Một số bộ chỉ số đô thị xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam
lượt xem 9
download
Bài viết "Một số bộ chỉ số đô thị xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam" góp phần làm rõ khái niệm đô thị xanh gắn với phát triển đô thị bền vững. Đồng thời, giới thiệu một số bộ chỉ số đô thị xanh trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý trong việc sử dụng bộ chỉ số đô thị xanh như là một công cụ trong quá trình hoạch định, thực thi, giám sát các chiến lược, kế hoạch phát triển đô thị bền vững trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số bộ chỉ số đô thị xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam
- RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT MỘT SỐ BỘ CHỈ SỐ ĐÔ THỊ XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Lê Thị Thu Hiền* Tóm tắt: Từ cách tiếp cận phát triển bền vững, trên cơ sở nguồn tài liệu trong và ngoài nước được thu thập, phân tích một cách hệ thống; bài viết góp phần làm rõ khái niệm đô thị xanh gắn với phát triển đô thị bền vững. Đồng thời, giới thiệu một số bộ chỉ số đô thị xanh trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý trong việc sử dụng bộ chỉ số đô thị xanh như là một công cụ trong quá trình hoạch định, thực thi, giám sát các chiến lược, kế hoạch phát triển đô thị bền vững trong tương lai. Từ khóa: Bộ chỉ số đô thị xanh; Đô thị xanh, Đô thị bền vững; Phát triển đô thị. 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá ở nước ta đã và đang được diễn ra với tốc độ nhanh chóng với những hệ luỵ đối với quá trình phát triển chung. Vào thời điểm năm 1999, nước ta có 629 đô thị và đến tháng 12 năm 2020 có 862 đô thị (năm 2015 là 787 đô thị) bao gồm 2 đô thị đặc biệt, 23 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III và 90 đô thị loại IV (Vũ Trọng Lâm và Nguyễn Thị Diễm Hằng, 2021). Khu vực đô thị đã thực sự trở thành động lực, đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng chi phối trong thu ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tăng từ 30,5% năm 2010 lên 38,4% năm 2019 và ước đạt khoảng 40% vào cuối năm 20201. Sự phát triển nhanh chóng của các đô thị trong quá trình đô thị hoá đã mang lại những cơ hội to lớn cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho một bộ phận người dân. Bên cạnh đó, các đô thị ở nước ta cũng đang đối mặt với một loạt những thách thức không nhỏ trong việc tổ chức quản lý đô thị, giải quyết các vấn đề về giao thông đô thị, nước sạch, vệ sinh, nhà ở, các vấn đề môi trường, cảnh quan cũng như các vấn đề xã hội mới phát sinh từ đặc thù của cuộc sống, cách thức quản lý đô thị, tổ chức và quy hoạch không gian, liên kết. Vấn đề phát triển đô thị bền vững, đô thị xanh trong thời gian gần đây đã được đặt ra một cách nghiêm túc trong bối cảnh phát triển mới của nước ta nói riêng và bối cảnh phát triển chung, đặc biệt dưới tác động của * Tiến sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, email: lethuhien.isdn@gmail.com. 1 https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Ca-nuoc-co-862-do-thi-dong-gop-70-GDP/418044.vgp. 411
- QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, đô thị hoá trên quy mô toàn cầu (Trương Văn Quảng, 2013; Lưu Đức Hải, 2016). Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization of Economic and Cooperation Development, OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank, ADB), Liên hợp quốc (United Nations, UN) và Cộng đồng châu Âu (European Union, EU) đã đưa ra các chương trình, nghiên cứu về phát triển đô thị xanh với mục đích nâng cao nhận thức, xây dựng các chương trình hành động phát triển đô thị theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường (OECD, 2011; EIU, 2014; ADB, 2012). Các nghiên cứu về xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số đô thị xanh của các tổ chức như ADB (2012, 2015), Siemens (2013) đã khẳng định khả năng hiện thực hoá khái niệm đô thị xanh và sử dụng nó như là công cụ trong việc thúc đấy phát triển đô thị theo hướng bền vững. Những năm gần đây, trong bối cảnh phát triển chung của thế giới và trước những thách thức mang tính toàn cầu của biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế, an ninh lương thực, vấn đề phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đã và đang được quan tâm và có những bước chuyển to lớn cả trong nhận thức cũng như hành động. Các nhà nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả mới trong việc nhận thức đầy đủ hơn vai trò của phát triển bền vững, tiến tới cách hiểu chung về phát triển bền vững, làm cơ sở cho các chiến lược, chương trình hành động, điều phối nhằm hướng tới một sự phát triển mang tính bền vững hơn trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các khái niệm “phát triển bền vững”, “tăng trưởng xanh” đã dần được phát triển từ những ý tưởng mang tính bao quát, khát vọng ban đầu thành những khái niệm cụ thể, được chia sẻ bởi đông đảo các cộng đồng dân cư, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các tổ chức xã hội và dần được hiện thực hóa và lồng ghép vào trong các chương trình hành động, các kế hoạch phát triển ở các cấp. Các nghiên cứu về đô thị bền vững, đô thị xanh được coi như là sự tiếp nối tự nhiên các nghiên cứu về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh cho đối tượng là các đô thị. Lĩnh vực nghiên cứu này càng trở nên quan trọng do sự tăng trưởng nhanh chóng của đô thị và quá trình đô thị hoá trên phạm vi của từng quốc gia, khu vực cũng như toàn cầu. Các nghiên cứu đó chỉ ra vai trò ngày càng tăng của đô thị trong sản trong sản xuất, tiêu dùng, vai trò làm động lực phát triển, thúc đẩy nhu cầu, sản xuất, công nghệ. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chỉ ra đô thị cũng là nơi tập trung các nguồn gây ô nhiễm (chiếm tới 80% lượng ô nhiễm trên thế giới), các nguồn phát thải khí nhà kính toàn cầu (OECD, 2011; EIU, 2013; ADB, 2015). Do đó, đô thị trở thành một vấn đề thực sự cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với năng lực của mình, đô thị không chỉ là vấn đề mà hoàn toàn có thể giải pháp cho phát triển bền vững. Điều đó tuỳ thuộc và hành động của con người nhận thức được vấn đề, ý thức được năng lực và đưa ra các giảp pháp phù hợp thông qua xây dựng thể chế để giải quyết các vấn đề (OECD, 2013; ADB, 2015). Trong quá trình xây dựng, thực thi các giải pháp đó, bộ chỉ số mức độ phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của đô thị hoàn toàn có thể trở thành một công cụ hữu hiệu có thể góp phần giải quyết tốt các thách thức phát triển bền vững đặt ra cho quá trình phát triển đô thị. Để làm được điều đó cần tổ chức lại công tác tổ chức hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, đánh giá năng lực, tổ chức thực hiện hướng tới xây dựng đô thị xanh. 412
- RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT 2. Quan niệm về đô thị xanh Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm đô thị xanh. Lewis (2015) cho rằng khái niệm đô thị xanh là sự mở rộng của khái niệm phát triển xanh cho bối cảnh phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững. Theo các nhà sinh thái học, mức độ “xanh” của một đô thị lại phụ thuộc phần lớn vào quy mô dấu chân sinh thái (ecological footprint) mà đô thị đó tạo ra cho môi trường (Kann, 2006). Nói cách khác, đặc tính “xanh” của một đô thị phụ thuộc vào lượng năng lượng được tiêu thụ, lượng khí CO2 phát thải ra môi trường như một sản phẩm phụ của sản xuất và tiêu dùng.... Từ góc độ sức khỏe cộng đồng, những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nước bẩn, môi trường dễ phát sinh bệnh tật được coi là những tiêu chí chính đánh giá đô thị xanh. Theo cách tiếp cận này, một đô thị chỉ được coi là “xanh” nếu số ca nhiễm bệnh liên quan trực tiếp đến môi trường đạt ở ngưỡng thấp, (Basiri và cộng sự, 2014). Một số nhà kinh tế lại cho rằng môi trường đô thị liên quan rất lớn tới mức chênh lệch giá bất động sản giữa các đô thị theo thời gian và không gian, bởi lẽ giá nhà đất liên quan chặt chẽ với chất lượng môi trường của các đô thị (Kann, 2006). Có thể nói mỗi cách tiếp cận như trên về đô thị xanh đều có ưu, nhược điểm riêng nhưng đều góp phần tạo nên một cách nhìn toàn diện hơn về đô thị xanh. Công trình nghiên cứu của Lewis (2015), Lindfield và Steinberg (2012) cũng cho rằng mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất về đô thị xanh, nhưng trong khá nhiều nghiên cứu, đô thị xanh được hiểu là một đô thị mang những đặc điểm: sử dụng hiệu quả năng lượng; giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng không thể tái tạo; có hệ thống giao thông với lượng carbon thấp; hệ thống cơ sở hạ tầng xanh và thân thiện môi trường; rác thải được xử lý và giảm thiểu; diện tích cây xanh được quy hoạch thống nhất và gia tăng. Các chuyên gia này cũng chỉ ra rằng các đô thị sẽ đạt những mức độ “xanh” khác nhau và sự phát triển này là không đồng đều và vì vậy chiến lược hướng tới đô thị xanh cũng phải theo các giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia (Lewis, 2015). Trong nghiên cứu của IASS (2016), nhóm tác giả đã tổng hợp một loạt các định nghĩa về khái niệm “thành phố xanh”. Những thuật ngữ như “eco-city” hay “sustainable city” đều được dùng để ám chỉ “green city”. Trong những khái niệm được nhắc đến ở nghiên cứu này, khái niệm được đưa ra sớm nhất là của Roseland (1997). Roseland (1997) cho rằng các thành phố sinh thái (eco-city), hay các cộng đồng bền vững, đại diện cho ý mục đích, hướng phát triển chung cho toàn cộng đồng. Khái niệm về “thành phố sinh thái” không đứng một mình mà nằm trong một loạt các biến liên quan đến nhau như phát triển bền vững, phát triển đô thị bền vững, các cộng đồng bền vững, các thành phố bền vững, tính đa dạng sinh học, phát triển kinh tế cộng đồng, phát triển công nghệ thích hợp, sinh thái xã hội… Theo hướng dẫn của ADB (2015), khái niệm “đô thị xanh” hay “phát triển xanh” không phải là mới mà trước đây khái niệm này đã được đề cập tới trong thuật ngữ “phát triển bền vững”. Khái niệm này lồng ghép các mối quan tâm về môi trường, xã hội, kinh tế trong quá trình phát triển. Một “đô thị xanh” hay một “Sự phát triển xanh” là một khái niệm mở rộng của “Phát triển bền 413
- QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG vững”, nhưng được hiểu trong khuôn khổ hành động của thành phố và cách thức làm thế nào để những hành động này đóng góp cho sự tiến bộ xanh và bền vững. Sự “Phát triển xanh” xem xét làm thế nào để cải thiện và quản lý tốt chất lượng cuộc sống bao hàm những khía cạnh như chất lượng nước, không khí, và quỹ đất ở đô thị. Bên cạnh đó, khái niệm này còn nghiên cứu sự tương tác giữa những phạm trù nêu trên với những lĩnh vực tương ứng của vùng sâu, vùng xa hoặc các hệ thống rộng hơn, đồng thời những lời ích thu được dành cho môi trường và người dân. Nghiên cứu này cũng cho rằng các đô thị ngày nay đang ngày càng trở nên năng động và phức tạp. Định nghĩa thành phố/đô thị xanh mang rất nhiều nghĩa khác nhau cho những đối tượng khác nhau và sẽ không có một giải pháp toàn cầu chung nào có thể mang ra để áp dụng cho từng thành phố của mỗi quốc gia. Ở nước ta, khái niệm “đô thị xanh” còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, phần lớn theo nghĩa hẹp chỉ trong phạm vi không gian, cảnh quan xanh, chưa thực sự gắn với quan điểm phát triển bền vững và tăng trưởng xanh (Lê Thị Bích Thuận, 2016; Trương Văn Quảng, 2013). Theo Lê Thị Bích Thuận (2016), khái niệm về đô thị xanh ở Việt Nam còn khá mới, nhiều người vẫn hiểu đô thị xanh là đô thị có nhiều công viên, cây xanh, mặt nước, có sử dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho các tòa nhà và trồng cây xanh trên mái. Những vấn đề đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đô thị có thể được gọi là đô thị xanh. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển khi xây dựng đô thị xanh là trong quy hoạch đều tích hợp quy hoạch xây dựng với sử dụng tài nguyên hiệu quả; phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng và mức độ phổ biến của giao thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân đồng thời tích hợp với việc sử dụng đất có hiệu quả. Theo Phạm Ngọc Đăng (2012), đô thị xanh là đô thị được thiết kế và xây dựng trong điều kiện xem xét các tác động môi trường ở vị trí hàng đầu, không những chú ý đến sự thịnh vượng cuộc sống của dân cư, giảm thiểu nhu cầu tài nguyên đầu vào của đô thị, nhu cầu đối với nguồn nước, năng lượng vật liệu và thực phẩm mà còn phải đảm bảo thành phố sản sinh ra chất thải ô nhiễm môi trường ít nhất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm không khí sạch, nước sạch, đất sạch và điều kiện sống tốt nhất cho dân cư. Tại Hội thảo Dự án hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch đô thị xanh tại Việt Nam do Bộ Xây dựng và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức tại Hà Nội, ngày 28/3/2018 đưa ra khái niệm Đô thị xanh là đô thị sử dụng tài nguyên bền vững, hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính và có đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Khái niệm “đô thị xanh” cũng được thảo luận nhiều trong các tài liệu chính sách và khoa học ở nước ta. Tuy nhiên, định nghĩa đô thị xanh phụ thuộc vào cách tiếp cận và mục đích của từng nghiên cứu chứ chưa có sự đồng nhất. Nghiên cứu này cho rằng đô thị xanh là đô thị phát triển bền vững về mặt môi trường. Nói cách khác, đặc tính “xanh” của một đô thị chính là mức độ bền vững về môi trường trong phát triển của đô thị đó. 414
- RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT 3. Một số bộ chỉ số đô thị xanh trên thế giới 3.1. Bộ chỉ số đô thị xanh ở châu Âu Bộ chỉ số đô thị xanh châu Âu (EIU, 2009) Bộ chỉ số đô thị xanh châu Âu đo lường tình trạng môi trường tại các thành phố lớn ở châu Âu cũng như sự cam kết của những đô thị này trong việc giảm thiểu tác động tới môi trường trong tương lai bởi những hoạt động và mục tiêu cụ thể. Bộ chỉ số cho điểm các thành phố tại châu Âu thông qua 8 nhóm tiêu chí: Lượng khí thải CO2, tiêu dùng năng lượng, tòa nhà, giao thông, nước, rác thải và sử dụng đất, chất lượng không khí và quản trị môi trường - cùng với 30 biến quan sát cụ thể. 16/30 biến quan sát này được lấy từ dữ liệu định lượng nhằm mục đích đo lường tình trạng môi trường hiện tại của các đô thị, cụ thể như, mức độ khí thải CO2, lượng năng lượng tiêu dùng, lượng rác thải, mức độ ô nhiễm không khí. 14 biến quan sát còn lại là những đánh giá định tính phản ánh kỳ vọng của mỗi thành phố, cụ thể như sự cam kết của họ sẽ tiêu dùng năng lượng tái tạo nhiều hơn, tăng cường tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà, giảm thiểu ùn tắc giao thông hay tái chế và tái sử dụng rác thải. Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu từ các cơ quan thống kê quốc gia, chính quyền thành phố, ủy ban môi trường quốc gia. Để có thể so sánh số liệu giữa các quốc gia cũng như cho điểm mỗi thành phố, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chuẩn hóa các biến quan sát định lượng về thang điểm từ 0 đến 10, trong đó 10 điểm là cao nhất khi một đô thị đạt hoặc vượt mức tiêu chuẩn môi trường. Các đô thị được cho điểm dựa vào việc đạt trên chuẩn hoặc dưới chuẩn theo quy định của Ủy ban châu Âu. Chẳng hạn, với quy định đặt ra về lượng rác thải mỗi đô thị nên tái chế phải trên mức chuẩn 50%, nếu đô thị nào đạt hoặc vượt ngưỡng chuẩn này sẽ được 10 điểm, những đô thị còn lại sẽ được cho điểm từ 0 -10, tùy theo khoảng cách với ngưỡng chuẩn. Với các biến quan sát khác thì áp dụng quy tắc dưới chuẩn, ví dụ như biến quan sát về lượng chất gây ô nhiễm lớn nhất một thành phố được phép thải ra môi trường mỗi ngày. Khi đó, bất kỳ thành phố nào bằng hoặc vượt chuẩn sẽ nhận 0 điểm, còn những thành phố dưới chuẩn nhiều nhất sẽ đạt 10 điểm. Với những biến định tính, các thành phố được cho điểm dựa trên những hành động thực tế, chiến lược và những mục tiêu được đặt ra và đã thực hiện được của mình. Các biến quan sát định tính được cho điểm trên thang 0 - 10, 10 điểm được dành cho những thành phố đạt hoặc vượt những mục trong danh sách tiêu chuẩn này. Chẳng hạn với biến quan sát “chiến lược giảm thiểu khí CO2”, các đô thị được cho điểm dựa trên việc họ có chủ động và thường xuyên theo dõi lượng khí thải này hay không, những mục tiêu nào đã được đưa ra và họ quyết tâm như thế nào để đạt được những mục tiêu đó trong một khoảng thời gian nhất định. Các kết quả chính: Nghiên cứu về chỉ số đô thị xanh cho một số thành phố châu Âu đã chỉ ra rằng các thành phố Bắc Âu chiếm vị trí đầu bảng về chỉ số môi trường đô thị, trong đó thứ nhất là Copenhagen, theo ngay sau đó Stockholm, và đứng thứ ba là Oslo, thủ đô Nauy. Các thành phố Vienna, Amsterdam, và Zurich lần lượt xếp thứ 4, 5 và 6. 415
- QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Nghiên cứu cũng tìm ra mối tương quan chặt chẽ giữa sự giàu có của các đô thị và thứ hạng cao của chúng trên bảng xếp hạng. 9 trong tốp 10 thành phố đứng đầu bảng xếp hạng có chỉ số GDP bình quân đầu người đạt trên mức 31000 euro. Tuy nhiên, vẫn có những thành phố có GDP bình quân đầu người khá thấp nhưng vẫn đứng đầu về chất lượng không khí như thành phố Vilnius của Litva. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, về cơ bản quy mô đô thị hầu như không tương quan nhiều tới tình trạng môi trường ở đô thị đó. Tuy nhiên, những đô thị dẫn đầu bảng ở Đông và Tây Âu đều có xu hướng là những đô thị khá nhỏ, với dân số ít hơn 1 triệu người. Các đô thị có người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường sẽ có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng. Hệ thống sinh thái đô thị châu Âu (Berrini, M., & Bono, 2007) Báo cáo về hệ thống sinh thái đô thị châu Âu năm 2007 đã đưa ra một bô tiêu chí tổng hợp đánh giá mức độ bền vững của các thành phố châu Âu. Có 6 chỉ số thành phần được đưa ra bao gồm: 1. Hành động địa phương vì sức khỏe và các nguồn tài nguyên chung (Local Action for Health and Natural common goods). Tiêu chí này có 5 chỉ báo thành phần về chất lượng không khí, tình trạng tiếng ồn, chất thải sinh hoạt, xử lý nước thái. 2. Tiêu dùng có trách nhiệm và lối sống lành mạnh (Responsible consumption and lifestyle choices). Tiêu chí này có 4 chỉ báo phản ánh các vấn đề về tiêu thụ điện, chất thải rắn, đấu thầu công cộng xanh. 3. Thiết kế, quy hoạch giao thông và không gian công cộng (Planning, design and Better mobility, less traffic). Tiêu chí này có 5 chỉ báo liên quan đến các vấn đề giao thông công cộng, phương tiện giao thông cá nhân, các tuyến đường dành cho xe đạp, không gian xanh công cộng. 4. Tiêu thụ năng lượng và biến đổi khí hậu (Local to global: Energy and Climate change): bao gồm 4 chỉ báo về các mục tiêu giảm thiểu khí các bon, phát triển năng lượng mặt trời, hệ thống sưởi trung tâm, chính sách tiết kiệm năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu. 5. Xây dựng kinh tế địa phương sống động, bền vững, đảm bảo gắn kết, công bằng xã hội (Vibrant, Sustainable Local Economy and Social equity, justice and coesion). Tiêu chí này có 3 chỉ bảo, phản ánh các nội dung về nhân khẩu học, việc làm, giáo dục đại học và đào tạo tay nghề. 6. Quản trị địa phương vì mục tiêu bền vững (Local Management towards sustainability and Governance). Tiêu chí này gồm 4 chỉ báo về các vấn đê thực hiện Chương trình Nghị sự 21, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường ISO 14001, sự tham gia của phụ nữ vào các cơ quan công quyền. Có 32 thành phố trên toàn châu Âu được đưa vào đánh giá trong báo cáo này. Các thông tin được lấy từ các nguồn thống kê chính thức hoặc qua khảo sát chuyên đề. Giải thưởng Đô thị xanh châu Âu (European Green Leaf Award) Giải thưởng Đô thị xanh châu Âu được khởi xướng từ năm 2008 và thực sự triển khai từ năm 2010. Giải thưởng này được giành cho thành phố có thành tích trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn 416
- RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT về môi trường, cam kết cải thiện môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững và có thể làm gương cho các thành phố khác noi theo. Giải thưởng này đưa ra 56 chỉ báo dựa trên 12 tiêu chí cơ bản về các lĩnh vực như đóng góp để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý giao thông; không gian xanh và quản lý đất đai; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; chất lượng không khí, tiếng ồn, quản lý chất thải, nước sinh hoạt, xử lý nước thải; tạo việc làm bền vững và đổi mới sáng tạo thân thiện với môi trường; tiêu thụ năng lượng; chính sách quản lý môi trường tổng hợp (Ẻuropean Green Capital, 2016). 3.2. Bộ chỉ số đô thị xanh ở châu Á Bộ chỉ số do EIU đề xuất (EIU, 2011a) 22 thành phố ở châu Á được nghiên cứu để so sánh tình trạng và chính sách môi trường hiện nay dựa trên bộ chỉ số của châu Âu và châu Mỹ Latinh. Số liệu được thu thập từ các nguồn chính thống có sẵn chủ yếu là từ năm 2008 và 2009. Theo đó, đô thị xanh được đánh giá dựa trên 8 nhóm tiêu chí và 29 chỉ số sau đây: (1) Năng lượng và khí phát thải CO2: Lượng khí thải carbon trên mỗi người - Lượng tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị GDP - Chính sách năng lượng sạch - Kế hoạch hành động chống biến đổi khí hậu (2) Việc sử dụng đất và các tòa nhà: Không gian xanh trên mỗi người - Mật độ dân số - Chính sách sử dụng đất - Chính sách kiến trúc sinh thái. (3) Giao thông: Chiều dài của hệ thống giao thông công cộng (tàu điện ngầm, BRT) - Chính sách giao thông công cộng trong đô thị - Chính sách giảm thiểu ùn tắc giao thông (4) Rác thải: Phần trăm rác thải được xử lý phù hợp - Lượng rác thải trung bình của mỗi cá nhân - Thu gom rác thải và chính sách xử lý rác - Chính sách tái chế - tái sử dụng rác (5) Nước sinh hoạt: Khối lương tiêu dùng nước trên đầu người - Rò rỉ hệ thống nước - Chất lượng nguồn nước - Sử dụng nước bền vững (6) Vệ sinh đô thị: Phần trăm dân số được tiếp cận với nước hợp vệ sinh- Phần trăm nước thải được xử lý - Chính sách vệ sinh môi trường (7) Chất lượng không khí: Nồng độ nitrogen dioxide hàng ngày - Nồng độ sulphur dioxide hàng ngày - Nồng độ chất phóng xạ tồn dư trong không khí hàng ngày - Chính sách không khí sạch (8) Quản lý môi trường: Quản lý giám sát môi trường; sự tham gia của cộng đồng Kết quả nghiên cứu 22 đô thị ở châu Á cho thấy Singapore là đô thị duy nhất có chỉ số tổng quát đạt mức rất tốt, đặc biệt tốt nhất ở chỉ số rác thải và nguồn nước. Trong khi đó, tất cả 3 đô thị lớn của Nhật Bản có chỉ số tổng quát đạt mức tốt, riêng chỉ số về sử dụng năng lượng và CO2 tốt nhất ở Tokyo, chỉ số giao thông tốt nhất ở Osaka và Yokohama là đô thị có lượng rò rỉ nước thấp nhất. Đứng sau Nhật Bản và Singapore ở chỉ số tổng quát là Trung Quốc, có thể thấy các đô thị 417
- QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Trung Quốc rất mạnh tay trong các chính sách môi trường để cải thiện chất lượng không khí, giao thông; tuy nhiên, 3 trong số 5 đô thị tại Trung Quốc vẫn dẫn đầu về lượng khí thải CO2 trên đầu người và cả 5 đô thị: Bắc Kinh, Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng Hải, Vũ Hán đều có lượng tiêu thụ năng lượng trên GDP lớn nhất. Kết quả nghiên cứu trong từng lĩnh vực cũng cho thấy lượng khí thải carbon trung bình tại các đô thị châu Á là 4.6 tấn/ người; các đô thị ở châu Á có mật độ dân số đông hơn châu Âu hay châu Mỹ Latin (6500 người/ km2, trong khi châu Âu là 4000 người/km2, châu Mỹ Latin là 4500 người/km2); các đô thị châu Á có lượng rác thải trên đầu người hàng năm là 380 kg, ít hơn châu Âu (511kg) và châu Mỹ Latin (465kg). Những đô thị giàu có nhất của châu Á đều có tỷ lệ thất thoát nước thấp, do đó tỉ lệ thất thoát nước trung bình của châu Á là 22%; so với châu Âu (23%) và châu Mỹ Latin (35%). Trong khi đó ô nhiễm không khí là một thử thách lớn đối với tất cả các đô thị châu Á. Bộ chỉ số của Trung Quốc (ADB, 2014) Trung Quốc đưa ra bộ chỉ số tổng hợp về phát triển đô thị bền vững trong đó có các chỉ số đô thị bền vững về môi trường, đô thị xanh bao gồm: (1) Môi trường nước (hàm lượng COD, hàm lượng nước thải (công nghiệp và trong nước), hàm lượng kim loại nặng, tỷ lệ các mục theo dõi nguồn nước mặt quốc gia dưới Cấp độ V. Chất lượng nước đạt lên đến tỷ lệ tiêu chuẩn của các khu vực tập trung nguồn nước uống, tỷ lệ nước thải bao phủ, khả năng loại bỏ COD (công nghiệp và trong nước), tỷ lệ xử lý trên cấp II của nước thải đô thị. (2) Môi trường không khí: hàm lượng SO2, Nox, cường độ phát thải khói bụi trong không khí, mức độ tiêu thụ năng lượng, nồng độ PM10 trung bình hàng năm, nồng độ SO2 trung bình hàng năm, nồng độ NO2 trung bình hàng năm, khả năng loại bỏ SO2 công nghiệp, khả năng loại bỏ NOx công nghiệp, tỷ lệ loại bỏ bụi khói công nghiệp. (3) Chất thải rắn: cường độ phát sinh chất thải của thành phố, cường độ phát sinh chất thải nguy hại, cường độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp, tỷ lệ xử lý chất thải sinh hoạt đô thị, tỷ lệ xử lý an toàn chất thải nguy hại, tỷ lệ sử dụng chất thải rắn công nghiệp. (4) Tiếng ồn: cấp độ tiếng ồn trong khu vực. (5) Môi trường sinh thái: tỷ lệ mật độ dân số khai thác nước ngầm, tỷ lệ khu vực thay đổi đất nông nghiệp. (6) Nước sạch và không khí: Tỷ lệ cấp nước bao phủ, tỷ lệ mạng lưới cung cp khí đốt bao phủ, không gian xanh bình quân đầu người, bình quân đầu người sử dụng nước hàng ngày. (7) Quản lý môi trường: tỷ lệ hoạt động thường xuyên của các cơ sở xử lý nước thải đô thị, số nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường trên một vạn dân. Tỷ trọng xử lý vốn đầu tư trong GDP, tỷ lệ giải quyết đơn thư về ô nhiễm môi trường và các đợt thanh tra. 418
- RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Những chỉ số về môi trường cấu thành chỉ số tổng hợp về tính bền vững đô thị của Trung Quốc năm 2011 bao gồm: Chất lượng không khí. Bao gồm các chỉ báo thành phần (1) Ô nhiễm không khí (chỉ số: tập trung SOx, NOx, PM (mg/m3); (2) Ô nhiễm công nghiệp (chỉ số: Phát thải SO2 công nghiệp/1 đơn vị GDP (tấn/nhân dân tệ)). Xử lý chất thải. Bao gồm các chỉ báo thành phần (1) Xử lý chất thải công nghiệp (chỉ số: % tỷ lệ chất thải công nghiệp được xử lý); Hợp phần (2) Xử lý chất thải (chỉ số: % tỷ lệ nước thải được xử lý); Hợp phần (3) Quản lý chất thải sinh hoạt (chỉ số: % tỷ lệ chất thải sinh hoạt được xử lý). Môi trường xây dựng. Bao gồm các chỉ báo thành phần: (1) Mật độ dân số đô thị (chỉ số: số người/km2 diện tích đất đô thị; (2) Sử dụng phương tiện giao thông công cộng (chỉ số: số người sử dụng phương tiện giao thông công cộng (m2/người)); (3) Không gian xanh công cộng (chỉ số: diện tích không gian xanh). 3.3. Bộ chỉ số đô thị xanh ở châu Phi (EIU, 2011b) Bộ chỉ số đô thị xanh châu Phi đo lường tình trạng môi trường của 15 đô thị lớn ở châu Phi và mức độ cam kết của họ trong việc giảm thiểu tác động môi trường. Phương pháp nghiên cứu được phát triển dựa trên những bộ chỉ số đô thị xanh trước đó (châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latin…). Tuy nhiên, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế (EIU) đã có một vài thay đổi về phương pháp đo lường để phù hợp với chất lượng, sự sẵn có của số liệu và những đặc điểm về môi trường tại châu Phi. Bộ chỉ số đô thị xanh châu Phi cho điểm các đô thị dựa trên 8 nhóm tiêu chí - năng lượng và CO2, sử dụng đất, giao thông, rác thải, nước, vệ sinh, chất lượng không khí và quản trị môi trường - và bao gồm 25 biến quan sát. 12 trong số 25 biến quan sát này là biến định lượng - đo lường hàm lượng khí thải CO2 từ việc tiêu dùng điện năng, phần trăm dân số sống tạm bợ, mức độ rác thải và vệ sinh. 13 biến quan sát còn lại là định tính nhằm đánh giá về chính sách, quy định và kỳ vọng của mỗi thành phố - chẳng hạn sự cam kết của họ trong việc giảm thiểu tác động môi trường của tiêu dùng năng lượng, xây dựng và phát triển những không gian xanh trong thành phố, công tác bảo tồn di tích, giảm ùn tắc giao thông, và tái chế rác thải. Thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ giữa tháng 4/2010 đến tháng 5/2011 từ các nguồn chính thức từ tổng cục thống kê quốc gia và địa phương, chính quyền thành phố, các công ty phúc lợi, ủy ban môi trường. Cách tính điểm tương tự bộ chỉ số đô thị xanh châu Âu. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đưa ra cách xếp hạng thành 5 nhóm: (1) Trên hẳn mức trung bình: Các đô thị đạt điểm cao hơn 1,5 lần độ lệch chuẩn trên trung bình (2) Trên trung bình: Các đô thị đạt điểm từ 0,5 đến 1,5 lần độ lệch chuẩn trên trung bình (3) Trung bình: Các đô thị đạt điểm từ 0.5 lần độ lệch chuẩn dưới trung bình đến 0.5 lần độ lệch chuẩn trên trung bình 419
- QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG (4) Dưới trung bình: Các đô thị đạt điểm từ 0.5 đến 1.5 lần độ lệch chuẩn dưới trung bình (5) Dưới xa mức trung bình: Các đô thị đạt điểm lớn hơn 1.5 lần độ lệch chuẩn dưới trung bình Kết quả chính: Không có một đô thị nào ở châu Phi xếp hạng ở mức “Trên xa mức trung bình”. Chỉ có 6 thành phố đạt mức trên trung bình, hầu hết là các thành phố thuộc khu vực Nam Phi và Bắc Phi. Các thành phố ở miền Nam châu Phi nổi trội hơn về chính sách môi trường trong khi đó, các thành phố Bắc Phi không mạnh về chính sách nhưng nổi bật về khả năng cung cấp năng lượng và nước sạch cho người dân. Bảng 1. Tổng hợp các bộ chỉ số đô thị xanh ở trên thế giới Thời Số thành Tổng điểm phố/Phạm các Định Định Tác giả Các nhóm chỉ số công vi khảo chỉ lượng tính bố sát số Chất lượng không khí, tiếng ồn, Nước sạch, Hệ thống Năng lượng, Chất 32 thành sinh thái (2006) Ambiente thải, Giao thông, phố châu 25 21 4 đô thị 2007 Italia Không gian xanh, Nhà Âu châu Âu cửa, Khí thải CO2, Sức khỏe, Bình đẳng, Giáo dục, Sự tham gia Chất lượng không khí, Nước sạch, Năng Chi số đô Economist 32 thành lượng, Chất thải, Giao thị xanh 2009 Intelligenc phố châu 30 17 13 thông, Không gian châu Âu e Unit Âu xanh, Nhà cửa, Khí thải CO2, Biến đổi khí hậu, Giao Ủy ban thông, Không gian Môi trường xanh, Thiên nhiên và Giải Các thành châu Âu Đa dạng sinh học, thưởng Từ phố châu European Chất lượng không khí, các đô thị năm Âu có trên 56 52 3 Commissio Tiếng ồn, Chất thải, xanh châu 2010 200 ngàn n (DG Nước sạnh, Nước thải, Âu dân Environme Năng lượng, Quản lý nt) môi trường, Đổi mới sáng tạo sinh thài 420
- RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Năng lượng, Chất lượng không khí, Chi số đô Economist 22 thành Nước sạch, Chất thải, thị xanh 2011 Intelligenc phố châu 29 13 16 Giao thông, Không châu Á e Unit Á gian xanh, Nhà cửa, Khí thải CO2 Môi trường nước, môi Chỉ số trường không khí, môi chất thải rắn, tiếng ồn, trường đô 33 thành 2014 ADB 42 môi trường sinh thái, 35 7 thị ở phố nước sạch và không Trung khí, quản lý môi Quốc trường Nguồn: Tổng hợp của tác giả 4. Thực tiễn về bộ chỉ số đô thị xanh ở Việt Nam Ở Việt nam trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện các nghiên cứu về vấn đề phát triển đô thị xanh, đô thị bền vững. Các khái niệm đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, đô thị thịnh vượng, dần được đưa vào Việt nam thông qua các hoạt động hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức như UN-Habitat, các tổ chức hỗ trợ phát triển song phương (EU, Hàn Quốc, Nhật bản) hoặc đa phương (UN). Mặc dù vấn đề đô thị hoá và phát triển đô thị theo hướng bền vững đã và đang được đặt ra một cách nghiêm túc, song việc hiện thực hoá khái niệm này còn mới ở giai đoạn ban đầu. Dựa trên những cam kết quốc tế liên quan đến những vấn đề về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, Chính phủ Việt Nam đã thông qua một loạt các chiến lược, chính sách, chương trình hành động liên quan đến việc thúc đầy phát triển đô thị xanh và bền vững (Chính phủ Việt Nam, 2012a, 2012b). Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh (2012a) đã đặt ra những chỉ tiêu chủ yếu rất cụ thể cho việc phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững đến năm 2020 như 60% đô thị loại III và 40% đô thị loại IV, loại V có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định; tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg (Chính phủ, 2009), diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa 35 - 45% và 50%, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh. Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 đã nhấn mạnh việc phát triển đô thị “hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đồng thời đặt ra nhiệm vụ “nghiên cứu phát triển đô thị xanh đảm bảo đô thị hóa nhanh, bền vững”, ban hành bộ chỉ số cạnh tranh đô thị (Chính phủ Việt nam, 2012). Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình này còn gặp nhiều khó khăn và việc triển khai chưa được nhiều. Khái niệm “đô thị xanh” còn được 421
- QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG hiểu theo nhiều cách khác nhau, phần lớn theo nghĩa hẹp chỉ trong phạm vi không gian, cảnh quan xanh, chưa thực sự gắn với quan điểm phát triển bền vững và tăng trưởng xanh (Lê Thị Bích Thuận, 2016; Trương Văn Quảng, 2013). Có ý kiến còn cho rằng chỉ tập trung phát triển đô thị xanh với các đô thị loại III trở xuống (Lê Thị Bích Thuận, 2016). Ngay cả Báo cáo Việt nam 2035 được công bố mới đây giữa Ngân hàng thế giới (NHTG) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ngân hàng thế giới, 2016), phần nói về những thách thức của đô thị hoá vẫn khá nặng về những vấn đề kỹ thuật, liên kết hạ tầng, quản lý đất đai mà ít đề cập đến các khía cạnh phát triển bền vững của đô thị hiện đại (Ngân hàng Thế giới, 2016). Đầu năm 2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 01/2018/TT-BXD về việc quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh trong đó, các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh được chia thành 4 nhóm với 24 chỉ tiêu (Bộ Xây dựng, 2018). Thông tư này được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Bộ chỉ số Đô thị xanh trên thực tế. Một số nghiên cứu cũng đề xuất một số tiêu chí phát triển đô thị theo hướng xanh hoặc bền vững. Hoàng Hải (2014) đề xuất mô hình kiến trúc xanh trong đầu tư xây dựng đô thị phát triển bền vững trong đó tiêu chuẩn kiến trúc xanh bao gồm các tiêu chí về i) địa điểm xây dựng bền vững, ii) không gian xanh, iii) hiệu quả sử dụng nước, iv) hiệu quả năng lượng và v) cách thức sử dụng vật liệu xây dựng theo hướng sử dụng nguồn gốc tự nhiên, tận dụng tái chế vật liệu. Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) cũng đưa ra hệ thống đánh giá công trình xanh LOTUS với những tiêu chí giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm sử dụng nước, tiết kiệm sử dụng vật liệu. Các tiêu chí, bộ chỉ số về thành phố sinh thái cũng được nhiều tác giả đề xuất (Hoàng Văn Hưng, 2014; Hoàng Hải, 2014; Thanh Thảo, 2015). Tổ chức UN-Habitat đã hỗ trợ xây dựng tính toán thí điểm một số chỉ số về phát triển đô thị, gắn với các chương trình phát triển chung. Điển hình là bộ chỉ số ‘Mục tiêu thiên niên kỷ đô thị’ tính toán cho thành phố Việt Trì từ năm 2009. Tổ chức này cũng đặt mục đích hỗ trợ Hội các đô thị Việt Nam Xây dựng một bộ chỉ số đô thị để i) đánh giá sự phát triển tổng thể của đô thị, giúp các đô thị có cơ sở dữ liệu trong việc điều hành quản lý đô thị, ii) nâng cao năng lực của chính quyền đô thị trong việc phát triển, duy trì hệ thống quan trắc các đô thị để giám sát và đánh giá các chỉ số đô thị ở cấp địa phương và iii) phối hợp với một số cơ quan nhà nước để chuẩn bị một hướng dẫn cho việc lập và duy trì hệ thống quan trắc đô thị (Hiệp hội các đô thị Việt Nam, 2010). Ngày 05/01/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 01/2018/TT-BXD về việc quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh. Thông tư này quy định các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh và hướng dẫn lập báo cáo xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo các chỉ tiêu đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng đô thị tăng trưởng xanh. Theo đó, các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh được chia thành 4 nhóm với 24 chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế về sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong đầu tư xây dựng và phát triển đô thị. Nhóm chỉ tiêu môi trường gồm 10 chỉ tiêu nhằm đánh giá về chất lượng môi trường và cảnh quan đô thị, mức độ 422
- RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, xả thải, phát thải khí nhà kính trong phát triển đô thị. Nhóm chỉ tiêu xã hội gồm 4 chỉ tiêu nhằm đánh giá về hiệu quả nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân đô thị. Nhóm chỉ tiêu thể chế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền đô thị đối với công tác xây dựng đô thị tăng trưởng xanh (Bộ Xây dựng, 2018). Chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là cơ sở để các đô thị xác định mục đích cụ thể để đề xuất các hoạt động ưu tiên thực hiện xây dựng đô thị tăng trường xanh; đánh giá thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn phục vụ mục tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh. Bộ chỉ tiêu này cũng là cơ sở đề xuất việc rà soát, điều chỉnh các chi tiêu cụ thể trong quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị; kiểm tra, giám sát các chương trình, kế hoạch của đô thị triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, giảm cường độ phát thải khí nhà kính và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo, giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên tại các đô thị. Thông tư cũng quy định việc lập báo cáo xây dựng đô thị tăng trưởng xanh định kỳ, và đảm bảo kinh phí chi việc thực hiện công việc này. Việc ban hành Thông tư quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là một bước tiến đáng ghi nhận trong nỗ lực thể chế hóa việc báo cáo, theo dõi và giám sát Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh nói chung và phát triển đô thị xanh nói riêng. Đây cũng tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Bộ chỉ số Đô thị xanh trên thực tế. Trên cơ sở Bộ chi số do EIU và Siemens đề xuất (EIU và Siemens, 2013), Vũ Quốc Huy và cộng sự (2019) đã đề xuất bộ chỉ số đô thị xanh áp dụng thử nghiệp tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bộ chỉ số này được xây dựng đảm bảo tính bao quát, nhất quán về mặt phương pháp và đã chứng tỏ có thể triển khai và thực hiện được. Các quan sát thực tế cũng cho thấy các kết quả và đánh giá chung rút ra từ Bộ chỉ số đã phản ánh tương đối chính sách tình hình thực tế tại địa phương và có thể sử dụng tốt trong việc cung cấp các thông tin, bằng chứng thực tế và phân tích khoa học cho các Báo cáo về môi trường và phát triển đô thị xanh, đô thị bền vững trong tương lai. Về mặt hình thức, hệ thống chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu ban hành trong Thông tư số 01/2018 không trùng khớp với bộ chỉ số Đô thị xanh do nhóm Vũ Quốc Huy và cộng sự (2019) nghiên cứu thử nghiệm. Theo một nghĩa nào đó, bộ chỉ số Đô thị xanh chi tiết hơn, mang tính hệ thống hơn và yêu cầu về số liệu cũng không phức tạp hơn. Vì vậy có thể đề xuất lồng ghép bộ chỉ số thử nghiệm này trong các Bộ chỉ tiêu mà Bộ Xây dựng có thể ban hành trong thời gian tới. Thực tế việc ban hành Bộ chỉ tiêu Đô thị tăng trưởng xanh theo Thông tư số 01/2018 của Bộ Xây dựng với việc ban hành và thực hiện Thông tư số 19/2016 ngày 24/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho thấy cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Bộ, ngành trong việc thực hiện các chính sách phát triển chung tại địa phương, mang tính liên ngành. Cả hai Thông tư đều có nhiều điểm chung, đều do chính quyền cơ sở (huyện, xã) chịu 423
- QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG trách nhiệm thi hành. Vì vậy cần có sự thống nhất, tập trung đầu mối để thực hiện các nhiệm vụ trên. Việc lồng ghép các nội dung của Thông tư 01/2018 và Thông tư 19/2016 thành một Bộ chỉ số Đô thị xanh có thể là một việc cần làm. Trước mắt có thể áp dụng thử nghiệm Bộ chỉ số Đô thị xanh trên quy mô rộng hơn để có thể có các đánh giá chính xác, khách quan hơn về tính hữu ích, khả năng thực hiện của Bộ chỉ số này trên thực tế. 5. Kết luận Đô thị hoá và phát triển đô thị theo hướng bền vững đã và đang là một vấn đề nhận được sự quan tâm lớn trong các thảo luận chính sách ở nước ta. Chính phủ đã thông qua một loạt các chiến lược, chính sách, chương trình hành động liên quan đến việc thúc đầy phát triển đô thị xanh và bền vững với những chỉ tiêu chủ yếu rất cụ thể cho việc phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững cho giai đoạn phát triển mới ở nước ta. Đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thực hiện, xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát đánh giá hiện trạng và quá trinh thực hiện chính sách nhằm góp phần đề xuất, phê duyệt, điều chỉnh và thúc đấy thực hiện các giải pháp phát triển đô thị xanh. Việc hoàn thiện các công cụ theo dõi giám sát, trong đó có việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu và Bộ chỉ số đô thị xanh, đô thị phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hỗ trợ, thúc đấy chính sách này. Các Bộ chỉ số của các nước trên hầu hết đều triển khai xây dựng trên nguyên lý của phát triển bền vững, đều tập trung vào các khía cạnh chủ đạo về môi trường trong phát triển đô thị bền vững. Có thể nhận thấy, các bộ chỉ số này được xây dựng căn cứ trên các loại hình đô thị và thực trạng phát triển của các đô thị của các quốc gia đó, đồng thời, luôn luôn được xem xét để sửa đổi, bổ sung, rút gọn, thay thế các tiêu chí đô thị xanh theo từng giai đoạn. Các chỉ số, chỉ tiêu được lượng hóa cụ thể và được xây dựng trên cơ sở có sự tham vấn, khảo sát kĩ lưỡng tính khả thi và khả năng áp dụng sau này. Rất nhiều chỉ số, chỉ tiêu đưa ra có sự tương thích, phù hợp với các vấn đề còn tồn tại, thiếu tính bền vững đối với các đô thị của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Như vậy, mặc dù các hình thái đô thị giữa các quốc gia có thể chênh lệch nhau ở một số tiêu chí, nhưng các nhóm chỉ số, chỉ tiêu và nhiều các chỉ số, chỉ tiêu cụ thể được tìm hiểu ở trên có thể gợi mở cho việc vận dụng linh hoạt các bộ chỉ số này trong việc nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đô thị xanh ở Việt nam. Ở Việt Nam, vấn đề đô thị xanh được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây, bộ chỉ tiêu về phát triển đô thị tăng trưởng xanh đã được Bộ xây dựng ban hành thành văn bản chính sách. Tuy nhiên, để chính sách đi vào thực tiễn thì cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường năng lực chuyên môn cũng như huy động các nguồn tài chính để đảm bảo tốt hơn công tác theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình phát triển thông qua việc xây dựng và phổ biến kết quả bộ chỉ số Đô thị xanh. Đây là việc làm cần thiết nhằm thực thi các Chiến lược, Kế hoạch phát triển đô thị, góp phần vào sự phát triển bền vững chung. 424
- RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Tài liệu tham khảo 1. ADB (2014). Developing Indicators and Monitoring Systems for Environmentally Livable Cities in the People’s Republic of China. 2. ADB (2015). Green City Development Toolkit. Mandaluyong City, Phillippines: Asian Development Bank. 3. Basiri, M., Someh, M. F., Ghaderi, B., & Azim, A. Z. (2014). Review and Analysis the Indicators of Green City with NDVI (Study Case Sheikh Tappeh Neighborhood in Urmia). European Scientific Journal. November 2014. 4. Berrini, M., & Bono, (2007). The Urban Ecosystem Europe. Ambiente Italia Research Institute, Report 2007. 5. Bộ Xây dựng (2018). Thông tư 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 về việc quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh. 6. Chính phủ Việt Nam (2012a). Quyết định số1393/QĐ-TTg: Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh. Hà nội ngày 25 tháng 9 năm 2012 7. Chính phủ Việt Nam (2012b). Quyết định số1659/QĐ-TTg: Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020. Hà nội ngày 07 tháng 11 năm 2012 8. Economist Intelligence Unit & Siemens, A. G. (2009). European Cities Green Index, Siemens AG. London. 2009 9. Economist Intelligence Unit & Siemens, A. G. (2011a). African Green City Index. Munich: Siemens AG, 99. 10. Economist Intelligence Unit & Siemens, A. G. (2011b). Asian Green City Index. Assessing the environmental performance of Asia’s major cities. Munich. 2011 11. Economist Intelligence Unit & Siemens, A. G. (2013). European Cities Green Index, Siemens AG. London. 2013 12. Economist Intelligence Unit & Siemens, A. G. (2014). European Cities Green Index, Siemens AG. London. 204 13. European Green Capital (2016). European Green Capital Award 2019: Guidance Note; April 2016. Available at http://ec.europa.eu/europeangreencapital. 14. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (2010). Bộ chỉ số đô thị với công tác quản lý đô thị ở Việt Nam. Hội thảo tham vấn quốc gia về “Xây dựng bộ chỉ số đô thị và Công tác quản lý đô thị ở Việt Nam”. Ninh bình 15. Hoàng Hải (2014). Đề xuất một số mô hình kiến trúc xanh trong đầu tư xây dựng đô thị phát triển bền vững. Tạp chí Xây dựng và Đô thị (37). 425
- QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 16. Hoàng Văn Hưng (2014). Phát triển thành phố sinh thái: tiềm năng và thách thức. Tạp chí Xây dựng và Đô thị (37). 17. Institute for Advanced Sustainability Studies (IASS) (2016). How green is a “Green City”? A review of existing indicators and approaches. IASS Working Paper. Potsdam, December 2016. 18. Kahn, M. E. (2006). Green cities: urban growth and the environment (p. 160). Washington, DC: Brookings Institution Press. 19. Lê Thị Bích Thuận (2016). Phát triển “Đô thị xanh tại Việt Nam”. Truy cập ngày 13/3/2016. http://kientrucvietnam.org.vn/phat-trien-do-thi-xanh-tai-viet-nam/ 20. Lewis (2015). Green City Development Tool Kit.Asian Development Bank. http://hdl.handle.net/11540/5151. 21. Lindfield, Michael and Florian Steinberg (2012). Green cities. Mandaluyong City, Philippines: Asian Development Bank, 2012 22. Lưu Đức Hải (2016). Sự khởi sắc của diện mạo đô thị Việt Nam Xây Dựng. Truy cập ngày 13/3/2016. http://www.baomoi.com/Su-khoi-sac-cua-dien-mao-do-thi-Viet-Nam/c/18627928.epi 23. Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2016). Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng sáng tạo, công bằng và dân chủ. Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 24. OECD (2011). Hammer, S., L. Kamal-Chaoui, A. Robert and M. Plouin, Cities and Green Growth: A Conceptual Framework, OECD Regional Development Working Papers 2011/08, OECD, Paris. 25. OECD (2013). Green Growth in Cities, OECD Green Growth Studies, OECD Publishing. http://dx.doi.org/10.1787/9789264195325-en 26. Phạm Ngọc Đăng (2012). “Bàn về xây dựng phát triển đô thị Xanh ở Việt Nam”, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội. 27. Roseland Mark (1997). Dimensions of the eco-city. Cities. Volume 14, Issue 4, August 1997 28. Thanh Thảo (2015). Xây dựng thành phố thông minh: Xu thế thời đại và thách thức đối với Việt Nam. Tóm lược Hội thảo “ Đô thị thông minh: Thực tiến và kinh nghiệm quốc tế, triển vọng ở Việt Nam” Hà Nội tháng 8/2015. Tạp chí Xây dựng và Đô thị (43). 29. Trương Văn Quảng (2013). Quy hoạch phát triển đô thị xanh ở Việt Nam. Quy hoạch và phát triển Đô thị Xanh - Thông minh tại Việt Nam. Hà nội. 30. Vũ Quốc Huy và cộng sự (2019). Xây dựng và áp dụng thử nghiệm bộ chỉ số đô thị xanh ở Việt Nam. Báo cáo đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng. 31. Vũ Trọng Lâm và Nguyễn Thị Diễm Hằng (2021). Phát triển đô thị ở Việt Nam hướng tới mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tạp chí Cộng sản, số 964 (tháng 4 năm 2021). 426
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bình luận một số quy định về căn cứ chấm dứt hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015
15 p | 98 | 14
-
CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG THÁNG 7, THÁNG 8, THÁNG 9 VÀ QUÍ 3 NĂM 2011 (CÔNG BỐ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 950/QĐ - BXD NGÀY 31/10/2011 CỦA BỘ XÂY DỰNG)
304 p | 117 | 10
-
Bộ pháp điển quy phạm pháp luật không chỉ để tham khảo
3 p | 75 | 9
-
Để vùng Tây Nam bộ phát triển bền vững
3 p | 62 | 7
-
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Tiêu chí và mức độ hoàn thành
15 p | 80 | 7
-
Đánh giá sự bền vững về môi trường trong đo lường chỉ số thịnh vượng đô thị theo UN-Habitat: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng
7 p | 23 | 6
-
Thu hút nguồn vốn thông qua mô hình hợp tác công tư (PPP) nhằm đầu tư xây dựng hạ tầng các công trình giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh - Một số định hướng và giải pháp
6 p | 26 | 6
-
Đánh giá chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng dựa trên bộ chỉ số thịnh vượng đô thị của Liên hiệp quốc
8 p | 21 | 6
-
Đề xuất một số hình dạng, kết cấu kè bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
16 p | 61 | 6
-
Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên - một số bất cập và kiến nghị
10 p | 9 | 4
-
Sự đóng góp của các chỉ số vào HDI của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ: Vấn đề và gợi mở
8 p | 35 | 3
-
Tiêu chí giao thông hướng đến đô thị phát triển bền vững tại Việt Nam
6 p | 25 | 3
-
Liên kết vùng đô thị động lực thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai và hàm ý chính sách đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
9 p | 6 | 2
-
Một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm mua, bán trái phép dữ liệu cá nhân theo điều 288 Bộ Luật hình sự năm 2015 và kiến nghị phòng ngừa
20 p | 5 | 2
-
Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới trong Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 - Bất cập và một số kiến nghị
6 p | 2 | 1
-
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân - Bất cập và một số kiến nghị
9 p | 5 | 1
-
Đánh giá một số quy định của luật phòng, chống khủng bố năm 2013 và đề xuất, kiến nghị
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn