MÔ TẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT LỖ TIỂU THẤP<br />
THỂ TRƯỚC THEO PHƯƠNG PHÁP DUPLAY - SNODGRASS<br />
Phạm Ngọc Thạch*, Nguyễn Văn Quang*, Ngô Tấn Vinh*, Phan Tấn Đức*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả kết quả bước đầu áp dụng điều trị lỗ tiểu thấp thể trước theo phương pháp Duplay –<br />
Snodgrass tại bệnh viện Nhi Đồng 2.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả không đối chứng từ tháng 1/2006 đến 1/2008 tại BV<br />
Nhi Đồng 2.<br />
Kết quả: 72 bệnh nhi được điều trị: Có 21 bệnh nhân bị biến chứng sau 6 tháng hậu phẫu chiếm tỷ lệ biến<br />
chứng chung là 21/72 (29%). Trong đó có 14 bệnh nhân bị rò niệu đạo(19%), 6 bệnh nhân hẹp lỗ tiểu (8%) và 1<br />
bị tụt lỗ tiểu (1,3%).<br />
Kết luận: Kết quả ban đầu áp dụng tạo hình niệu đạo theo phương pháp Duplay-Snodgrass cho lỗ tiểu thấp<br />
thể trước áp dụng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 cho kết quả tốt.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật, lỗ tiểu thấp thể trước, Duplay – Snodgrass.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE FIRST RESULTS IN USING DUPLAY- SNODGRASS TECHNIQUE<br />
FOR ANTERIOR HYPOSPADIAS IN THE CHILDREN’SHOSPITAL NO 2<br />
Pham Ngoc Thach, Nguyen Van Quang, Ngo Tan Vinh, Phan Tan Duc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 100 - 105<br />
Objective: To describe the first results in using Duplay- Snodgrass technique for anterior hypospadias<br />
Methods: Prospective descriptive study: from Jan/2006 to Jan/2008, 72 patients were treated by DuplaySnodgrass technique.<br />
Results: Posoperative complications included urethral fistules in 14 cases(19%), meatal stenosis in 6<br />
cases(8%) and one meatal slipdown(1.3%).<br />
Conclusion: Postoperative complications rate could be accepted, the results in using Duplay- Snodgrass<br />
technique for anterior hypospadias is good.<br />
Key wotds: Anterior hypospadias, Duplay – Snodgrass.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Tật lỗ tiểu thấp (hypospadias) là lỗ tiểu ñổ thấp ở bụng dương vật và có thể kèm theo cong dương vật hay<br />
không, là một trong những dị tật hay gặp ở trẻ em. Bệnh gặp với tỷ lệ 5,2 ñến 8,2/1000 trẻ trai,<br />
trong ñó thể trước chiếm khoảng 70% so với 10% thể giữa và 20% thể sau(3), tại bệnh viện Nhi<br />
Đồng 2 từ tháng 1/2000 ñến 1/2006, ñã có 480 ca ñược phẫu thuật. Chỉ ñịnh phẫu thuật và tuổi phẫu<br />
thuật dựa trên thể loại và tuổi của bệnh nhi, thời ñiểm phẫu thuật tốt nhất là từ 6 tháng ñến 15 tháng tuổi,<br />
ñây là thời ñiểm thích hợp ñể phẫu thuật ñể tránh tác ñộng phẫu thuật(2). xấu về tâm lý cũng như<br />
dương<br />
vật<br />
ñủ<br />
lớn<br />
ñể<br />
có<br />
khả<br />
năng<br />
<br />
100<br />
<br />
II.<br />
<br />
Phẫu thuật tạo hình niệu đạo theo Duplay – Snodgrass<br />
A Xẻ sàn niệu đạo theo đường giữa sau khi đã tạo vạt da hai bên<br />
B Khâu úp hai vạt da tạo hình niệu đạo mới<br />
C Khâu phủ tăng cường niệu đạo mới với mảnh mô lấy từ da qui đầu<br />
Cho đến nay đã có khoảng 300 phương pháp đã được mô tả. Trong những năm gần đây<br />
phẫu thuật một thì ngày càng được thịnh hành và không ngừng được cải tiến nhằm thỏa<br />
mãn về mặt chức năng, thẩm mỹ và hạ thấp tỷ lệ biến chứng sau mổ. Các phẫu thuật 1 thì<br />
thường được các phẫu thuật viên dùng và hiện đang áp dụng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 là<br />
Duplay, Duckett, Onlay, Mathieu và Magpi, double face. Tuy nhiên các phẫu thuật này<br />
cũng thường gặp một số vấn đề như thiếu máu nuôi cho vạt da dùng tạo hình niệu đạo mới<br />
trong phẫu thuật Mathieu, hẹp niệu đạo và miệng sáo trong phẫu thuật Duplay, xoay<br />
dương vật sau mổ trong phẫu thuật Duckett, double face và Onlay, biến dạng quy đầu<br />
trong phẫu thuật Magpi. Từ năm 1994 Snodgrass đã cải tiến kỹ thuật Duplay, với việc rạch<br />
sàn niệu đạo với mục đích làm rộng và sâu sàn niệu đạo mới giúp khắc phục việc hẹp niệu<br />
đạo dẫn tới xì dò niệu đạo sau mổ ở phương pháp Duplay, hơn nữa vì rạch rộng sàn niệu<br />
đạo nên chiều rộng của vạt da tạo ống niệu đạo lấy nhỏ hơn vì thế hạn chế được thiếu hụt<br />
da dương vật(5). Đường rạch hai bên vạt da không giới hạn ở dương vật mà kéo dài lên đỉnh,<br />
vì vậy miệng sáo sẽ nằm ở đỉnh, kết hợp với đường rạch sàn niệu đạo ở giữa qua hố thuyền<br />
kéo lên tới đỉnh dương vật giúp cho đoạn cuối thực sự thẳng giúp tia tiểu và tia phóng tinh<br />
thẳng tránh tình trạng tiểu xéo xuống dưới và giảm tỉ lệ vô sinh sau này(5). Phẫu thuật<br />
Snodgrass bóc tách tại chỗ ít sẽ ít làm thiếu máu vạt da hơn như trong phẫu thật Mathieu và<br />
có tính thẩm mỹ cao hơn. Việc bao phủ niệu đạo mới bằng spongoplasty và sau đó phủ niệu<br />
đạo mới bằng 1 mảnh mô lấy từ ½ da qui đầu đã thực sự đem lại tỉ lệ xì dò giảm đáng kể<br />
sau mổ, bên cạnh đó việc chỉ lấy ½ da quy đầu tạo mảnh mô cũng tránh được tình trạng<br />
xoay dương vật sau mổ thường thấy ở phẫu thuật Duckett. Hơn nữa, việc cầm máu trong<br />
phẫu thuật tạo hình niệu đạo thuờng là cầm máu thụ động do đó vai trò của băng vùng mổ<br />
cực kì quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chảy máu, hẹp niệu đạo do phù nề dẫn<br />
tới xì dò sau mổ, và quyết định một phần ngày rút sonde tiểu. Thông thường với việc băng<br />
ép với loại băng elastic trong phẫu thuật Duplay-Snodgrass, nhiều trung tâm Nhi trên thế<br />
giới đã cho rút sonde tiểu sớm ở hậu phẫu ngày 2, tuy nhiên việc tạo hình niệu đạo ở ta<br />
thông thường rút sonde tiểu từ 10 ngày đến 12 ngày(4). Với nghiên cứu này chúng tôi sẽ<br />
khảo sát việc rút sonde tiểu sớm hơn từ 7 đến 10 ngày hậu phẫu, giúp giảm thiểu nguy cơ<br />
<br />
101<br />
<br />
nhiễm trùng tiểu do việc lưu sonde tiểu lâu ngày, giảm thời gian nằm viện góp phần giảm<br />
chi phí điều trị.<br />
Trên thế giới, khoảng 10 năm gần đây phẫu thuật Duplay-Snodgrass đã dược áp dụng<br />
cho hầu hết các tật lỗ tiểu thấp thể trước và thể giữa rất nhiều công trình nghiên cứu và cả<br />
bản thân tác giả đã cho kết quả rất tốt, tỉ lệ thành công rất cao, tỉ lệ xì dò và hẹp miệng sáo <<br />
5,4%. Hiện nay ở Việt Nam, tại Viện Nhi Trung Ương và bệnh viện Nhi Đồng 1& 2, vài năm<br />
gần đây đã bắt đầu áp dụng ngày càng rộng rãi phương pháp này với tỉ lệ thành công cao.<br />
Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào ngoài Hà Nội cũng như trong Tp. HCM thống kê lại<br />
kết quả của loại phẫu thuật này.<br />
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại khoa Ngọai Thận Niệu bệnh viện Nhi<br />
Đồng 2, nhằm đánh giá kết quả bước đầu việc áp dụng phẫu thuật tạo hình niệu đạo theo<br />
Duplay-Snodgrass, do bước đầu thực hiện, chúng tôi chỉ áp dụng ở tật lỗ tiểu thấp thể<br />
trước, là thể loại phẫu thuật tương đối đơn giản nhất, ít biến chứng so với thể giữa và thể<br />
sau. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần ứng dụng rộng rãi kỹ thuật này và là nền<br />
tảng cho các nghiên cứu sâu hơn sau này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Mô tả kết quả bước đầu áp dụng phẫu thuật chỉnh hình niệu đạo theo phương pháp<br />
Duplay-Snodgrass cho tật lỗ tiểu thấp thể trước.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Xác định tỷ lệ thành công của phẫu thuật chỉnh hình niệu đạo theo phương pháp<br />
Duplay-Snodgrass.<br />
Xác định tỷ lệ biến chứng.<br />
Xác định thời điểm rút sonde tiểu.<br />
Xác định thời gian nằm viện.<br />
<br />
Tổng quan y văn<br />
Phẫu thuật lỗ tiểu thấp bắt đầu được thực hiện phổ biến từ hai thế kỷ qua. Năm 1836<br />
cố gắng đầu tiên của Dieffenbach nhưng đã thất bại. Đến năm 1842 John Peter Mettauer<br />
ở Virginia đã thực hiện thành công trường hợp đầu tiên. Các kỹ thuật tạo hình niệu đạo<br />
xuất hiện và phát triển vào giữa thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX: Duplay (1874), Thiersch<br />
(1869), Nove Joserand (1897), Marshall (1955), Mollard (1983) và nhiều tác giả khác đã<br />
đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau.<br />
Cho đến nay đã có khoảng 300 phương pháp đã được mô tả. Trong những năm gần đây<br />
phẫu thuật một thì ngày càng được thịnh hành và không ngừng được cải tiến nhằm thỏa<br />
mãn về mặt chức năng, thẩm mỹ và hạ thấp tỷ lệ biến chứng sau mổ.<br />
Phẫu thuật cuốn ống tại chỗ được sử dụng nhiều trong lỗ tiểu thấp thể trước, thể giữa<br />
và đối với lỗ tiểu thấp sau khi đã mổ thì 1 (Thiersch- Duplay).<br />
Snodgrass và CS thực hiện phẫu thuật cuốn ống tại chỗ có rạch sàn niệu đạo với mục<br />
đích làm rộng và sâu sàn niệu đạo để làm tăng chức năng niệu đạo mới, để làm giảm tỷ<br />
lệ dò ống bao phủ niệu đạo mới bằng mô dưới da có cuống mạch máu lấy từ mô lưng<br />
<br />
102<br />
<br />
dương vật. Từ 8/1993 – 12/1996 ông thực hiện trên 148 bệnh nhân bị lỗ tiểu thấp từ 6<br />
tháng đến 3 tuổi, tỷ lệ dò và hẹp miệng sáo là 5,4%.<br />
<br />
Trong nước<br />
1995: Lê Công Thắng và Lê Tấn Sơn báo cáo “Đánh giá kết quả điều trị 102 trường hợp<br />
lỗ tiểu thấp tại Bệnh viện Nhi Đồng I trong một năm”, tỷ lệ biến chứng 25%.<br />
1996 Vũ Lê Chuyên báo cáo “Phẫu thuật lỗ tiểu thấp bằng phẫu thuật một thì tại Bệnh<br />
viện Bình Dân” từ 1992 – 1996, thực hiện 84 trường hợp, tỷ lệ biến chứng 63% với các<br />
phương pháp: Devine và Horton, Duckett, Perovis.<br />
1998: Nguyễn Thanh Liêm, Lê Anh Tuấn đã báo cáo 108 trường hợp “Điều trị lỗ tiểu<br />
thấp theo phương pháp tạo hình niệu đạo sử dụng vạt da lưng dương vật theo trục dọc có<br />
cuống” tại hội nghị khoa học ngoại khoa Việt - Pháp, tỷ lệ dị niệu đạo 7%.<br />
4/2000: Vũ Lê Chuyên đã báo cáo “Điều trị lỗ tiểu thấp một thì” trong 5 năm từ 10/1990<br />
– 10/1995 tại Bệnh viện Bình Dân, tỷ lệ mổ lại 41%.<br />
2000: Vũ Lê Chuyên đã báo cáo “Phẫu thuật tạo hình lỗ đi lệch thấp bằng phương pháp<br />
giữ máng niệu đạo” từ 12/1996 – 12/1998 tại Bệnh viện Bình Dân, thực hiện 24 trường hợp,<br />
tỷ lệ dò niệu đạo 29% (7/24).<br />
Kết quả phẫu thuật được đánh giá bằng hình thể dương vật và chức năng tiểu của bệnh<br />
nhân. Hầu hết các tác giả chia hai mức độ.<br />
Kết quả tốt<br />
Khi tạo được dương vật bình thường, không có biến chứng nào.<br />
Kết quả xấu<br />
Khi có biến chứng sau mổ ảnh hưởng đến hình thể hoặc chức năng của dương vật.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiền cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
Nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu trên các bệnh nhân được chẩn đoán là tật lỗ tiểu thấp thể<br />
trước được phẫu thuật chỉnh hình niệu đạo theo phương pháp Duplay-SnodGrass từ tháng<br />
01/2006 đến tháng 01/2008. Các trường hợp không có thông tin đầy đủ theo yêu cầu mẫu<br />
bệnh án sẽ bị loại ra khỏi lô nghiên cứu.<br />
<br />
Mẫu<br />
Theo chuỗi trường hợp bệnh (cases series), ước lượng khoảng 80 trường hợp trong 02<br />
năm.<br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
Khoa Ngoại Thận Niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
02 năm (01/2006 - 01/2008).<br />
<br />
103<br />
<br />
Phương pháp phân tích và xử lí số liệu<br />
Thu thập số liệu bằng bệnh án mẫu.<br />
Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS11.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 72 trường hợp lỗ tiểu thấp thể trước được phẫu thuật theo phương pháp DuplaySnodgrass tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian từ tháng 01/2006 đến tháng 01/2008, các<br />
dữ kiện được ghi nhận như sau:<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi nhỏ nhất 11 tháng.<br />
Tuổi lớn nhất 13 tuổi.<br />
Tuổi trung bình 6,14 ± 3,43 tuổi.<br />
<br />
Vị trí lỗ tiểu:<br />
Vị trí lỗ tiểu ở thể khấc qui đầu: 27 trường hợp (chiếm 38%).<br />
Vị trí lỗ tiểu ở thể trước thân dương vật: 45 trường hợp (chiếm 62%).<br />
<br />
Tình trạng sàn niệu đạo<br />
Tất cả các bệnh nhân đều có sàn niệu đạo mềm mại, khoẻ mạnh và được dùng mảnh mô lấy<br />
từ ½ da qui đầu dùng để che phủ niệu đạo mới.<br />
Chiều di niệu đạo tạo hình<br />
1,16 cm ± 0,65<br />
Kết quả từ 3 ngày đến 1 tuần sau xuất viện<br />
Thương tổn<br />
<br />
Rò niệu<br />
ñạo<br />
12<br />
<br />
Phẫu thuật lại<br />
<br />
Hẹp lỗ<br />
sáo<br />
4<br />
<br />
Tụt lỗ tiểu<br />
1<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
17<br />
<br />
Diễn tiến của biến chứng<br />
Biến chứng<br />
Rò niệu ñạo<br />
Hẹp lỗ tiểu<br />
Tụt lỗ tiểu<br />
Cộng<br />
<br />
Lúc ra viện Sau 1 tuần<br />
6<br />
12<br />
3<br />
4<br />
1<br />
1<br />
10<br />
17<br />
<br />
Sau 6 tháng<br />
14<br />
6<br />
1<br />
21<br />
<br />
Kết quả sau 6 tháng<br />
Thương tổn<br />
<br />
Rò niệu<br />
ñạo<br />
14<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
14<br />
<br />
Hẹp lỗ Tụt lỗ tiểu<br />
tiểu<br />
6<br />
1<br />
6<br />
<br />
1<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
21/72<br />
29%<br />
<br />
Tính thẩm mỹ sau mổ<br />
Thẩm mỹ<br />
Số ca/tổng số<br />
Phần trăm<br />
<br />
Đẹp<br />
69/72<br />
95%<br />
<br />
Xấu<br />
3/72<br />
5%<br />
<br />
Thời gian rút sonde tiểu trung bình<br />
7,8 ngày.<br />
<br />
104<br />
<br />