Phí Thị Hiếu<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
125(11): 45 - 48<br />
<br />
MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC HỌC PHỔ THÔNG AN TOÀN VỀ TÂM LÝ<br />
Phí Thị Hiếu*<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo đã đề cập tới các khái niệm và những vấn đề cơ bản như: môi trường giáo dục, an toàn tâm<br />
lý, những đặc điểm của môi trường trường học an toàn về tâm lý, bạo lực học đường và hậu quả<br />
của nó, tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất<br />
các biện pháp và chỉ rõ vai trò của từng chủ thể trong việc xây dựng môi trường trường học an<br />
toàn về tâm lý.<br />
Từ khoá: môi trường giáo dục, an toàn về tâm lý, bạo lực học đường, trường học, phát triển<br />
<br />
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN*<br />
Sự phát triển của xã hội hiện đại làm tăng lên<br />
những yêu cầu đối với cá nhân và sự tinh<br />
thông nghề nghiệp của họ. Do đó, vấn đề<br />
nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng trở<br />
nên bức thiết. Việc giải quyết vấn đề này liên<br />
quan tới hàng loạt khía cạnh: với việc mô<br />
hình hoá nội dung giáo dục, tối ưu hoá các<br />
cách thức, kỹ thuật tổ chức quá trình giáo dục,<br />
với việc tư duy lại mục đích và kết quả của<br />
giáo dục. Tất cả những điều đó, một mặt dẫn<br />
tới sự thay đổi môi trường giáo dục, mặt<br />
khác, làm tăng thêm yêu cầu đối với những<br />
người tham gia vào quá trình giáo dục và với<br />
đặc thù của mối quan hệ tác động liên nhân<br />
cách của họ.<br />
Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật<br />
chất, tinh thần mà trong đó con người được<br />
giáo dục đang sống, lao động và học tập<br />
được sử dụng nhằm tác động đến sự hình<br />
thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích<br />
giáo dục đã định. Môi trường giáo dục rất đa<br />
dạng, có thể phân chia một cách tương đối<br />
thành môi trường xã hội (môi trường gia<br />
đình, môi trường nhà trường…) và môi<br />
trường tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môi<br />
trường gia đình và môi trường nhà trường có<br />
tác động trực tiếp trong quá trình hình thành<br />
nhân cách. Các môi trường này tồn tại trong<br />
mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cần<br />
được tổ chức theo một cơ chế hợp lý nhằm<br />
tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến quá<br />
trình hình thành và phát triển nhân cách thế<br />
hệ trẻ [1].<br />
*<br />
<br />
Tel: 01656634388; Email: hieusptn@gmail.com<br />
<br />
Các công trình nghiên cứu của hàng loạt tác<br />
giả (Grachev G.V., 1998; Kabachenko T.X.,<br />
2000; Baeva I.A., 2002) chỉ ra rằng hiệu quả<br />
của quá trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào tiêu<br />
chí an toàn tâm lý của môi trường giáo dục.<br />
Số liệu các công trình nghiên cứu của<br />
Lebedeva O.E. và Xưmaniuk E.E. cho thấy,<br />
theo ý kiến của học sinh, một trường phổ<br />
thông tốt phải có tiêu chí an toàn (trường phổ<br />
thông không có đe doạ của bạo lực, sự thiếu<br />
tôn trọng, sự lăng nhục…). Đối với phụ<br />
huynh học sinh “trường phổ thông tốt” phải<br />
đảm bảo sự an toàn cho đứa trẻ, sự quan tâm<br />
tới sức khoẻ của chúng [2,5,6].<br />
Sự an toàn – đó là yếu tố đảm bảo sự phát<br />
triển bình thường của nhân cách. Nhu cầu an<br />
toàn là cơ sở trong hệ thống thứ bậc nhu cầu<br />
của con người (A.Maxlow) mà thiếu đi sự<br />
thoả mãn một phần của nó không thể có sự<br />
phát triển hài hoà của nhân cách, sự thành<br />
công của việc tự hiện thực hoá những tiềm<br />
năng của con người [7].<br />
Khái niệm an toàn tâm lý rất đa nghĩa. T.X.<br />
Kabachenko xem sự an toàn tâm lý “Như sự<br />
đo lường độc lập trong hệ thống chung của sự<br />
an toàn, là trạng thái của môi trường thông<br />
tin và những điều kiện hoạt động sống của xã<br />
hội không thúc đẩy sự phá huỷ những tiền đề<br />
của sự phát triển toàn vẹn về tâm lý, tính<br />
thích ứng hoạt động và sự phát triển của các<br />
chủ thể xã hội” [6]. I.A. Baeva hiểu “Sự an<br />
toàn tâm lý như là trạng thái của môi trường<br />
giáo dục, thoát ly khỏi những sự thể hiện của<br />
bạo lực tinh thần trong sự tác động qua lại,<br />
thúc đẩy sự thoả mãn các nhu cầu giao tiếp<br />
cá nhân-tin cậy, tạo ra giá trị riêng của môi<br />
trường và đảm bảo cho sức khoẻ tinh thần<br />
45<br />
<br />
Phí Thị Hiếu<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
của những người tham gia vào nó” [3]. G.V.<br />
Grachev hiểu an toàn tâm lý như là “trạng<br />
thái bảo vệ tâm lý khỏi ảnh hưởng của những<br />
nhân tố thông tin đa dạng, cản trở hoặc gây<br />
khó khăn cho sự hình thành và hoạt động của<br />
cơ sở định hướng - thông tin phù hợp của<br />
hành vi xã hội ở con người và nhìn chung là<br />
của hoạt động sống trong xã hội hiện đại, hệ<br />
thống phù hợp các mối quan hệ của anh ta<br />
với môi trường xung quanh và với chính<br />
mình” [5, c.33].<br />
Mặc dù được định nghĩa khác nhau nhưng<br />
các tác giả trên đều đề cập tới những tiêu chí<br />
sau của sự an toàn tâm lý: là trạng thái của<br />
môi trường không có bạo lực tâm lý, đảm<br />
bảo cho sức khoẻ tinh thần, sự phát triển<br />
toàn vẹn về tâm lý, thoả mãn nhu cầu giao<br />
tiếp của cá nhân.<br />
Theo số liệu của nhiều tác giả nước ngoài<br />
(I.A.Baeva, G.V. Grachev, E.Erikson,<br />
R.Jonson, M.Lipsey, H.M Walker, B.J. Wise)<br />
sự bảo vệ tâm lý của trẻ em là điều kiện đảm<br />
bảo cho sự thích ứng, sự phát triển các kỹ<br />
năng xã hội và sự hình thành ở đứa trẻ<br />
khuynh hướng với những quan hệ tích cực<br />
trong xã hội, sự mong đợi được xã hội chấp<br />
nhận, giúp đỡ, sự phát triển tình cảm cá nhân<br />
và mối quan hệ với chính mình [4].<br />
Môi trường trường học an toàn về tâm lý có<br />
những đặc điểm sau: Không có biểu hiện của<br />
bạo lực tâm lý trong sự tác động qua lại giữa<br />
những người tham gia vào quá trình giáo dục;<br />
sự thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong giao<br />
tiếp cá nhân của các chủ thể; việc rèn luyện<br />
sức khoẻ tâm lý; sự ngăn ngừa những đe doạ<br />
đối với sự phát triển nhân cách bền vững hiệu<br />
quả. Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến<br />
sự an toàn tâm lý ở môi trường trường học<br />
bậc Trung học cơ sở (THCS) và Trung học<br />
phổ thông (THPT).<br />
Học sinh THCS, THPT nằm trong độ tuổi mà<br />
sự phát triển về mọi mặt đang diễn ra mạnh<br />
mẽ. Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách<br />
của học sinh có nhiều yếu tố, trong đó môi<br />
trường là điều kiện quan trọng cho sự phát<br />
triển. Do đó, xây dựng môi trường trường học<br />
an toàn về tâm lý là tạo điều kiện thuận lợi<br />
cho sự phát triển của trẻ.<br />
46<br />
<br />
125(11): 45 - 48<br />
<br />
Môi trường giáo dục an toàn về tâm lý mang<br />
lại cho đứa trẻ những khả năng phong phú để<br />
hình thành và phát triển nhân cách. Đó là<br />
những khả năng: tự quyết định gia nhập vào<br />
môi trường giáo dục; tự lựa chọn hoạt động<br />
(nội dung và hình thức của nó) và đặc biệt<br />
quan trọng là hoạt động tạo điều kiện cho trẻ<br />
đạt được thành công lớn nhất, sự tự thể hiện<br />
cao nhất; việc xây dựng các mối quan hệ đối<br />
thoại với người khác thuộc các lứa tuổi và<br />
nhóm xã hội khác nhau; phát huy mạnh mẽ<br />
hơn những vai trò xã hội khác nhau; sự lựa<br />
chọn những tập thể khác nhau, sự thống nhất<br />
và thay đổi mạnh mẽ của chúng; khai thác và<br />
nắm vững các môi trường khác nhau: văn<br />
hoá, thiên nhiên, thông tin v.v.<br />
Như vậy, sự an toàn tâm lý của môi trường<br />
giáo dục phổ thông đó là thành tố có cấu trúc<br />
phức tạp mà thành phần tạo nên nó có những<br />
đặc điểm riêng trong sự phụ thuộc vào chủ<br />
thể của quá trình giáo dục-dạy học. Việc xây<br />
dựng môi trường giáo dục an toàn về tâm lý<br />
cần được dựa trên những kỹ thuật định hướng<br />
nhân văn và những hình thức của sự phát triển<br />
nhân cách. Một trong những cơ sở của các kỹ<br />
thuật này là chất lượng của quá trình tương<br />
tác giữa nhà giáo dục và người học, trong đó<br />
nhân cách, tình cảm, sự tinh thông nghề<br />
nghiệp và sự hài lòng về lao động của chính<br />
nhà giáo dục thúc đẩy sự hình thành nhân<br />
cách khoẻ mạnh, năng động sáng tạo và thích<br />
ứng xã hội tốt của người học, làm giảm những<br />
áp lực thần kinh-tâm lý, nâng cao năng lực tự<br />
điều chỉnh, có nghĩa là thúc đẩy việc nâng cao<br />
sức khoẻ tâm lý của những người tham gia<br />
vào quá trình giáo dục.<br />
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU<br />
CỰC ĐẾN SỰ AN TOÀN TÂM LÝ TRONG<br />
TRƯỜNG HỌC<br />
Sau gia đình, trường học có ý nghĩa thứ hai từ<br />
những hệ thống xã hội hoá nhân cách đại diện<br />
rộng rãi trong xã hội. Tuy nhiên, trong giai<br />
đoạn hiện nay, trên khắp thế giới, ở tất cả<br />
những cấp học, lớp học khác nhau, đặc biệt là<br />
ở bậc THCS và THPT, sự an toàn tâm lý<br />
trong trường học đang bị đe doạ nghiêm trọng<br />
bởi nhiều yếu tố mà trước hết phải kể đến là<br />
bạo lực học đường. Bạo lực học đường là hệ<br />
thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính<br />
miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại<br />
<br />
Phí Thị Hiếu<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử<br />
vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng,<br />
tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối<br />
tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo<br />
dục trong nhà trường. Bạo lực học đường<br />
không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh<br />
mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên<br />
hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường,<br />
thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà<br />
trường với nhau.<br />
Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm<br />
của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là<br />
nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả<br />
nghiêm trọng mà nó gây ra: ảnh hưởng tới<br />
bản thân học sinh, tới nhà trường, gia đình và<br />
xã hội. Đối với học sinh, bạo lực học đường<br />
gây hậu quả nghiêm trọng về cả mặt thể xác<br />
(gây tổn thương cho cơ thể, thậm chí có thể<br />
cướp đi sinh mạng của học sinh) lẫn tinh thần<br />
(gây cảm giác lo âu, sợ hãi, chán nản, suy<br />
sụp, ám ảnh, stress, ngại giao tiếp, trầm cảm<br />
và các loại rối nhiễu tâm lý khác) thậm chí<br />
chúng có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời<br />
đứa trẻ. Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những<br />
em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không<br />
muốn ra ngoài chơi, không muốn đến trường<br />
vì sợ bị trêu chọc, đánh đập, sợ bạn bè khác<br />
sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ<br />
đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế”<br />
để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị<br />
bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ảnh<br />
hưởng xấu đến cả việc học tập, và sự phát<br />
triển của các em cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc<br />
[8]. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm<br />
giác thấp kém, những điều này sẽ gây khó<br />
khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc<br />
đã trưởng thành. Hành vi bạo lực không chỉ<br />
tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến<br />
không khí trường học trở nên nặng nề, căng<br />
thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.<br />
Điều đó cho thấy môi trường ở nhiều nhà<br />
trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn<br />
và là nỗi sợ hãi đối với nhiều học sinh. Ngoài<br />
ra, những hành vi bạo lực học đường của học<br />
sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua<br />
của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh<br />
tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.<br />
Hơn nữa, những hành vi bạo lực của giáo viên<br />
làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường<br />
<br />
125(11): 45 - 48<br />
<br />
mất đi tính mô phạm, uy tín, danh dự người<br />
giáo viên bị hạ thấp, học sinh có cảm giác lo<br />
lắng, sợ hãi khi đến tiết học của họ và tất<br />
nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được<br />
như mong đợi.<br />
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê từ đường<br />
dây nóng của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em<br />
trong những ngày cuối năm 2012, bạo hành<br />
tại trường học tăng 13 lần so với 10 năm trở<br />
về trước. Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát do<br />
khoa Xã hội học, Trường ĐH KH XHNV ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện mấy năm<br />
trước tại 2 trường THPT tại quận Đống Đa<br />
(Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho<br />
thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có<br />
đến 96,7% số học sinh (HS) trong mẫu được<br />
hỏi cho rằng ở trường các em có xảy ra hiện<br />
tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực<br />
trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên;<br />
38% thường xuyên và 17,3% không thường<br />
xuyên [9]. Kết quả nghiên cứu của các<br />
chuyên gia giáo dục khác cho thấy, bạo lực<br />
học đường ở bậc THCS xảy ra khá thường<br />
xuyên với những hành vi bạo lực tương đối đa<br />
dạng [10].<br />
Ngoài ra, sự mất cân đối trong phát triển tâm<br />
sinh lý lứa tuổi học sinh, quan hệ thiếu thân<br />
thiện giữa những người tham gia vào môi<br />
trường giáo dục, stress trong các loại hình<br />
hoạt động, bầu không khí tâm lý căng thẳng<br />
trong tập thể cũng là những yếu tố ảnh hưởng<br />
tiêu cực đến sự an toàn tâm lý cá nhân [3]. Vì<br />
vậy, có thể nói rằng, hiện nay nhu cầu an toàn<br />
trở thành bức thiết đối với các cá nhân trong<br />
xã hội nói chung, các cá nhân tham gia vào<br />
môi trường giáo dục nói riêng và đòi hỏi phải<br />
xây dựng môi trường trường học an toàn về<br />
tâm lý.<br />
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT<br />
Để xây dựng môi trường trường học an toàn<br />
về tâm lý cần sự phối hợp hành động của các<br />
chủ thể sau:<br />
- Về phía nhà trường:<br />
+ Xây dựng kỷ luật trường học nghiêm khắc,<br />
tăng cường công tác quản lý an toàn trường học<br />
+ Phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ<br />
chức đoàn thể liên quan xoá bỏ tình trạng bạo<br />
lực học đường trong trường học.<br />
47<br />
<br />
Phí Thị Hiếu<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện<br />
trong tập thể cán bộ giáo viên và học sinh.<br />
+ Hướng dẫn học sinh cách rèn luyện sức<br />
khoẻ tâm lý thông qua hoạt động giáo dục kỹ<br />
năng sống, đặc biệt là kỹ năng quản lý cảm<br />
xúc và giải quyết mâu thuẫn, xung đột; bằng<br />
những hoạt động thể dục thể thao lành mạnh<br />
và những suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan<br />
về thế giới…<br />
+ Xây dựng phòng tham vấn tâm lý học<br />
đường nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời<br />
những vướng mắc tâm lý ở học sinh.<br />
- Về phía phụ huynh học sinh:<br />
+ Tránh sử dụng bạo lực trong việc giáo dục<br />
con cái vì điều đó làm ảnh hưởng tới hành vi<br />
của đứa trẻ khi giải quyết mâu thuẫn với<br />
người khác.<br />
+ Xây dựng không khí gia đình hạnh phúc,<br />
tạo cho trẻ cảm giác an toàn về tâm lý.<br />
+ Mẫu mực trong hành vi và lối sống, là tấm<br />
gương đạo đức để con cái noi theo.<br />
+ Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc<br />
giáo dục con em.<br />
- Các ban ngành, chức năng cần: Cải tạo<br />
môi trường xã hội để hạn chế tối đa việc giải<br />
quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân bằng bạo<br />
lực thể chất, tinh thần; có biện pháp cụ thể,<br />
kiên quyết để ngăn chặn những ảnh hưởng<br />
xấu của phim ảnh, sách báo, trò chơi có nội<br />
dung bạo lực, đồi truỵ… tới hành vi của trẻ.<br />
- Bản thân học sinh cần: Có ý thức trong<br />
việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe thể<br />
<br />
125(11): 45 - 48<br />
<br />
chất, tinh thần, nâng cao nhận thức cho bản<br />
thân về hậu quả của hành vi bạo lực học<br />
đường; tích cực, tự giác trong việc xây dựng<br />
bầu không khí tâm lý đầm ấm trong tập thể,<br />
tự rèn luyện các kỹ năng sống để có đời sống<br />
tinh thần thoải mái và xây dựng mối quan hệ<br />
tốt đẹp với người khác…<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo<br />
dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
2. Баева И.А (2002), Психологическая<br />
безопасность в образовании. СПб.<br />
3. Баева И.А., Волкова И.А., Лактионова Е.Б<br />
(2009). Психологическая безопасность<br />
образовательной среды: Учеб. пособие / Под<br />
ред. И.А. Баевой. М.<br />
4.<br />
Баева И.А. и др (2007), Психология<br />
безопасности как теоретическая основа<br />
гуманитарных технологий в социальном<br />
взаимодействии / Под ред. И.А.Баевой. СПб.<br />
5.<br />
Грачев<br />
Г.В.<br />
Информационнопсихологическая<br />
безопасность<br />
личности:<br />
состояние и возможности психологической<br />
защиты. М.: Изд-во РАГС, 1998 - 125 с.<br />
6. Кабаченко Т. С. Психология управления: Уч.<br />
пос. М.: 2000<br />
7. Маслоу А. Мотивация и личность. СанктПетербург, 2001. – 478 с.<br />
8. http://htu.edu.vn/bo-mon-tam-ly-giao-duc/486bạo-lực-học-đường-và-những-hậu-quả<br />
9. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/baoluc-hoc-duong-do-cha-me-it-quan-tam-toi-con748163.htm<br />
10.http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130430/<br />
bao-luc-hoc-duong-thuong-xay-ra-o-bac-thcs.aspx<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE CONSTRUCTION OF THE PSYCHOLOGICAL SAFETY SCHOOL<br />
ENVIRONMENT<br />
Phi Thi Hieu *<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
The author considers the conceptions and the problems: Education environmental, psychological<br />
safety, the characteristics of the psychological safety school environment, school violence and its<br />
aftermath, the state of school violence in Vietnam today. Since then, the author proposes measures<br />
and specifies the role of each subject in the construction of the psychological safety school<br />
environment.<br />
Key words: Education environmental, psychological safety, school violence, school, develop<br />
Ngày nhận bài:17/02/2014; ngày phản biện:24/02/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014<br />
Phản biện khoa học: TS. Phùng Thị Hằng – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
*<br />
<br />
Tel: 01656634388; Email: hieusptn@gmail.com<br />
<br />
48<br />
<br />