t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÍ MÁU TĨNH MẠCH VỚI KHÍ MÁU<br />
ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH<br />
Lương Công Thức*; Nguyễn Thị Vân Anh**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm khí máu tĩnh mạch (TM) bệnh nhân (BN) suy tim mạn tính<br />
(STMT) và tìm hiểu mối liên quan giữa khí máu TM và khí máu động mạch (ĐM). Đối tượng và<br />
phương pháp: 64 BN STMT điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
tháng 11 - 2013 đến 4 - 2015, được xét nghiệm khí máu ĐM và khí máu TM cùng thời điểm. Kết<br />
quả: pH máu TM trung bình (7,37 ± 0,06) thấp hơn so với pH máu ĐM (7,42 ± 0,05) (p < 0,05).<br />
Trong đó, pCO2 và bicarbonat ở máu TM cao hơn ở máu ĐM (44,5 ± 8,03 mmHg so với 36,30 ±<br />
6,49 mmHg và 25,15 ± 3,74 mmol/l so với 23,38 ± 2,76 mmol/l; p < 0,05). Các thông số pH,<br />
pCO2, HCO3 và BE của khí máu TM và ĐM có tương quan chặt với nhau (hệ số tương quan lần<br />
lượt là 0,87; 0,8; 0,77; 0,93; p < 0,01). Kết luận: ở BN STMT, pH máu TM thấp hơn, trong khi<br />
pCO2 và bicarbonat cao hơn ở máu ĐM. Các giá trị pH, pCO2, bicarbonat, BE ở máu TM và<br />
máu ĐM có tương quan chặt với nhau.<br />
* Từ khóa: Suy tim; Khí máu động mạch; Khí máu tĩnh mạch.<br />
<br />
Relation between Peripheral Venous Blood Gas and Arterial Blood<br />
Gas in Chronic Heart Failure Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate peripheral venous blood gas characteristics and the relation with<br />
arterial blood gas in chronic heart failure (CHF) patients. Subjects and methods: 64 patients with<br />
chronic heart failure treated in Department of Cardiology, 103 Hospital were enrolled. Venous<br />
blood and arterial blood were taken at the same time in each patient. Results: Mean venous pH<br />
in patients with CHF was 7.37 ± 0.06, lower than mean arterial pH which was 7.42 ± 0.05 (p < 0.05).<br />
Meanwhile venous pCO2 and bicarbonate were higher than arterial equivalents (44.5 ± 8.03<br />
mmHg vs 36.30 ± 6.49 mmHg and 25.15 ± 3.74 mmol/l vs 23.38 ± 2.76 mmol/l, respectively,<br />
p < 0.05). Venous pH, pCO2, HCO3 and BE had strong correlations with arterial equivalents<br />
(r: 0.87, 0.8, 0.77 and 0.93, respectively, p < 0.01). Conclusions: In CHF patients, venous pH<br />
was lower while venous pCO2 and bicarbonate were higher than arterial equivalents. Venous<br />
pH, pCO2, bicarbonate and BE had strong correlations with those of arterial blood.<br />
* Key words: Heart failure; Arterial blood gas; Venous blood gas.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khí máu ĐM được chỉ định thường<br />
quy ở những BN nặng, BN được điều<br />
trị tại các đơn vị hồi sức tích cực và tim<br />
<br />
mạch, trong đó có BN suy tim. Tuy<br />
nhiên, khí máu ĐM là phương pháp xét<br />
nghiệm xâm nhập sâu, khó lấy, gây đau,<br />
thậm chí gây ổ máu tụ cho BN. Ngược<br />
lại, khí máu TM được lấy đơn giản hơn.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lương Công Thức (lcthuc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 22/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/07/2016<br />
<br />
131<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Một số nghiên cứu đã cho thấy khí máu<br />
TM có tương quan chặt với khí máu ĐM<br />
trong một vài trường hợp như nhiễm toan<br />
chuyển hóa do đái tháo đường (ĐTĐ),<br />
suy hô hấp mạn, nhiễm toan chuyển hóa<br />
tăng ure máu, và ở BN suy hô hấp cấp<br />
được thông khí nhân tạo, hoặc BN đa<br />
chấn thương [3]. Hơn nữa, trong một số<br />
trường hợp suy giảm khối lượng tuần<br />
hoàn nặng như xuất huyết, hoặc đang hồi<br />
sinh tim phổi, giá trị của khí máu TM phản<br />
ánh tưới máu mô chính xác hơn khí máu<br />
ĐM [4]. Thêm vào đó, khí máu TM có lẽ<br />
chính xác hơn khí máu ĐM trong một số<br />
trường hợp có rối loạn cân bằng axit base. Tuy vậy, mối liên quan giữa khí<br />
máu TM với khí máu ĐM ở BN STMT<br />
cũng như liệu có dùng xét nghiệm khí máu<br />
TM thay thế cho khí máu ĐM ở những BN<br />
này hay không là vấn đề còn ít được<br />
nghiên cứu. Do đó, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm: Khảo sát đặc điểm<br />
khí máu TM và tìm hiểu mối liên quan giữa<br />
khí máu TM và khí máu ĐM ở BN STMT.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
64 BN suy tim được khám và điều trị<br />
tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y<br />
103 từ tháng 11 - 2013 đến 4 - 2015.<br />
<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: BN > 18 tuổi,<br />
được chẩn đoán STMT theo hướng dẫn<br />
của Hội Tim mạch châu Âu 2008 [5].<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN suy tim cấp<br />
tính hoặc đợt mất bù của suy tim mạn,<br />
suy thận mạn tính, bệnh phổi mạn tính.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả, tiến cứu. BN được lấy máu xét<br />
nghiệm khí máu ĐM và khí máu TM tại<br />
cùng thời điểm.<br />
Xét nghiệm khí máu: lấy máu ĐM ở<br />
ĐM quay hoặc ĐM đùi, lấy máu TM ở TM<br />
ngoại vi không có garo TM. Lấy máu bằng<br />
bơm tiêm nhựa được tráng bằng heparin.<br />
Lấy máu ĐM và TM cùng thời điểm. Mẫu<br />
máu được giữ trên đá lạnh và chuyển<br />
ngay tới xét nghiệm tại Khoa Sinh hóa,<br />
Bệnh viện Quân y 103.<br />
* Xử lý số liệu: số liệu được trình bày<br />
dưới dạng số trung bình ± độ lệch<br />
chuẩn hoặc tỷ lệ phần trăm. So sánh<br />
các biến liên tục bằng thuật toán<br />
t-student. Phân tích tương quan giữa<br />
các chỉ số máu ĐM và máu TM bằng<br />
cách tính hệ số tương quan Pearson.<br />
Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa<br />
thống kê. Xử lý số liệu bằng phần mềm<br />
JMP 10 (SAS Inc, Mỹ).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung (n = 60).<br />
X ± SD hoặc n (%)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
68,36 ± 13,21<br />
<br />
Nam giới<br />
Bệnh nền<br />
<br />
132<br />
<br />
39 (64,90%)<br />
Tăng huyết áp (THA)<br />
<br />
36 (56,25%)<br />
<br />
BTTMCB<br />
<br />
30 (46,88%)<br />
<br />
Bệnh van tim<br />
<br />
15 (23,44%)<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
NYHA II<br />
<br />
15 (23,44%)<br />
<br />
NYHA III<br />
<br />
32 (50,00%)<br />
<br />
NYHA IV<br />
<br />
17 (26,56%)<br />
<br />
Lợi tiểu<br />
<br />
38 (59,38%)<br />
<br />
Digoxin<br />
<br />
20 (31,25%)<br />
<br />
ACEi/ARB<br />
<br />
45 (70,31%)<br />
<br />
Độ suy tim<br />
<br />
Thuốc điều trị<br />
<br />
(BTTMCBMT: bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; ACEi [angiotensin converting<br />
enzyme inhibitor]: thuốc ức chế men chuyển; ARB [angiotensin receptor blocker]: thuốc<br />
ức chế thụ thể của angiotensin).<br />
Bảng 2: Đặc điểm khí máu ĐM và khí máu TM ở đối tượng nghiên cứu.<br />
Máu ĐM (1)<br />
<br />
Máu TM (2)<br />
<br />
Chênh lệch<br />
<br />
p1-2<br />
<br />
pH<br />
<br />
7,42 ± 0,05<br />
<br />
7,37 ± 0,06<br />
<br />
0,05 (0,03 - 0,07)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
pCO2 (mmHg)<br />
<br />
36,30 ± 6,49<br />
<br />
44,5 ± 8,03<br />
<br />
8,2 (5,65 - 10,75)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
pO2 (mmHg)<br />
<br />
84,5 ± 21,60<br />
<br />
38,53 ± 27,44<br />
<br />
45,97 (37,33 - 54,61)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
HCO3- (mEq/l)<br />
<br />
23,38 ± 2,76<br />
<br />
25,15 ± 3,74<br />
<br />
1,76 (1,41 - 2,12)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
BE<br />
<br />
-0,80 ± 3,60<br />
<br />
0,29 ± 4,00<br />
<br />
1,09 (0,44 - 1,75)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
94,19 ± 10,55<br />
<br />
59,13 ± 24,59<br />
<br />
35,06 (28,44 - 41,68)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
SaO2<br />
<br />
So sánh với khí máu ĐM, pH, pO2, SaO2 khí máu TM thấp hơn trong khi pCO2,<br />
HCO3- và BE máu TM cao hơn.<br />
pH = 1,96 + 0,73 x pH TM<br />
r = 0,87; p < 0,01<br />
<br />
pH TM<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tương quan giữa pH máu TM và máu ĐM.<br />
pH máu TM có mối tương quan thuận chặt với pH máu ĐM.<br />
133<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
pCO2<br />
<br />
pCO2 = 7,51 + 0,65 x pCO2 TM<br />
r = 0,8; p < 0,01<br />
<br />
pCO2 TM<br />
Biểu đồ 2: Tương quan giữa pCO2 máu TM và máu ĐM.<br />
pCO2 máu TM (pCO2) cũng có mối tương quan thuận chặt với pCO2 máu ĐM (pCO2).<br />
<br />
BE = -1,0 + 0.69 x BE TM<br />
r = 0,77; p < 0,01<br />
<br />
BE<br />
<br />
HCO3<br />
<br />
HCO3 = -0,48 + 0,95 x HCO3 TM<br />
r = 0,93; p < 0,01<br />
<br />
HCO3- TM<br />
<br />
BE TM<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tương quan giữa bicarbonat và BE máu TM và máu ĐM.<br />
Hình trái: Bicarbonat máu TM (HCO3- TM) có tương quan thuận chặt với<br />
bicarbonate máu ĐM (HCO3-).<br />
Hình phải: BE máu TM (BE TM) có tương quan thuận rất chặt với bicarbonat máu<br />
ĐM (BE).<br />
134<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
BN trong nghiên cứu của chúng tôi đa<br />
số là nam giới, tuổi trung bình 68,5. Các<br />
bệnh lý nền gây suy tim hay gặp là THA<br />
và BTTMCBMT. Đây cũng là những<br />
nguyên nhân gây suy tim phổ biến hiện<br />
nay [6]. Các đặc điểm khí máu ĐM của<br />
BN STMT trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
tương tự như một số nghiên cứu trên thế<br />
giới.<br />
Trong nghiên cứu này, pH máu TM<br />
trung bình (7,37 ± 0,05) thấp hơn so với<br />
pH máu ĐM (7,42 ± 0,06). Chênh lệch<br />
giữa pH máu TM và máu ĐM là 0,05.<br />
Trong khi đó, pCO2 và HCO3- ở máu TM<br />
cao hơn ở máu ĐM (bảng 2). Nghiên cứu<br />
của Kurisu S và CS trên BN STMT cho<br />
thấy pH máu TM thấp hơn máu ĐM 0,03,<br />
trong khi pCO2 cao hơn máu ĐM 5,2<br />
mmHg [2]. Kết quả của chúng tôi cũng<br />
phù hợp với các tác giả này. Tương tự,<br />
một phân tích gộp từ các nghiên cứu của<br />
Bloom BM và CS về khí máu ĐM và TM<br />
cũng cho thấy pH máu TM thấp hơn pH<br />
máu ĐM 0,033 mmHg, trong khi pCO2<br />
cao hơn 4,41 mmHg. Khác biệt trung bình<br />
của HCO3- máu TM và ĐM là 1,03 mmol/l<br />
[7].<br />
Khảo sát tương quan giữa các chỉ số<br />
khí máu TM với chỉ số khí máu ĐM,<br />
chúng tôi nhận thấy có sự tương quan từ<br />
vừa đến chặt giữa các thông số pH,<br />
pCO2, HCO3- và BE của máu ĐM và máu<br />
TM được lấy vào cùng thời điểm (biểu đồ<br />
1, 2, 3). Chúng tôi cũng phân tích và nhận<br />
thấy không có tương quan về giá trị pO2<br />
giữa khí máu ĐM và TM. Điều này phù<br />
hợp về cơ chế sinh lý bệnh cũng như kết<br />
quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới.<br />
Kirisu S và CS (2015) nghiên cứu 128 BN<br />
<br />
STMT nhận thấy pH, HCO3- và lactate<br />
máu TM có tương quan chặt chẽ với máu<br />
ĐM (hệ số tương quan r lần lượt là 0,82;<br />
0,87; 0,96; p < 0,01). Các tác giả cũng<br />
khảo sát tương quan giữa các chỉ số khí<br />
máu TM với máu ĐM theo phân nhóm về<br />
huyết động dựa trên áp lực mao mạch<br />
phổi bít và cung lượng tim, rút ra kết luận:<br />
các thông số pH, HCO3- và lactate máu<br />
TM có thể được dùng thay thế cho máu<br />
ĐM ở BN STMT trong chẩn đoán rối loạn<br />
cân bằng kiềm toan ở bất kỳ phân nhóm<br />
huyết động nào [2]. Nghiên cứu trước đây<br />
của chúng tôi cho thấy 53,94% BN STMT<br />
có rối loạn cân bằng kiềm toan, trong đó<br />
nhiễm kiềm chiếm đa số [1]. Mặc dù khí<br />
máu ĐM có vai trò khẳng định trong đánh<br />
giá rối loạn cân bằng kiềm toan, kết quả<br />
của nghiên cứu này gợi ý việc sử dụng<br />
các thông số khí máu TM để đánh giá rối<br />
loạn kiềm toan thay thế cho khí máu ĐM<br />
ở BN STMT. Tuy nhiên, trong nghiên cứu<br />
này chúng tôi chưa đánh giá vai trò thay<br />
thế của thông số khí máu TM. Đây cũng<br />
chính là hạn chế của nghiên cứu này và<br />
là vấn đề cần giải quyết tiếp.<br />
KẾT LUẬN<br />
Giá trị pH máu TM ở BN STMT thấp<br />
hơn, trong khi pCO2, HCO3- và BE cao<br />
hơn máu ĐM. Có mối tương quan chặt<br />
giữa pH, pCO2, HCO3- và BE của khí máu<br />
TM với các giá trị tương ứng của khí máu<br />
ĐM.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thị Vân Anh, Lương Công<br />
Thức. Đặc điểm khí máu ĐM và rối loạn cân<br />
bằng kiềm toan ở BN STMT. Tạp chí Y Dược<br />
lâm sàng 108. 2015, 10 (6), tr.25-29.<br />
<br />
135<br />
<br />