Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU<br />
VỚI MỨC ĐỘ NẶNG VÀ BIẾN CỐ HOẠI TỬ CỦA VIÊM TỤY CẤP<br />
Đoàn Hoàng Long*, Quách Trọng Đức*<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Tăng Triglyceride (TG) máu được ghi nhận là một yếu tố dự đoán độ nặng của viêm tụy cấp và<br />
hoại tử tụy trong những nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên các nghiên cứu không thống nhất về ngưỡng giá trị dự<br />
đoán của TG và thang điểm sử dụng để đánh giá mức độ nặng viêm tụy cấp.<br />
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân viêm tụy cấp có các mức tăng TG theo phân độ của Hiệp hội Nội tiết<br />
Mỹ 2010 và (2) đánh giá mối liên quan giữa mức độ tăng TG với mức độ nặng viêm tụy cấp và suy tạng theo<br />
tiêu chuẩn Atlanta cải tiến và tình trạng hoại tử tụy.<br />
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích trên các trường hợp viêm tụy<br />
cấp nhập Bệnh viện Nhân dân Gia Định có xét nghiệm TG trong vòng 72 giờ đầu sau nhập viện. Các đặc điểm<br />
lâm sàng, kết quả sinh hóa huyết học và hình ảnh học được ghi nhận. Các kết cục chính là mức độ nặng của viêm<br />
tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến và hoại tử tụy.<br />
Kết quả: Có 204 bệnh nhân viêm tụy cấp trong nghiên cứu (tuổi trung bình là 43,9 ±13 tuổi,nam:nữ = 3,5).<br />
Tỉ lệ viêm tụy cấp có tăng TG mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 10%, 24,6%, 19% và 6,7%. Không<br />
có mối liên quan giữa các mức độ tăng TG với độ nặng chung của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến<br />
(p=0,197). Tuy nhiên, tăng TG rất nặng (≥ 2000 mg/dl) có liên quan với biến chứng suy thận (tỉ số chênh= 33,91;<br />
khoảng tin cậy 95%: 2,4-479,52) (p=0,009). Tăng TG ≥ 200 mg/dl có liên quan với biến cố hoại tử tụy (tỉ<br />
sốchênh= 8,13; khoảng tin cậy 95%: 1,74-37,93) (p=0,008).<br />
Kết luận: Tăng TG khá thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp, với mức tăng thường gặp ở độ trung bình và<br />
nặng. Không ghi nhận mối liên quan giữa tăng TG với mức độ nặng của viêm tụy cấp. Tuy nhiên, mức độ tăng<br />
TG có liên quan với suy thận và hoại tử tụy.<br />
Từ khóa: viêm tụy cấp, tăng Triglyceride máu, hoại tử tụy, suy thận<br />
ABSTRACT<br />
THE ASSOCIATIONS BETWEEN HYPERTRIGLYCERIDEMIA WITH THE SEVERITY OF ACUTE<br />
PANCREATITIS AND PANCREATIC NECROSIS<br />
Doan Hoang Long, Quach Trong Duc<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 103-109<br />
Background: Hypertriglyceridemia has been reported as a predictor of severe acute pancreatitis and<br />
pancreatic necrosis in recent studies. However, the results are not consistentas differrent predicting cut-off levels<br />
of Triglyceride (TG) and severity scores have been applied.<br />
Objectives: (1) Determining the rates of acute pancreatitis patients with hypertriglyceridemia (according to<br />
the 2010 American Endocrine Socitety classification) and (2) investigating the associations between levels of<br />
hypertriglyceridemia and severity of acute pancreatitis and organ failure (according to Atlanta revised criteria)<br />
and pancreatic necrosis.<br />
Method: An analytical cross-sectional study on acute pancreatitis patients admitted to Gia Dinh People’s<br />
Hospital who had serum TG measured within 72 hours from admission. Clinical characteristics, laboratory tests<br />
<br />
*Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Hoàng Long ĐT: 0975009555 Email: longdoanmd@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 103<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br />
<br />
and image findings were collected. Main outcomes were acute pancreatitis severity according toAtlanta revised<br />
criteria and pancreatic necrosis.<br />
Results: There were 204 acute pancreatitis patients in our study (mean age was 43.9 ±13 years, male: female<br />
= 3.5). The rates of acute pancreatitis with mild, moderate, severe and very severe hypertriglyceridemia were 10%,<br />
24.6%, 19% and 6.7%, respectively. There were no associations between levels of hypertriglycedemia with overall<br />
pancreatitis severity (p=0.197). However, very severe hypertriglyceridemia (≥2000 mg/dl) was significantly<br />
associated with renal failure (odd ratio= 33.91; 95% confidence interval: 2.4-479.52) (p=0.009). And TG level ≥<br />
200 mg/dl was significantly associated with pancreatic necrosis (odd ratio= 8.13; 95% confidence interval: 1.74-<br />
37.93) (p=0.008).<br />
Conclusion: Hypertriglyceridemia was relatively common in acute pancreatitis patients in which moderate<br />
and severe hypertriglyceridemia were more commonly seen. There were no associations between levels of<br />
hypertriglyceridemia and the severtiy of acute pancreatitis. However, levels of hypertriglyceridemia were<br />
significantly associated with the presence of renal failure and pancreatic necrosis.<br />
Keywords: acute pancreatitis, hypertriglyceridemia, pancreatic necrosis, renal failure<br />
ĐẶTVẤNĐỀ Đối tượng nghiên cứu<br />
Viêm tụy cấp (VTC) là một trong những Bệnh nhân ≥ 18 tuổi với chẩn đoán VTC<br />
nguyên nhân đau bụng cấp phổ biến. Các được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân có bệnh<br />
thang điểm đánh giá độ nặng của VTC phức thận mạn với creatinine nền tảng ≥ 1,4 mg/dl<br />
tạp và cần nhiều thời gian(12). Gần đây, đã có và/hoặc bệnh nhân không được xét nghiệm TG<br />
các nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ máu trong vòng 72 giờ kể từ lúc nhập viện<br />
tăng Triglyceride (TG) trong 24 hoặc 72 giờ đầu được loại khỏi nghiên cứu.<br />
với độ nặng và biến cố hoại tử của VTC nhưng Phương thức tiến hành<br />
các nghiên cứu này không thống nhất về<br />
Các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên<br />
ngưỡng giá trị dự đoán của TG và thang điểm<br />
cứu tại khoa Nội tiêu hóa, khoa Ngoại tiêu<br />
dùng để đánh giá mức độ nặng VTC(3,4,7). Do đó<br />
hóa, khoa Hồi sức tích cực, khoa Hồi sức<br />
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá<br />
mối liên quan giữa các mức tăng TG với độ ngoại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ<br />
nặng của VTC và suy tạng theo tiêu chuẩn tháng 3/2017 – 8/2018 được hỏi bệnh sử, tiền<br />
Atlanta cải tiến và biến cố hoại tử tụy. căn, khám lâm sàng và được làm các xét<br />
Mục tiêu nghiệm cơ bản, xét nghiệm TG máu trong<br />
vòng 72 giờ đầu, amylase máu, hình ảnh học<br />
Xác định tỷ lệ bệnh nhân VTC có các mức<br />
tăng TG theo phân độ của Hiệp hội Nội tiết (siêu âm bụng và/hoặc chụp cắt lớp vi tính<br />
Mỹ 2010. bụng có cản quang/chụp cộng hưởng từ bụng<br />
Khảo sát mối liên quan giữa mức độ tăng có chất tương phản từ). Nếu bệnh nhân<br />
TG với mức độ nặng của VTC theo phân loại không cải thiện sau 48 giờ đầu nhập viện thì<br />
Atlanta cải tiến. bệnh nhân sẽ được chụp cắt lớp vi tính bụng<br />
Khảo sát mối liên quan giữa mức độ tăng cỏ cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ bụng<br />
TG với biến cố hoại tử tụy. có chất tương phản từ để đánh giá biến cố<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU hoại tử tụy. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi<br />
hàng ngày để đánh giá mức độ nặng theo<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
tiêu chuẩn Atlanta cải tiến cho đến khi xuất<br />
Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu và hồi cứu<br />
viện hoặc tử vong.<br />
có phân tích.<br />
<br />
<br />
<br />
104 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong 30% kích thước tụy trên phim chụp cắt lớp vi<br />
nghiên cứu(1,2,12). tính bụng có cản quang hoặc chụp cộng hưởng<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán VTC từ bụng có chất tương phản từ.<br />
Chấn đoán VTC theo tiêu chuẩn Atlanta Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng Triglyceride theo Hiệp<br />
cải tiến gồm ít nhất 2/3 tiêu chuẩn: (1) đau hội Nội tiết Mỹ 2010<br />
bụng gợi ý VTC (đau điển hình ở thượng vị, Tăng nhẹ: 150-199 mg/dl,<br />
¼ trên trái, lan lưng, thường đau mức độ Tăng vừa: 200-999 mg/dl,<br />
nhiều), (2) amylase máu hoặc lipase máu tăng Tăng nặng: 1000-1999 mg/dl,<br />
≥ 3 lần giới hạn trên bình thường, (3) hình Tăng rất nặng: ≥ 2000 mg/dl.<br />
ảnh học phù hợp chẩn đoán VTC (thường<br />
dùng siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng<br />
KẾTQUẢNGHIÊN CỨU<br />
có cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ bụng Có 204 bệnh nhân VTC, trong đó 179 bệnh<br />
có chất tương phản từ). nhân được đo TG trong vòng 24 giờ và 25 bệnh<br />
nhân được đo TG trong 24-72 giờ đầu. Các đặc<br />
Mức độ VTC theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến<br />
điểm chung được mô tả trong bảng 1.<br />
VTC nhẹ khi không suy tạng và không có<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu<br />
các biến chứng tại chỗ hay toàn thân. VTC<br />
Biến số Giá trị<br />
nặng trung bình khi suy tạng hồi phục trong<br />
Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn) 43,9 ± 13<br />
vòng 48 giờ (suy tạng thoáng qua) và/hoặc có Giới nam, n (%) 159 (77,9)<br />
biến chứng tại chỗ hay toàn thân. VTC nặng BMI (trung bình ± độ lệch chuẩn) 22,6± 3,7<br />
khi suy tạng kéo dài (kéo dài trên 48 giờ) Tiền căn VTC, n (%) 108 (53,7)<br />
và/hoặc tử vong. Đái tháo đường, n (%) 43 (21,1)<br />
Nguyên nhân VTC<br />
Suy tạng theo hệ thống tính điểm Marshall Do rượu, n (%) 124 (60,8)<br />
hiệu chỉnh Do tăng TG máu, n (%) 45 (22,1)<br />
Suy hô hấp khi PaO2/FiO2 ≤ 300. Suy Do sỏi, n (%) 27 (13,2)<br />
Do rượu và tăng TG máu, n (%) 28 (13,8)<br />
thận khi creatinine huyết thanh ≥ 1,9 mg/dl<br />
Không xác định, n (%) 35 (17,2)<br />
(chưa có sự hiệu chỉnh điểm cho mức<br />
Biến chứng tại chỗ, n (%) 175 (85,8)<br />
creatinine nền tảng ≥ 1,4 mg/dl). Suy tim Biến chứng toàn thân<br />
mạch khi huyết áp tâm thu < 90 mmHg và Đái tháo đường nhiễm ceton acid, n (%) 10 (4,9)<br />
không đáp ứng với bù dịch. Mức độ VTC<br />
Nhẹ, n (%) 29 (14,2)<br />
Biến chứng toàn thân<br />
Nặng trung bình, n (%) 161 (78,9)<br />
Khởi phát đợt kịch phát các bệnh lý nội Nặng, n (%) 14 (6,9)<br />
khoa mạn tính (bệnh mạch vành hay bệnh Suy tạng<br />
phổi mạn). Suy hô hấp, n (%) 17 (8,3)<br />
Suy tim mạch, n (%) 12 (5,9)<br />
Biến chứng tại chỗ Suy thận, n (%) 9 (4,5)<br />
Tụ dịch quanh tụy cấp, hoại tử tụy hoặc Nhập hồi sức tích cực, n (%) 29 (14,2)<br />
quanh tụy có hay không nhiễm trùng, hoại tử Nhiễm trùng bệnh viện, n (%) 6 (2,9)<br />
tạo vách có hay không nhiễm trùng, nang giả Tử vong và bệnh nặng xin về, n (%) 9 (4,4)<br />
<br />
tụy, rối loạn chức năng đường thoát dạ dày, Tỉ lệ bệnh nhân VTC có các mức tăng TG theo<br />
huyết khối tĩnh mạch lách và tĩnh mạch cửa và phân độ tăng TG của Hiệp Hội Nội Tiết Mỹ 2010<br />
hoại tử đại tràng. Tỉ lệ viêm tụy cấp có tăng TG là 60,3%,<br />
Hoại tử tụy trong đó tỉ lệ TG tăng nhẹ, tăng vừa, tăng nặng,<br />
Vùng nhu mô tụy hoại tử > 3 cm hoặc > tăng rất nặng trong 24 giờ đầu theo Hiệp hội<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 105<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br />
<br />
<br />
Nội tiết Mỹ lần lượt là 10%, 24,6%, 19%, 6,7%. huyết áp (p=0,029) với tỉ số chênh (khoảng tin<br />
Liên quan giữa mức độ tăng TG máu với mức cậy 95%) là 21,03 (1,37-321,75) và trị số TG≥<br />
độ nặng của VTC trong 24 giờ đầu 2000 mg/dl (p=0,009) với tỉ số chênh (khoảng<br />
tin cậy 95%) là 33,91 (2,4-479,52) (Bảng 4).<br />
Chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt<br />
về mức độ VTC theo tiêu chuẩn Atlanta cải Mối liên quan giữa mức độ tăng TG với<br />
tiến giữa các mức độ tăng TG trong vòng 24 biến cố hoại tử tụy<br />
giờ đầu (p= 0,197) (bảng 2). Cũng không có sự Chúng tôi ghi nhận trong nhóm có biến<br />
khác biệt về mức độ nặng của VTC giữa các cố hoại tử tụy, tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm có<br />
mức độ tăng TG dựa trên sự xuất hiện của tăng TG cao hơn nhóm có TG bình thường<br />
biến cố suy tạng kéo dài tính chung (p=0,195), trong 24 giờ đầu (81,8% so với 18,2%)<br />
suy hô hấp (p=0,123), suy tim mạch (p=0,361) (p=0,028) (Bảng 5). Do đó chúng tôi tiến hành<br />
(Bảng 2). Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỉ lệ phân tích đa biến với các biến số có trị số<br />
suy thận giữa các mức độ tăng TG (p=0,017 p 200 mg/dl với<br />
Có tăng TG, n (%) 18 (81,8) 90 (57,3) 0,02<br />
8<br />
nhóm TG < 200 mg/dl không ghi nhận sự khác<br />
TG bình thường, n (%) 4 (18,2) 67 (42,7)<br />
biệt về biến cố suy tạng kéo dài giữa 2 nhóm<br />
Bảng 6: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan với<br />
(p=0,27)(3). Chúng tôi chưa giải thích được sự<br />
hoại tử tụy<br />
khác biệt giữa 2 nghiên cứu của Nawaz và<br />
Tỉ số chênh (Khoảng tin<br />
Yếu tố khảo sát p Hamada, nhưng có thể yếu tố chủng tộc góp<br />
cậy 95%)<br />
Tiền sử VTC trước đây 0,51 (0,18-1,46) 0,209 phần làm cho bệnh nhân ở Mỹ dễ xuất hiện suy<br />
Có tăng huyết áp 1,25 (0,36-4,27) 0,728 tạng kéo dài hơn bệnh nhân châu Á khi mức độ<br />
VTC do sỏi 7,58 (1,5-38,22) 0,014 TG tăng cao.<br />
Tuổi> 60 1,38 (0,28-6,73) 0,691<br />
Biến cố suy tim mạch giữa các mức độ TG<br />
Tăng TG<br />
Tăng TG nhẹ 4,97 (0,64-38,81) 0,127<br />
trong 24 giờ đầu cũng không có sự khác biệt (p=<br />
Tăng TG vừa trở lên 8,13 (1,74-37,93) 0,008 0,361) (Bảng 2). Kết quả của Tariq ở Mỹ cũng<br />
không cho thấy sự khác biệt về biến cố suy tim<br />
BÀNLUẬN<br />
mạch giữa 2 nhóm TG> 200 mg/dl so với TG<<br />
Tỉ lệ VTC có tăng TG là 60,3%, cao hơn 200 mg/dl (5% so với 2,69%) (p=0,213)(11). Nghiên<br />
khoảng 1,5 lần tỉ lệ VTC có TG bình thường. Các cứu của Hamada cũng không thấy sự khác biệt<br />
nghiên cứu của Hamada, Nawaz đều có tỉ lệ về biến cố suy tim mạch giữa 2 nhóm VTC có<br />
bệnh nhân có tăng TG thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân TG> 200 mg/dl so với TG< 200 mg/dl (2,6% so<br />
có TG bình thường(3,8). Các kết quả ở Việt Nam với 1,3%) (p=0,178)(3). Tương tự, nghiên cứu của<br />
như của Nguyễn Gia Bình(4), Huỳnh Tấn Đạt(5) Lê Thành Lý ở bệnh viện Chợ Rẫy cũng không<br />
đều có tỉ lệ bệnh nhân có tăng TG cao hơn. Sự ghi nhận có sự khác biệt về biến cố suy tim mạch<br />
khác biệt có thể do bia rượu là nguyên nhân giữa 2 nhóm VTC có TG> 500 mg/dl so với nhóm<br />
chính gây VTC trong nghiên cứu của chúng tôi có TG< 500 mg/dl (4,2% so với 4,3%) (p=1)(7).<br />
và các nghiên cứu ở Việt Nam và bia rượu có thể Như vậy hầu hết nghiên cứu đều không cho<br />
gây tăng TG thứ phát. thấy mối liên quan giữa biến cố suy tim mạch<br />
Chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt về với mức độ tăng TG trong VTC.<br />
mức độ nặng của VTC theo tiêu chuẩn Atlanta Khi chia nhóm tăng TG thành các mức tăng<br />
cải tiến giữa các nhóm bệnh nhân có bệnh nhân TG khác nhau, chúng tôi cũng không ghi nhận<br />
có mức độ tăng TG khác nhau (p=0,197). Cũng có sự khác biệt về tỉ lệ suy hô hấp (p=0,123) (Bảng<br />
không có sự khác biệt về kết cục suy tạng kéo 2). Hamada cũng không ghi nhận có sự khác biệt<br />
dài giữa các mức độ tăng TG (p=0,195) (Bảng 2). về biến chứng suy hô hấp giữa 2 nhóm TG < 200<br />
Một nghiên cứu ở Mỹ của Sue cho thấy có sự mg/dl và TG> 200 mg/dl (p=0,363)(3). Lê Thành<br />
liên quan giữa mức độ tăng TG với suy đa Lý ghi nhận nhóm có tăng TG > 500 mg/dl có tỉ<br />
tạng/suy tạng kéo dài, trong đó nhóm suy đa lệ suy hô hấp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
tạng/suy tạng kéo dài có giá trị TG trung vị cao nhóm TG thấp < 500 mg/dl (34,8% so với 10,1%,<br />
hơn so với nhóm không suy tạng (132 mg/dl ở p= 0,002)(7). Tuy nghiên cứu trên mô hình phổi<br />
nhóm suy đa tạng/ suy tạng kéo dài so với 111 chó của Kimura cho thấy suy hô hấp trong VTC<br />
mg/dl ở nhóm không suy tạng)(10). Theo nghiên có thể qua trung gian tăng TG ảnh hưởng đến sự<br />
cứu của Nawaz cũng ở Mỹ thì nhóm có tăng TG trao đổi khí và cơ học hô hấp có thể thứ phát qua<br />
có tỉ lệ suy tạng kéo dài cao hơn nhóm không sự phóng thích các acid béo tự do(6), kết quả của<br />
tăng TG (40% so với 17%) (p< 0,001) và các nhóm chúng tôi lại không cho thấy mối liên quan này.<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 107<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019<br />
<br />
Do số lượng bệnh nhân suy hô hấp trong nghiên hoại tử tụy là do TG trong máu tăng cao sẽ tạo<br />
cứu của chúng tôi ít nên cần có nghiên cứu ra các stress oxi hóa, tích tụ các gốc tự do và<br />
tương tự với cỡ mẫu lớn hơn. làm hoại tử thêm nang tuyến tụy. Ngoài ra,<br />
Chúng tôi ghi nhận các nhóm có TG càng tăng TG máu có thể làm giảm độ nhớt máu ở<br />
cao thường có suy thận thoáng qua hoặc kéo dài vi tuần hoàn ở nhu mô tụy và làm nặng thêm<br />
không đáp ứng bù dịch hơn (p for trend =0,01) tình trạng thiếu oxi mô tụy(13).<br />
(Bảng 2). Tỉ lệ bệnh nhân có mức TG ≥ 2000 KẾTLUẬN<br />
mg/dl ở nhóm suy thận cao hơn có ý nghĩa Tăng TG khá thường gặp ở bệnh nhân viêm<br />
thống kê so với nhóm không suy thận (37,5% so tụy cấp với mức tăng thường gặp ở độ trung<br />
với 5,3%) (p=0,011) (Bảng 3). Hai nghiên cứu của bình và nặng. Chúng tôi không ghi nhận mối<br />
Tariq và Hamada cũng cho thấy nhóm có TG > liên quan giữa tăng TG với mức độ nặng của<br />
200 mg/dl có tỉ lệ suy thận cấp cao hơn so với viêm tụy cấp. Tuy nhiên, mức độ tăng TG có liên<br />
nhóm có TG 500 mg/dl có tỉ lệ suy thận cấp cao TÀILIỆUTHAMKHẢO<br />
hơn nhóm có TG < 500 mg/dl (p=0,002)(7) nhưng 1. Banks PA, Bollen TL, Dervenis C et al (2013). “Classification of<br />
acute pancreatitis—2012: revision of the Atlanta classification<br />
dựa trên tiêu chuẩn Ranson để đánh giá suy<br />
and definitions by international consensus”. Gut, 62: 102-111.<br />
tạng. Cơ chế được đề xuất là do men lipase tụy<br />
2. Berglund L, Brunzell JD, Goldberg AC et al (2012). “Evaluation<br />
thủy phân lượng TG dư thừa trong huyết thanh and treatment of hypertriglyceridemia: an Endocrine Society<br />
dẫn đến sự tích tụ của các acid béo tự do, là chất clinical practice guideline”. J Clin Endocrinol Metab, 97: 2969-2989.<br />
gây độc cho hoạt động của tạng và TG tích tụ 3. Hamada S, Masamune A, Kikuta K et al (2016). “Clinical impact<br />
quanh các ống thận được thủy phân bởi lipase of elevated serum triglycerides in acute pancreatitis: validation<br />
tụy và sản xuất ra lượng lớn các acid béo tự do from the nationwide epidemiological survey in Japan”. Am J<br />
Gastroenterol, 111: 575-576.<br />
gây độc quanh các tế bào thận, và trực tiếp ảnh<br />
4. Hoàng Đức Chuyên, Nguyễn Gia Bình (2012). "Nghiên cứu đặc<br />
hưởng đến chức năng thận(11). Nồng độ các men<br />
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp do tăng<br />
tụy cao hơn nhiều ở cầu thận do sự cô đặc và sẽ Triglyceride". Luận án thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.<br />
làm tổn thương nhiều hơn chức năng thận(11). 5. Huỳnh Tấn Đạt, Nguyễn Thy Khuê (2012). “Vai trò của tăng<br />
Ngoài ra, Scheuer và cộng sự cũng đã báo cáo do Triglyceride trong viêm tụy cấp”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16:<br />
sự thâm nhiễm của TG ở cầu thận và ống thận 395-401.<br />
mô kẽ làm cho sự xơ hóa cầu thận tiến triển 6. Kimura T, Toung J, Margolis S et al (1979). “Respiratory failure<br />
in acute pancreatitis: a possible role for triglycerides”. Ann Surg,<br />
nặng hơn trên mô hình chuột(9).<br />
189: 509-514.<br />
Về biến cố hoại tử tụy, khi phân tích đa 7. Lê Thành Lý, Nguyễn Thanh Liêm (2014). “Liên quan giữa tăng<br />
biến chúng tôi ghi nhận nhóm có tăng TG≥ 200 Triglyceride máu và độ nặng của viêm tụy cấp theo lâm sàng và<br />
mg/dl trong 24 giờ đầu thường gặp hoại tử tụy theo tiêu chuẩn Ranson”. Tạp chí Y học thực hành, 62: 11-14.<br />
hơn so với nhóm TG bình thường (Bảng 6). 8. Nawaz H, Koutroumpakis E, Easler J et al (2015). “Elevated<br />
Nghiên cứu hồi cứu của Tariq ở Mỹ cũng ghi serum triglycerides are independently associated with<br />
persistent organ failure in acute pancreatitis”. Am J Gastroenterol,<br />
nhận nhóm bệnh nhân có mức TG > 200 mg/dl<br />
110: 1497-1503.<br />
có tỉ lệ hoại tử tụy cao hơn so với nhóm TG <<br />
9. Scheuer H, Gwinner W, Hohbach J et al (2000). “Oxidant stress<br />
200 mg/dl (p=0,001)(11). Tuy nhiên, nghiên cứu in hyperlipidemia-induced renal damage”. Am J Physiol Renal<br />
của Nawaz lại không ghi nhận sự khác biệt về Physiol, 278: F63-F74.<br />
biến cố hoại tử tụy giữa 2 nhóm có tăng TG và 10. Sue LY, Batech M, Yadav D et al (2017). “Effect of Serum<br />
TG bình thường (41% so với 36%, p=0,6)(8). Cơ Triglycerides on Clinical Outcomes in Acute Pancreatitis:<br />
chế của tăng TG máu làm nặng thêm tổn Findings from a Regional Integrated Health Care System”.<br />
Pancreas, 46: 874-879.<br />
thương nhu mô tụy và góp phần làm tăng tỉ lệ<br />
<br />
<br />
<br />
108 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
11. Tariq H, Gaduputi V, Peralta R et al (2016). “Serum Triglyceride 14. Wu C, Ke L, Tong Z, Li B, Zou L et al (2014).<br />
Level: A Predictor of Complications and Outcomes in Acute “Hypertriglyceridemia is a risk factor for acute kidney injury in<br />
Pancreatitis?”. Can J Gastroenterol Hepatol, 28: 1-8. the early phase of acute pancreatitis”. Pancreas, 43: 1312-1316.<br />
12. Tenner S, Baillie J, DeWitt J, Vege SS (2013). “American College<br />
of Gastroenterology guideline: management of acute<br />
pancreatitis. Am J Gastroenterol, 108: 1400-1415. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br />
13. Wang Q, Wang G, Qiu Z et al (2017). “Elevated Serum Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018<br />
Triglycerides in the Prognostic Assessment of Acute Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019<br />
Pancreatitis”. J Clin Gastroenterol, 51: 586-593.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 109<br />