VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 16-18<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - GIAO TIẾP<br />
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ<br />
Đàm Thị Kim Thu - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên<br />
Ngày nhận bài: 23/07/2017; ngày sửa chữa: 27/07/2017; ngày duyệt đăng: 04/08/2017.<br />
Abstract: Children with Autism Spectrum Disorders have a lot of difficulties in their life and<br />
learning because they are defective in behavior, language, communication and social interaction.<br />
This article proposes some measures to develop language and communication for children with<br />
autism spectrum disorders. These are bases to help the child can improve their language and be<br />
confident in communication, in learning and integration into the community.<br />
Keywords: Children with Autism Spectrum Disorders, develop, language, communication.<br />
Nhưng để việc GT có hiệu quả hơn và truyền tải được<br />
những thông tin mà bạn muốn nói một cách rõ ràng và<br />
chiếm được cảm tình của người khác là điều mà ai cũng<br />
cần học hỏi.<br />
Đối với mỗi người, GT là một kĩ năng quan trọng có<br />
thể ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ của người đó.<br />
GT là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc<br />
nhiều người. Trong GT, chúng ta thường sử dụng lời nói<br />
để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với<br />
người khác. Nhưng GT không chỉ đơn giản là nói chuyện<br />
với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều các vấn đề<br />
khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng GT<br />
với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu<br />
rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần<br />
GT đó đạt được kết quả như bạn mong đợi?...<br />
2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ - giao tiếp của<br />
trẻ rối loạn phổ tự kỉ<br />
2.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ:<br />
- Ngôn ngữ tiếp nhận<br />
Mức độ phát triển ngôn ngữ hiểu ở trẻ em TK cũng<br />
rất đa dạng. Một số trẻ hiểu ngôn ngữ không lời và gặp<br />
khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ nói. Phần lớn có thể<br />
hiểu những hướng dẫn đơn giản, hiểu được tên gọi của<br />
những vật đơn giản, gần gũi, như “đưa cho mẹ cái cốc”...<br />
Quá trình xử lí thông tin thường chậm chạp, khó khăn<br />
khi ai đó nói quá nhanh. Vốn từ nghèo nàn, cấu trúc ngữ<br />
pháp thường bị sai là một trong những nguyên nhân dẫn<br />
đến việc gặp khó khăn trong việc hiểu những câu nói<br />
phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin. Trẻ sẽ dễ hiểu hơn<br />
nếu những gì được nói có kèm hình ảnh minh họa.<br />
- Ngôn ngữ diễn đạt<br />
Sự khiếm khuyết trong việc sử dụng ngôn ngữ thì rất<br />
phổ biến và được coi là đặc điểm nhận dạng của những<br />
trẻ mắc rối loạn TK. Cứ 4-5 trẻ thì có một trẻ không bao<br />
giờ nói. Một số trẻ chỉ có thể bắt chước tiếng kêu của con<br />
vật, phát ra những âm thanh vô nghĩa...<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) có những khó khăn<br />
đặc trưng về hành vi và ngôn ngữ, giao tiếp (GT); vì vậy,<br />
ở những trẻ này, khả năng đưa ra các thông tin rõ ràng để<br />
người khác có thể hiểu được là rất hạn chế. Hiện nay, tỉ<br />
lệ trẻ RLPTK có sự gia tăng nhanh chóng, điều đó là một<br />
thách thức không nhỏ đối với giáo dục nói riêng và toàn<br />
xã hội nói chung. Việc đưa ra các biện pháp giúp trẻ<br />
RLPTK phát triển về ngôn ngữ, GT sẽ giúp trẻ cải thiện<br />
các mối quan hệ, giúp trẻ có thể tham gia vào quá trình<br />
giáo dục một cách dễ dàng hơn; đồng thời, làm giảm bớt<br />
các vấn đề mà trẻ có thể phải đối mặt - là một vấn đề cần<br />
được quan tâm từ nhiều phía.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số vấn đề chung về rối loạn phổ tự kỉ, ngôn<br />
ngữ, giao tiếp<br />
2.1.1. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ<br />
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về tự kỉ<br />
(TK). Về cơ bản, có thể thống nhất các nội dung cốt lõi<br />
của khái niệm TK như sau: TK là một dạng khuyết tật<br />
phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về<br />
GT, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động<br />
mang tính hạn hẹp, rập khuôn.<br />
RLPTK bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm như<br />
trên, song khác nhau về phạm vi, mức độ nặng, khởi phát<br />
và tiến triển của triệu chứng theo thời gian. Theo phiên<br />
bản DSM-V, RLPTK được sử dụng thay cho tên gọi “rối<br />
loạn phát triển diện rộng”, và không còn xu hướng phân<br />
chia các dạng “TK” mà thay vào đó là một tên gọi chung<br />
và tiêu chí chẩn đoán chung cho “RLPTK”.<br />
2.1.2. Ngôn ngữ, giao tiếp<br />
Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của mỗi<br />
người. Khi bạn muốn nói chuyện hoặc trao đổi thông tin<br />
với một ai đó thì bạn phải sử dụng ngôn ngữ để truyền<br />
tải những thông điệp mà bạn muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là<br />
một công cụ GT mà chúng ta luôn sử dụng hàng ngày.<br />
<br />
16<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 16-18<br />
<br />
Một trong những khó khăn về ngôn ngữ của trẻ chính<br />
là việc phát triển ngôn ngữ của chúng chậm hơn bình<br />
thường. Chúng thường bắt đầu bằng việc lặp lại những<br />
từ người khác nói, đặc biệt là một vài từ ở cuối câu, thậm<br />
chí chúng còn bắt chước cả giọng điệu của người nói.<br />
Việc lặp lại những ngôn ngữ này có thể có một số ý nghĩa<br />
với trẻ. Những điều mà chúng lặp lại có thể phù hợp với<br />
một vài tình huống nhất định nhưng trong nhiều trường<br />
hợp chúng sử dụng không phù hợp.<br />
Một số trẻ không bao giờ vượt qua được giai đoạn<br />
nhại lời, một số khác chúng cũng chuyển sang giai đoạn<br />
tiếp theo - bắt đầu nói một số từ và cụm từ mà nó nghĩ ra.<br />
Giai đoạn tiếp theo, chúng cũng có thể nói câu ngắn<br />
nhưng thường xuyên bị sai mà điển hình đó là việc sử<br />
dụng từ ngược nghĩa. Một số trẻ có hiện tượng sử dụng<br />
ngôn ngữ một cách máy móc, kì quặc, quá văn phạm, cầu<br />
kì. Trong một số trường hợp, sự phát triển ngôn ngữ có<br />
thể bị thoái lui, ban đầu có thể nói nhưng sau đó giảm<br />
dần và có thể mất hẳn. Một số trường hợp khác, đột nhiên<br />
đứa trẻ chưa từng nói gì lại nói một từ hoặc một cụm từ,<br />
thậm chí một câu hết sức rõ ràng, nhưng sau đó không<br />
bao giờ lặp lại nữa.<br />
2.2.2. Đặc điểm về giao tiếp<br />
Khó khăn về GT là một trong những khiếm khuyết<br />
điển hình nhất thường gặp phải ở những trẻ và cả người<br />
lớn mắc rối loạn TK, ngay cả những người có trí tuệ và<br />
ngôn ngữ phát triển tốt. Trẻ thường ít có và không duy trì<br />
được động lực GT. Trẻ mắc rối loạn TK thường ít hoặc<br />
gần như không có nhu cầu GT với người khác một cách<br />
thường xuyên. Khi trẻ muốn GT, chúng lại gặp hàng loạt<br />
những vấn đề về kĩ năng GT. Khó khăn trong việc hiểu<br />
và sử dụng công cụ GT, cả công cụ GT có lời và công cụ<br />
GT không lời (cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể...).<br />
Khó khăn trong việc hiểu mục đích của GT cũng như<br />
những nguyên tắc trong GT (luân phiên, “ngôn ngữ<br />
thầm”...). Trẻ thường GT với người khác một cách “kì<br />
cục” vì chúng không hiểu được những nguyên tắc tương<br />
tác xã hội thường được dùng trong khi GT với người<br />
khác. GT là một vấn đề lớn ở phần lớn trẻ em và những<br />
người lớn có rối loạn TK.<br />
2.3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ - giao tiếp<br />
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ<br />
2.3.1. Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ<br />
GT phải diễn ra trong một môi trường xã hội của trẻ<br />
RLPTK. Trên cơ sở đó, trẻ sẽ được tham gia vào các trải<br />
nghiệm lặp đi lặp lại, nhờ đó GT sẽ trở nên có ý nghĩa<br />
với trẻ. Điều quan trọng là trẻ cần học GT để thể hiện<br />
những mong muốn, nhu cầu, tình cảm một cách trực tiếp<br />
phù hợp trong chính môi trường sống của mình. Để làm<br />
được điều đó, cần chú ý:<br />
<br />
- Dành thời gian để quan sát trẻ: để xác định cái trẻ<br />
đang nhìn và cái trẻ thích. Với cách này, chúng ta sẽ biết<br />
được ai hay hoạt động nào hay vật gì thu hút sự chú ý của<br />
trẻ. Đó có thể là điều kiện để người GT với trẻ tận dụng<br />
để thu hút trẻ khi GT.<br />
- Hạn chế sự xao nhãng: nếu kĩ năng của trẻ chưa tiến<br />
bộ, cố gắng dành thời gian chơi hàng ngày với trẻ trong<br />
môi trường khó bị xao nhãng.<br />
Trẻ RLPTK thường gặp khó khăn trong việc nhận<br />
thức và tư duy rập khuôn, định hình nên để trẻ hiểu một<br />
địa điểm nhất định được sử dụng để làm gì và loại hành<br />
vi nào cần phải có ở địa điểm đó. Người lớn nên chủ động<br />
hành vi GT mà chúng ta mong muốn trẻ có được để trẻ<br />
quan sát và bắt chước. Hoạt động GT diễn ra ở mọi lúc<br />
mọi nơi, do đó chúng ta có thể tận dụng các tình huống<br />
GT tự nhiên với trẻ để phát triển kĩ năng GT.<br />
2.3.2. Định hướng cho trẻ khi giao tiếp<br />
Giúp trẻ nhận ra mình đang nói chuyện ở đâu? Khi<br />
nào? Trong bao lâu? Với ai? Với nội dung gì? Kết cấu rõ<br />
ràng và có tính dự đoán được về môi trường xung quanh<br />
sẽ mang lại cảm giác an toàn cho trẻ.<br />
Trong khi định hướng GT cho trẻ, người GT với trẻ<br />
sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ. Từ đó, trẻ sẽ tập trung<br />
chú ý tốt hơn vào hoạt động GT. Trẻ có cơ hội hiểu vai<br />
trò của mình trong hoạt động GT là gì? Nhờ thế sẽ có cơ<br />
hội bắt chước các hoạt động GT của người khác, đáp ứng<br />
lại người khác, sự tương tác xã hội phù hợp với người<br />
khác.<br />
2.3.3. Sử dụng công cụ giao tiếp đa dạng, phù hợp với trẻ<br />
Trẻ RLPTK ở nhiều mức độ khác nhau như: rất nặng,<br />
nặng, trung bình, nhẹ. Với những mức độ GT khác nhau:<br />
mức độ GT phi biểu tượng, phi ngôn ngữ; mức độ GT<br />
tiền biểu tượng, tiền ngôn ngữ; mức độ GT biểu tượng<br />
và ngôn ngữ. Trẻ RLPTK hạn chế nhiều về phát triển trí<br />
tuệ, nhận thức, trí nhớ, tư duy. Trẻ cũng có hạn chế về<br />
khả năng quan sát, vận động... gây nhiều khó khăn trong<br />
việc sử dụng ngôn ngữ nói cũng như trong việc thể hiện<br />
được mình. Tùy vào khả năng và nhu cầu của từng trẻ<br />
mà chúng ta lựa chọn những công cụ GT khác nhau<br />
nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc tương tác, thể hiện,<br />
và thực tế.<br />
- Bắt chước: Đối với trẻ TK, việc dạy kĩ năng bắt<br />
chước là rất quan trọng. Trẻ có kĩ năng bắt chước nghĩa<br />
là trẻ có khả năng diễn đạt hành động của người khác và<br />
từ đó biết cách để bắt chước người khác. Để học bắt<br />
chước, trẻ phải có khả năng thực hiện ít nhất ba việc: chơi<br />
theo lượt, tham gia vào các hoạt động chơi, và lặp lại các<br />
đặc tính nổi bật của hoạt động chơi đó. Trẻ TK học<br />
hiểu/nhận thức và học kĩ năng tiền GT khác hẳn trẻ phát<br />
triển bình thường và điều quan trọng đối với trẻ TK là<br />
<br />
17<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 16-18<br />
<br />
học các kĩ năng nhận thức này, nó sẽ không yêu cầu rằng<br />
trẻ phải sử dụng một cách thành thạo các kĩ năng đó trước<br />
khi bắt đầu dạy các cách GT dùng biểu tượng. Việc dạy<br />
kĩ năng tiền GT có thể được dạy đồng thời với việc dạy<br />
chiến lược GT biểu tượng như PECS, ngôn ngữ kí hiệu<br />
và lời nói, một cách tương ứng.<br />
- Tiến hành GT trong tình huống cụ thể: Khi trẻ đã<br />
quen với một số công cụ GT và có thể sử dụng GT hoặc<br />
có thể bắt chước khi được kích thích, ta có thể chủ động<br />
tiến tới GT với trẻ bằng những công cụ GT trong những<br />
tình huống cụ thể. Điều này sẽ cho trẻ cơ hội hiểu được<br />
ý nghĩa của từng hành động trong hoạt động GT. Trẻ sẽ<br />
học được cách sử dụng các phương tiện GT này thông<br />
qua việc bắt chước, lặp lại trong các tình huống tương tự.<br />
Dần dần, trẻ hiểu và biết cách sử dụng GT trong các tình<br />
huống xã hội một cách phù hợp. Ví dụ: cung cấp cho trẻ<br />
một bảng tranh thể hiện các bước để thực hiện kĩ năng<br />
đánh răng và hướng dẫn trẻ cụ thể.<br />
- Tiếp cận cá nhân: Với biện pháp tiếp cận cá nhân,<br />
người lớn sẽ định hướng GT cho trẻ một cách rõ ràng<br />
hơn. Nhờ đó, trẻ có cơ hội tập trung chú ý, có cơ hội lặp<br />
lại hoạt động mẫu (bắt chước người khác). Trẻ cũng có<br />
cơ hội học cách phản hồi của người khác, trẻ cũng dần<br />
hiểu và thực hiện sự lần lượt trong GT để đáp ứng lại<br />
người khác.<br />
2.3.4. Tổ chức các hoạt động trò chơi nhằm phát triển<br />
các kĩ năng bắt chước và luân phiên cho trẻ<br />
Chơi là cách để trẻ khám phá thế giới. Đó cũng là<br />
hoạt động mà trẻ có thể chia sẻ với mọi người. Bằng cách<br />
cùng nhau thực hiện các hoạt động trong đó có kích thích<br />
khả năng tập trung chú ý, trẻ sẽ học được các kĩ năng GT<br />
bao gồm: GT không lời, luân phiên, bắt chước.<br />
Điều quan trọng là trẻ phải được chơi theo nhiều cách<br />
và có người khác cùng tham gia. Giáo viên, cha mẹ hay<br />
người hướng dẫn trẻ cần có những biện pháp lôi cuốn trẻ<br />
vào hoạt động chơi, các trò chơi có luật lệ với người, vật,<br />
hành động,... Trẻ phải được tự do khám phá, tìm các kĩ<br />
năng mới và ôn lại các kĩ năng cũ trong quá trình chơi.<br />
Trẻ học cách chơi tốt hơn nếu có người khác cùng chơi<br />
và nhờ đó trẻ có thể học được các kĩ năng bắt chước, luân<br />
phiên, lần lượt để GT.<br />
3. Kết luận<br />
Để trẻ RLPTK có thể phát triển tốt về ngôn ngữ - GT<br />
rất cần các biện pháp tác động phù hợp từ giáo viên, bên<br />
cạnh đó cần có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường gia đình - xã hội. Mặc dù trẻ RLPTK có những khiếm<br />
khuyết làm cản trở tới sự hình thành, phát triển nhân cách<br />
của trẻ nhưng chúng ta phải luôn tin tưởng vào sự tiến bộ<br />
của trẻ nếu trẻ được quan tâm, can thiệp sớm. Đó là cơ<br />
<br />
sở để giúp trẻ có thể tiến bộ, tự tin hơn trong GT, trong<br />
học tập và hòa nhập cộng đồng.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Nguyễn Xuân Hải (2009). Giáo dục học trẻ khuyết<br />
tật. NXB Giáo dục.<br />
[2] Vũ Thị Bích Hạnh (2007). Tự kỉ - phát hiện sớm và<br />
can thiệp sớm. NXB Y học.<br />
[3] Trung tâm Nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em<br />
(2011). Hỗ trợ kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ<br />
mắc hội chứng tự kỉ. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[4] Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013). Tự kỉ - những vấn<br />
đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[5] Hội Tâm thần học Hoa Kì (2013). Cẩm nang Chẩn<br />
đoán và Thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5).<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO...<br />
(Tiếp theo trang 10)<br />
đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Qua<br />
đó, góp phần giữ nghiêm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng,<br />
xây dựng các tổ chức đảng ở Đảng bộ Nhà trường trong<br />
sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.<br />
3. Kết luận<br />
Các biện pháp cần phải thực hiện đồng bộ, toàn diện<br />
ở các bộ phận, đơn vị trong Trường Sĩ quan Chính trị để<br />
phát huy được hiệu quả. Từ đó, các biện pháp trên sẽ góp<br />
phần khắc phục những hạn chế hiện tại, góp phần nâng<br />
cao chất lượng thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá<br />
nhân phụ trách của các tổ chức đảng trong Đảng bộ<br />
Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị (2015). Văn kiện<br />
Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị<br />
lần thứ IX.<br />
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Điều lệ Đảng<br />
Cộng sản Việt Nam (khóa XII). NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
[3] Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016). Nghị<br />
quyết số 94-NQ/ĐU ngày 30/3/2016 về xây dựng đội<br />
ngũ cán bộ giai đoạn 2016-2020.<br />
[4] Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016). Nghị<br />
quyết số 130- NQ/ĐU ngày 22/8/2016 lãnh đạo thực<br />
hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017.<br />
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội<br />
đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
<br />
18<br />
<br />