br /> <br /> Anti-Ro/SSA (-)<br /> (X ± SD)<br /> <br /> p<br /> <br /> 8,66 ± 8,92<br /> <br /> 6,61 ± 8,41<br /> <br /> 0,158<br /> <br /> 1<br /> <br /> CLASI<br /> <br /> 2<br /> <br /> CLASI hoạt tính<br /> <br /> 6,8 ± 6,4<br /> <br /> 5,13 ± 5,81<br /> <br /> 0,147<br /> <br /> 3<br /> <br /> CLASI thiệt hại<br /> <br /> 1,86 ± 3,95<br /> <br /> 1,47 ± 3,55<br /> <br /> 0,627<br /> <br /> 4<br /> <br /> DAS 28<br /> <br /> 2,62 ± 1,08<br /> <br /> 2,68 ± 1,15<br /> <br /> 0,553<br /> <br /> 5<br /> <br /> SLEDAI<br /> <br /> 5,9 ± 3,0<br /> <br /> 6,03 ± 3,49<br /> <br /> 0,442<br /> <br /> 108<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> * CLASI (Cutaneous Lupus Erythematosus Area Severity Index)<br /> SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus Desease Activity)<br /> DAS 28 (Desease Activity Score in 28 joints)<br /> Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số đánh giá hoạt động bệnh ở 2 nhóm<br /> SLE anti - Ro (+) và (-).<br /> Bảng 5. Các yếu tố nguy cơ thương tổn nội tạng ở bệnh nhân SLE<br /> có kháng thể anti - Ro/SSA dương tính<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Tỷ suất chênh OR<br /> <br /> Độ tin cậy 95%<br /> <br /> Giới<br /> Bệnh tự miễn khác đi kèm<br /> <br /> 0,672<br /> 0,761<br /> <br /> 0,176 - 2,232<br /> 0,077 - 7,51<br /> <br /> Mệt<br /> Sốt<br /> <br /> 1,905<br /> 1,082<br /> <br /> 0,546 - 6,64<br /> 1,016 - 1,153<br /> <br /> Đau cơ<br /> Đau khớp<br /> <br /> 1,676<br /> 1,135<br /> <br /> 0,193 - 14,549<br /> 0,364 - 3,538<br /> <br /> Loét niêm mạc miệng<br /> <br /> 0,652<br /> <br /> 0,157 - 2,701<br /> <br /> Nhạy cảm ánh sáng<br /> Tổn thương cấp tính<br /> <br /> 0,74<br /> 1,381<br /> <br /> 0,22 - 2,495<br /> 0,46 - 4,148<br /> <br /> Tổn thương bán cấp<br /> Tổn thương mạn tính<br /> <br /> 1,27<br /> 1,653<br /> <br /> 0,327 - 4,926<br /> 0,19 - 14,345<br /> <br /> Tổn thương không đặc hiệu<br /> <br /> 0,985<br /> <br /> 0,345 - 2,815<br /> <br /> Kháng thể kháng nhân<br /> Anti - dsDNA<br /> <br /> 1,013<br /> 0,788<br /> <br /> 0,988 - 1,038<br /> 0,203 - 3,055<br /> <br /> Trong nhóm bệnh nhân SLE anti-Ro/SSA (+), các biểu hiện mệt, sốt, đau cơ, đau khớp là yếu<br /> tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các tổn thương nội tạng. Sự xuất hiện của các tổn thương da đặc<br /> hiệu cũng như xét nghiệm kháng thể kháng nhân (+) cũng là nguy cơ của các biểu hiện nội tạng.<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> <br /> thể anti - Ro/SSA dương tính ở 61,8% bệnh<br /> <br /> phát hiện ra ở bệnh nhân hội chứng Sjogren<br /> <br /> nhân SLE [9]. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ<br /> kháng thể anti-Ro dương tính ở bệnh nhân<br /> <br /> và là một marker đặc hiệu để chẩn đoán bệnh<br /> này. Ngoài ra, kháng thể anti - Ro/SSA còn<br /> <br /> SLE là khác nhau, theo Petri và cộng sự<br /> (2005) là 27,6%, Aurora Menendez là 44,0%<br /> <br /> được tìm thấy trong các bệnh tự miễn hệ<br /> thống khác bao gồm SLE. Trong 97 mẫu<br /> <br /> [5], Faria (2005) là 47,0% [10]. Sự khác biệt<br /> này có lẽ vì yếu tố địa dư và chủng tộc. Một lý<br /> <br /> huyết thanh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu,<br /> 59 mẫu có kháng thể anti - Ro/SSA dương<br /> <br /> do nữa là các nghiên cứu sử dụng các<br /> <br /> Kháng thể anti - Ro/SSA lần đầu tiên được<br /> <br /> tính, chiếm tỷ lệ 60,8%. Tỷ lệ này tương tự với<br /> <br /> phương pháp khác nhau để xác định kháng<br /> thể anti - Ro/SSA. Và ngay trong cùng một<br /> <br /> kết quả của Koskenmies và cộng sự, kháng<br /> <br /> phương pháp thì dùng các bộ kít khác nhau,<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2