Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 20 – 31<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH: VAI TRÒ<br />
TƯƠNG TÁC CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC<br />
Đoàn Vinh Thăng<br />
Trường Đại học An Giang<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 31/03/2016<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
05/05/2016<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/2016<br />
Title:<br />
Relationship between capital<br />
structure and firm<br />
performance: interactive role of<br />
state ownership<br />
Từ khóa:<br />
Cấu trúc vốn, hiệu quả kinh<br />
doanh, vai trò tương tác, sở hữu<br />
nhà nước, Việt Nam<br />
Keywords:<br />
Capital structure, firm<br />
performance, interactive role,<br />
State ownership, Vietnam<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study investigates the impact of capital structure on the performance of<br />
2.888 Vietnamese State-owned corporations. The OLS regression model<br />
indicates that capital structure and firm performance, proxied by ROA and<br />
ROE ratio, has an inverted U-shape relationship. In addition, the result also<br />
shows the interactive effect of state ownership on the association between<br />
capital structure and firm performance, there in, the effect of the debt over asset<br />
ratio (capital structure) on business performance is weaker in the case of Statecontrolled corporations.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh<br />
của 2.888 công ty cổ phần có vốn nhà nước tại Việt Nam. Kết quả ước lượng<br />
bằng mô hình hồi quy theo phương pháp OLS cho thấy rằng, cấu trúc vốn và<br />
hiệu quả kinh doanh, đại diện bởi tỉ số ROA và ROE, có mối quan hệ hình chữ<br />
U ngược. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn cho thấy ảnh hưởng tương tác của<br />
sở hữu nhà nước lên mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh,<br />
trong đó, ảnh hưởng của tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (cấu trúc vốn) lên hiệu quả<br />
kinh doanh càng yếu hơn trong trường hợp các doanh nghiệp bị chi phối bởi<br />
nhà nước.<br />
<br />
1958; Ahmad, Abdullah & Roslan, 2012). Do đó,<br />
khi xem xét lại điều kiện thực tế của thị trường<br />
như có sự tồn tại của thuế, Modigliani và Miller<br />
(1963) đã kết luận rằng, công ty nên sử dụng càng<br />
nhiều nợ càng tốt để gia tăng giá trị công ty nhờ<br />
tác dụng của lá chắn thuế. Tuy nhiên, nếu công ty<br />
sử dụng nợ vay quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ<br />
phá sản (Trương Đông Lộc & Võ Kiều Trang,<br />
2008). Trong khi đó, Auerback (1987, dẫn theo<br />
Majumdar & Chhibber, 1999) cho rằng, tài trợ<br />
cho các hoạt động của công ty bằng vốn vay sẽ<br />
làm tăng cả rủi ro cũng như lợi nhuận.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cấu trúc vốn là hỗn hợp giữa nợ và vốn cổ phần<br />
mà công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động<br />
đầu tư và kinh doanh (Nguyễn Minh Kiều, 2009).<br />
Lý thuyết về cấu trúc vốn được đề xuất đầu tiên<br />
bởi Modigliani và Miller (1958) cho rằng, cấu<br />
trúc vốn không có ảnh hưởng lên giá trị công ty.<br />
Lý thuyết này được xây dựng dựa trên những giả<br />
định phi thực tế về sự hoàn hảo của thị trường như<br />
không có thuế và chi phí giao dịch, công ty có thể<br />
vay với cùng một mức lãi suất, thông tin có sẵn<br />
cho tất cả các nhà đầu tư. Trong thực tế, những<br />
giả định này không tồn tại (Modigliani và Miller,<br />
<br />
20<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 20 – 31<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Vậy, mức độ sử dụng nợ vay như thế nào là hợp<br />
lý để gia tăng tác dụng của nợ vay như là lá chắn<br />
thuế, từ đó giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh<br />
hoặc giá trị công ty? Vấn đề này nhận được sự<br />
quan tâm của khá nhiều học giả (San & Heng,<br />
2011). Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu cho<br />
đến thời điểm hiện tại còn chưa thống nhất.<br />
<br />
hơn về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả<br />
kinh doanh của công ty, trong đó có xem xét đến<br />
mối quan hệ phi tuyến tính cũng như ảnh hưởng<br />
tương tác của cấu trúc sở hữu lên mối quan hệ<br />
này.<br />
<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn và hiệu<br />
quả kinh doanh của công ty có mối quan hệ ngược<br />
chiều (Alalade, Oguntodu & Adelakun, 2015;<br />
Đoàn Ngọc Phúc, 2014; Ahmad, Abdullah &<br />
Roslan, 2012; Pratheepkanth, 2011; Cheng, 2009;<br />
Zeitun & Tian, 2007; Hammes & Chen, 2004;<br />
Agarwal & Elston, 2001; Gleason, Mathur &<br />
Mathur, 2000; Majumdar & Chhibber, 1999;<br />
Krishnan & Moyer, 1997; Harris & Raviv, 1991).<br />
Kết quả nghiên cứu của Abor (2005); Berger và<br />
Di Patti (2006); Akintoye (2007); Akintoye<br />
(2008) lại cho thấy tỉ lệ nợ trên tổng tài sản và<br />
hiệu quả kinh doanh của công ty có mối quan hệ<br />
đồng biến. Trong khi đó, Margaritis và Psillaki<br />
(2010); Stulz (1990) lại báo cáo về mối quan hệ<br />
phi tuyến tính ngược giữa tỉ lệ nợ trên tổng tài sản<br />
và hiệu quả kinh doanh.<br />
<br />
Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh<br />
doanh của công ty là một vấn đề nhận được sự<br />
quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu cũng<br />
như những người quản lý công ty (San & Heng,<br />
2011). Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu cho<br />
đến thời điểm hiện tại còn chưa thống nhất.<br />
<br />
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
THUYẾT NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
GIẢ<br />
<br />
Kết quả ước lượng của Abor (2005) cho thấy, ảnh<br />
hưởng đồng biến của tỉ lệ nợ trên tổng tài sản lên<br />
tỉ số ROE của 20 công ty niêm yết tại Ghana trong<br />
giai đoạn 1998 – 2002. Ủng hộ cho kết luận của<br />
Abor (2005), Gill, Biger và Mathur (2011) cũng<br />
quan sát thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỉ lệ nợ<br />
và hệ số ROE trong mẫu gồm 272 công ty dịch vụ<br />
và sản xuất niêm yết tại New York giai đoạn 2005<br />
– 2007. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Berger và<br />
Di Patti (2006) chỉ ra rằng, tỉ trọng của nợ trong<br />
cơ cấu tài sản gia tăng 1% sẽ làm cho khả năng<br />
sinh lợi của công ty tăng 6%, thậm chí trong<br />
trường hợp nợ ở mức rất cao. Nguyên nhân dẫn<br />
đến kết luận này là do Berger và Di Patti (2006)<br />
dựa trên mẫu quan sát là các ngân hàng tại Hoa<br />
Kỳ.<br />
<br />
Nguyên nhân của những kết luận khác biệt này là<br />
do hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ xem xét<br />
ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh<br />
doanh dựa trên mối quan hệ tuyến tính thông<br />
thường mà không xem xét liệu rằng khi công ty sử<br />
dụng nợ quá ít hoặc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tích<br />
cực hay tiêu cực lên hiệu quả kinh doanh, như kết<br />
luận của Jensen (1986), Madan (2007), Tian và<br />
Zeitun (2007) khi cho rằng có một cấu trúc vốn<br />
thích hợp, và nếu nợ vay vượt qua mức đó sẽ làm<br />
giảm lợi ích của nợ bởi vì sự gia tăng chi phí đại<br />
diện của nợ và rủi ro tài chính. Ngoài ra, mối quan<br />
hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của<br />
công ty còn bị ảnh hưởng tương tác của những<br />
yếu tố khác như khủng hoảng (Zeitun & Tian,<br />
2007; Deesomsak, Paudyal & Pescetto, 2004)<br />
hoặc cấu trúc sở hữu (Chaganti & Damanpour,<br />
1991; Chai-Hui Chao, 2012). Do vậy, nghiên cứu<br />
này được thực hiện để mang lại cái nhìn sâu sắc<br />
<br />
Trái ngược hoàn toàn với những kết luận ở trên,<br />
Majumdar và Chhibber (1999) tìm thấy bằng<br />
chứng có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ ngược<br />
chiều giữa cấu trúc vốn và thành quả kinh doanh<br />
dựa trên một mẫu quan sát gồm 1.000 công ty tại<br />
Ấn Độ trong giai đoạn 1988 – 1994. Nghiên cứu<br />
của Gleason và Mathur (2000) cũng cho thấy ảnh<br />
hưởng tiêu cực của tỉ lệ nợ trên tổng tài sản lên hệ<br />
số ROA của các công ty trong ngành bán lẻ tại 14<br />
quốc gia ở Châu Âu. Gleason và cs. (2000) giải<br />
thích rằng, các nhà bán lẻ tại Châu Âu có mức sử<br />
dụng nợ vay nhiều hơn mức thích hợp và do đó<br />
ảnh hưởng xấu đến thành quả công ty.<br />
21<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 20 – 31<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Zeitun và Tian (2007) khi xem xét mối quan hệ<br />
giữa cấu trúc vốn (đại diện bởi tỉ lệ nợ trên tổng<br />
tài sản) và hiệu quả kinh doanh (đại diện bởi hệ số<br />
ROA và ROE) của 167 công ty tại Jordan trong<br />
giai đoạn 1989 – 2003 đã kết luận rằng, cấu trúc<br />
vốn và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ ngược<br />
chiều. Kết luận của Zeitun và Tian (2007) được<br />
hỗ trợ bởi phát hiện của Harris và Raviv (1991);<br />
Krishnan và Moyer (1997); Agarwal và Elston<br />
(2001).<br />
<br />
trong năm 2008. Dù sang năm 2009, lạm phát và<br />
lãi suất cho vay đã giảm đáng kể (Theo Báo cáo<br />
thường niên 2009 của Ngân hàng Nhà nước<br />
(2010), lạm phát trong năm 2008 và 2009 lần lượt<br />
là 22,97% và 6,88%), nhưng do đặc thù của thị<br />
trường tiền tệ Việt Nam, việc điều chỉnh giảm lãi<br />
suất cho vay thường có độ trễ khoảng 6 tháng, do<br />
đó, các doanh nghiệp nào vay nợ nhiều trong năm<br />
2008, đặc biệt là nợ dài hạn, sẽ ảnh hưởng khá<br />
nhiều đến chi phí lãi vay của năm 2009, và do đó<br />
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động<br />
kinh doanh. Từ những phân tích ở trên, giả thuyết<br />
H1 được đề xuất như sau:<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của Ahmad, Abdullah và<br />
Roslan (2012), dựa trên mẫu quan sát gồm 58<br />
công ty niêm yết tại Malaysia trong giai đoạn<br />
2005 – 2010 cũng đã cho thấy rằng, ROA và ROE<br />
của các công ty sẽ giảm khi mức sử dụng nợ vay<br />
tăng cao. Pratheepkanth (2011) giải thích rằng,<br />
công ty phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay sẽ phải<br />
chi trả nhiều lãi vay và do đó làm giảm hiệu quả<br />
kinh doanh. Alalade, Oguntodu và Adelakun<br />
(2015) khuyên rằng, người quản lý công ty nên<br />
giảm mức sử dụng nợ vay để gia tăng thành quả<br />
công ty dựa trên nghiên cứu một nhóm các công<br />
ty ngành thực phẩm tại Nigieria giai đoạn 2009 –<br />
2013.<br />
<br />
H1: Hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần<br />
có vốn nhà nước ở Việt Nam sẽ giảm trong trường<br />
hợp tỉ lệ nợ trên tổng tài sản tăng cao trên mức<br />
tối ưu.<br />
Dù việc sử dụng quá nhiều nợ vay có ảnh hưởng<br />
tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty, ta<br />
cũng không thể phủ nhận vai trò của nợ vay với<br />
tác dụng của lá chắn thuế (Modigliani & Miller,<br />
1963) hay giúp giảm chi phí đại diện của vốn chủ<br />
sở hữu (Jensen & Meckling, 1976) hay chi phí đại<br />
diện của dòng tiền tự do (Jensen, 1986), từ đó<br />
giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh. Madan (2007)<br />
đã chỉ ra rằng, đòn bẩy của công ty ở mức 50% 80% sẽ tạo ra ROE cao. Do đó, các công ty muốn<br />
cải thiện hệ số ROE có thể tăng hoặc giảm đòn<br />
bẩy của công ty về mức mục tiêu (Madan, 2007).<br />
Nghiên cứu của Lin và Chang (2009), dựa trên<br />
một mẫu quan sát bao gồm 196 công ty niêm yết<br />
tại Đài Loan trong giai đoạn 1993 – 2005, đã phát<br />
hiện ra ngưỡng 33,33% là cấu trúc vốn tối ưu. Các<br />
doanh nghiệp gia tăng tỉ lệ nợ trên tổng tài sản<br />
vượt qua ngưỡng này sẽ không thể gia tăng thêm<br />
hiệu quả kinh doanh, trong trường hợp các yếu tố<br />
khác không đổi. Phát hiện này đã ủng hộ cho kết<br />
luận của Stulz (1990) và Margaritis và Psillaki<br />
(2010) khi cho rằng cấu trúc vốn và hiệu quả kinh<br />
doanh của công ty có mối quan hệ theo hình chữ<br />
U ngược (Inverted U-shape).<br />
<br />
Phần lớn những nghiên cứu trước đây cho thấy<br />
rằng cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của<br />
công ty có mối quan hệ ngược chiều. Dù lý thuyết<br />
M&M (Modigliani & Miller, 1963) giải thích rằng<br />
sử dụng nhiều nợ vay sẽ có lợi cho công ty nhờ<br />
tác dụng của lá chắn thuế, hay Jensen và<br />
Meckling (1976) và Jensen (1986) tranh luận rằng<br />
nợ vay có tác dụng làm giảm chi phí đại diện của<br />
vốn chủ sở hữu, từ đó giúp gia tăng hiệu quả kinh<br />
doanh. Tuy nhiên, Jensen và Meckling (1976) và<br />
Jensen (1986) cũng chỉ ra rằng, nếu sử dụng nợ<br />
quá cao sẽ làm cho lợi ích của nợ vay vượt qua<br />
chi phí sử dụng nợ, bao gồm chi phí đại diện của<br />
nợ vay và rủi ro tài chính, và do đó, ảnh hưởng<br />
tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó,<br />
trong giai đoạn 2008 – 2009, nền kinh tế Việt<br />
Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc<br />
khủng hoảng kinh tế thế giới (Ngân hàng Nhà<br />
nước, 2010), lạm phát và lãi suất cho vay tăng cao<br />
<br />
Dựa trên những tranh luận của các lý thuyết gia<br />
(Modigliani & Miller, 1963; Jensen & Meckling,<br />
22<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 20 – 31<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
1976; Jensen, 1986) cũng như kết quả từ các<br />
nghiên cứu thực nghiệm (Madan, 2007; Lin và<br />
Chang, 2009; Stulz, 1990; Margaritis và Psillaki,<br />
2010), ta thấy rằng có một giới hạn nhất định, mà<br />
trong giới hạn đó, tỉ trọng của nợ trong cơ cấu<br />
nguồn vốn có ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả<br />
kinh doanh, và nếu cấu trúc vốn vượt qua giới hạn<br />
đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh<br />
doanh. Do đó, giả thuyết H2 được đề xuất như<br />
sau:<br />
<br />
xem xét ảnh hưởng tương tác của cấu trúc sở hữu,<br />
đại diện bởi tỉ lệ sở hữu nhà nước, lên mối quan<br />
hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh.<br />
Nghiên cứu của Okuda và Lai (2010) cho thấy<br />
rằng, các công ty được kiểm soát bởi nhà nước<br />
(nhà nước sở hữu trên 50% vốn) ít có động lực<br />
trong việc tiết kiệm thuế thu nhập bằng cách sử<br />
dụng nợ vay. Bởi vì thuế thu nhập doanh nghiệp<br />
cũng là một khoản thu đáng kể đối với nhà nước.<br />
Ngoài ra, Alfaraih, Alanezi và Almujamed (2012)<br />
biện luận rằng sự kiểm soát của nhà nước đôi khi<br />
vì các mục đích chính sách hơn là kinh doanh, và<br />
do đó có khả năng ảnh hưởng đến tác dụng của nợ<br />
vay lên hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, giả thuyết<br />
H3 được đề xuất như sau:<br />
<br />
H2: Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản và hiệu quả kinh<br />
doanh có mối quan hệ phi tuyến theo hình chữ U<br />
ngược (Inverted U-shape), trong đó, mối quan hệ<br />
này sẽ đồng biến khi tỉ lệ nợ ở dưới mức tối ưu và<br />
sẽ nghịch biến khi tỉ lệ nợ trên mức tối ưu.<br />
<br />
H3: Sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tương tác lên<br />
mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh<br />
doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước<br />
tại Việt Nam.<br />
<br />
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân dẫn đến<br />
những kết luận trái chiều về mối quan hệ giữa cấu<br />
trúc vốn và hiệu quả kinh doanh là do hầu hết các<br />
nghiên cứu trước đây chỉ xem xét một cách đơn lẻ<br />
mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh<br />
doanh. Trong khi đó, mối quan hệ giữa cấu trúc<br />
vốn và hiệu quả kinh doanh của công ty còn bị<br />
ảnh hưởng tương tác của những yếu tố khác như<br />
khủng hoảng (Zeitun & Tian, 2007; Deesomsak,<br />
Paudyal & Pescetto, 2004) hoặc cấu trúc sở hữu<br />
(Chaganti & Damanpour, 1991; Chao, 2012).<br />
Chaganti và Damanpour (1991) đã chỉ ra rằng, tỉ<br />
lệ sở hữu của ban lãnh đạo công ty có ảnh hưởng<br />
tương tác và bổ sung tích cực cho mối quan hệ<br />
giữa cấu trúc vốn và thành quả công ty. Nghiên<br />
cứu của Chao (2012) cũng đã kết luận rằng, cấu<br />
trúc sở hữu có ảnh hưởng tương tác lên mối quan<br />
hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của<br />
các công ty ngành điện tử niêm yết tại Đài Loan.<br />
<br />
3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
3.1 Dữ liệu<br />
Nghiên cứu này sử dụng mẫu quan sát gồm 2.888<br />
công ty cổ phần có vốn nhà nước tại Việt Nam,<br />
được trích từ bộ dữ liệu Điều tra Doanh nghiệp<br />
2010 của Tổng cục Thống kê. Các thông tin tổng<br />
quát về mẫu như tỉ số ROA, ROE, tổng tài sản,<br />
cấu trúc vốn (tỉ lệ nợ trên tổng tài sản), cấu trúc<br />
tài sản (tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản), khả<br />
năng thanh khoản (tiền và tương đương tiền trên<br />
tổng tài sản) được tính cho năm tài chính 2009 và<br />
được trình bày chi tiết trong Bảng 1.<br />
<br />
Mẫu quan sát của nghiên cứu này bao gồm 2.888<br />
công ty cổ phần có vốn nhà nước ở Việt Nam. Do<br />
hạn chế của bộ dữ liệu sẵn có, nghiên cứu này chỉ<br />
<br />
23<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 20 – 31<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Bảng 1. Mô tả mẫu nghiên cứu<br />
Vốn nhà nước<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Khác biệt<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
(4) = (3) - (2)<br />
<br />
(5)<br />
<br />
(≥50%)<br />
<br />