Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012<br />
<br />
MỐI TƯƠNG QUAN VỀ SỰ HIỆN DIỆN ĐỘNG MẠCH THẬN CỰC DƯỚI<br />
Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ HẸP KHÚC NỐI<br />
BỂ THẬN – NIỆU QUẢN<br />
Võ Văn Hải*; Ngô Đại Hải**, Thi Văn Gừng***, Huỳnh Đức Vĩnh Phúc****, Dương Văn Hải*;<br />
Lê Tấn Sơn*, Vũ Lê Chuyên**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Ngoài việc cung cấp máu cho thận, sự hiện diện của động mạch thận cực dưới<br />
(ĐMCD) có thể vô tình trở thành nguyên nhân gây hẹp khúc nối bể thận – niệu quản (BT – NQ) đã được báo<br />
cáo trong nhiều y văn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự hiện diện của động mạch này cũng gây ra bệnh lý hẹp<br />
khúc nối. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định mối tương quan về sự hiện diện ĐMCD<br />
này ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối có phẫu thuật.<br />
Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca với 224 quả thận bình thường (từ xác ướp formole người Việt Nam<br />
trưởng thành tại bộ môn Giải phẫu học trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được phẫu tích từ năm<br />
2003 đến năm 2011 và từ những người hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2005 – 2009) và 399 quả thận<br />
được phẫu thuật do bệnh lý hẹp khúc nối tại 3 bệnh viện lớn (bệnh viện Nhi đồng I, Chợ Rẫy và Bình Dân) từ<br />
năm 2005 – 2010.<br />
Kết quả: Tỉ lệ hiện diện ĐMCD ở nhóm thận bình thường là 18/224 (8%), ở nhóm bệnh lý hẹp khúc nối có<br />
phẫu thuật là 63/339 (15,8%). Trong đó, tỉ lệ hiện diện ĐMCD trong nhóm bệnh lý hẹp khúc nối tại các bệnh<br />
viện Nhi Đồng I là 10/80 (12,5%), Chợ Rẫy là 16/203 (7,9%) và Bình Dân là 37/116 (32,8%). Trong tất cả các<br />
trường hợp này, ĐMCD đi phía trước khúc nối bể thận – niệu quản. Có sự giống nhau về tỉ lệ hiện diện ĐMCD<br />
ở nhóm bệnh viện Chợ Rẫy và Nhi Đồng I (mẫu hồi cứu) với nhóm thận bình thường. Trong khi đó có sự khác<br />
biệt về tỉ hiện diện ĐMCD giữa nhóm bệnh viện Bình Dân (tiền cứu) với nhóm bình thường (tiền cứu) và có tỉ<br />
số chênh OR = 8,27.<br />
Kết luận: Sự hiện diện của ĐMCD thường gặp nhiều hơn trong nhóm có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận –<br />
niệu quản. Nguy cơ mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở nhóm hiện diện ĐMCD cao gấp 8 lần so với<br />
nhóm không hiện diện động mạch này.<br />
Từ khóa: động mạch thận, động mạch rốn thận, động mạch thận cực dưới, hẹp khúc nối bể thận – niệu<br />
quản.<br />
ABSTRACT<br />
THE CORRELATION BETWEEN THE LOWER POLE RENAL ARTERY IN NORMAL PEOPLE<br />
AND THAT IN URETEROPELVIC JUNCTION OBSTRUCTION PATIENTS HAVING SURGERY<br />
Vo Van Hai; Ngo Dai Hai, Thi Van Gung, Huynh Duc Vinh Phuc, Duong Van Hai;<br />
Le Tan Son, Vu Le Chuyen * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.2 – 2012: 92 - 98<br />
Objectives: In addition to supplying blood to the kidneys, the presence of lower pole renal artery can<br />
inadvertently become a cause of ureteropelvic junction obstruction (UPJO), which has often been reported in<br />
* ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
** Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh<br />
*** Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy<br />
**** Trung tâm giám định Y khoa<br />
TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Văn Hải<br />
ĐT: 0903323420 Email: drvovanhai@gmail.com<br />
<br />
92<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
different medical research. However, the presence of the lower pole renal artery does not always cause UPJO.<br />
Therefore, we conducted this study to determine the correlation between the lower pole renal artery in normal<br />
people and that in UPJO patients having surgery.<br />
Method: Report a series of cases with 224 normal kidneys (from the Vietnamese cadaver adult in Anatomy<br />
Department Laboratory of the University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City from 2003 to 2011 and<br />
from the donor cases in Cho Ray hospital from 2005 - 2009) and 399 kidneys of UPJO patients having surgery in<br />
three hospitals (Children Hospital N. 1, Cho Ray and Binh Dan hospitals) from 2005 to 2010.<br />
Results: The prevalence of lower pole renal arteries in the group with normal kidneys is 18/224 (8%), and in<br />
the group with UPJO is 63/339 (15.8%). In particular, the rate of lower pole renal arteries in patients with UPJO<br />
at the Children Hospital N. 1 is 10/80 (12.5%), Cho Ray 16/203 (7.9%) and Binh Dan 37/116 (32.8%). In all of<br />
these cases, the crossing lower pole renal arteries are anterior to UPJ. There was a similar rate of lower pole<br />
arteries in the group of Cho Ray Hospital and Children Hospital N. 1 (retrospective) with normal renal group.<br />
There is a difference between Binh Dan Hospital group (prospective) and the normal renal group (prospective),<br />
with odds ratio OR = 8.27.<br />
Conclusion: The presence of lower pole renal arteries is more common in UPJO patients having surgery.<br />
The risk of UPJO in the group which has lower pole renal arteries is 8 times as high as that in the group without<br />
such arteries.<br />
Keywords: renal artery, renal hilar artery, lower polar artery, ureteropelvic junction obstruction<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Cùng với động mạch thận chính thức (hay<br />
còn gọi là ĐM rốn thận), động mạch thận cực<br />
dưới (ĐMCD) cũng góp phần quan trọng trong<br />
việc cung cấp máu ở quả thận mà một khi động<br />
mạch này hiện diện(9,12). Tuy nhiên, sự hiện diện<br />
này đôi khi vô tình là nguyên nhân gây ra hẹp<br />
khúc nối bể thận – niệu quản mà nhiều y văn<br />
trong(8,17) và ngoài nước(1,3,4,10,11,13) đã từng báo cáo.<br />
Mặc dù vậy, không phải sự có mặt này là luôn<br />
gây ra tình trạng hẹp khúc nối(5). Vì vậy chúng<br />
tôi thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu mối<br />
tương quan về sự hiện diện ĐMCD này giữa<br />
nhóm bình thường (không mắc bệnh) và nhóm<br />
có bệnh lý hẹp khúc nối BT – NQ mà hiện nay ở<br />
người Việt Nam chưa có một y văn nào báo<br />
cáo(6,8,14,15,16,17).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Đối với mẫu Thi hài<br />
<br />
Mối tương quan về tỉ lệ giữa sự hiện động<br />
mạch thận cực dưới ở người bình thường và<br />
người có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu<br />
quản có phẫu thuật.<br />
<br />
Những xác có sẹo mổ vùng bụng thắt lưng<br />
có can thiệp trực tiếp trên mạch máu thận làm<br />
thay đổi cấu trúc giải phẫu học ban đầu (điều<br />
này thường chỉ thấy được khi phẫu tích vào<br />
vùng bụng và hố thận).<br />
<br />
Báo cáo hàng loạt ca.<br />
<br />
Mẫu khảo sát<br />
Nhóm I (Nhóm không mắc bệnh: Thi hài và<br />
Hiến thận)<br />
Lấy mẫu theo cách thuận tiện và ngẫu<br />
nhiên 81 thi hài (162 quả thận) của người Việt<br />
Nam trưởng thành đã được ướp formol tại bộ<br />
môn Giải Phẫu học - Đại học Y Dược thành<br />
phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2011,<br />
và 62 quả thận bình thường được khảo sát<br />
bằng phương pháp chụp DSA của 26 người<br />
tham gia hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy (Bv<br />
CR) từ năm 2005-2009.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
93<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đối với người tham gia hiến thận<br />
Không có đầy đủ tiêu chuẩn hay không đủ<br />
hồ sơ lưu trữ của một người tham gia hiến thận<br />
theo tiêu chuẩn áp dụng cho người tham gia<br />
hiến thận tại BVCR (theo Qui trình chọn người<br />
cho Thận của bệnh viện Chợ Rẫy – Hội nghị Tổng<br />
Kết Chương Trình Ghép Thận – Kỷ Yếu Công Trình<br />
1992 – 2000 tại bệnh viện Chợ Rẫy).<br />
<br />
Nhóm II (có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận –<br />
niệu quản có phẫu thuật)<br />
Khảo sát hồi cứu các trường hợp phẫu thuật<br />
hẹp khúc nối tại BvCR và bệnh viện Nhi Đồng I<br />
(BvNĐI) trong 5 năm (từ năm 2005 – 2009), ghi<br />
nhận số trường hợp báo cáo trong tường trình<br />
phẫu thuật có sự hiện diện ĐMCD. Và khảo sát<br />
tiền cứu các trường hợp phẫu thuật có hẹp khúc<br />
nối BT – NQ từ năm 2006 – 2011 tại bệnh viện<br />
Bình Dân.<br />
Phẫu tích và ghi nhận kết quả nhóm Thi hài<br />
- Đường mổ: chọn đường trắng giữa trên và<br />
dưới rốn, bờ dưới cung sườn hai bên và đường<br />
ngang rốn hai bên đến đường nách giữa qua các<br />
lớp của thành bụng.<br />
- Cắt và bóc tách mạc nối lớn, bộc lộ dạ dày<br />
– ruột. Sau đó lật vùng dạ dày và khối tá tụy<br />
sang bên để bộc lộ vùng thận, rốn thận, niệu<br />
quản, ĐM thận và TM thận, đồng thời quan sát<br />
vị trí nguyên uỷ của ĐM thận xuất phát từ ĐM<br />
chủ bụng.<br />
- Bóc tách thận, cuống thận, TM chủ dưới,<br />
ĐM thận, niệu quản thành một khối, đem ra<br />
ngoài phẫu tích và làm bộc lộ rõ các mạch máu<br />
vùng rốn và cuống thận để quan sát.<br />
Khảo sát phim chụp DSA của người Hiến thận<br />
Tất cả các phim được lưu trữ đầy đủ và đạt<br />
tiêu chuẩn có trong hồ sơ của người tham gia<br />
hiến thận.<br />
Ghi nhận các kết quả vào phiếu quan sát.<br />
Nhập số liệu và xử lý thống kê trên phần mềm<br />
Stata 11.<br />
Nhóm hồi cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện<br />
Nhi Đồng I<br />
<br />
94<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012<br />
Khảo sát toàn bộ các trường hợp đã phẫu<br />
thuật một lần với chẩn đoán Hẹp khúc nối BT –<br />
NQ. Trong tất cả hồ sơ khảo sát, ngoài phần<br />
chẩn đoán trước và sau mổ, trong bản tường<br />
trình phẫu thuậtt có mô tả chi tiết và hình vẽ về<br />
sự hiện diện ĐMCD gây hẹp khúc nối.<br />
Nhóm tiền cứu Hẹp khú nối BT –NQ<br />
Chọn ngẫu nhiên thuận tiện các bệnh nhân<br />
nhập viện bệnh viện Bình Dân (BvBD) từ năm<br />
2006-2010 có chẩn đoán trước và sau mổ là Hẹp<br />
khúc nối BT – NQ. Trong quá trình phẫu thuật,<br />
ghi nhận sự hiện diện của động mạch chèn ép<br />
tại vị trí khúc nối với bể thận dãn to. Khi có sự<br />
hiện diện này, phẫu thuật viên bóc tách tiếp tục<br />
hướng về cực dưới thận để xác định ĐM này<br />
cung cấp máu cho cực dưới của thận. Ghi nhận<br />
trường hợp này vào phiếu quan sát.<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Nhóm I: Không mắc bệnh hẹp khúc nối BT<br />
– NQ (Thi hài – Hiến thận)<br />
Bảng 1. Tóm tắt tỉ lệ các dạng nguyên ủy của các<br />
động mạch thận cực dưới trong nhóm Thi hài và<br />
Hiến thận (DSA)<br />
ĐM cực dưới<br />
Nguyên ủy<br />
ĐM rốn thận<br />
ĐM chủ<br />
Thi hài<br />
(162 quả thận)<br />
Hiến thận (DSA)<br />
(62 quả thận)<br />
Thi hài – hiến thận (DSA)<br />
(224 quả thận)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
3 (1,9%)<br />
<br />
6 (3,7%)<br />
<br />
5 (8,1%)<br />
<br />
4 (6,5%)<br />
<br />
8 (3,5%)<br />
<br />
10 (4,5%)<br />
<br />
18 (8,0%)<br />
<br />
Qua khảo sát 162 quả thận tại bộ môn Giải<br />
Phẫu học - Đại học Y Dược Tp.HCM, chúng tôi<br />
nhận thấy có 9 quả thận có một ĐM cực dưới,<br />
chiếm tỉ lệ 5,6%. Tất cả các ĐMCD này đều đi<br />
trước bể thận hay BT – NQ. Và trong nhóm<br />
người tham gia hiến thận, chúng tôi khảo sát<br />
được 9 ĐMCD trong số 62 quả thận (14,6%). Các<br />
kết quả khảo sát nguyên ủy ĐMCD, chúng tôi<br />
tóm tắt trong bảng 1. Như vậy qua 224 quả thận<br />
của người bình thường (không mắc bệnh hẹp<br />
khúc nối BT – NQ), chúng tôi có tỉ lệ hiện diện<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012<br />
ĐMCD là 18/224 (8,0%). Sự khác biệt về tỉ lệ hiện<br />
diện ĐMCD ở bên trái và bên phải, ở giới nam<br />
và nữ không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Nhóm II: nhóm hẹp khúc nối BT - NQ<br />
Qua khảo sát 399 bệnh nhân hẹp khúc nối<br />
BT – NQ có phẫu thuật tại ba bệnh viện lớn<br />
(bệnh viện Nhi Đồng I, bệnh viện Chợ Rẫy và<br />
bệnh viện Bình Dân) từ năm 2005 -2009 (hồi cứu)<br />
và 2006 -2010 (tiền cứu), chúng tôi có 63 quả<br />
thận bị hẹp khúc nối (tương ứng 63 bệnh nhân)<br />
với sự hiện diện của ĐMCD, chiếm tỉ lệ 15,8%.<br />
Tất cả các ĐMCD này đều đi trước BT – NQ<br />
giống như các đường đi của các ĐMCD được<br />
khảo sát trên thi hài. Và sự hiện diện ĐMCD<br />
trong nhóm bệnh lý hẹp khúc nối BT – NQ có<br />
phẫu thuật cao hơn nhóm không mắc bệnh. Kết<br />
quả khảo sát trên được tóm tắt trong bảng 2, 3,<br />
và 4 và minh họa bằng biểu đồ 1.<br />
Bảng 2. Tóm tắt tỉ lệ các bệnh nhân hẹp khúc nối BTNQ có phẫu thuật<br />
Bệnh<br />
viện<br />
<br />
Phương pháp khảo<br />
sát<br />
<br />
Nhi<br />
Đồng 1<br />
<br />
Hồi cứu (2005 –<br />
2009)<br />
Hồi cứu (2005 –<br />
2009)<br />
<br />
Chợ Rẫy<br />
Bình<br />
Dân<br />
<br />
Tiền cứu (2006 –<br />
2010)<br />
Tổng<br />
<br />
Số bệnh nhân hẹp khúc<br />
nối BT–NQ<br />
Hiện diện<br />
Tổng số<br />
ĐMCD<br />
10/80 (12,5%)<br />
<br />
80<br />
<br />
16/203 (7,9%)<br />
<br />
203<br />
<br />
BvBD<br />
<br />
BvCR<br />
<br />
BvNĐ<br />
1<br />
<br />
37 /116 (32,8%)<br />
<br />
116<br />
<br />
63/399 (15,8%)<br />
<br />
399<br />
<br />
Bệnh nhân hẹp khúc nối có phẫu thuật<br />
Phải<br />
Trái<br />
Chung 2 bên<br />
Tỉ lệ<br />
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Phải Trái<br />
7/2<br />
14/3<br />
21/5 13/3<br />
6/12<br />
10/47<br />
16/59<br />
24/37<br />
5<br />
2<br />
7<br />
7<br />
35,2<br />
13/37<br />
24/79<br />
37/116<br />
64,8%<br />
%<br />
3/3<br />
4/40<br />
4/70 5/56 8/110 8/93 7/16 9/16<br />
7<br />
43,8<br />
7/77<br />
9/126<br />
16/203<br />
56,2%<br />
%<br />
2/17 0/5 5/49 3/9<br />
2/22<br />
<br />
8/58<br />
<br />
Bệnh nhân hẹp khúc nối có phẫu thuật<br />
Phải<br />
Trái<br />
Chung 2 bên<br />
Tỉ lệ<br />
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Phải Trái<br />
22/6<br />
41/63<br />
3<br />
TỔN<br />
22/136<br />
41/263<br />
63/399<br />
G<br />
34,9<br />
65,1%<br />
%<br />
<br />
Bệnh<br />
viện<br />
<br />
Bảng 4. Thống kê tỉ lệ sự hiện diện ĐMCD trong các<br />
nhóm khảo sát<br />
Tỷ lệ hiện diện ĐMCD<br />
Thi hài – Hiến Các bệnh nhân hẹp khúc nối BT thận (DSA)<br />
NQ<br />
Bv NĐ1: 10/80 (12,5%)<br />
Bv CR: 16/203 (7,9%)<br />
18/224(8,0%)<br />
Bv BD: 37/116 (31,9%)<br />
Tổng: 63/399 (15,8%)<br />
<br />
7/66<br />
<br />
3/14 2/10 8/10<br />
<br />
10/80<br />
<br />
20% 80%<br />
<br />
p<br />
0,337<br />
1,000<br />
0,000<br />
0,000<br />
<br />
Sự khác biệt về sự hiện diện ĐMCD trong<br />
nhóm bệnh viện Nhi Đồng I, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
so với nhóm trên thì hài và DSA không có ý<br />
nghĩa thống kê (p=0,337>0,05 và p=1>0,05). Sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê xảy ra giữa nhóm<br />
Thi hài–DSA và nhóm bệnh viện Bình Dân<br />
(p=0,00