MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
THÔNG QUA DẠY HỌC TOÁN CAO CẤP CHO SINH VIÊN<br />
KHỐI NGÀNH KINH TẾ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG<br />
TRẦN VĂN HOAN<br />
Trường Đại học Lạc Hồng<br />
Tóm tắt: Xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu đúng, chính xác, rõ ràng, dễ<br />
đánh giá là một nội dung đổi mới quan trọng trong công tác giáo dục và đào<br />
tạo ở Trường Đại học Lạc Hồng. Trong chuẩn đầu ra này, các yêu cầu về kỹ<br />
năng nghề nghiệp cần được trang bị cho sinh viên khi ra trường được nêu rõ.<br />
Một trong những kỹ năng quan trọng được quy định cần trang bị cho sinh<br />
viên khối ngành kinh tế là kỹ năng giải quyết vấn đề. Dựa trên cơ sở phân<br />
tích thực trạng dạy học Toán Cao Cấp ở trường, chúng tôi đã đưa ra các biện<br />
pháp rèn luyện kỹ năng này cho sinh viên khối ngành kinh tế, hướng đến<br />
giảng dạy môn học đáp ứng chuẩn đầu ra đã xây dựng.<br />
Từ khóa: chuẩn đầu ra, giải quyết vấn đề, ngành kinh tế, kỹ năng nghề<br />
nghiệp, môn Toán cao cấp<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nâng cao chất lượng, đổi mới trong giáo dục đào tạo là tiêu chí sống còn đối với một<br />
trường đại học trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Việc đổi mới là xu thế tất<br />
yếu của thời đại và theo chiến lược phát triển giáo dục được báo cáo tại Đại hội Đảng<br />
lần thứ XI “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền<br />
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội<br />
nhập quốc tế” [2]. Một trong những nội dung đổi mới quan trọng ở Trường Đại học Lạc<br />
Hồng thực hiện trong thời gian qua là xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu đúng, chính<br />
xác, rõ ràng, dễ đánh giá. Chuẩn đầu ra thể hiện sự khẳng định về những điều mà một<br />
sinh viên cần phải biết, hiểu và có khả năng làm được khi kết thúc chương trình học,<br />
bao gồm các yêu cầu cụ thể về: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, khả năng học tập và nâng<br />
cao trình độ, vị trí công tác sau khi tốt nghiệp [9]. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt<br />
ra “Các kỹ năng nghề nghiệp của SV được trang bị và rèn luyện như thế nào thông qua<br />
quá trình học tập các môn thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và kiến thức đại cương?”,<br />
một trong những kỹ năng cần được rèn luyện đó là: kỹ năng giải quyết vấn đề.<br />
Môn học Toán Cao Cấp (TCC) là một môn thuộc khối kiến thức cơ bản và ngày nay các<br />
kiến thức thuộc về mảng này đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực và các ngành khoa<br />
học khác nhau. Các tri thức về TCC đã được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây là một<br />
trong những học phần quan trọng của khối kiến thức cơ bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
đã quy định là môn học bắt buộc đối với SV khối ngành kinh tế, kỹ thuật, y dược, hóa,<br />
môi trường… Hơn nữa, bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản cho nhiều môn học<br />
cơ sở và chuyên ngành của khối kinh tế như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế<br />
lượng,… và rèn luyện các thao tác tư duy như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình hóa,<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 5-15<br />
<br />
6<br />
<br />
TRẦN VĂN HOAN<br />
<br />
phát hiện và giải quyết vấn đề… thì việc học TCC còn góp phần rèn luyện các kỹ năng<br />
gắn với SV ngành kinh tế, như: kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; kỹ năng tự học;<br />
kỹ năng làm việc nhóm… Những kỹ năng này là một phần trong yêu cầu về kỹ năng<br />
nghề nghiệp đối với SV khối ngành kinh tế mà “chuẩn đầu ra” của nhà trường đã đặt ra.<br />
Nhưng, nên dạy học TCC như thế nào để có thể góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra ở<br />
Trường Đại học Lạc Hồng thì hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.<br />
Dạy học Toán theo hướng bồi dưỡng năng lực, kỹ năng luôn là chủ đề được nhiều nhà<br />
nghiên cứu quan tâm. Ở nước ngoài có A.N. Cônmôgôrôp[6], V.A. Gruchetxki[3],...<br />
Trong nước có Tôn Thân, Trần Đình Châu, Trần Luận,…Các nghiên cứu này đã tạo<br />
nên bức tranh nhiều màu sắc về năng lực nói chung và năng lực Toán học nói riêng.<br />
Hơn thế nữa, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về bồi dưỡng và phát triển năng<br />
lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Toán nhưng chủ yếu là ở đối tượng học sinh<br />
phổ thông trung học, chẳng hạn như: Luận án tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn (2004), Từ Đức<br />
Thảo (2011),…Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến rèn luyện kỹ năng giải<br />
quyết vấn đề trong dạy học TCC cho SV khối ngành kinh tế.<br />
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các nhà nghiên cứu Toán học đi trước, chúng<br />
tôi tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu sâu về vấn đề bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng giải quyết<br />
vấn đề trong dạy học TCC cho SV khối ngành kinh tế ở trường Đại học Lạc Hồng.<br />
2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN HỌC TOÁN CAO CẤP ĐỐI VỚI YÊU CẦU<br />
CỦA CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG<br />
Chương trình học phần TCC ở nhà trường có 3 tín chỉ, trong đó phần Phép tính vi tích<br />
phân chiếm 2/3 nội dung, còn lại là Đại số tuyến tính. Trong [5] đã chỉ ra rằng, việc dạy<br />
học môn học TCC ở trường còn tồn tại những hạn chế, trong đó hạn chế thứ nhất là:<br />
Việc rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề chưa được thể hiện nhiều trong bài giảng.<br />
Đa số giảng viên đều giảng dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu (nêu tri thức<br />
và áp dụng tri thức để giải các bài tập cụ thể), dẫn đến chưa rèn luyện kỹ năng giải<br />
quyết vấn đề cho SV. Hơn nữa, cuộc sống của con người, suy đến cùng là một chuỗi<br />
liên tục giải quyết vấn đề. Không nên xem nhà trường như một “ốc đảo”, mà nên xem<br />
nhà trường chính là cuộc sống. Các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà<br />
trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi<br />
của mình. Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà trường cũng nên xem như giải<br />
quyết vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy SV khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế<br />
phong phú. Để làm được điều đó, SV cần phải được rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng<br />
giải quyết vấn đề. Hạn chế này được thể hiện rõ thông qua kết quả khảo sát đánh giá của<br />
SV đối với môn học TCC năm học 2013 – 2013 ở trường Đại học Lạc Hồng. Bộ phiếu<br />
khảo sát gồm 20 câu hỏi với thang đo mức độ: 5 = hoàn toàn đồng ý, 4 = đồng ý, 3=<br />
không có ý kiến, 2 = không đồng ý, 1 = hoàn toàn không đồng ý, được khảo sát trên 350<br />
SV của 2 khoa Quản Trị Kinh Tế Quốc Tế và Kế toán – Tài chính. Các kết quả khảo sát<br />
được lấy từ Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Đại học Lạc Hồng, website:<br />
https://lhu.edu.vn/261/12501/Trung-tam-Thong-tin-Tu-lieu.html (ở đây tác giả chỉ liệt<br />
kê các câu hỏi có liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề).<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...<br />
<br />
7<br />
<br />
Bảng 1. Bảng kết quả khảo sát SV đánh giá môn học TCC năm học 2013 – 2014<br />
STT<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
NỘI DUNG KHẢO SÁT<br />
GV dạy học theo phương pháp nêu vấn đề, kích thích<br />
tư duy phê phán và sáng tạo của người học<br />
Trong giờ học, GV chú trọng phát triển kỹ năng diễn<br />
đạt, kỹ năng giải quyết vấn đề của SV<br />
GV liên hệ nội dung bài học với thực tiễn đời sống,<br />
gắn với nghề nghiệp tương lai của ngành học<br />
<br />
Ý KIẾN TRẢ LỜI CỦA SV<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
5<br />
<br />
14<br />
<br />
310<br />
<br />
16<br />
<br />
5<br />
<br />
11<br />
<br />
21<br />
<br />
302<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
12<br />
<br />
53<br />
<br />
265<br />
<br />
14<br />
<br />
6<br />
<br />
Kết quả khảo sát ở trên cho thấy rằng đa số SV chọn câu trả lời là: không có ý kiến về<br />
các câu hỏi đặt ra liên quan đến việc GV hướng dẫn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề<br />
trong quá trình giảng dạy môn học (cụ thể: đối với câu 7 có 88,57% SV và câu 8 có<br />
86,28% SV chọn câu trả lời là không có ý kiến). Điều này khẳng định rằng: GV trong<br />
quá trình giảng dạy môn học chưa thật sự chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng giải<br />
quyết vấn đề, cũng như chưa có sự liện hệ từ vấn đề bài học đến vấn đề thực tiễn ngành<br />
nghề của SV. Từ thực trạng và phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu<br />
“Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho SV khối ngành kinh tế thông qua dạy học<br />
TCC ở Trường Đại học Lạc Hồng” là yêu cầu cấp thiết.<br />
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG<br />
QUA DẠY HỌC TCC CHO SV KHỐI NGÀNH KINH TẾ<br />
3.1. Những định hướng xây dựng các biện pháp<br />
Thứ nhất, các biện pháp sư phạm được đề xuất phải dựa vào các yêu cầu về nhân lực<br />
của xã hội đối với ngành kinh tế, các nền tảng nội dung mà SV có thể đối mặt trong đời<br />
sống thực tế.<br />
Thứ hai, các biện pháp sư phạm đề xuất phải phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp<br />
với quan điểm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, xu thế đổi mới phương pháp dạy<br />
học hiện nay.<br />
Thứ ba, các biện pháp sư phạm đề xuất phải tạo ra những khó khăn, chướng ngại, mang<br />
tính vừa sức để SV có thể tham gia vào quá trình giải quyết từ vấn đề thực tiễn gắn với<br />
kinh tế dẫn đến hình thành tri thức mới và rèn luyện kỹ năng.<br />
Thứ tư, hệ thống các biện pháp sư phạm phải đảm bảo tính kích thích hứng thú học tập<br />
của SV, nhằm phát huy tính tích cực và năng lực trí tuệ của SV.<br />
Thứ năm, các biện pháp sư phạm đề xuất cần dựa vào vốn tri thức đã có của SV, có tính<br />
khả thi và thông qua hệ thống các biện pháp SV phải thấy được vai trò của của mình<br />
trong việc tạo ra cũng như tiếp thu và áp dụng tri thức mới.<br />
<br />
TRẦN VĂN HOAN<br />
<br />
8<br />
<br />
3.2. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua dạy học TCC<br />
cho SV khối ngành kinh tế<br />
3.2.1. Biện pháp 1. Dạy học các nội dung kiến thức mới thông qua xây dựng các bài<br />
toán mở đầu liên quan đến kinh tế.<br />
a. Mục đích, ý nghĩa<br />
Trước một bài toán hay một tình huống cụ thể giáo viên (GV) đặt ra, hoạt động giải<br />
quyết vấn đề của SV sẽ được thực hiện, họ phải tìm hiểu, suy nghĩ để nhận diện vấn đề;<br />
tìm cách giải quyết những vấn đề đó. Từ đó SV sẽ tự rút ra công thức, tự chứng minh<br />
định lí, tìm cách ghi nhớ tích cực những vấn đề cần lĩnh hội, tự tìm ra cách giải hay và<br />
gọn những bài toán lí thuyết hay thực hành,… Kết quả là SV lĩnh hội được tri thức toán<br />
học và học được cách tự khám phá.<br />
b. Cách thực hiện<br />
Trong giảng dạy môn học, mỗi nội dung kiến thức mới được trình bày bắt đầu bằng một<br />
tình huống hay một bài toán cụ thể liên quan đến kinh tế. Việc phân tích tình huống<br />
thông qua các câu hỏi gợi vấn đề sẽ làm kích thích suy nghĩ của SV và giúp SV tự tìm<br />
ra các kiến thức, qua đó có thể tiếp thu dễ dàng. Chẳng hạn các tình huống dạy học sau:<br />
Dạy học hệ phương trình tuyến tính ứng dụng trong kinh tế<br />
GV nêu bài toán. Công ty chế biến thực phẩm cần chế biến một loại thức ăn nhanh<br />
chứa đủ 3 loại dưỡng chất là protein, carbonhydrate và Fat. Chúng được lấy từ 3 loại<br />
thực phẩm: A, B, C. Số lượng dưỡng chất có trong 100g mỗi loại thực phẩm và nhu cầu<br />
của mỗi loại dưỡng chất được cho trong bảng sau:<br />
Bảng 2. Bảng nhu cầu dưỡng chất<br />
Dưỡng chất<br />
Protein<br />
Carbonhydrate<br />
Fat<br />
<br />
Hàm lượng dưỡng chất<br />
A(g)<br />
B(g)<br />
C(g)<br />
36<br />
51<br />
13<br />
52<br />
34<br />
74<br />
0<br />
7<br />
1,1<br />
<br />
Nhu cầu<br />
(g)<br />
33<br />
45<br />
3<br />
<br />
Hãy tìm khối lượng mỗi loại thực phẩm A, B, C cần sử dụng để chế biến được một đơn<br />
vị thức ăn nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất đã đặt ra.<br />
GV đặt ra các câu hỏi gợi ý sau :<br />
1. Hãy xác định yêu cầu của bài toán?<br />
Câu trả lời mong đợi (CTLMĐ): Khối lượng (g) mỗi loại thực phẩm A, B, C cần sử<br />
dụng để chế biến một đơn vị thức ăn nhanh.<br />
GV gợi ý SV đặt ẩn cho bài toán: Gọi x 1, x 2, x 3 lần lượt là khối lượng (g) mỗi loại thực<br />
phẩm A, B, C cần sử dụng để chế biến một đơn vị thức ăn nhanh.<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...<br />
<br />
9<br />
<br />
2. Lượng dưỡng chất: Protein, Carbonhydrate và Fat tương ứng thu được từ khối lượng<br />
thực phẩm A, B, C đã sử dụng ở trên là? CTLMĐ: Protein: 0, 36x1 + 0, 51x 2 + 0,13x 3<br />
(g); Carbonhydrate: 0, 52x1 + 0, 34x 2 + 0, 74x 3 (g); Fat: 0x 1 + 0, 07x 2 + 0, 011x 3 (g).<br />
3. Để đáp ứng đủ yêu cầu dưỡng chất đặt ra trong một đơn vị thức ăn nhanh thì khối<br />
lượng mỗi loại dưỡng chất phải thỏa mãn điều kiện gì? CTLMĐ: Protein:<br />
0, 36x1 + 0, 51x 2 + 0,13x 3 = 33 ; Carbonhydrate: 0, 52x 1 + 0, 34x 2 + 0, 74x 3 = 45 và<br />
Fat: 0x1 + 0, 07x 2 + 0, 011x 3 = 3 .<br />
GV củng cố: Yêu cầu bài toán trở thành tìm x 1, x 2, x 3 thỏa mãn hệ phương trình<br />
ìï 0, 36x + 0, 51x + 0,13x = 33<br />
ïï<br />
1<br />
2<br />
3<br />
ï 0, 52x + 0, 34x + 0, 74x = 45 và hệ phương trình này được gọi là một hệ phương<br />
í<br />
1<br />
2<br />
3<br />
ïï<br />
ïï 0x 1 + 0, 07x 2 + 0, 011x 3 = 3<br />
î<br />
trình tuyến tính.<br />
<br />
Dạy học ứng dụng hàm số và cực trị hàm số trong kinh tế<br />
GV nêu bài toán. Một cửa hàng sách mua sách từ nhà xuất bản với giá là 20 ngàn<br />
đồng/cuốn. Cửa hàng bán sách với giá là 30 ngàn đồng/cuốn, tại giá bán này mỗi tháng<br />
sẽ bán được 120 cuốn. Cửa hàng có kế hoạch giảm giá để kích thích sức mua, và họ ước<br />
tính rằng cứ mỗi 1 ngàn đồng mà giảm đi trong giá bán thì mỗi tháng sẽ bán nhiều hơn<br />
15 cuốn. Hãy biểu diễn lợi nhuận hàng tháng của cửa hàng từ việc bán sách này bằng<br />
một hàm theo giá bán và tìm giá bán tối ưu?<br />
GV đặt ra các câu hỏi gợi ý sau :<br />
1. Hãy xác định yêu cầu của bài toán trên? CTLMĐ: Tìm hàm lợi nhuận nhuận theo giá<br />
bán và xác định giá bán tối ưu.<br />
GV gợi ý SV đặt ẩn cho bài toán: Gọi x là giá bán mới một cuốn sách, điều kiện:<br />
20 £ x £ 30 , khi đó P (x ) là hàm lợi nhuận tương ứng.<br />
2. Hãy nêu công thức tính hàm lợi nhuận P (x ) ?<br />
CTLMĐ: Lợi nhuận được tính bằng: (số sách bán được).(lợi nhuận/ cuốn)<br />
3. Hãy tìm số sách bán được tương ứng với giá bán mới?<br />
CTLMĐ: 120 + 15.(số tiền giảm đi ) = 120 + 15(30 - x ) = 570 - 15x<br />
4. Lợi nhuận một cuốn sách tương ứng với giá bán mới ? CTLMĐ: x - 20 .<br />
5. Hãy tìm hàm lợi nhuận ?<br />
CTLMĐ: P (x ) = (570 - 15x )(x - 20) = - 15x 2 + 870x - 11400<br />
<br />