Mô phỏng chuyển động của vật ném xiên và vật ném ngang bằng phần mềm mathematica<br />
HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 82-93<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0008<br />
<br />
MÔ PHỎNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT NÉM XIÊN VÀ VẬT NÉM NGANG<br />
BẰNG PHẦN MỀM MATHEMATICA<br />
<br />
Huỳnh Trọng Dương<br />
Khoa Lí - Hoá - Sinh, Trường Đại học Quảng Nam<br />
Tóm tắt. Phần mềm Mathematica là một phần mềm tổ hợp các thao tác tính toán bằng ký<br />
hiệu, tính số, xử lí đồ hoạ và lập trình. Trong lĩnh vực giáo dục, việc sử dụng phần mềm<br />
trong nghiên cứu, học tập các môn Khoa học Tự nhiên nói chung và Vật lí nói riêng, đã đem<br />
lại những thành tựu vô cùng quan trọng. Bài viết này đề cập đến ứng dụng của phần mềm<br />
Mathematica trong giảng dạy bộ môn Vật lí. Cụ thể, ngôn ngữ của phần mềm này được sử<br />
dụng để xây dựng các mô hình mô phỏng chuyển động của vật ném xiên và chuyển động của<br />
vật ném ngang trong Vật lí.<br />
Từ khóa: Mathematica, vật ném xiên, vật ném ngang, lập trình, mô phỏng.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Phần mềm Mathematica được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1988 bởi hãng Wolfram Research.<br />
Với những tính năng vượt trội, phần mềm đã gây ấn tượng sâu sắc đối với người sử dụng máy<br />
tính trong kĩ thuật và các lĩnh vực khác. Đây là một phần mềm tổ hợp các thao tác tính toán bằng<br />
kí hiệu, bằng số, xử lí đồ hoạ và lập trình. Mục đích chính của phần mềm khi hãng Wolfram đưa<br />
ra lần đầu tiên là hỗ trợ nghiên cứu cho các ngành khoa học vật lí, công nghệ và toán học. Phần<br />
mềm Mathematica được các trường đại học trên thế giới sử dụng trong việc soạn thảo giáo án,<br />
nghiên cứu và hỗ trợ học tập cho sinh viên [[1]-[7], [15]. Thực tế cho thấy, việc sử dụng phần<br />
mềm trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập các môn học nói chung, đã đem lại những thành tựu vô<br />
cùng quan trọng. Với giao diện thân thiện, Mathematica là công cụ hỗ trợ tích cực cho các hoạt<br />
động dạy - học, giúp cho sự tương tác giữa người dạy và người học đạt hiệu quả cao [[9], [12][14] [16]. Trong giảng dạy vật lí, với sự hỗ trợ của Mathematica, giảng viên vật lí có thể tạo ra<br />
mô hình riêng và các điều khiển trực quan theo đúng ý đồ của mình. Giảng viên trong quá trình<br />
giảng dạy dễ dàng thay đổi các giá trị bằng các lệnh và thao tác đơn giản. Ngoài ra, sinh viên học<br />
Vật lí có thể sử dụng Mathematica để hiểu sâu hơn các khái niệm, hoàn thành bài tập về nhà và<br />
thực hiện các dự án lớn hơn như nghiên cứu đề tài mà không cần thêm các phần mềm chuyên<br />
dụng khác.<br />
Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã hỗ trợ rất lớn cho cả người<br />
dạy và người học [2], [5], [8], [10], [11]. Trong những năm gần đây, người ta bắt đầu chú ý đến<br />
các ứng dụng của phần mềm Mathematica trong dạy học, tuy nhiên việc sử dụng phần mềm<br />
Mathematica để mô phỏng các mô hình vật lí không nhiều. Các đề tài đã thực hiện liên quan đến<br />
phần mềm này phần lớn tập trung khai thác những ứng dụng cơ bản như tính toán, đồ hoạ, mà<br />
chưa thực sự khai thác thế mạnh khác của Mathematica như là một ngôn ngữ lập trình [4], [15].<br />
Bài báo này sẽ đề cập đến vấn đề này thông qua việc sử dụng ngôn ngữ của phần mềm để xây<br />
dựng các mô hình mô phỏng chuyển động của vật ném xiên và chuyển động của vật ném ngang<br />
Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày chỉnh sửa: 10/8/2017. Ngày nhận đăng: 12/8/2017.<br />
82<br />
Tác giả liên hệ: Huỳnh Trọng Dương, e-mail: htduong.dqu@gmail.com<br />
<br />
Huỳnh Trọng Dương<br />
<br />
trong giảng dạy Vật lí.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Giới thiệu về phần mềm Mathematica<br />
Ba điểm nổi bật khiến người ta chú ý tới Mathematica gồm: giảm thời gian phát triển chương<br />
trình, tăng độ chính xác của mô hình và dễ dàng chuyển phần tính toán trên Mathematica sang<br />
các ứng dụng tiện dùng. Mathematica cho đến nay đã có rất nhiều phiên bản, phiên bản mới nhất<br />
hiện nay là 11.5.0, cập nhật vào ngày 27/04/2017. Xét về cách sử dụng và nội dung thì các phiên<br />
bản Mathematica không có sự khác nhau nhiều, xét về giao diện thì phiên bản sau có phần trội<br />
hơn phiên bản trước nhưng không đáng kể và không có sự thay đổi lớn.<br />
Mathematica cho phép thực hiện các thao tác tính toán bằng kí hiệu, bằng số và xử lí đồ hoạ.<br />
Vì vậy Mathematica có khả năng thực hiện các phép tính đại số cũng như số học. Ngoài ra,<br />
Mathematica còn cung cấp cho người dùng danh sách các hàm ứng dụng để giải các bài toán giải<br />
tích phức tạp như các bài toán tính đạo hàm, tích phân, phương trình vi phân,… một cách nhanh<br />
chóng. Đồ họa cũng là một trong những thế mạnh của Mathematica, phần mềm hỗ trợ người<br />
dùng khi cần vẽ các hàm trong không gian hai chiều hoặc ba chiều, tạo dựng biểu đồ dựa trên các<br />
số liệu ngẫu nhiên, thiết kế hình thể, vật thể tuỳ ý.<br />
Giống như các ngôn ngữ khác như ngôn ngữ C hay Fortran, Mathematica được biết đến như<br />
một ngôn ngữ lập trình. Với các hàm cần sử dụng không được dựng sẵn, Mathematica cho phép<br />
xây dựng một hàm mới với ngôn ngữ bậc cao và có tính trực quan một cách nhanh chóng và đơn<br />
giản. Mathematica cung cấp ngôn ngữ lập trình bậc cao đồng nhất và linh hoạt cho phép người sử<br />
dụng tập trung vào các vấn đề chính và lược bỏ thời gian dành cho các đoạn mã chương trình dài<br />
dòng.<br />
<br />
2.2. Ứng dụng Mathematica trong xây dựng mô hình vật lí<br />
Để xây dựng các mô hình khảo sát trong vật lí bằng phần mềm Mathematica, người sử dụng<br />
cần đảm bảo 3 yêu cầu sau:<br />
- Có kiến thức nhất định về tin học, có khả năng khai thác các câu lệnh trong phần mềm để<br />
phục vụ cho mục đích đặt ra. Đối với Mathematica, việc này được tiến hành dễ dàng bằng cách<br />
truy cập vào mục Help, nhằm khai thác hệ thống thư viện của Mathematica. Trong đó chứa một<br />
lượng kiến thức toán học khổng lồ với các dẫn giải chi tiết, giúp người dùng có thể tự học và làm<br />
việc trên Mathematica. Người dùng có thể khai thác đối tượng cần tìm hiểu theo tên hoặc theo<br />
chuyên mục.<br />
- Có kiến thức vật lí vững vàng về hiện tượng cần khảo sát, có khả năng xem xét bản chất vật<br />
lí của tình huống đã cho để nhận ra các định luật, công thức lí thuyết có liên quan. Từ đó đi đến<br />
xác lập các mối liên hệ cụ thể của các đại lượng. Các thao tác tính toán được thực hiện một cách<br />
nhanh chóng bằng các câu lệnh để đưa ra kết quả cuối cùng.<br />
- Khả năng kết nối các câu lệnh để xây dựng mô hình vật lí. Thông thường đối với việc mô<br />
phỏng hiện tượng vật lí, các câu lệnh thường được sử dụng bao gồm:<br />
+ Manipulate[expr,{u,umin,umax}]: tạo ra một phiên bản của expr với các điều khiển được thêm<br />
vào, cho phép thao tác tương tác với giá trị của u thông qua việc điều khiển các thanh trượt hoặc<br />
nhập giá trị tuỳ ý.<br />
+ Plot[f,{x,xmin,xmax}]: cho phép vẽ các đồ thị 2 chiều là hàm của đại lượng x có giá trị nằm<br />
trong khoảng từ xmin đến xmax.<br />
+ PlotStyle → {g1,g2,...}: các chỉ thị liên tiếp gi được sử dụng để xác định kiểu dáng đối với<br />
các đối tượng theo thứ tự tương ứng.<br />
+ PlotLabel: tuỳ chọn các chức năng đồ hoạ để xác định hình ảnh tổng thể của đồ thị.<br />
+ ListPlot[{{x1,y1},{x2,y2},…}]: vẽ danh sách các điểm với tọa độ x và y quy định.<br />
83<br />
<br />
Mô phỏng chuyển động của vật ném xiên và vật ném ngang bằng phần mềm mathematica<br />
<br />
Tuỳ thuộc vào mỗi đặc điểm của hiện tượng vật lí, mà người mô phỏng sẽ kết nối các lệnh để<br />
cho ra một mô hình tổng thể. Dưới đây là hai ví dụ mô phỏng về chuyển động của vật ném xiên<br />
và vật ném ngang.<br />
<br />
2.3. Lí thuyết về chuyển động của vật ném xiên, chuyển động của vật ném ngang<br />
2.3.1. Chuyển động của vật ném xiên<br />
* Định nghĩa: Vật có khối lượng m được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu<br />
với phương ngang một góc (bỏ qua sức cản không khí).<br />
<br />
hợp<br />
<br />
* Các đại lượng đặc trưng của chuyển động ném xiên:<br />
- Quỹ đạo của chuyển động ném xiên:<br />
Chuyển động của vật được chia làm hai thành phần: chuyển động trên Ox và chuyển động trên<br />
Oy. Chuyển động trên trục Ox là chuyển động thẳng đều:<br />
(1)<br />
Chuyển động trên trục Oy là chuyển động thẳng biến đổi đều:<br />
(2)<br />
<br />
Từ (1) và<br />
<br />
Hình 1. Quỹ đạo của vật ném xiên.<br />
(2), ta có phương trình quỹ đạo của vật chuyển động ném xiên:<br />
(3)<br />
<br />
- Tầm bay cao của chuyển động ném xiên:<br />
(4)<br />
- Tầm xa của chuyển động ném xiên:<br />
(5)<br />
84<br />
<br />
Huỳnh Trọng Dương<br />
<br />
2.3.2. Chuyển động của vật ném ngang<br />
* Định nghĩa: Vật có khối lượng m được ném theo phương ngang từ độ cao h so với mặt đất<br />
với vận tốc ban đầu (bỏ qua sức cản không khí).<br />
* Các đại lượng đặc trưng của chuyển động ném xiên:<br />
- Quỹ đạo của chuyển động ném ngang:<br />
Chuyển động của vật được chia làm hai thành phần: chuyển động trên Ox và chuyển động trên<br />
Oy. Chuyển động trên trục Ox là chuyển động thẳng đều:<br />
(6)<br />
Chuyển động trên trục Oy là chuyển động thẳng nhanh dần đều:<br />
(7)<br />
Từ (6) và (7), ta có phương trình quỹ đạo của vật chuyển động ném ngang:<br />
(8)<br />
<br />
Hình 2. Quỹ đạo của vật ném ngang<br />
- Tầm bay xa của chuyển động ném ngang:<br />
(9)<br />
<br />
2.4. Mô phỏng chuyển động của vật ném xiên, chuyển động của vật ném ngang bằng<br />
phần mềm Mathematica<br />
2.4.1. Mô phỏng chuyển động của vật ném xiên<br />
* Mô hình khảo sát chuyển động của vật ném xiên<br />
Khảo sát các đại lượng đặc trưng của vật chuyển động ném xiên như:<br />
+ Tầm bay cao của vật:<br />
+ Thời gian<br />
<br />
.<br />
<br />
đạt đến tầm cao H.<br />
85<br />
<br />
Mô phỏng chuyển động của vật ném xiên và vật ném ngang bằng phần mềm mathematica<br />
<br />
+ Tầm bay xa của vật:<br />
<br />
.<br />
<br />
+ Thời gian đạt tầm xa L.<br />
+ Vận tốc<br />
của vật ở thời điểm bất kì.<br />
+ Vận tốc<br />
của vật ở thời điểm bất kì.<br />
+ Vận tốc của vật ở thời điểm bất kì.<br />
+ Vị trí bất kì của vật.<br />
+ Quỹ đạo chuyển động của vật.<br />
<br />
Kết quả chạy chương trình sẽ cho giao diện bảng như Hình 3. Với các giá trị vận tốc ban đầu<br />
, góc ném<br />
, kết quả thu được:<br />
+ Tầm bay cao của vật<br />
<br />
;<br />
<br />
+ Thời gian đạt đến tầm cao<br />
+ Tầm bay xa của vật<br />
+ Thời gian đạt tầm xa L là<br />
86<br />
<br />
.<br />
;<br />
.<br />
<br />