Mối quan hệ giữa hài hòa xã hội và các vấn đề dân sinh: Phần 1
lượt xem 2
download
Cuốn sách "Vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa" là một tập hợp các bài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến các vấn đề dân sinh và phát triển xã hội hài hòa của các nhà khoa học thuộc Viện Triết học. Phần 1 cuốn sách là các bài viết: Quan điểm dân sinh và triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh, dân sinh - nền tảng cho việc xây dựng xã hội hài hoà; chú trọng dân sinh văn hoá, thúc đẩy xã hội hài hoà, về lý luận và thực tiễn xây dựng xã hội, tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ về dân sinh và xây dựng xã hội hài hoà. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa hài hòa xã hội và các vấn đề dân sinh: Phần 1
- N KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM CK.0000050150 VIỆN TRIẾT H Ọ C PGS.TS. PHẠM VĂN ĐỨC, PGS.TS. ĐẶNG HỮU TOÀN TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA (Đồng chủ biên) VÂN ĐỀ DÂN SINH VÀ XÃ HỘI HÀI HÒA ■ NHÀ XUẤT BẢN KHOA HOC XÃ HỒI
- VẤN ĐỀ DÂN SINH VÀ XÃ HỘI HÀI HOÀ
- f / :v’ > V IỆ N K H O A H Ọ C XÃ H Ộ I V IỆ T NAM VIỆN TRIẾT HỌC I G S .T S . P H Ạ M V Ă N Đ Ứ C ; P G S .T S . Đ Ặ N G H Ữ U T O À N T S . N G U Y Ê N Đ ÌN H H O À (Đ ồ n g chủ biên) VÂN ĐÊ DÂN SINH VÀ XÃ HỘI HÀI HOÀ ĐẠI HỌC THÁI NGUYỀN TRUNG TẰM HỌC LIỆU NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI HÀ NỘI - 2010
- MỤC LỤC T ran g L ài g iớ i th iệ u 7 P G S. TS. P h a m Văn Đ ứ c Vấn đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam (Thay Lời nói đầu) 11 PH ẦN T H Ứ N H ẮT LÝ LUẬN CHUNG VỀ M ố i QUAN HỆ GIỬA DÂN SINH VÀ XÃ HỘI HÀI HOÀ P G S . TS. Đ ặ n g H ữu T oàn Quan điểm dân sinh và triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh 33 G S.T S. Tôn V ĩ B ìn h Dân sinh - nền tảng cho việc xây dựng xã hội hài hoà 47 GS. T rư ơ n g Vù Đ ô n g Chú trọng dân sinh văn hoá, thúc đẩy xã hội hài hoà 65 GS. L ụ c H oc N g h ê Vê' lý luận và thực tiễn xây dựng xã hội 77 TS. L ê T h ị L a n Tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ về dân sinh và xây dựng xã hội hài hoà 109 PH ẨN T H Ứ HAI VẤN ĐỂ DÂN SINH PGS.TSKH. Lương Đinh H ải Tư tưởng dân sinh và những giải pháp cơ bản để thực hiện trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam lS l
- 6 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà GS.TS. Nguyễn Tài Thư Một sô’ nội dung cơ bản trong tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn 139 PGS.TS. Trương Chí Cường Tôn Trung Sơn giải thích “chủ nghĩa xã hội” thành “chủ nghĩa dân sinh” như th ế nào? 155 GS. N gô T hư ợn g D â n Một vài suy tư lý luận về vấn đề dân sinh 167 GS. L ý T u y ết T ù n g Xu th ế kinh tế vĩ mô của Trung Quốc hiện nay và vấn đề dân sinh 195 PGS.TS. Trấn N guyên Việt Vấn để dân sinh trong Đ ạ i V iệt sử k ý toàn th ư và ý nghĩa thòi đại của nó 217 TS. N g u y ễn Đ ìn h H oà Hồ Chí Minh vối vấn đê' dân sinh 235 PH ẦN T H Ứ BA VẤN ĐỂ XÃ HỘI HÀI HOÀ P G S .T S . Vũ Vãn Viên Lý luận xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay 251 P G S . T rư ơ n g P h à m Đ o a n Nội d u n g cơ b ả n t r o n g “X n th ư ớ n g pháp” của Chu Hy và vai trò đảm bảo xã hội của nó 263 GS. H à T h à n h H iên Tìm hiểu nguồn gốc của khái niệm hài hoà trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại 273 PGS. TS. Nguyễn Ngọc H à Bảo đảm công bằng xã hội vì sự phát triển bển vững 289
- LỜI GIỚI THIỆU Trong thòi gian gần đây, chúng ta nói nhiều đến sự p h át triển bền vững - sự p h át triển hướng đồng thòi đến ba mục tiêu chủ đạo: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, cốt lõi hay nền tảng để thực hiện tăng trưởng kinh tế, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội và cải thiện, bảo vệ môi trường sông lại chính là vấn để con người, là dân sinh. Dân sinh là mục đích cuổi cùng và cũng là sự bảo đảm ở tầng sâu n h ấ t của p h át triển bền vững, nó có quan hệ trực tiếp vối việc xây dựng xã hội hài hòa, là cơ sở để xây dựng xã hội hài hòa. Có thê nói, vân để dân sinh và xã hội hài hòa trở th àn h những nội dung quan trọng của p h át triển bền vững trong điều kiện hiện nay, n h ất là đôi với các nưỏc đang p h át triển, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Trôn thực tế, đây là những vấn đề th u h ú t sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận, các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách p h át triển xã hội cũng như của toàn xã hội. Với mục đích quảng bá rộng rãi những kết quả nghiên cứu về vân đề dân sinh và xã hội hài hòa, giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về các vấn đề lý luận quan trọng và cấp bách này, Nhà x u ất bản Khoa học xã hội xuâ't bản cuổn sách v ấ n đ ề d â n s in h và x ã h ộ i h à i hòa. Cuốn sách là một tập hợp các bài nghiên cứu liên quan trực tiếp đến các vấn đề dân sinh và p h át triển xã hội hài hòa của các n h à khoa học thuộc Viện T riết học (Viện Khoa học xã hội
- 8 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà Việt Nam) và Viện Triết học (Viện Khoa học xã hội T ru n g Quốc) do PGS.TS. Phạm Văn Đức, PGS,TS. Đặng Hữu Toàn, TS. Nguyễn Đình Hòa đồng chủ biên. Cuốn sách được kết cấu th à n h 3 phần: Phần th ứ nhất đề cập đến những vấn đề lý luận chung về quan hệ biện chứng giữa dân sinh và xã hội hài hòa. Trong đó, các tác giả đã phân tích về m ặt lý luận và khẳng định dân sinh là nền tảng và thực chất của xã hội hài hòa. M ột xã hội chỉ được coi là hài hòa khi đòi sông của mọi tầng lốp n h ân dân luôn được bảo đảm và không ngừng p h át triển. Tương tự như vậy, chỉ khi đời sống n h ân dân được cải thiện và n ân g cao không ngừng th ì mới đạt tới sự hài hòa xã hội, biểu hiện ở sự ổn định, p h át triển bền vững và đồng th u ậ n xã hội. Phần thứ hai của cuốh sách đi sâu phân tích vấn để dân sinh. Trong phần này, các tác giả đã phân tích, lu ậ n giải quan niệm dân sinh trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh, cũng như việc giải quyết trên thực tiễn vấn để dân sinh trong điều kiện hiện nay qua chủ trương xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược p h át triển bền vững của Việt Nam. Phần th ứ ba tập tru n g vào vấn đề xã hội hài hòa. Trong đó, các tác giả đã khảo cứu lịch sử p h át triển tư tưởng hài hòa, coi đó là tiền đề tư tưởng cho việc xây dựng xã hội hài hòa trong điều kiện hiện nay ỏ Trung Quốc và Việt Nam. Các tác giả nhấn m ạnh rằng, hài hòa là n h ân tố bảo đảm cho p h át triển bển vững. Sự hài hòa phải được th iết lập trê n tấ t cả các lĩnh vực của đòi sống xã hội, trong các quan hệ giữa con người với con ngưòi, giữa xã hội vối tự nhiên,... Với những nội dung cơ bản trên, có th ể nói, cuốh sách là một tà i liệu tham khảo rấ t bổ ích đối với những ai thực sự quan tâm đến một vân đề vừa có tính lý luận sâu sắc, vừa có
- Lời giới thiệu 9 tính thực tiễn cấp th iết - vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa. Tuy nhiên, đây là một vâ'n đề phức tạp và rộng lớn, cần được tiếp tục nghiên cứu từ các góc độ và những cách tiếp cận khác nhau. Xin trâ n trọng giỏi thiệu cuốn sách và mong n h ận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. H à N ộ i, th á n g 01 n ă m 2 0 1 0 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
- VẤN DỂ DÂN SINH TRONG CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HÒA CỦA TRUNG QUỐC VẠ CHIẾN Lược PHÁT TRIỂN BẾN VŨNG CỦA VIỆT NAM P ham Văn Đức MỞ đầu Trong những năm gần đây, vấn đề dân sinh và sự phát triển hài hòa, bền vững của Trung Quốc và Việt Nam đã và đang thu h ú t sự chú ý của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách của hai nước. Sở dĩ như vậy là vì: T h ứ nhất, cả hai nưóc đều đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội chính là sự p h át triển toàn diện của con người; T hứ hai, trong quá trìn h cải tổ và đôì mới, việc giải quyết vấn đề dân sinh trở th àn h một nhiệm vụ cấp thiết, đồng thời là điểu kiện quan trọng để có thể p h át triển xã hội hài hòa và bền vững. Nói cách khác, vấn đê dân sinh và p h át triển bền vững, hài hòa có môi quan hệ biện chứng, việc giải quyết tốt vấn đề dân sinh là cơ sở cho sự p h át triển hài hòa, bển vững và ngược lại, p h át triển hài hòa và bền vững là tiền đề quan trọng cho việc giải quyết vấn đề dân sinh. * Phó giáo sư, Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Triết học, Tổng biên tập Tạp chí Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
- 12 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà 1. Vân để dân sin h tro n g tư tư ở n g củ a T ôn T ru n g Sơn và Hồ Chí M inh D ân sinh là vấn đề đã được đề cập r ấ t sóm trong lịch sử của hai nước và là vấn đề lớn m à n h ân loại luôn quan tâm . Cùng với sự p h át triển của lịch sử n h ân loại, vấn để dân sinh ngày càng được đ ặt ra một cách cấp bách. Ngay từ th ế kỷ trước, vấn đề d ân sinh đã được n h à cách m ạng Tôn Trung Sơn đề cập một cách h ế t sức cụ th ể trong học th u y ết Tam dân của ông. Xét vể m ặt th u ậ t ngữ, Tôn T rung Sơn cho rằng, theo nghĩa rộng, chữ dân sinh bao gồm đời sống của nhàn dân, sự sinh tồn của xã hội, sinh k ế của quốc dân, sinh m ệnh của quần chúng. Với nghĩa rộng như vậy, vấn để dân sinh được Tôn Trung Sơn xem là vấn đề tru n g tâm của chủ nghĩa tam dân. Bởi vì, thực ch ất hay mục đích của việc giải quyết vấn đề dân quyền, dân chủ là để giải quyết vấn đê dân sinh. Có thể nói, trong quan hệ vối vấn đề dân sinh, vấn đề dân chủ và dân quyền trở th à n h phương tiện để giải quyết vấn đề đòi sống của nhân dân, sự sinh tồn của xã hội, sinh k ế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng. Hơn th ế nữa, ông còn khẳng dịnh vấn để dân sinh là quy lu ậ t của sự vận động và p h át triển xã hội, là động lực của sự tiến hóa xã hội. Tôn Trung Sơn viết: “N hân loại mưu cầu sinh tồn mối là định lu ậ t của tiến hóa xã hội, mới là trọng tâm của lịch sử. N hân loại mưu cầu sinh tồn là vấn đề gì? Đó là v ấn để dân sinh. Do vậy, có thê nói, vấn đề dân sinh mới là nguyên động lực của tiến hóa xã hội”1. Tôn Trung Sơn còn coi chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã-hội và chủ nghĩa cộng sản. Theo ông, vấn đề dân sinh là 1. Tôn Trung Sơn. Chủ nghĩa tam dân. Viện Thông tin Khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội, 1995, tr.336.
- Vấn đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hoà 13 “vấn đề xã hội, nên chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng”1. Bởi vì, xét đến cùng, mục đích của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là giải quyết vấn đề dân sinh. Đây là điếm mà Tôn Trung Sơn hoàn toàn đồng ý với chủ nghĩa Mác. Các ông đều coi chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản, là giai đoạn p h át triển tấ t yếu của lịch sử nhân loại. Mục đích của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là vì con người và giải quyết vấn đề dân sinh. Tôn Trung Sơn cho rằng, chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng của chủ nghĩa dân sinh, còn chủ nghĩa dân sinh là thực h àn h chủ nghĩa cộng sản. Sự khác nhau giữa C.Mác và Tôn T rung Sơn chỉ là phương pháp. Điểm khác n h au giữa h ai ông là ỏ chỗ, nếu C.Mác coi đấu tra n h giai cấp là động lực của sự p h át triển xã hội, thì Tôn Trung Sơn coi vấn đề dân sinh mói chính là động lực gốc của lịch sử như đã trìn h bày ỏ trên. Do đó, Tôn Trung Sơn chủ trương đưa vấn đề dân sinh trở th àn h trung tâm của chính trị, kinh tế, xã hội của n h â n loại và phải lấy dân sinh làm trung tâm của lịch sử xã hội2. T ô n T r u n g S ơ n c ũ n g k h ô n g đ ồ n g ý v á i v iệ c d ù n g c h u y ô n chính công nông, tức là “dùng phương pháp cách mạng để giải quyết vấn đề kinh tế”, ô n g cho rằng, phương pháp cách mạng chỉ có thể giải quyết được vấn để chính trị, chứ không thể giải quyết được vấn đề kinh tế và nếu dùng biện pháp cách mạng để giải quyết vấn đề kinh tê chắc chắn sẽ không thể có được những thành công, nếu không muốh nói là th ấ t bại. Đổi với T rung Quốc, Tôn T rung Sơn cho rằng, đê thực hiện chủ nghĩa dân sinh p h ải căn cứ vào hoàn cảnh và điều 1. Tôn Trung Sơn. S đd., tr.313. 2. Tôn Trung Sơn. S đd., tr.344.
- 14 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà kiện lịch sử cụ th ể của đ ất nước. Theo ông, không th ể chỉ dựa vào lý lu ận để định ra phương pháp, mà “phải lấy sự thực làm tài liệu mối có th ể định ra phương pháp” đúng đắn. Vối phương châm đó, Tôn Trung Sơn chủ trương thực hiện chủ nghĩa dân sinh bằng 2 biện pháp: bình quăn địa quyền và tiết c h ế tư bản. Điều đó có nghĩa là, trong lĩnh vực nông nghiệp, ông chủ trương thực hiện người cày có ruộng và tập tru n g p h á t triể n sản xuất; còn trong công nghiệp thì chủ trương tiế t chế tư b ản và p h á t triển chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nói tóm lại, đôì với Tôn Trung Sơn, nếu chủ nghĩa cộng sản là tương lai của chủ nghĩa tam dân, thì mục tiêu trước m ắt là đáp ứng đầy đủ bôn nhu cầu cơ bản của nhân dân: ăn, ở, mặc và đi lại. Ông viết: “Ý tưỏng của chủ nghĩa tam dân là “dân hữu, dân trị và dân hưởng””1. Những tư tưởng của Tôn Trung Sơn về chủ nghĩa tam dân, đặc biệt là tư tưởng dân sinh đã được Chủ tịch Hồ Chí M inh đánh giá cao. Người viết: “Chủ nghĩa Tôn D ật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp vói điều kiện nước ta ”. Hơn th ế nữa, Người còn áp dụng một cách sáng tạo những tư tư ở n g d â n s in h c ủ a T ô n T r u n g S ơ n v à o h o à n c ả n h c ụ t h ô củ a Việt Nam. Điều này được th ể hiện trước hết và tập trung trong quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, quan niệm của Hồ Chí M inh về chủ nghĩa xã hội là kết quả trực tiếp của sự tiếp th u quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội. Nhưng, trong quá trìn h tiếp th u chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí M inh đã biết vận dụng một cách sáng tạo vào điểu kiện cụ thể của Việt Nam, một nước có nền văn hóa phương Đông lâu đòi. Điêu đó được thể hiện rõ trong nhiều lu ận điểm 1. Tôn Trung Sơn. Sđd., tr.369.
- Vấn đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hoà. 15 của Người khi nói về việc áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm nước ngoài vào hoàn cảnh cụ th ể của Việt Nam. Hồ Chí M inh đã nhiều lần phê phán hai khuynh hướng sai lầm trong việc áp dụng một cách máy móc chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là khuynh hưóng giáo điều coi thường thực tiễn và khuynh hướng đề cao quá mức kinh nghiệm dẫn đến chỗ coi thường lý luận. Người viết: “Có một sô" đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của cách m ạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho h àn h động, chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy, họ chỉ học thuộc ít câu của Mác, Lênin, để lòe ngưòi ta. Lại có một sô' đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằn g lý luận rấ t quan trọng cho sự thực hành cách mạng... H ai khuynh hưóng ấy đều sai lầm. Sai lầm n h ấ t là khuynh hưổng giáo điều, vì nó mượn những lời của Mác, Lênin dễ làm cho người ta lầm lẫn”1. Hồ Chí M inh luôn nhắc nhở các th ế hệ đi sau phải thường xuyên bổ sung và p h át triển sáng tạo chủ nghĩa Mác cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện lịch sử của dân tộc m ình, n h ấ t là của các dân tộc phương Đông. Người viết: “Dù sao th ì cũng không th ể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời m ình không th ể có được” và cần “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cô" nó bằng dân tộc học phương Đông”2. Vì vậy, Hồ Chí M inh cho rằng, để lã n h đạo cách m ạng 1. Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.6 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.247. 2. Hồ Chí Minh. S đd, t .l, tr.46£.
- 16 Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà th à n h công, m uôn đỡ mò m ẫm , m uôn đỡ phạm sai lầm , thì chúng ta p h ải học tậ p kin h nghiệm của cốc nước an h em và áp dụng nhữ ng kin h nghiệm đó một cách sáng tạ o 1 . Đồng thòi, chúng ta p h ải n ân g cao sự tu dưỡng về chù nghĩa Mác - L ênin để dùng lập trường, q u an điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - L ênin m à tổng kết n h ữ ng đặc điểm của nưốc ta. Có n h ư thế, chúng ta mối có th ể d ần dần hiểu được quy lu ậ t p h á t triể n của cách m ạng V iệt Nam, định ra được nhữ ng đường lối, phương châm , bưốc đi cụ th ể của cách m ạng xã hội chủ ng h ĩa thích hợp với tình h ìn h nước ta. N hư th ế là p h ải học tập lý luận, p h ải nâng cao trìn h độ lý lu ậ n chung của Đ ảng, trước h ế t là của cán bộ cốt cán của Đ ảng2. Hồ Chí M inh luôn n h ấn m ạnh tín h phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng đòi hỏi phải có sự sáng tạo khi vận dụng chân lý phổ biến đó. C hính sự sán g tạo sẽ giúp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội th à n h công, trá n h được sự th ấ t bại do bệnh giáo điều, máy móc. Người viết: “Hiện nay đứng vể m ặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tu y chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước an h em : nhưng chúng ta cũng không th ể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta ”3. Kinh nghiệm của Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là một vốn quý, song Hồ Chí Minh lưu ý rằng, “Ta không th ể giông Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác... Ta có thê đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”4. 1. Hồ Chí Minh. Sđd-, t.5, tr.494. 2. Hồ ộhí.M inh. S đd., t.8, tr. 494 - 495. 3. Hồ C bíM inh. S đd., t.8, tr. 499. 4. Hồ Chí Minh. S đ d ., t.8, tr. 227.
- vấn đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hoà. 17 T rên tin h th ầ n đó, Hồ Chí Minh đã có cách diễn đạt riêng về bản chất của chủ nghĩa xã hội. Cách diễn đạt đó thấm đượm đặc điểm của dân tộc phương Đông, mà trọng tâm tập trung chú ý đến vấn đề dân sinh, tức là chú ý đến đời sông của n h ân dân, sự sinh tồn của xã hội, sinh kê của quốíc dân, sinh m ệnh của quần chúng như Tôn Trung Sởn đã từng nhấn mạnh. Nếu Tôn Trung Sơn quan niệm vấn đề dân sinh là “vấn đề xã hội, nên chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội”, thì Hồ Chí M inh quan niệm mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải quyết vấn đề dân sinh, m ang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí M inh quan niệm dân là gốc của cách mạng. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ: “Phải nhó rằng dân là chủ. Dân như nước, m ình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân h ế t”1. “Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy n h ấ t là mưu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải trá n h ”2. Quyền mà n h ân dân Việt Nam đã giành được là “quyển sông, quyền sung sướng và quyền tự do”. Mong muốn duy n h ấ t của Người là “làm sao đem lại cho dân chúng được tự do độc lập hoàn toàn và để cho tấ t cả mọi phần tử quốc dân được hưởng tự do độc lập ấy như muôn vật được hưởng ánh sáng m ặt trời”3. Hồ Chí M inh khẳng định rằng, “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn 1. Hồ Chí Minh. S đd., t.4, tr. 101 2. Hồ Chí Minh. S đd., t.4, tr. 22. 3. Hồ Chí Minh. S đd., t.4, tr. 45.
- 18 Vấn để dân sinh và xã hội hài hoà toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học h àn h ”1. Trong các quyền mà dân được hưởng, Hồ Chí M inh đặc biệt chú ý đến quyền sống, đến việc nâng cao đời sống của nhân dân. Điểu đó được thể hiện trong nhiều bài viết và p h át biểu của Người. Khi trả lời câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì?”, Hồ Chí M inh chú ý trước hết đến phương diện đời sông của nhân dân. Người viết: “Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân sung sưỏng, ấm no”2; “Mục đích của chủ nghĩa xắ hội là không ngừng nâng cao mức sông của n h ân dân”3, bởi vì “dân lấy ăn làm gốc, có thực mới vực được đạo”4; “Tục ngữ có câu: “D ân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời... Vì vậy, chính sách của Đ ảng và Chính phủ là ph ả i hết sức chăm nom đến đời sông của nhân dân. N ếu dân đói, Đ ảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ré t là Đ ảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đ ảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân Ốm là Đ ảng và Chính phủ có lỗi”5; “Đảng ta đấu tra n h để làm gì? Là m uôn cho tấ t cả mọi người được ăn no mặc ấm, được tự do. Mỗi một đảng viên đấu tra n h để làm gì? Cũng để mọi người được ăn no mặc ấm , được tự do. Chủ nghĩa xã hội là cái gì? Là mọi người được ăn no mặc ấm, su n g sướng, tự do”6, V.V.. N hư vậy, nói đến chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí M inh trưốc 1. Hồ Chí Minh. S đd., t.4, tr. 161. 2. Hồ Chí Minh. S đd., t.10, tr. 31. 3. Hồ Chí Minh. S đd., t.10, tr. 159. 4. Hồ Chí Minh. S đd., t.8, tr. 411. 5. Hồ Chí Minh. S đd., t.7, tr. 572. 6. Hồ Chí Minh. S đd., t.8, tr.396.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ bình thường hóa đến đối tác hợp tác toàn diện hai mươi năm nhìn lại
5 p | 116 | 21
-
Tác động của Trung Quốc đến quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVI-XIX
10 p | 89 | 8
-
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và xã hội đối với cán bộ, đảng viên
4 p | 54 | 5
-
Văn học dân gian Điện Biên trong mối quan hệ với văn hóa tộc người
8 p | 81 | 4
-
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng tại một số cửa hàng Cafe sách trên địa bàn Hà Nội
10 p | 18 | 3
-
Mối quan hệ giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian cho hoạt động chăm sóc bản thân với sự hài lòng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Cần Thơ
13 p | 5 | 3
-
Mối quan hệ giữa văn hóa giao tiếp của nhân viên và sự hài lòng của sinh viên trường hợp nghiên cứu tại Viện Đào tạo Nghề nghiệp - Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
6 p | 57 | 3
-
Thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho giáo viên trường trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
5 p | 38 | 3
-
Mối quan hệ giữa nghèo đói và đa dạng hóa các hoạt động sinh kế: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
9 p | 49 | 3
-
Quan hệ chính trị Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1992-2011
10 p | 37 | 2
-
Mối quan hệ giữa hài hòa xã hội và các vấn đề dân sinh: Phần 2
183 p | 5 | 2
-
Quan hệ giữa Phật giáo và triều đình thời Lý qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh - Một cách giải huyền thoại
5 p | 72 | 2
-
Mối quan hệ giữa văn hóa và quan hệ công chúng
5 p | 3 | 2
-
Mối quan hệ giữa tự chủ với hiệu quả hoạt động nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
7 p | 7 | 1
-
Quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay
9 p | 5 | 1
-
Mối quan hệ giữa dân ca Huế - Bình Trị Thiên, ca nhạc Huế và âm nhạc cung đình Huế
5 p | 6 | 1
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn