Một số chính sách cải cách hệ thống tài chính của Chính phủ Mỹ từ khủng hoảng kinh tế - tài chính (2008-2009)
lượt xem 2
download
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó các yếu tố của thể chế kinh tế thị trường hoạt động chặt chẽ nhưng cũng vô cùng linh hoạt. Với vị trí vốn có của nó, mọi diễn biến của hệ thống tài chính Mỹ không chỉ tác động đến nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết cũng đề ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số chính sách cải cách hệ thống tài chính của Chính phủ Mỹ từ khủng hoảng kinh tế - tài chính (2008-2009)
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ MỸ TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH (2008-2009) SOME POLICIES REFORMING FINANCIAL SYSTEM OF THE US GOVERNMENT FROM THE ECONOMIC - FINANCIAL CRISIS (2008-2009) Nguyễn Thanh Quý Học viện Tài chính thanhquyhvtc@gmail.com TÓM TẮT Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó các yếu tố của thể chế kinh tế thị trường hoạt động chặt chẽ nhưng cũng vô cùng linh hoạt. Với vị trí vốn có của nó, mọi diễn biến của hệ thống tài chính Mỹ không chỉ tác động đến nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2008, nước Mỹ chính thức bước vào cuộc khủng hoảng tài chính có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng này, Chính phủ Mỹ không chỉ thực hiện những chính sách kích cầu quy mô lớn mà còn tăng cường giám sát và cải cách hệ thống tài chính. Các chính sách cải cách này có ý nghĩa quan trọng đối với việc đưa nước Mỹ sớm thoát khỏi khủng hoảng và tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Việc tiếp cận vấn đề theo tiến trình hướng tới mục tiêu đánh giá tác động của các chính sách cải cách đối với hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung. Đồng thời, bài viết cũng đề ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế. Từ khóa: Chính phủ Mỹ, hệ thống tài chính, khủng hoảng. ABSTRACT The United States is the largest economy in the world, where the elements of market economy work closely but also extremely flexible. With its important position, every change of the financial system influence to the US economy. Moreover impacting significantly the economies of many countries in the world. In 2008, the United States entered the largest financial crisis since World War II. In response to this crisis, the US Government implemented large scale stimulus policies and strengthened supervision and reformed the financial system. Such policy reform are important for the US economic getting out of the crisis early and creating a foundation for development. The process approach is aimed to asessing the impact of the reform policies with financial and U.S economy. Therefore, the article has made some lessons forViet Nam economy. Keywords: US Government, financial system, crisis. 1. Khái quát về khủng hoảng kinh tế - tài chính, những chính sách và biện pháp ứng phó của Chính phủ Mỹ Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính (2008-2009) bắt nguồn từ những hạn chế trên thị trường tài chính Mỹ. Việc cho vay mua bất động sản quá dễ dàng dẫn đến tình trạng đầu cơ và bong bóng bất động sản. Khi bong bóng vỡ, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, giá nhà giảm nhanh, các hoạt động khác trên thị trường tài chính bị tác động nghiêm trọng. Bên cạnh đó, do lo ngại tình trạng lạm phát và tiết kiệm “thừa mứa” ở các nền kinh tế mới nổi đổ về thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục cắt giảm lãi suất, dẫn đến chính sách tiền tệ “nới lỏng”, các nhà đầu cơ tìm đến việc đầu tư vào các tài sản rủi ro, tuy là một hướng đi đầu tư mạo hiểm nhưng lại mang lại lợi nhuận cao. Việc chậm trễ trong việc đưa ra các cảnh báo của các cơ quan kiểm soát thị trường của Chính phủ Mỹ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán cũng là nguyên nhân thúc đẩy quy mô và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng đã bắt đầu xuất hiện vào giữa năm 2007, tuy nhiên, sự phá sản của Tập đoàn tài chính lớn thứ tư của nước Mỹ với 158 năm tồn tại Lehman Brothers và việc Chính phủ Mỹ buộc phải tiếp quản tập đoàn bảo hiểm American International Group (AIG) vào tháng 9-2008 đánh dấu cuộc khủng hoảng chính thức bùng nổ. Sự đổ vỡ của nhiều tập đoàn tài chính lớn như: Bear 733
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Stearn, Lehman Brothers, Freddie Mac, Fannie Mae, Washington… đã đẩy thị trường tài chính Mỹ vào tình trạng “đóng băng”. Khu vực sản xuất hàng hóa đình đốn với việc các hãng sản xuất ô tô - một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng. Trên thị trường bất động sản, giá nhà đất sụt giảm mạnh. Thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm. Khủng hoảng kinh tế đã tác động nghiêm trọng đến xã hội Mỹ với tỷ lệ lao động thất nghiệp lên đến 10% vào tháng 10-2009. Hình 1: Chỉ số S&P 500 Hình 2: Chỉ số thất nghiệp Nguồn: reseach.stlouisfed.org Nguồn: Bussiness insider Nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng, Chính phủ Mỹ ban đầu đã dàn xếp, hỗ trợ cho các tập đoàn tài chính lớn, như: dàn xếp để J.P Morgan mua lại Bear Stearns, trực tiếp quản lý Fannie Mae và Freddie Mac, cho phép Ngân hàng dự trữ liên bang chi nhánh New York cho AIG vay 85 tỷ USD. Tuy nhiên, những giải pháp ban đầu này chỉ giống như việc “tát nước” mà không đủ để cứu “con thuyền kinh tế” khỏi nguy cơ chìm xuống. Do đó, Chính phủ Mỹ buộc phải đưa ra hai gói kích cầu kinh tế có quy mô lớn: Chương trình Giải cứu Tài sản xấu (the Troubled Asset Relief Program - TARP) và chương trình Tái đầu tư và phục hồi nước Mỹ (American Recovery and Reinvestment Act - ARRA). Nội dung cơ bản của cả hai gói kích cầu là tăng cường đầu tư và cắt giảm thuế. Trong quá trình giải quyết khủng hoảng, Chính phủ Mỹ cũng đã phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Ngay khi cuộc khủng hoảng xuất hiện, FED đã liên tục hạ lãi suất, đến cuối năm 2008 lãi suất ở mức thấp nhất là 0-0,25%, mức lãi suất này được duy trì đến tháng 12/ 2015. Bên cạnh đó, FED đã thực hiện một chính sách chưa từng có tiền lệ, đó là “Nới lỏng định lượng” (Quantitative easing - QE). Có tất cả 3 gói QE đã được thực hiện trong thời gian từ tháng 11/2008 -10/2014 [3]. Nội dung chủ yếu của các gói QE là chứng khoán thế chấp, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán kho bạc nhằm “cung” một lượng tiền lớn ra thị trường. Bên cạnh đó, nhằm nhanh chóng đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, phục hồi nền kinh tế, duy trì lợi thế cạnh tranh, Chính phủ Mỹ cũng thực hiện các chính sách tăng cường giám sát tạo cơ sở để cải cách hệ thống tài chính. 2. Các chính sách tăng cường giám sát và cải cách hệ thống tài chính của Chính phủ Mỹ Tăng cường giám sát hệ thống tài chính Từ những hạn chế trong hệ thống tài chính, như tình trạng chạy theo lợi nhuận dẫn đến bong bóng bất động sự gian lận của các công ty kiểm toán đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng có quy mô lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chính phủ Mỹ đã tăng cường giám sát các chủ thể và các hoạt động trên tài chính nhằm nhanh chóng kiểm soát cuộc khủng hoảng. Ngày 20/5/2009, Tổng thống Obama đã ký quyết định ban hành Đạo luật Thực thi và phục hồi (the Fraud Enforcement and Recovery Act - FERA). Chính phủ Mỹ đã tăng cường các quy định về kiểm soát hệ thống tài chính, đồng thời cung cấp cho Chính phủ Liên bang nhiều công cụ để điều tra và truy tố những hành vi gian lận. Đạo luật gia tăng quyền hạn của các cơ quan kiểm soát như: Bộ Tư pháp, Cục Điều trang Liên bang, Dịch vụ Kiểm tra Bưu chính, Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, Văn phòng Thanh tra của Công ty Phát triển Nhà đất và Đô thị (Department of Housing and Urban Development - HUD) và Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (U.S. Seccurities and Exchange Commission - SEC). Việc triển khai FERA dựa trên bốn chương trình cơ bản: gia tăng nguồn 734
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 tài trợ chống gian lận, sửa đổi đạo luật bồi thường, cải tiến các quy định về gian lận và thành lập Uỷ ban điều tra khủng hoảng. Một là, tăng cường công tác chống gian lận: Chính phủ đã cung cấp 165 triệu USD cho Bộ Tư pháp, 30 triệu USD cho cơ quan Dịch vụ Kiểm tra Bưu chính; 30 triệu USD cho Văn phòng Thanh tra của HUD; 20 triệu USD cho Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ và 20 triệu USD cho Ủy ban Chứng khoán, từ đó, gia tăng nguồn tài chính nhằm hỗ trợ cho việc điều tra và tố tụng các hành vi phạm tội trên lĩnh vực tài chính trong năm tài khóa 2010 và 2011. Hai là, sửa đổi Đạo luật Bồi thường sai (the False Claims Act - FCA): FERA đã bổ sung và mở rộng phạm vi tiếp cận của FCA về một số nội dung quy định về trách nhiệm pháp lý liên quan đến người “Cố tình trình bày hoặc dẫn đến trình bày một yêu cầu bồi thường sai hoặc gian lận để được thanh toán” (theo FERA) cũng như trách nhiệm bồi thường và khả năng truy tố trước tòa án liên quan đến các hành vi gian lận. Ba là, cải tiến các quy định gian lận tài chính và tội phạm rửa tiền: một trong những quy định quan trọng là bổ sung các quy định về thu nhập đến từ hoạt động rửa tiền. Trên thực tế, nếu căn cứ theo Điều luật 18 U.S.C. § 1956, quy định hành vi phạm tội là "tiến hành hoặc cố gắng tiến hành một giao dịch tài chính liên quan đến khoản tiền thu được từ hoạt động bất hợp pháp". FERA thêm khoản (c) (9) để mở rộng định nghĩa "thu nhập" liên quan đến rửa tiền, bao gồm "bất kỳ tài sản nào, lấy từ hoặc có được hoặc giữ lại, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua một số hình thức hoạt động bất hợp pháp. Bao gồm cả tổng doanh thu của hoạt động đó". Như vậy, những cải tiến này đã đảm bảo các công ty môi giới thế chấp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn theo các đạo luật phòng chống gian lận liên bang. Bốn là, thành lập Ủy ban Điều tra khủng hoảng (Financial Crisis Inquiry Commission - FCIC): Nội dung cuối cùng trong FERA là thành lập Ủy ban Điều tra khủng hoảng bao gồm 10 thành viên. Uỷ ban có nhiệm vụ điều tra những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng. Ủy ban này đã tiếp cận các tài liệu của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các bài báo và các cuộc phỏng vấn các cá nhân, từ đó đưa ra những kết luận toàn diện về nguyên nhân khủng hoảng. Căn cứ vào đó, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các chính sách giải quyết triệt để những hậu quả khủng hoảng và đưa ra những chính sách cải cách toàn diện tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Như vậy, ngay khi cuộc khủng hoảng xuất hiện, Chính phủ Mỹ đã tăng cường giám sát hệ thống tài chính thông qua các các chính sách và biện pháp điều tra, truy tố những hành động gian lận. Đồng thời, đạo luật FERA đã tạo ra một chế tài răn đe nhằm ngăn chặn việc tiếp diễn những hành động sai lầm trong tương lai. Trên cơ sở việc tăng cường giám sát, Chính phủ Mỹ tiến hành cải cách hệ thống tài chính nhằm giải quyết triệt để những hậu quả khủng hoảng, phục hồi kinh tế và tạo nền tảng cho sự phát triển. * Cải cách hệ thống tài chính Ngày 21/7 /2010, Chính phủ Mỹ đã thông qua đạo luật Dodd-Frank cải cách phố Wall và bảo vệ người tiêu dùng (Dodd-Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act) - thường được gọi là đạo luật Dodd - Frank. Đạo luật hướng tới việc cải cách hệ thống tài chính thông qua các chính sách và biện pháp tăng cường các quy định đối với hệ thống tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. Một là, Chính phủ Mỹ tăng cường các quy định đối với hệ thống tài chính: Trên thực tế, chính sự chậm trễ của Chính phủ trong ứng phó với khủng hoảng đã làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của nền kinh tế. Nhằm tăng cường giám sát hoạt động và ứng phó sớm với những rủi ro trên thị trường, Chính phủ đã một cơ quan chuyên trách là hội đồng Giám sát ổn định tài chính (the Financial Stability Oversight Council - FSOC). Hội đồng do thư ký kho bạc làm chủ tịch và có 9 thành viên đến từ FED, SEC, Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng (the Consumer Financial Protection Bureau) và FDIC. Đối với những ngân hàng được xếp vào diện “quá lớn để thất bại” Hội đồng sẽ yêu cầu các ngân hàng đó tăng tiết kiệm (tăng dự trữ), giảm lượng vốn cho vay và đầu tư. Đồng thời, FSOC sẽ yêu cầu các ngân hàng phải cung cấp một bản kế hoạch trong trường hợp mất khả năng thanh toán (thanh lý, cơ cấu lại, số lượng tài sản). 735
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bên cạnh đó, nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ - nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã tăng cường quy tắc Volker (Volker rule). Quy định đã cấm các ngân hàng đầu tư, sở hữu hoặc tài trợ cho các quỹ phòng hộ hoặc thị trường chứng khoán. Đồng thời, đạo luật yêu cầu các quỹ phòng hộ và đầu tư tư nhân đăng ký với SEC về lĩnh vực và ngành nghề hoạt động để phòng ngừa rủi ro mà các quỹ này mang lại. Từ những sai lầm trong hoạt động của FED đã thúc đẩy việc hình thành các bong bóng tài sản và sự chậm trễ của cơ quan này trong cảnh báo đã thúc đẩy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Với tuyên bố: “Chúng tôi cũng đã thành lập văn phòng Nghiên cứu ổn định chính sách tài chính (Office of Financial Stability Policy and Research) để phối hợp với Hội đồng trong việc xác định và phân tích rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính”, FED đã tăng cường giám sát các công ty ngân hàng lớn, phức tạp mà sự phát triển có liên quan đến sự ổn định tài chính. Như vậy, xuất phát từ những nguyên nhân khủng hoảng, nhằm đảm bảo sức khoẻ lâu dài của nền kinh tế, Chính phủ Mỹ đã tăng cường các quy định về giám sát, phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của FED đối với việc giám sát và điều tiết chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng tăng cường các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hai là, Chính phủ Mỹ tăng cường các quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng: Trên thực tế, tình trạng gian lận trong báo cáo của các công ty môi giới, xếp hạng tín dụng đã thúc đẩy tình trạng đầu cơ bất động sản, trực tiếp hình thành các bong bóng. Do đó, để hạn chế những sai lầm, để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, đạo luật đã bổ sung hai quy định: Thành lập Cục Bảo vệ người tiêu dùng (the Consumer Financial Protection Bureau - CFPB) nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm tài chính không công bằng hoặc mang tính lừa đảo. Cơ quan này đã lập đường dây nóng miễn phí 24/24 giờ để tiếp nhận và liên hệ trực tiếp với lãnh đạo các công ty tài chính nhằm xử lý các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực tài chính: về thẻ tín dụng, hồ sơ vay thế chấp mua nhà, thẻ tín dụng trả trước (repaid), gửi tiền ra nước ngoài, hồ sơ tín dụng, tài khoản hoặc dịch vụ ngân hàng, thu nợ, vay tiền lương, vay tiền học, vay mua xe… Đạo luật cũng điều chỉnh về vai trò của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation - FDIC): “FDIC được tiếp cận với hạn mức tín dụng đặc biệt từ Bộ Tài chính Mỹ; đồng thời bỏ quy định giới hạn quỹ bảo hiểm tiền gửi ở mức tối đa 1,5% số dư tiền gửi được bảo hiểm”. Qua đó, quyền hạn của FDIC đã được tăng cường trong việc giám sát, xử lý các công ty tài chính có dấu hiệu gian lận. Việc tăng cường các quy định nhằm hướng hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh và hiệu quả hơn, tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Đồng thời khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm sút không chỉ gây sức ép đối với các chính sách của Chính phủ mà còn làm giảm sức mua trên thị trường. Đối với một quốc gia chi tiêu dùng đóng góp tới 70% tăng trưởng kinh tế, đây chính là một thách thức lớn. Do đó, việc tăng các quy tắc giám sát và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với việc củng cố niềm tin của người dân đối với Chính phủ Mỹ. Đạo luật Dodd Frank dài 849 trang với 390 quy tắc được xem là mốc đánh dấu sự thay đổi lớn nhất về luật pháp đối với quy định tài chính của Hoa Kỳ kể từ khi có các đạo luật tài chính vào những năm đầu thế kỷ XX: Đạo luật Bảo hiểm tiền gửi Liên bang, Luật Chứng khoán năm 1933, đạo luật Glass-Steagall, đạo luật Giao dịch chứng khoán năm 1934 và đạo luật Đầu tư doanh nghiệp năm 1940. 3. Đánh giá Quá trình giải quyết khủng hoảng kinh tế - tài chính đã thể hiện tính hai mặt trong chính sách của Chính phủ Mỹ. Một mặt, Chính phủ tăng cường đầu tư, hỗ trợ trực tiếp về tài chính giúp các ngân hàng và tập đoàn tài chính ổn định và phát triển. Mặt khác, Chính phủ Mỹ tăng cường các chính sách và biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các ngân hàng và tập đoàn tài chính. 736
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Trên thực tế, việc Chính phủ Bill Clinton thay thế đạo luật Glass - Steagall đã gỡ bỏ đi các rào cản kiểm soát ngành ngân hàng, các ngân hàng vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận đã khiến hệ thống tài chính Mỹ ngày càng bộc lộ những hạn chế, dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết khủng hoảng, Chính quyền của hai đời tổng thống đã tiến hành một loạt các chính sách, biện pháp để hỗ trợ các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn. Điều này được thể hiện rõ nét trong TARP với 70% ngân sách hướng đến các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Khi các chính sách này được thực hiện, đã tạo nên dư luận phản đối việc dùng tiền thuế của người dân để cứu trợ hệ thống tài chính. Các nhà kinh tế học ủng hộ quan điểm “thị trường tự do” đã cho rằng “phá sản” là một trong những nét đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa tư bản. Các doanh nghiệp đôi khi không thể hoàn trả lại những gì họ nợ bên cho vay, việc tái tổ chức công tác tài chính là một điều không thể tránh khỏi trong nhiều lĩnh vực và nhiều ngành nghề. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, chính phủ Mỹ lẽ ra phải “chơi theo quy luật của chủ nghĩa tư bản và bắt buộc tổ chức lại lĩnh vực tài chính”, thị trường tự do sẽ tự cân bằng và tự sửa chữa. Mặt khác, Chính phủ Mỹ cũng tăng cường giám sát hệ thống tài chính thông qua việc ban hành hai đạo luật: Đạo luật FERA và Đạo luật Dodd - Frank. Qua đó, Chính phủ đã tăng cường quyền lực cho các cơ quan giám sát: Bộ Tư pháp, Dịch vụ Kiểm tra Bưu chính, văn phòng Thanh tra HUD, cơ quan Mật vụ, Ủy ban Chứng khoán, FDIC, FED. Để giám sát những tập đoàn “quá lớn để thất bại” Chính phủ thành lập hội đồng Giám sát ổn định tài chính (FSOC). Chính phủ cũng cấm các ngân hàng đầu tư sở hữu hoặc tài trợ cho các quỹ phòng hộ hoặc thị trường chứng khoán. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Chính phủ thành lập Cục Bảo vệ người tiêu dùng. Việc tăng cường giám sát hệ thống tài chính thực chất nhằm tránh gặp phải những sai lầm quá khứ có thể dẫn đến sự đổ vỡ trong tương lai, tạo nền tảng cho nền kinh tế Mỹ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Đồng thời, những quy định của đạo luật đã giảm bớt ảnh hưởng của các công ty xếp hạng tín dụng bằng việc tạo ra hàng loạt các đánh giá của các cơ quan kiểm soát của Chính phủ. Những chính sách tăng cường giám sát và cải cách hệ thống tài chính Mỹ đã tác động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung. Các quy định mới đã tạo ra một cơ chế pháp lý mạnh mẽ đối với các tập đoàn và ngân hàng tài chính lớn, đặc biệt là các tập đoàn được xếp vào diện “quá lớn để thất bại” (too big to fall). Trên thực tế, trong giai đoạn 2003-2006, các công ty tài chính sử dụng tiền từ các quỹ hưu trí để đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán, việc sử dụng các công cụ phái sinh của các quỹ phòng hộ cũng là một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn. Do đó, với các chính sách cải cách hệ thống tài chính, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các tập đoàn không được phép sở hữu, đầu tư hoặc tài trợ cho các quỹ phòng hộ. Đồng thời, mọi lĩnh vực hoạt động đều phải cũng cấp báo cáo cho SEC. Dodd-Frank cũng cho phép SEC giám sát các cơ quan xếp hạng tín dụng như Moody và Standard & Poor's nhằm hạn chế các báo cáo gian lận. Hình 3: Tỷ lệ tăng trưởng GDPMỹ Hình 4: Tỷ lệ nợ dưới chuẩn Nguồn: https://www.cnbc.com/ Nguồn: whitehouse.gov 737
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hình 5: Tỷ lệ vốn tự có của các ngân hàng lớn Nguồn: Federal Reserve Bank of New York Hệ thống tài chính được coi là trung tâm của nền kinh tế Mỹ, do đó, các chính sách cải cách của Chính phủ đã tạo động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Nếu năm 2009, tốc độ tăng trưởng giảm xuống mức thấp nhất là -2,8%. Tuy nhiên, với tác động của những chính sách và biện pháp g của Chính phủ, năm 2010 nền kinh tế đã đạt mức tăng trưởng 2,5%, tỷ lệ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010-2014 là 2,05%. Sau khi thoát khỏi giai đoạn suy thoái, trên đà phục hồi, bước sang nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước Mỹ trong năm 2018 đã cao hơn giai đoạn trước đó với tỷ lệ trung bình là 2,9%/năm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Mỹ từng bước được phục hồi và trên đà phát triển. Việc duy trì các quy định chặt chẽ lại kìm hãm sự phát triển, đặc biệt là những công ty có quy mô vừa và nhỏ khó có khả năng tiếp cận đa dạng các loại vốn. Do đó, Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tiến hành các chính sách nhằm nới lỏng hoặc giảm bớt ảnh hưởng của các quy định trong đạo luật Dodd - Frank. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã thành lập hội đồng nhằm rà soát lại các quy định kiểm soát hệ thống tài chính. Ngày 24/5/2018, Tổng thống đã ký thông qua đạo luật Tăng trưởng kinh tế, cứu trợ và bảo vệ người tiêu dùng hay còn được gọi là Luật S.2155 (the Economic Growth, Regulatory Relief, and Consumer Protection Act). Đạo luật mới đã nâng giới hạn xếp hạng các công ty tài chính được xếp vào diện “quá lớn để thất bại” từ 50 tỷ USD lên 250 tỷ USD; đồng thời, giảm bớt các quy định trong Quy tắc Voclker đối với các ngân hàng nhỏ có tài sản dưới 10 tỷ USD. 4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Mặc dù khác biệt về thể chế chính trị, cũng như tồn tại nhiều điểm khác biệt giữa nền kinh tế Việt Nam và Mỹ, song Mỹ là quốc gia có nền kinh tế số một thế giới, đặc biệt, từ sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao đến nay Mỹ được xem là đối tác quan trọng, toàn diện với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình đi lên xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc học hỏi kinh nghiệm phát triển thị trường của các nền kinh tế trên thế giới là vấn đề đã được Đảng ta nhận thức sâu sắc. Do vậy, việc tăng cường hiểu biết và học hỏi những kinh nghiệm trong quá trình cải cách hệ thống tài chính Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau: Một là, cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn về những diễn biến trong nền kinh tế thị trường cũng như những biến đổi của nền kinh tế thế giới. Trong khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, những biến động từ bên ngoài tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Trên thực tế, khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính xuất hiện tại Mỹ, đã nhanh chóng ảnh hưởng đến nền kinh tế các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Ngay khi những dấu hiệu cuộc khủng hoảng xuất hiện, Chính phủ đã tăng 738
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 cường các chính sách kích cầu, nới lỏng tiền tệ, kiểm soát các ngân hàng, những chính sách này dường như là sự học hỏi cách làm của các nền kinh tế lớn. Vì vậy, mặc dù chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng, nhưng nền kinh tế nước ta đã không chứng kiến sự đổ vỡ quy mô lớn như nước Mỹ. Hai là, cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc về minh bạch hoá thông tin, rà soát và xử lý các yếu kém và sai phạm. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống công khai thông tin, nâng cao chất lượng, độ tin cậy và chuẩn hoá các thông tin được công bố. Trên thực tế, việc giám sát và minh bạch hoá các thông tin có vai trò quan trọng đối với việc phòng ngừa rủi ro. Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam hiện nay dựa trên mô hình giám sát theo lĩnh vực với các cơ quan giám sát chuyên biệt đối với từng lĩnh vực của hệ thống tài chính; cụ thể, Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám sát lĩnh vực ngân hàng, Bộ Tài chính giám sát lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm. Ngoài ra, vào năm 2008, Chính phủ còn thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia để tư vấn cho Chính phủ trong việc điều phối giám sát hệ thống tài chính Hoạt động giám sát các ngân hàng và công ty tài chính nước ta vẫn tồn tại một số hạn chế như: khuôn khổ pháp lý, pháp quy về thanh tra, giám sát, an toàn hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ và đồng bộ; khả năng phát hiện và cảnh báo sớm, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro còn hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng, số lượng, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ thanh tra, giám sát còn tồn tại, hạn chế, chưa theo kịp tốc độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng; cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động thanh tra giám sát còn bất cập. Do đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý đang rà soát và tăng cường các quy định cũng như học hỏi kinh nghiệp các nền kinh tế lớn nhằm nâng cao chất lượng giám sát hệ thống tài chính ngân hàng. Ba là, nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý của nhà nước về kinh tế, đặc biệt là nâng cao chất lượng các dịch vụ phân tích và dự báo thị trường. Trước khi cuộc khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính diễn ra, tâm lý các nhà đầu tư rất lạc quan tin tưởng rằng giá bất động sản sẽ không bao giờ giảm. Ngay tại nước Mỹ - nơi có nền kinh tế thị trường hiện đại – Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ vào thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng xuất hiện đã tuyên bố: “chúng tôi đã nghiên cứu dữ liệu từ năm 1945 đến nay và đi đến kết luận là giá bất động sản chắc chắn không thế giảm”. Chính những hạn chế trong công tác phân tích dự báo thị trường đã đẩy nền kinh tế Mỹ chìm sâu trong vòng xoáy khủng hoảng và dường như Chính phủ Mỹ ở thế “bị động” trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích và dự báo, ngày 3/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 34/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia với chức năng quan trọng là tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng trong phân tích, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính đến kinh tế vĩ mô và tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến thị trường tài chính; điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Bốn là, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhanh chóng tiếp nhận và xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp từ đó tạo ra một chế tài đủ mạnh để răn đe những hoạt động trái pháp luật. Năm 1999, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và năm 2010 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý và thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp bảo vệ quyền lợi cho hơn 95 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Từ khi Luật có hiệu lực, công tác bảo vệ tiêu dùng ở nước ta đã đạt được nhiều thành quả, giúp giảm đáng kể thiệt hại cho người tiêu dùng. Như vậy, việc tăng cường giám sát và cải cách hệ thống tài chính có vai trò quan trọng đưa nền kinh tế Mỹ sớm thoát khỏi khủng hoảng và tạo cơ sở cho nền kinh tế Mỹ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Quá trình cải cách hệ thống tài chính cũng phản ánh tính năng động, linh hoạt của Chính phủ nói 739
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 riêng và nước Mỹ nói chung. Khi nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, bước vào giai đoạn tăng trưởng, Chính phủ lại ban hành các chính sách nhằm giảm bớt điều tiết, tăng cường tính tự chủ của các chủ để kinh tế. Với vị trí số 1 về kinh tế và sức ảnh hưởng lớn của hệ thống tài chính Mỹ, do đó, sự điều chỉnh của hệ thống tài chính từ sau khủng hoảng không chỉ tác động đến cơ chế vận hành của nền kinh tế Mỹ mà còn với rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Are you smarter than the Federal Reserve? https://www.investing.com/analysis/are-you- smarter-than-the-federal-reserve-200119719, truy cập ngày 1/11/2019, 7.00am. [2] Bernanke, B.S. Dodd – Frank act, https://www.federalreserve.gov/newsevents/testimony /bernanke20110721a.htm, truy cập ngày 25/7/2017, 10.00am. [3] Bush, G.W. (2015), Những thời khắc quyết định, NXB Thế giới, Hà Nội. [4] Council of economic advisers, Economic report of The President, Transmitted of The Congress February 2017. [5] Council of economic advisers, Economic report of The President, Transmitted of The Congress February 2018. [6] Council of economic advisers, Economic report of The President, Transmitted of The Congress February 2019. [7] Nguyễn Minh Phong, Đạo luật Dodd Frank và những cải cách hệ thống tài chính ở Mỹ, http://phaply.net.vn/dien-dan-luat-gia/dao-luat-dodd-frank-va-nhung-cai-cach-he-thong-tai-chinh-o- my.html, truy cập ngày 25/7/2017, 9.30 am. [8] Reed Smith LLP, President Obama signs Fraud Enforcement and Recovery Act of 2009 into law, http://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=59adbb21-2922-4eba-9f88-71be5b7e303d, truy cập ngày 1/7/2017. [9] Stiglitz, J.E. (2010), Rơi tự do, Nxb Thời Đại, TP Hồ Chí Minh. [10] Rosengren, E.S. - President & CEO Federal Reserve Bank of Boston (February 5, 2015), “Lessons from the U.S. Experience with QE”- Joint Event on Sovereign Risk and Macroeconomics Moody’s Investors Service and Peterson Institute for International Economics Frankfurt, Germany, truy cập ngày 20/8/2017, 14.00pm. [11] U.S. Department of The Treasury, TARP program, https://www.treasury.gov/initiatives/ financial-stability/TARP-Programs/Pages/default.aspx, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2017, 14.00pm. [12] US unemployment rate, https://fred.stlouisfed.org/series/LRHUTTTTGRM156S, truy cập ngày 1/11/2019, 8.00 am. 740
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số đề xuất về cải cách chính sách tiền lương cán bộ, công chức trong giai đoạn 2012 – 2020
9 p | 219 | 49
-
Thực trạng chính sách tiền lương công chức hành chính và định hướng cải cách cho giai đoạn tới
8 p | 323 | 43
-
Kinh tế của Trung Quốc và cách điều chỉnh một số chính sách (giai đoạn 1992-2010): Phần 1
268 p | 137 | 33
-
Chuyên đề Thuế và cải cách thuế - TS. Nguyễn Thanh Dương
168 p | 144 | 20
-
Một số giải pháp về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2012 - 2020
4 p | 163 | 19
-
Phân tổ theo khu vực thể chế và cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính
6 p | 104 | 11
-
Bài giảng 6: Cơ sở lý thuyết của phân tích chính sách từ góc độ pháp luật và quản trị nhà nước
12 p | 86 | 8
-
Chính sách Abenomics và những bài học với kinh tế Việt Nam
3 p | 131 | 8
-
Thực trạng và một số đề xuất đổi mới chính sách tiền lương cho nhà khoa học gắn với định hướng cải cách chính sách tiền lương trong giai đoạn mới
11 p | 79 | 7
-
Nghiên cứu lý luận về cải cách và sự phát triển: Phần 2
211 p | 16 | 6
-
Cải cách hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước
4 p | 9 | 6
-
Bản tin Cải cách hành chính Bản tin nội bộ của văn phòng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Số 42/2017
47 p | 70 | 4
-
FTAs và định hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam
8 p | 42 | 3
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 9 - Vũ Thành Tự Anh
23 p | 7 | 3
-
Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
5 p | 5 | 3
-
Bản tin Cải cách hành chính Bản tin nội bộ của văn phòng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Số 4/2019
48 p | 54 | 2
-
Kinh tế số tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực thi
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn