intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non - Trường Đại học thủ đô Hà Nội

Chia sẻ: ViJichoo _ViJichoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

58
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với các trường sư phạm, thực tập sư phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp sinh viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hình thành và phát triển lòng yêu nghề. Nội dung bài viết đề cập đến thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non - Trường Đại học thủ đô Hà Nội

  1. 146 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LƯỢNG THỰC TẬP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC MẦM NON – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 1 Đặng Lan Phương Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội Tóm tắt tắt: ắt Đối với các trường sư phạm, thực tập sư phạm có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng trong việc giúp sinh viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hình thành và phát triển lòng yêu nghề. Nội dung bài báo ñề cập ñến thực trạng tổ chức hoạt ñộng thực tập sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt ñộng này Từ khóa: khóa thực tập sư phạm, mầm non 1. MỞ ĐẦU Đội ngũ giáo viên mầm non có vị trí ñặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi ñến 6 tuổi, ñây là giai ñoạn trẻ phát triển rất nhanh về nhiều mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,là giai ñoạn ñầu của quá trình phát triển nhân cách. Có thể nói ñội ngũ giáo viên mầm non là yếu tố then chốt góp phần tạo sự khởi ñầu ñể phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính bền vững, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở tiểu học và cho sự phát triển của trẻ trong các giai ñoạn sau. Chính vì vậy, ñổi mới và nâng cao chất lượng ñào tạo ñội ngũ giáo viên mầm non là một trong những nhiệm vụ hàng ñầu của các trường cao ñẳng và ñại học ñể thực hiện thành công ñổi mới giáo dục. Đối với các trường cao ñẳng, ñại học, việc ñổi mới phương pháp dạy học lấy việc phát triển năng lực thực hành, giải quyết vấn ñề của sinh viên làm ñịnh hướng, vì vậy công tác thực tập sư phạm là khâu quan trọng, quyết ñịnh khả năng thích ứng và chất lượng công tác của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 1 Nhận bài ngày 25.4.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt ñăng ngày 20.6.2017 Liên hệ tác giả: Đặng Lan Phương; Email: dlphuong@daihocthudo.edu.vn
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 16/2017 147 2. NỘI DUNG Thực tập sư phạm (TTSP) là một hình thức thực hành nghề nghiệp trong quá trình ñào tạo giáo viên. Đó là quá trình mà người sinh viên tập vận dụng những tri thức nghề nghiệp ñể rèn luyện những kỹ năng sư phạm. Nói cách khác, ñó là quá trình vận dụng những kiến thức tổng hợp về khoa học sư phạm và khoa học chuyên ngành ñể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong thực tế giáo dục nhằm hình thành những năng lực sư phạm và phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong tương lai. Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, "thực tập sư phạm là một giai ñoạn quan trọng nhằm kiểm tra sự chuẩn bị về mặt lý luận và thực hành của sinh viên ñối với việc ñộc lập công tác của họ, và hình thành những khả năng rộng lớn trong việc sáng tạo giải quyết những công việc của cá nhân người giáo viên tương lai". Đối với các cơ sở ñào tạo giáo viên, thực tập sư phạm có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng trong việc giúp sinh viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hình thành và phát triển lòng yêu nghề. Chính vì thế, việc rèn nghề trên giảng ñường các trường sư phạm càng là vấn ñề quan trọng, ñòi hỏi phải ñược thực hiện thật tốt. Với sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non, thực tập sư phạm càng có ý nghĩa, bởi vì ñối tượng chăm sóc, giáo dục của họ là trẻ em từ 3 tháng tuổi ñến 6 tuổi. Theo số liệu thống kê cuối năm học 2015-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấp học Mầm non còn thiếu 33.827 giáo viên, vì vậy chưa ñáp ứng yêu cầu ñổi mới và nhu cầu tăng số lượng trẻ ra lớp. Điều ñó cho thấy giáo viên mới ñược nhận về trường mầm non không có thời gian tiếp cận từ từ với công việc mà ñòi hỏi họ phải vào cuộc ngay với vai trò của một giáo viên mầm non thực thụ. Trong chương trình ñào tạo giáo viên mầm non trình ñộ cao ñẳng, công tác thực tập sư phạm ñóng vai trò rất quan trọng, nhằm gắn lí luận với thực tiễn, là sự liên kết giữa cơ sở nơi ñào tạo và trường mầm non là nơi sử dụng giáo viên. Thông qua thực tập sư phạm giúp củng cố, hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng sinh viên ñã ñược học và thực hành, làm giàu vốn kinh nghiệm thực tế của sinh viên về phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ. Đây là cơ hội giúp sinh viên sư phạm ñi sâu tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với trẻ mầm non và giáo viên, ñược thường xuyên thực hành, luyện tập các kĩ năng sư phạm (kĩ năng quan sát, nghiên cứu và ñánh giá sự phát triển của trẻ...) làm cơ sở ñể hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên mầm non. Từ ñó, bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ; thái ñộ thân thiện, tích cực hòa nhã trong giao tiếp và có ý thức tự giác trong việc rèn luyện tay nghề. Thời gian thực tập sư phạm cũng giúp sinh viên nhận thức ñược vai trò của người giáo viên mầm non, thực hành làm một số công việc về chăm sóc giáo dục trẻ, theo yêu cầu của
  3. 148 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI chương trình khung ñào tạo giáo viên mầm non trình ñộ cao ñẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong công tác ñào tạo giáo viên, Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội luôn coi trọng công tác thực tập sư phạm, coi ñây là một phần thiết yếu tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhà trường rất chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, giữa cơ sở ñào tạo với trường mầm non vì quá trình ñào tạo không chỉ tồn tại ở dạng lý thuyết thuần túy mà luôn luôn kết hợp với thực hành, thực tập giúp cho quá trình học tập của sinh viên không bị xa rời thực tế. Tại khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Thủ ñô Hà Nội, nội dung thực tập sư phạm dành cho sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 bao gồm thực tập tổ chức các hoạt ñộng vui chơi, hoạt ñộng học tập, hoạt ñộng chăm sóc sức khỏe cho trẻ và công tác quản lý nhóm lớp nhằm giúp sinh viên nâng cao kiến thức, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng lực sư phạm và hoàn thiện những kĩ năng, nghiệp vụ cần thiết của một giáo viên mầm non. Trong những năm qua, trường Đại học Thủ ñô Hà Nội ñã phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lựa chọn các trường mầm non uy tín, chất lượng cao ñể sinh viên ñược tiếp cận với thực tiễn ñổi mới giáo dục trong các ñợt thực hành, thực tập. Nhà trường ñã ñiều chỉnh tăng thời lượng và ñổi mới hình thức thực hành, thực tập của sinh viên tại các trường mầm non, ñồng thời khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu, cải tiến, áp dụng những phương pháp giáo dục mới trong thực tế nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Năm học 2016-2017, nhà trường bắt ñầu áp dụng hình thức thực tập sư phạm thường xuyên (TTSPTX) ñối với các lớp chất lượng cao. Thời gian sinh viên ñược xuống trường mầm non kéo dài từ 19 ñến 27 tuần và chia thành 2 giai ñoạn: 2 buổi/tuần trong giai ñoạn một và 7 buổi/tuần ở giai ñoạn hai, tổng thời gian thực tập ở trường mầm non là 50 buổi ñối với sinh viên năm hai và 90 buổi với sinh viên năm ba. Với hình thức thực tập mới sinh viên ñược xuống trường mầm non song song với việc học ở trường sư phạm sẽ giúp các em áp dụng lý thuyết ñang ñược học vào thực tiễn. Sinh viên ñược thường xuyên tham gia vào các hoạt ñộng của trường mầm non, ñược thực tập chăm sóc, giáo dục trẻ ở các ñộ tuổi khác nhau trong mỗi ñợt thực tập, tạo nền tảng vững vàng ñể hình thành và củng cố các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Để tìm hiểu thực trạng hoạt ñộng thực tập sư phạm của sinh viên khoa Giáo dục mầm non, chúng tôi ñã tiến hành khảo sát bằng Phiếu trưng cầu ý kiến, quan sát quá trình thực tập của sinh viên và cùng trò chuyện với các giảng viên trưởng ñoàn, sinh viên, cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường mầm non là những cơ sở thực tập của trường ñại học Thủ ñô Hà Nội.
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 16/2017 149 Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt ñộng thực tập sư phạm của sinh viên trong năm học 2016-2017, chúng tôi nhận thấy: ña số sinh viên ñã nhận thức ñược vai trò của hoạt ñộng thực tập sư phạm ñối với sinh viên chuyên ngành mầm non khi ñi thực tập. Sinh viên ñã từng bước nắm bắt những công việc phải làm và thực hiện nhiệm vụ của mình tại trường thực tập. Sinh viên tham gia ñầy ñủ các nội dung tổ chức các hoạt ñộng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo ñúng quy trình, tham gia thực hiện công tác quản lý nhóm lớp và các hoạt ñộng ngoại khóa như tổ chức ngày hội, ngày lễ, tổ chức cho trẻ ñi thăm quan, dã ngoại... Trong quá trình tổ chức các hoạt ñộng, sinh viên ñã biết vận dụng kiến thức ñã học ở trường, ñồng thời học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên phụ trách các nhóm/lớp ñể áp dụng vào thực tiễn tổ chức các hoạt ñộng giáo dục cho trẻ theo ñộ tuổi. Sau thời gian TTSP, trình ñộ nghiệp vụ của các em ñược nâng lên rõ rệt, thể hiện qua chất lượng tổ chức các hoạt ñộng giáo dục và sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, ñược Ban Giám hiệu và giáo viên hướng dẫn tại các cơ sở thực tập ñánh giá cao. Về kết quả: Tổng hợp ñiểm TTSP 1 của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non trong những năm gần ñây cho thấy tỉ lệ sinh viên ñạt ñiểm loại giỏi và xuất sắc chiếm ña số, sinh viên ñạt loại trung bình chiếm tỉ lệ rất thấp và không có sinh viên xếp loại yếu. Dưới ñây là kết quả TTSP 1 của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non từ năm học 2012- 2013 ñến 2016-2017: Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu Năm học n % n % n % n % n % 2012-2013 30 18,6 67 41,6 61 37,9 3 2 0 0 2013-2014 51 39,5 73 56,5 4 3,1 1 0,77 0 0 18,2 2014-2015 4 2,91 108 78,83 25 0 0 0 0 4 2016-2017 13 7,47 158 91,37 2 1,14 0 0 0 0 Có ñược kết quả này, theo chúng tôi, là nhờ những thuận lợi sau: − Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội ñã xây dựng ñược kế hoạch thực tập sư phạm bao gồm mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức thực tập, các nhiệm vụ của sinh viên, quy ñịnh về ñánh giá kết quả thực tập... ñược ña số sinh viên, giảng viên trưởng ñoàn và trường mầm non ñánh giá là phù hợp. Riêng ñối với hình thức thực tập sư phạm thường xuyên (TTSPTX) do thời gian xuống trường nhiều hơn, nên sinh viên vừa ñược học lý thuyết vừa
  5. 150 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI ñược quan sát và áp dụng vào thực tế tại trường mầm non, giúp các em có những trải nghiệm, kinh nghiệm tốt hơn. − Trong quá trình chỉ ñạo, kiểm tra, giám sát TTSP..., luôn có sự phối hợp xuyên suốt từ Ban chỉ ñạo TTSP của thành phố ñến các ban chỉ ñạo TTSP tại các trường mầm non, giữa giảng viên trưởng ñoàn với Ban Giám hiệu và ñội ngũ giáo viên hướng dẫn tại các nhóm/lớp. − Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội ñã thiết lập ñược hệ thống các cơ sở thực tập là các trường mầm non có quy mô và ñiều kiện về cơ sở vật chất cũng như ñội ngũ giáo viên ñáp ứng yêu cầu TTSP của sinh viên chuyên ngành mầm non. Ban Giám hiệu và các giáo viên ñược phân công hướng dẫn sinh viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, hòa ñồng trong ứng xử với sinh viên và luôn tạo mọi ñiều kiện tốt cho sinh viên trong việc làm quen với môi trường giáo dục và với trẻ ở nhóm/ lớp vàtham gia vào các hoạt ñộng chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh những mặt ñã ñạt ñược, công tác thực tập sư phạm của sinh viên khoa Giáo dục mầm non vẫn còn những hạn chế, khó khăn như sau: − Kĩ năng thực hành một số môn phương pháp có sự chênh lệch giữa lý thuyết với thực tế tại trường mầm non khiến sinh viên thiếu tự tin khi tổ chức các hoạt ñộng giáo dục. − Sinh viên còn gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch giáo dục, bao quát và quản lý trẻ, trong ñánh giá trẻ và xử lý các tình huống sư phạm do còn thiếu kinh nghiệm và tự tin khi ñứng lớp, ñặc biệt là sinh viên năm thứ 2. − Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên còn nhiều hạn chế, ñặc biệt là sự phối hợp giữa các giáo sinh khi tổ chức hoạt ñộng học cho trẻ mầm non. − Nhiều sinh viên còn lúng túng, thiếu tự tin khi giao tiếp với Ban Giám hiệu, với giáo viên, phụ huynh và giao tiếp với trẻ, ñiều ñó ñã ảnh hưởng ñến hiệu quả các hoạt ñộng thực tập của sinh viên − Đối với công tác quản lý nhóm lớp: Do thời gian thực tập không dài, nên sinh viên năm 2 không có ñủ thời gian ñể thực hiện ñược các nội dung của công tác quản lý nhóm/lớp. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác thực tập sư phạm tại trường Đại học Thủ ñô Hà Nội, chúng tôi ñề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên Khoa Giáo dục mầm non như sau: • Nhóm biện pháp nâng cao ñiều kiện tổ chức thựctập sư phạm: − Điều kiện về cơ sở vật chất: Cần chú trọng việc lựa chọn các trường mầm non ñể ñưa sinh viên ñi thực tập: thiết lập hệ thống trường mầm non thực hành hoặc thiết lập hệ thống các trường mầm non "vệ tinh", ñảm bảo ñiều kiện về vị trí, về quy mô, cơ sở vật
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 16/2017 151 chất, ñội ngũ giáo viên và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, ñáp ứng tốt các yêu cầu thực tập sư phạm của sinh viên. − Bố trí Phòng nghiệp vụ mầm non (tại trường Đại học Thủ ñô Hà Nội) giúp sinh viên làm quen với môi trường giáo dục ở trường mầm non và thực hành tổ chức các hoạt ñộng giáo dục cho trẻ. − Cung cấp các ñồ dùng dạy học, ñồ chơi, mẫu sổ sách (sổ theo dõi trẻ, sổ nhật ký, sổ kế hoạch của giáo viên, sổ tài sản), các mẫu bảng biểu giúp sinh viên làm quen và thực hành khi học lý thuyết. − Điều kiện về nhân lực: Tính giờ quy ñổi cho giảng viên phụ trách công tác thực hành, thực tập của khoa GDMN; Tăng số tiết quy ñổi cho giảng viên tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập sư phạm. • Nhóm biện pháp nâng cao tính phù hợp của Chương trình ñào tạo giáo viên mầm non với thực tiễn ñổi mới của giáo dục mầm non − Cần ñổi mới, hoàn thiện nội dung chương trình và phương pháp ñào tạo giáo viên mầm non ñể phù hợp với thực tiễn ñổi mới giáo dục mầm non. Trong các học phần về phương pháp, cần tăng cường nội dung thực hành xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức hoạt ñộng vui chơi, hoạt ñộng học theo các lĩnh vực giáo dục của Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chú trọng rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng sáng tạo...). − Bố trí hợp lý thời gian học các học phần phương pháp và học phần "Nghề giáo viên mầm non và quản lý trong giáo dục mầm non" nhằm ñảm bảo trước khi ñi thực tập sinh viên ñã ñược trang bị ñủ kiến thức. − Trong quá trình TTSP, giảng viên trưởng ñoàn kịp thời ghi nhận và báo cáo với nhà trường những ñổi mới trong thực tiễn giáo dục mầm non ñể làm căn cứ xây dựng, ñiều chỉnh Kế hoạch thực tập của năm học sau. • Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức và tính trách nhiệm của giảng viên trưởng ñoàn và sinh viên ñối với hoạt ñộng TTSP − Nâng cao tính trách nhiệm và vai trò của giảng viên trưởng ñoàn thực tập sư phạm trong chỉ ñạo hoạt ñộng thực tập sư phạm của sinh viên. Công việc của giảng viên trưởng ñoàn không chỉ là liên hệ với trường mầm non, thống nhất kế hoạch, tổ chức cho sinh viên xuống trường mà có nhiệm vụ trao ñổi với Ban Giám hiệu và các giáo viên hướng dẫn của trường mầm non nhằm giúp họ hiểu ñược mục tiêu, nội dung và cách tổ chức hướng dẫn thực tập sư phạm cho sinh viên, hiểu ñược hệ thống kĩ năng cụ thể mà sinh viên cần phải ñược thực tập; các hoạt ñộng cụ thể mà sinh viên cần phải ñược tiến hành tại trường mầm non trong thời gian thực tập;
  7. 152 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI − Nâng cao nhận thức cho sinh viên khoa Giáo dục Mầm non về vai trò, ý nghĩa của hoạt ñộng thực tập sư phạm ñối với việc rèn luyện phẩm chất và kỹ năng của người giáo viên mầm non tương lai • Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các trường mầm nontrong tổ chức TTSP − Khoa Giáo dục mầm non cần chỉ ñạo các giảng viên trưởng ñoàn lên kế hoạch phối hợp với cơ sở thực tập là các trường mầm non. Giảng viên trưởng ñoàn cần phối hợp chặt chẽ với trường mầm non như cùng dự giờ mẫu của giáo viên mầm non, dự giờ dạy của sinh viên, tham gia góp ý và ñánh giá việc tổ chức các hoạt ñộng thực tập chăm sóc, giáo dục trẻ của sinh viên, trao ñổi và thống nhất nếu có những ñiểm chưa ñồng nhất trong nội dung giảng dạy cho sinh viên và thực tiễn ở trường mầm non. Như vậy, việc hướng dẫn sinh viên trong thời gian thực tập mới thực sự mang lại hiệu quả cao. − Tiến hành ñiều tra, lấy ý kiến của cơ sở thực tập về kết quả thực tập của sinh viên, cũng như mong muốn từ phía trường mầm non ñối với sinh viên. Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm về nội dung thực tập, cách thức triển khai và chất lượng thực tập sư phạm của sinh viên ñể từ ñó có sự ñiều chỉnh, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng ñào tạo nói chung và chất lượng TTSP của sinh viên nói riêng. 3. KẾT LUẬN Hoạt ñộng thực tập sư phạm là một nội dung cơ bản và cốt lõi trong chương trình ñào tạo sinh viên chuyên ngành mầm non, là nhân tố vô cùng quan trọng góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên, thúc ñẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường sư phạm. TTSP là một hoạt ñộng thiết thực, giúp sinh viên ñi sâu tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với học sinh và giáo viên ở trường mầm non, ñược thường xuyên thực hành kĩ năng sư phạm, là cơ sở ñể hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên mầm non tương lai. Do ñó, rất cần sự ñầu tư ñổi mới về nội dung, hình thức tổ chức và kiểm tra, ñánh giá công tác TTSP tại các trường sư phạm, nhằm xây dựng ñội ngũ giáo viên mầm non xứng tầm, tạo bước chuyển biến cơ bản trong nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. 2. Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Thực tập sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3. Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội, Tài liệu hướng dẫn công tác thực tập sư phạm 4. Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016. 5. Website: http://www.daihocthudo.edu.vn
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 16/2017 153 SOME SOLUTIONS TO IMPROVE PEDAGOGICAL INTERSHIP QUALITY OF STUDENTS OF FACUTY OF PRESCHOOL EDUCATION – HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY Abstract Abstract: act For pedagogical universities, pedagogical internship is especially important in helping students to practice their pedagogical work, build and develop a passion for the profession. The article refers to the real situation of organizing pedagogical practice for students of Faculty of Preschool Education, Hanoi Metropolitan University and gives some solutions to improve the quality of this activity. Keywords: Keywords Pedagogic practice, preschool
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0