Món ăn chữa cận thị & hồi phục sau chấn thương
lượt xem 4
download
1/Canh gan lợn trứng gà: gan lợn 200g, trứng gà 1 quả, hành 4 5 cây. Gan rửa sạch thái lát, cho nước luộc chín, đập
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Món ăn chữa cận thị & hồi phục sau chấn thương
- 1/Canh gan lợn trứng gà: gan lợn 200g, trứng gà 1 quả, hành 4 5 cây. Gan rửa sạch thái lát, cho nước luộc chín, đập trứng vào khuấy đều, cho hành đun sôi, cho gia vị là được. Ăn tuỳ ý. Tác dụng bổ huyết, dưỡng gan, sáng mắt.Trị cận thị, quáng gà. 2/Canh gan lợn, rau chân vịt: gan lợn 100g, rau chân vịt 150g, gừng, hành, muối, bột ngọt, dầu ăn vừa đủ. Gan rửa sạch thái mỏng, rau rửa sạch cắt ngắn, cho nước vào nồi, cho gừng băm nhỏ, dầu ăn, muối, đun to lửa cho sôi rồi cho gan rau vào, gan chín cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa. Tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo. Trị cận thị, hoa mắt, nhìn vật lờ mờ, váng đầu ù tai, chân tay tê bại. 3/Cháo gan dê với hành: gan dê 1 cái, gạo 60g, hành, muối vừa đủ. Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Tác dụng dưỡng can sáng mắt chữa bệnh cận thị, quáng gà, hoa mắt Phòng cận thị - Điểm tâm: Caramen trộn mật ong Cách chế và dùng: Đánh đều trứng gà với 1 ly sữa. Đun cách thủy đến khi chín, đến khi thấy chỉ còn âm ấm thì trộn mật ong vào. Ăn sau khi ăn sáng. Trứng gà và sữa là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng có tác dụng tốt đối với thần kinh, võng mạc và các bộ phận của mắt, đặc biệt là có tác dụng làm tăng độ dẻo dai của các cơ mắt. Mật ong cũng bao gồm nhiều hoạt chất sinh học quý. Các thứ thức ăn trên có tác dụng tăng cường sức khỏe toàn thân và phòng chống cận thị. - Món lót dạ buổi chiều Thành phần: 10g kỷ tử, 3g trần bì (vỏ quýt lâu ngày), 10 quả long nhãn, mật ong 1 muỗng nhỏ. Cách chế và dùng: Kỷ tử và trần bì gói vào vải mỏng rồi cùng đun với các thứ còn lại. Cho nước vừa phải, đun nhỏ lửa trong 1/2 giờ; vớt kỷ tử và trần bì ra rồi ăn phần còn lại. Ăn lót dạ thêm vào đầu giờ chiều. Kỷ tử bổ can, thận, là vị thuốc làm sáng mắt kinh điển trong Đông y. Long nhãn an thần, bổ tỳ. Trần bì kiện tỳ, khai vị. Các vị thuốc trên đồng thời cũng là thức ăn có tác dụng bổ dưỡng toàn thân và phòng các bệnh về mắt. Nếu có điều kiện, nên thường xuyên sử dụng hai món ăn trên. Chữa cận thị Thành phần: Kỷ tử 10g, trần bì 3g, hồng táo 8 quả, mật ong 2 thìa. Cách làm: Lấy kỷ tử, trần bì và đại táo đun nhỏ lửa với 200ml nước trong 20 phút, chắt nước ra rồi thêm nước vào, đun lần thứ hai như trên. Hai nước trộn đều, chia hai lần uống; các lần uống cách nhau 3 đến 4 tiếng. Mỗi lần uống thêm một thìa mật ong vào. Hồng táo, ta thường gọi là "táo tàu", bán ở các hiệu thuốc. Hồng táo chứa các sinh tố A, B2, C và các nguyên tố vi lượng có ích cho mắt; tác dụng tăng cường cơ nhục của nó đã được chứng minh bằng thực nghiệm. Món ăn trên có tác dụng bổ tỳ, can, thận; đặc biệt là tăng cường sự dẻo dai của các cơ vùng củng mạc và vùng thể mi, những loại cơ có liên quan mật thiết đến chứng cận thị.
- Thông thường những người bị chấn thương sọ não (bao gồm cả chấn động não, dập não và tụ máu nội sọ) sau một thời gian đều lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh với các biểu hiện như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mất ngủ, trí nhớ giảm sút... Y học cổ truyền cho đây là chứng khí huyết bất túc, đàm ứ lưu trở, não tủy thất dưỡng. Nguyên tắc điều trị là phải hóa ứ khứ đàm, bổ khí dưỡng huyết, tư thận ích tủy bằng các biện pháp mang tính tổng hợp bao gồm uống thuốc, châm cứu xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh..., trong đó có việc sử dụng các món ăn – bài thuốc nhằm mục đích hỗ trợ điều trị. Dưới đây, xin được giới thiệu với bạn đọc một số ví dụ điển hình. Bài 1: Hạt sen (còn cả tâm sen) 50g sao vàng tán bột, long nhãn 30g. Hai thứ nấu thành chè, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ hư, dưỡng tâm, an thần, dùng cho những người bị mất ngủ, hay hồi hộp đánh trống ngực, dễ bị kích động. Bài 2: Hoa hồng 15g sắc kỹ lấy nước bỏ bã. Tim dê 500g rửa sạch thái miếng đem hầm nhừ với nước sắc hoa hồng, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần, dùng cho người hay bị đau đầu, mất ngủ sau chấn thương. Bài 3: Chim bồ câu 1 con làm sạch bỏ ruột, long nhãn 10g, long vải 10g, hạt sen 10g, kỷ tử 5g, đường phèn 15g, rượu vang 10g. Tất cả đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: bổ ngũ tạng, an thần, ích trí dùng cho người suy nhược cơ thể, hay đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút sau chấn thương sọ não. Bài 4: Đầu cá chép 1 cái, bạch chỉ 6g, đường đỏ 20g. Tất cả đem hầm nhừ lấy nước uống. Dùng cho người tâm thần bất an, hay đau đầu, chóng mặt sau chấn thương sọ não. Bài 5: Lá sen 6g, kim ngân hoa 6g, vỏ dưa hấu 6g, hoa đậu ván trắng 6g, vỏ quả mướp 6g. Tất cả đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh tâm, an thần, định huyễn dùng cho người hay bị hoa mắt chóng mặt, có cảm giác nóng trong ngực, nóng lòng bàn tay, bàn chân, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ. Bài 6: Não lợn 100g, tỏi 20g bỏ vỏ thái vụn, gia vị vừa đủ. Tất cả đem hầm cách thủy, khi chín cho thêm một chút dầu thực vật, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: kiện não, an thần, ích trí dùng cho người sau chấn thương bị mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hay quên, hay mộng mị. Bài 7: Não dê 1 bộ, xuyên khung 15g, thiên ma 9g, gia vị vừa đủ. Tất cả đem hầm trong khoảng 60 phút, chia ăn vài lần. Có tác dụng chữa đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay quên. Bài 8: Gà nhỏ (chừng 750g) 1 con, đông trùng hạ thảo 9g, ngũ vị tử 9g, kỷ tử 15g, long nhãn 15g, hoài sơn 30g, biển đậu 30g. Tất cả làm sạch đem hầm nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho những người cơ thể quá suy nhược, chậm phục hồi sức khỏe sau chấn thương. Bài 9: Nho tươi 500g, rửa sạch, ép lấy nước cốt, bã đem sắc kỹ lấy nước rồi hòa lẫn hai thứ nước với nhau, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml. Công dụng: bổ hư, dưỡng tâm, an thần, dùng cho các trường hợp bị suy nhược thần kinh sau chấn thương sọ não. Bài 10: Thiên ma 10g, vỏ quýt để lâu năm 10g. Hai thứ sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng bình can, trừ đàm, trấn thống, dùng cho những người sau chấn thương cơ thể béo trệ, hay đau đầu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, mình mẩy nặng nề.
- Cũng như y học hiện đại, y học cổ truyền khuyên bệnh nhân nên tránh các chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu, bia, thuốc lá ... và các thức ăn khó tiêu, chú ý tập luyện hợp lý và vệ sinh tinh thần đầy đủ. Theo Báo điện tử Sức khoẻ & Đời sống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÓN ĂN CHỮA BỆNH TÁO BÓN
120 p | 146 | 46
-
Món ăn, bài thuốc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
3 p | 188 | 37
-
Thức ăn cho người cận thị
5 p | 197 | 32
-
Món ăn hỗ trợ điều trị hiếm muộn
2 p | 167 | 30
-
Thực phẩm giúp phòng và chữa cận thị
5 p | 139 | 19
-
Món ăn bổ tóc
5 p | 136 | 18
-
Các món ăn cung cấp dưỡng chất cho tóc
5 p | 133 | 16
-
Món ăn chữa bệnh từ thịt dê
3 p | 134 | 14
-
Món ăn chữa cảm nắng
5 p | 133 | 12
-
Món ăn thuốc dùng cho tuổi học trò bị giảm trí nhớ
2 p | 115 | 11
-
Món ăn thuốc cho trẻ khóc dạ đề
2 p | 108 | 9
-
Mòn ăn phòng và chữa cận thị theo dân gian
5 p | 91 | 8
-
Món ăn giúp nhuận sắc, kéo dài tuổi thọ
3 p | 99 | 8
-
Món ăn thuốc trị bệnh quáng gà
5 p | 117 | 7
-
6 lưu ý sau bữa ăn
6 p | 87 | 7
-
Lý do thuyết phục bạn nên ăn nhiều cần tây
5 p | 59 | 7
-
Phòng Và Chữa Cận Thị
4 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn