Mối quan hệ giữa chính phủ kiến tạo phát triển với sự phát triển bền vững vùng kinh tế trong điểm phía Nam
lượt xem 3
download
Bài viết Mối quan hệ giữa chính phủ kiến tạo phát triển với sự phát triển bền vững vùng kinh tế trong điểm phía Nam trình bày các nội dung chính sau: Chính phủ điều hành kiến tạo phát triển; Thực hiện Chính phủ kiến tạo phát triển; Vai trò của Chính phủ trong bộ máy nhà nước và Chính phủ kiến tạo phát triển; Trên cơ sở Chính phủ kiến tạo, quản trị địa phương chủ động, sáng tạo liên kết phát triển bền vững kinh tế vùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa chính phủ kiến tạo phát triển với sự phát triển bền vững vùng kinh tế trong điểm phía Nam
- MỐI QUAN HỆ GỮA CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRONG ĐIỂM PHÍA NAM T.S Nguyễn Mạnh ình1 Tóm tắt Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế, việc đổi mới tƣ duy từ Chính phủ điều hành chuyển qua kiến tạo phát triển, nhằm ục đích thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: ―Cần phải thay đổi tƣ duy và cách tiếp cận khi xác định vai trò của Nhà nƣớc và mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và thị trƣờng. Phải chuyển mạnh từ nhà nƣớc điều hành nền kinh tế sang nhà nƣớc kiến tạo phát triển. Trong nhà nƣớc kiến tạo phát triển, chức năng của nhà nƣớc là xây dựng quy hoạch phát triển theo một chiến lƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn; tạo mội trƣờng và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trƣờng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cƣờng giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xẩy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống‖2. Chính vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ XII phƣơng hƣớng: ―Phân định rõ chức năng của Nhà nƣớc và chức năng của thị trƣờng. Nhà nƣớc quản lý và định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết phù hợp với kinh tế thị trƣờng; giảm thiểu can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính‖ .3 Chính phủ kiến tạo phát triển, thật sự trở thành một định hƣớng của cải cách, từ khi Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc đƣa ra cam kết xây dựng một: ―Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân‖ 4, trong phát biểu nhậm chức của mình và nỗ lực đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhìn lại quản lý kinh tế ở nƣớc ta, chuyển đổi từ điều hành qua kiến tạo phát triển chƣa đạt mục tiêu nhƣ mong muốn. Hiện nay, Chính phủ quản lý kinh tế vẫn thông qua thể chế kế hoạch tập trung, quan liêu, chƣa tạo điều kiện các thành phần kinh tế môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, chƣa chuyển biến mạnh sang Chính phủ kiến tạo phát triển. Do đó, việc chuyển từ Chính phủ thực hiện tập trung, kế hoạch sang Chính phủ kiến tạo phát triển là một quá trình chuyển đổi tƣ duy tập trung chuyển sang kiến tạo phát triển là cấp thiết. Bởi lẽ, Việt Nam khi hội nhập kinh tế toàn cầu trên thế giới đang thay đổi rất nhanh và cạnh tranh dữ dội, yếu tố thời gian và định hƣớng sự phát triển kinh tế rất quan trọng. Vì vậy, chuyển đổi Chính phủ tập trung sang kiến tạo phát triển là yêu cầu cấp bách nhằm để thúc đẩy nền kinh tế bền vững ở nƣớc ta hiện nay. 1 Giảng viên cao cấp Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 2 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thong-diep-dau-nam-cua-thu-tuong-2931059.html 3 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng, Hà Nội 2016, tr.308 4 http://www.nhandan.com.vn/hangthang/item/31846702-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien.html 664
- Có thể thấy, việc cải cách bộ máy của Chính phủ và thể chế để đủ sức vận hành nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập sâu, rộng nền kinh tế quốc tế là một yêu cầu khách quan. Khi đã thiết kế bộ máy Chính phủ hoạt động nhƣ thế nào?, phù hợp để có hiệu lực và hiệu quả là một câu hỏi đang đặt ra. 1. Chính phủ điều hành kiến tạo phát triển Đầu thập niên 1982 nhà nghiên cứu Chalmers Johnson5 khi ông nghiên cứu về sự phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản. Qua nghiên cứu ông nghận thấy, trên thế giới hình thành mô hình, nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa thực hiện kế hoạch hóa tập trung và mô hình nhà nƣớc điều chỉnh theo thị trƣờng tự do. Mỗi một mô hình có ƣu điểm và khuyết điểm. Kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp (các nƣớc xã hội chủ nghĩa) kìm hãm phát triển nền kinh tế, không có sự chủ động, sáng tạo các chủ thể sản xuất, kinh doanh thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhà nƣớc điều chỉnh thị trƣờng (các nƣớc tƣ bản) kìm hãm sự phát triển kinh tế, bởi vì các chủ thể kinh tế sản xuất, kinh doanh không có định hƣớng của sự phát triển kinh tế. Nhằm hạn chế những khiếm khuyết mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và mô hình điều chỉnh. Chalmers Johnson đƣa ra từ năm 1982 quan niệm Nhà nƣớc kiến tạo phát triển, trong đó: ―Nhà nƣớc có vai trò tích cực trong việc định hƣớng phát triển kinh tế, sử dụng các nguồn lực của đất nƣớc thúc đẩy kinh tế phát triển và đáp ứng nhu cầu của nhân dân‖ 6. Trong đó nhà nƣớc định hƣớng sự phát triển kinh tế; đề ra chính sách phát triển, kế hoạch thực hiện và các chủ thể trên các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào định hƣớng có kế hoạch thực thi trên cơ sở tự do cạnh tranh. Và thực tế minh chứng Nhà nƣớc Nhật Bản đã không chỉ tạo ra khuôn khổ cho sự phát triển, mà còn định hƣớng và thúc đẩy sự phát triển đó, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên cơ sở định hƣớng của nhà nƣớc. Sau này, một số nƣớc Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo vận dụng xây dựng nhà nƣớc kiến tạo phát triển phù đều đƣợc xem là những nhà nƣớc kiến tạo phát triển 2. Thực hiện Chính phủ kiến tạo phát triển 2.1. Quan niệm Chính phủ kiến tạo phát triển Cần thay đổi tƣ duy và tiếp cận khi xác định vai trò của Nhà nƣớc với mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và thị trƣờng. Trong đó, bộ máy nhà nƣớc phải tiên tiến hơn xã hội, là lực lƣợng dẫn dắt xã hội, kiến tạo sự phát triển của xã hội. Do đó, trong Nhà nƣớc kiến tạo chức năng cơ bản phải xây dựng quy hoạch phát triển theo chiến lƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trƣờng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Vì vậy, nhiệm vụ của Chính phủ đƣa ra những định hƣớng quy hoạch trên cơ sở nền kinh tế hiện có, phải hiểu rõ thực chất về trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ doanh nghiệp, lực lƣợng sản xuất, công cụ lao động và trình độ đội ngũ ngƣời lao động. Trên cơ sở 5 Johnson, C.A. (1982) MITI and the Japanese Miracle- the growth of Industrial Policy, 1925-1975‖ 6 Nguyễn Sĩ Dũng, Hiến pháp năm 1946, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2017, tr.211 665
- đó đề ra chiến lƣợc, định hƣớng hoạt động của nền kinh tế và xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, phải có chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch thực hiện từng bƣớc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp, phát triển nông nghiệp. theo xu hƣớng thế giới và thế mạnh của Việt Nam. Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp là chủ yếu. Vì thế, Chính phủ cần có chiến lƣợc quy hoạch phát triển nông nghiệp, với cách thức ban hành chính sách, định hƣớng và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nghiên cứu sản xuất cây giống, con giống, nuôi trồng thủy hải sản, làm bƣớc đột phát xuất khẩu, phát huy tối đa thế mạnh của từng vùng, của từng địa phƣơng, bảo đảm chất lƣợng, số lƣợng hàng hóa uy tín thƣơng mại. Song song với thúc đẩy thế mạnh nông nghiệp, công nghiệp hóa để phục vụ nông nghiệp, làm bƣớc đột phá để phát triển công nghiệp sau này. Trƣớc mắt, nền công nghiệp nƣớc ta chƣa thể sản xuất một mặt hàng công nghiệp hoàn chỉnh. Những hàng hóa về công nghiệp đã có uy tín tiếp tục phát huy, những sản phẩm nào chƣa thực hiện đƣợc vì phụ thuộc vào trình độ, năng lực quản lý, lao động hiện tại, nên có chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, đề ra chính sách nâng cao trình độ quản lý công nghệ cao làm mũi nhọn phát huy thế mạnh của Việt Nam. Mục đích tăng cƣờng giám sát, kiểm tra để phát hiện mất cân đối có thể xẩy ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Bảo đảm thiết kế chính sách phù hợp giải quyết những mâu thuẫn, trói buộc, cản trở bình đẳng, sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống an ninh kinh tế, thực hiện an sinh xã hội và bền vững. 2.2. Vai trò của Chính phủ trong bộ máy nhà nước và Chính phủ kiến tạo phát triển. 2.2.1. Vai trò của Chính phủ trong bộ máy nhà nƣớc Chính phủ vốn đƣợc coi là cơ quan hành pháp, lãnh đạo quốc gia, thực hiện mục tiêu của quốc gia và chƣơng trình hành động của quốc gia. Chính phủ là trung tâm của chính quyền, động lực phát triển của đất nƣớc, là định chế chủ động năng động có tính quyết định. Do đó, quyền hành pháp là trung tâm của quyền lực nhà nƣớc. Bởi lẽ, Chính phủ trực tiếp điều hành xã hội, là cơ quan nắm rõ những nhu cầu của quốc gia và đƣa ra những chính sách để đáp ứng những nhu cầu đó. Đó là thiên chức của Chính phủ. Trong đó, Chính phủ phân tích nhu cầu và tìm giải pháp để giải quyết các chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Giải pháp chính sách Chính phủ trực tiếp thực thi, để điều hành xã hội. Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự thăng trầm của một đất nƣớc phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của Chính phủ chèo lái con thuyền của đất nƣớc, chịu trách nhiệm chính về tình trạng của đất nƣớc. 2.2.2. Chính phủ kiến tạo phát triển Trước hết, Chính phủ cần xác định lại căn bản về vai trò của mình cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và đòi hỏi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó là chuyển 666
- vai trò kiến tạo phát triển phục vụ các yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. Chính sự chuyển dịch này đòi hỏi phải cải cách, cơ cấu lại bộ máy của Chính phủ, đem tinh thần kiến tạo phát triển vào hoạt động của Chính phủ hay nói một cách khác tạo ra một Chính phủ điều hành sang Chính phủ phục vụ trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nền kinh tế. Có thể thấy, việc cải cách bộ máy của Chính phủ, đủ sức vận hành nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập sâu kinh tế thế giới là một yêu cầu cấp bách. Khi đã thiết kế mô hình bộ máy Chính phủ phù hợp hoạt động nhƣ thế nào để có hiệu lực và hiệu quả là một câu hỏi đang đặt ra. Chính phủ có tầm nhìn toàn hệ thống để thấy các khả năng có thể điều hòa, cân đối đƣợc những yêu cầu trái ngƣợc nhau về các nguồn lực của xã hội. Thứ hai, Quyết định lựa chọn xây dựng ―Nhà nƣớc kiến tạo phát triển‖ đòi hỏi nỗ lực quyết liệt nâng cao chất lƣợng thể chế, coi đó là một trong những yếu tố nền móng căn bản cho toàn bộ công cuộc phát triển. Những khiếm khuyết trong xây dựng thể chế thiếu tính minh bạch, ổn định, công khai; khả thi, thiếu tính tiên lƣợng sự phát triển của kinh tế-xã hội. Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn tới chất lƣợng xây dựng, hệ thống thể chế theo xu thế tự do hóa, cởi mở hơn, tạo ra môi trƣờng bình đẳng các thành phần kinh tế để cải thiện môi trƣờng kinh doanh. Bảo đảm thể chế đi vào cuộc sống và tạo điếu kiện cho các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh trên cơ sở của pháp luật, cần tham vấn các đối tƣợng có liên quan, xem quy định có hợp lý, có đƣợc ủng hộ hay không? ảnh hƣởng tác động đến quá trình đầu tƣ hay không?, đánh giá đƣợc tác động tích cực và tiêu cực để nếu có những tác động tích cực thì phải tìm cách khắc phục. Do đó, nhằm thực thi nhiệm vụ này, Chính phủ cần quy hoạch phát triển theo chiến lƣợc tạo môi trƣờng và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trƣờng cạnh bền vững. Cần có một tiêu chí nhất định để buộc phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện phát huy tối đa giải phóng năng lực sản xuất, tạo sự cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào thời gian và tốc độ trong nền kinh tế cạnh tranh khóc liệt nhƣ vũ bão hiện nay. Do đó, điều mong muốn của doanh nghiệp cần các quyết sách hành chính ban hành nhanh chống, kịp thời hạn chế những rủi ro của nền kinh tế và dự đoán vận hành phát nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu càng nhanh đòi hỏi xã hội. Trong khi đó quyết định hành chính ―dùng dằng‖, ―chập chạp‖, kéo dài làm mất khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay. Nguyên nhân do chƣa có phối hợp giữa các ngành, các cấp với địa phƣơng và các cơ quan tại địa phƣơng với nhau, cơ quan nào cũng cho mình có quyền tất cả, nhƣng không chịu trách nhiệm. Vì vậy, gây khó khăn làm cho tiến hành quyết định hành chính đi vào ngõ cụt. Ngoài ra thiếu lòng tin giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp, nghị kỵ lẫn nhau. Trong nhận thức của các quan chức qua lăng kính nhìn nhận các doanh nghiệp làm ăn chụp dựt, lừa đảo, sẵn sàng vi phạm pháp luật. Các doanh nghiệp nhìn nhận các quan chức không tốt đẹp chủ yếu quan liêu, hách dich, cửa quyền, vòi vĩnh, tham nhũng. Trong lúc đó, hai chủ thể này có mối quan hệ đối tác gắn chặt với nhau, tạo ra 667
- một hệ thống niềm tin gắn kết thành một khối thống nhất, tạo cơ hội để tiếng nói nhiều hơn trong công việc của đất nƣớc, chính phủ tạo điều kiện cơ hội để họ nói lên các quan điểm về phát triển nền kinh tế. Thực tế hiện nay, quan hệ giữa Chính phủ và các doanh nghiệp tách rời nhau, thiếu lòng tin nghị kỵ lẫn nhau. Do dó, quản lý nhà nƣớc theo tƣ duy điều hành luôn luôn xuất hiện trong quản lý hành chính nhà nƣớc, một doanh nghiệp nào đó vi phạm pháp luật thì nghi ngờ tất cả các doanh nghiệp theo tâm lý phòng ngừa ―một ngƣời đau bụng bắt cả làng uống thuốc‖. Do thiếu lòng tin, nên các doanh nghiệp lo sợ không dám mở rộng đầu tƣ một cách bài bản để phát triển nền kinh tế. Thực trạng hiện nay, các cơ quan nhà nƣớc và cán bộ, công chức luôn luôn cho rằng việc xây dựng luật pháp, chính sách là của mình, đƣa ra thế nào, xã hội sẽ phải tuân thủ nhƣ vậy; nên mới chỉ chú ý giám sát sự tuân thủ của xã hội trong việc thực thi pháp luật, hơn là tham vấn xem quy định có hợp lý, có đƣợc ủng hộ hay không?. Cách làm này trái với quy trình các nƣớc vẫn làm, đó là trƣớc khi làm họ áp dụng phƣơng pháp đánh giá tác động đến đời sống kinh tế-xã hội và dự kiến triển khai đƣợc hay không? Chính phủ điều hành với tƣ cách đối phó-xoay xở, bận rộn với việc giải quyết sự vụ và sa lầy các dự án nhỏ hẹp với đặc trƣng tầm nhìn hạn hẹp và sự thao túng vụ lợi các lợi ích nhóm và cá nhân, khi đó nhà nƣớc có nguy cơ suy yếu và biến thành giải quyết các sự vụ không cần thiết. Thứ ba, thiết kế chính sách cần phải có tầm nhìn trên cơ sở nhìn xa, trông rộng. Chính phủ kiến tạo phát triền phải đứng trên gốc độ thiết kế chính sách bảo vệ tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các bên tham gia không bên nào lấn lƣớt bên nào, cổ đông nhỏ không bị cổ đông lớn lấn lƣớt. Thiết kế chính sách cần lƣờng trƣớc những tác dụng ngoại ý của chính sách, làm cho chính sách thực thi méo mó hoặc lợi dụng kẻ hở của chính sách để làm trái đạo đức, bảo đảm quá trình thực thi mong muốn đặt ra và đạt hiệu quả cao. Thiết kế chính sách nhằm mục đích tháo gỡ những vƣớng mắc, trói buộc, gây cản trở, khó khăn, mà tạo dựng môi trƣờng thuận lợi điều kiện cho các thành phần kinh tế bình đẳng, cơ hội, phát huy tiềm năng cho doanh nghiệp phát triển. Vì thế, những rào cản giấy phép con, điều kiện kinh doanh, điều kiện về vốn cần đƣợc tháo gỡ. Thứ tư, Nhà nƣớc kiến tạo phát triển, có nghĩa là, hệ thống cơ quan hành chính các cấp cần có một tƣ duy mới về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với thị trƣờng. Trong đó, hệ thống cơ quan hành chính tạo môi trƣờng xúc tác cho sự phát triển, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực xã hội. Tƣ duy đó sẽ giúp hạn chế việc can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của thị trƣờng, của xã hội bằng các biện pháp hành chính, mà điển hình là các thủ tục hành chính mang tính chất xin - cho, hạn chế, vốn chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, không bền vững và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Thủ tục hành chính là cần thiết trong quản lý hành chính nhà nƣớc, nếu không có thủ tục hành chính sẽ làm cho xã hội rối loạn trong xã hội, gây bất bình đẳng trong hoạt động của xã hội. Do đó, thủ tục hành chính cần thiết bảo đảm trật tự và phát triển trong quản lý xã hội, 668
- nhƣng khi ban hành cần phải căn cứ vào bốn tiêu chí: sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và đảm bảo chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính sẽ góp phần hạn chế tình trạng đặt thêm yêu cầu, điều kiện, quy định thêm giấy phép con, trong hồ sơ cũng nhƣ né tránh thực hiện thủ tục hành chính. Qua việc thực hiện thủ tục hành chính ở các bộ, cơ quan ngang bộ, các cấp chính quyền, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính sẽ tham mƣu, giúp ngƣời đứng đầu nắm đƣợc tình hình và kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức để từ đó có những giải pháp chỉ đạo cụ thể, nhằm kịp thời ngăn chặn sự lạm quyền của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Thứ năm, tái cấu trúc, nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, nhằm mục đích bảo đảm chuyên sâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thế kỷ trƣớc đây, nhà nƣớc nắm quyền chi phối doanh nghiệp và là chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên kinh tế thị trƣờng phát triển nhƣ vũ bão trên quy mô thế giới chi phối toàn bộ mọi hoạt động các doanh nghiệp ở quốc gia. Do đó, mô hình chính phủ chi phối, sở hữu các doanh nghiệp không còn phù hợp, không có hiệu quả, trong khi doanh nghiệp luôn luôn đổi mới, sáng tạo, linh hoạt đáp ứng nhu cầu luôn luôn thay đổi của ngƣời tiêu dùng. Để thực thi chi phối nền kinh tế, Nhà nƣớc thiết kế chính sách thành các công cụ để tác động nền kinh tế có hoạt động hiệu quả hơn. Ở nƣớc ta, tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là tập trung mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, khắc phục khiếm khuyết trong quá trình điều hành, chậm chạp, cản trở của bộ máy hành chính, giảm bớt sự kém hiệu quả, kém năng lực cạnh tranh của nền kinh, phân bổ lại nguồn lực cạnh tranh hơn, làm cho các khu vực kinh tế mỗi vùng phát triển hiệu quả hơn. Vấn đề hoạt động của nền kinh tế là hiệu quả, cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, nhằm giảm nợ của Chính phủ, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng sức mạnh của nền kinh tế tƣ nhân. Nhà nƣớc chi phối nền kinh tế trên cơ sở phải có chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch một cách đúng đắn, kiến tạo chính sách, trên cơ sở đó các doanh nghiệp đầu tƣ vốn, đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ quản lý năng động, sáng tạo, ngƣời lao động có ý thức kỷ cƣơng, kỷ luật trong quá trình thực hiện lao động, bảo đảm hiệu suất lao động. Chính phủ phải sử dụng các công cụ, lợi thế để tổ chức thị trƣờng khuyến khích đƣợc hàng triệu doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để họ đáp ứng đƣợc yêu cầu về đầu tƣ phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù nhiều văn bản của Chính phủ về tái cấu trúc nền kinh tế và cổ phần hóa doanh nghiệp chƣa đạt theo yêu cầu mong muốn. Tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp chƣa thực hiện đƣợc, do tƣ duy của cán bộ, công chức không đổi mới theo quy luật phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, vì lợi ích nhóm cổ phần hóa doanh nghiệp trở thành tài sản của tƣ nhân. Do đó, tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc phải trên cơ sở minh bạch, công khai, bình đẳng, tự do, đấu thầu. Nghị quyết Trung ƣơng 5, khóa 12, nhận định: ―Việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc và thoái vốn nhà nƣớc triển khai chậm, quá trình cổ phần hóa còn yếu kém, tiêu cực và có một 669
- số khó khăn‖7. Nhiệm vụ: ―Bảo đảm công khai minh bạch trong cơ cấu lai doanh nghiệp nhà nƣớc, nhất là cổ phần hóa và thoái vốn nhà nƣớc‖8 Thứ sáu, phân cấp cho chính quyền địa phƣơng để giải quyết các công việc trật tự an ninh, phát triển kinh tế-xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phƣơng. Bởi lẽ, Chính phủ không thể trực tiếp điều hành tất cả các công việc của nhà nƣớc trên phạm vi toàn lãnh thổ. Và mỗi một địa phƣơng có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, về kinh tế, xã hội, về truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán. Nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của mỗi vùng nói chung, của mỗi địa phƣơng nói riêng đáp yêu cầu của nhân dân địa phƣơng. Vì thế chính quyền địa phƣơng đƣợc giao quyền để giải quyết những vấn đề hoạt động tốt hơn, so với mệnh lệnh, bao cấp và những dịch vụ từ cấp trên và bên ngoài cung ứng. Trên thực tế, nhu cầu của xã hội ngày càng đa dạng, phong phú và luôn thay đổi. Vì thế, Chính phủ khó nắm bắt và thƣờng không đáp ứng kịp thời những nhu cầu của ngƣời dân. Do tâm lý chung hiện nay, cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp vẫn ảnh hƣởng sâu đậm đến tƣ duy quản lý hành chính nhà nƣớc. Vì vậy, các cơ quan hành chính ở trung ƣơng luôn luôn lo sợ cấp dƣới; chính quyền địa phƣơng làm sai, hiểu không đúng quy định của cấp trên. Vì vậy, mọi vấn đề từ việc nhỏ cho đến việc lớn phải xin ý kiến của các cơ quan hành chính cấp trên, đó là một thủ tục rào cản lớn, không phát huy tính chủ động, sáng tạo tạo của từng địa phƣơng hoặc cấp dƣới. Trong khi đó, một chính quyền hoạt động hiệu quả, giúp đỡ để các cộng đồng tự giải quyết công việc của mình có lợi hơn. Do nhận thức nhƣ vậy, nên phân cấp cho chính quyền địa phƣơng, cấp dƣới không thực hiện đƣợc. Mặt khác trình độ quản trị của các cấp địa phƣơng, cơ sở ngày càng đƣợc nâng cao, sáng tạo, linh động, chủ động hơn và đƣợc công dân giám sát chặt chẽ. Bảo đảm tập trung; dân chủ trong nền hành chính thống nhất, thông suốt cần phải có lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội. Vì thế Chính phủ cần thực hiện bốn vấn đề cơ bản nhƣ sau: Một là, hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, Hai là, đƣa ra các tiêu chuẩn về về ngành, lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, Ba là, giám sát, kiểm tra chính quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và tiêu chuẩn do Chính phủ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định và giám sát, kiểm tra trong việc thực hiện các tiêu chí đó, 7 Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XII, Văn phong Trung ƣơng Đảng, Hà Nội 2017, tr.60 8 Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XII, Văn phong Trung ƣơng Đảng, Hà Nội 2017, tr.69 670
- ốn là, mục đích giám sát, kiểm tra để phát hiện mất cân đối có thể xây ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống kinh tế. 2.3. Trên cơ sở Chính phủ kiến tạo, quản trị địa phương chủ động, sáng tạo liên kết phát triển bền vững kinh tế vùng Thứ nhất, trên cơ sở Chính phủ kiến tạo quy hoạch phát triển kinh tế, mỗi tỉnh, thành phố dựa vào thế mạnh để quy hoạch của Chính phủ và kế hoạch thực hiện riêng của mình. Tạo mọi điều kiện các chủ thê sản xuất kinh doanh, trên cơ sở minh bạch, công khai các chính sách, dự án và định hƣớng kế hoạch thực hiện. Chính quyền địa phƣơng tạo điều kiện, hỗ trợ vốn, công nghệ, năng lực quản trị, đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó các nhà sản xuất, kinh doanh thực hiện bành đẳng, Thứ hai, các địa phƣơng chủ động sáng tạo và mối liên kết hỗ trợ phát triển kinh kế. Bởi lẽ, mỗi một địa phƣơng có địa lý kinh tế khác nhau, có thế mạnh khác nhau. Nhằm thực hiện kinh tế bền vững các tỉnh, thành phố có sự liên kết trên cơ sở quy hoạch lâu dài và kế hoạch thực hiện. Thông qua thực hiện kến hoạch rà soát lại những khiếm khuyết, để điều chỉnh phù hợp vì lợi ích chung. Hiện nay, ô nhiễm mỗi trƣờng không phải chỉ ảnh hƣởng đến một tỉnh, thành phố mà liên quan đến cả một khu vực. Trên cơ sở pháp luật môi trƣờng các tỉnh, thành phố quy hoạch phát triển và cƣơng quyết hạn chế những công nghệ cũ lạc hậ, tác động đến môi trƣờng, cuộc sống của ngƣời dân Thứ bai, các tỉnh, thành phố gắn kết nghiên cứu thị trƣờng, cùng bàn bạc, trao đổi, thống nhất đi đến cùng nhau phát triển kinh tế vùng bền vững. Tạo điều kiện phát huy thế mạnh của mỗi tỉnh, thành phố, theo phƣơng châm mỗi tỉnh, thành phố hỗ trợ cùng nhau phát triển. Thứ tư, có chính sách phát huy đội ngũ khoa học nhằm nghiên cứu công nghệ cao nhằm phục vụ sản xuất theo yêu cầu của nhu cầu xã hội. Bởi lẽ, kinh tế phát triển cần phải có nhà khoa học nghiên cứu thị trƣờng, đƣa khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Quản trị nhằm phát huy đa thế mạnh sản xuất, kinh doanh, đòi hỏi sản phẩm ngày càng cao về chất lƣợng không ảnh hƣởng sức khỏe ngƣời dân. Vì vậy, liên kết các nhà khoa học, thƣơng nhân, tìm hiếu phát triển thế mạnh của vùng. Gắn kết các nhà khoa học với nông dân, doanh nghiệp đổi mới công nghệ vay vốn nhằm phát triển kinh tế bền vững Thứ năm, cần quy hoạch giao thông thuận tiện lƣu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố, đó mạch máu của nền kinh tế. Chính quyền cần tham vấn các nhà khoa học, các chủ thể vận tải phát huy thế mạnh đƣờng sông, có sự kết nối các bến cảng với các khu công nghiệp và giao đông đƣờng bộ, đƣờng sắt; bởi vì giao thông đƣờng thủy giá rẻ và không ảnh hƣởng tắc đƣờng giao thông đƣờng bộ. Trên cơ sở thống nhất giữa các tỉnh, thành phố có chính sách ƣu tiên phát triển giao thông thủy, kết nối khu công nghiệp, điều kiện địa lý của mỗi địa phƣơng vận chuyển hàng hóa và kết hợp du lịch xanh hiện nay. 671
- Thứ sáu, các nhà quản trị tiếp xúc với các doanh nghiệp, các nhà khoa học nêu lên những vấn đề khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Cùng bàn bạc, tháo gỡ những khúc mắc, cản trở sự phát triển kinh tế. Bởi lẽ, thể chế chƣa đồng hành của sự phát triển kinh tế, chậm so với yêu cầu kinh tế, đó yếu kém ở nƣớc ta hiện nay. Thế chế kinh tế đƣợc soạn thảo ban hành mang tính hành chính, nên luôn luôn quan liêu. Để hạn chế quan liêu của thể chế hành chính, nên phải tiếp xúc với các nhà sản xuất, kinh doanh để, các nhà nghiên cứu ban hành thể chế tạo điều kiện phát kinh tế. Thứ bảy, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức hiểu rõ đƣợc chính phủ kiến tạo và quản trị phát triển kinh tế phát triển. Hiện nay, tâm lý cán bộ, công chức vẫn còn thể hiện hành chính hóa, không chủ động, sáng tạo áp dụng luật máy móc nên cản trở sự phát triển kinh kế, chƣa hiểu rõ vận dụng pháp luật tạo sự phát triển kinh tế. Phải chuyển mạnh từ nhà nƣớc điều hành nền kinh tế sang nhà nƣớc kiến tạo phát triển nhƣ một cách thay đổi tƣ duy về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và thị trƣờng. Do đó, nhiệm vụ chính của Chính phủ hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển đất nƣớc. Chính phủ kiến tạo, hành động kiểm tra để điều chỉnh nền kinh kinh tế vận hành trong quỹ đạo phát triển có mục đích. Để có một nhà nƣớc mạnh, không có con đƣờng nào khác phải cải cách hoạt động của Chính phủ và quản trị địa phƣơng liên kết vùng, nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế-xã hội. Cuộc cải cách này, đòi hỏi của cuộc sống với mục tiêu rõ ràng, xây dựng quy hoạch phát triển chiến lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cần giải pháp cụ thể, chƣơng trình hành động quyết liệt, nhằm thực hiện kế hoạch, với những bƣớc đi vững chắc. Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch thực hiện của Chính phủ, quản trị địa phƣơng dựa vào quy hoạch vùng và có kế hoạch thực hiện kết nối phát triển kinh tế. Cải cách đòi hỏi nhìn nhận những vấn đề đặt ra theo quan điểm, tƣ duy mới và hành động theo một phong cách mới, bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội có hiệu quả vùng và cả nƣớc. TÀI LIỆU THAM KHẢO -https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thong-diep-dau-nam-cua-thu-tuong- 2931059.html -Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng, Hà Nội -http://www.nhandan.com.vn/hangthang/item/31846702-nha-nuoc-kien-tao- phat-trien.html -Giáo sƣ Johnson, C.A. (1982) MITI and the Japanese Miracle- the growth of Industrial Policy, 1925-1975‖ -Nguyễn Sĩ Dũng, Hiến pháp năm 1946, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 672
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế
22 p | 821 | 181
-
Nghiên cứu của CEPR về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở VN
21 p | 402 | 118
-
Kinh tế vĩ mô - Mối quan hệ giữa 4 khu vực trong nền kinh tế mở
0 p | 370 | 28
-
Mối quan hệ giữa bốn khu vực trong nền kinh tế
3 p | 141 | 23
-
Quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong Hiến pháp năm 1958 của Pháp và vận dụng ở Việt Nam
14 p | 146 | 18
-
Quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài giai đoạn 2003 - 2013
5 p | 113 | 15
-
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ YEMEN
2 p | 153 | 9
-
Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
16 p | 132 | 7
-
Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Khảo sát lý luận tổng quan
22 p | 113 | 7
-
Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Một khảo sát - Phạm Thế Anh
11 p | 95 | 7
-
Mối quan hệ giữa quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh - Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ ở Indonesia
9 p | 75 | 5
-
Mối quan hệ giữa chính phủ và chính quyền địa phương trong thực hiện quyền hành pháp
8 p | 70 | 5
-
Quan hệ giữa Quốc hội và chính phủ trong Hiến pháp 1958 của Pháp và vận dụng ở Việt Nam
5 p | 36 | 4
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 p | 76 | 3
-
Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á
9 p | 50 | 3
-
Mối quan hệ phối hợp giữa chính phủ với quốc hội trong hoạt động lập pháp
8 p | 58 | 2
-
Các dấu ấn trong 20 năm quan hệ Việt - Mỹ và ảnh hưởng của TPP đến mối quan hệ của hai nước trong tương lai
10 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn