Phùng Thị Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 117 - 120<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Phùng Thị Hằng*<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nó có mặt trong mọi hoạt động của con<br />
người. Nhờ có giao tiếp mà con người có thể hình thành và phát triển tâm lý - nhân cách một cách<br />
toàn diện để có thể gia nhập vào cuộc sống xã hội đa dạng và phức tạp. Hiện nay, vấn đề giao tiếp<br />
của học sinh Trung học phổ thông (HS THPT) nói chung, HS THPT là người dân tộc thiểu số<br />
(DTTS) nói riêng đang được quan tâm nghiên cứu. Trong bài báo này, tác giả đề cập đến một số<br />
đặc điểm giao tiếp của HS THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên như: đặc điểm về nhu cầu<br />
giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, từ đó đưa ra ý kiến đề xuất góp phần khắc phục<br />
những hạn chế trong giao tiếp của các em.<br />
Từ khóa: Giao tiếp, đặc điểm giao tiếp, học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong xã hội, giao tiếp không chỉ là điều kiện<br />
để con người tồn tại mà còn là điều kiện để<br />
con người hình thành và phát triển nhân cách.<br />
Thông qua giao tiếp, các cá nhân gia nhập vào<br />
các mối quan hệ xã hội với những cá nhân<br />
khác và với toàn xã hội. Các mối quan hệ cá<br />
nhân càng phong phú, đa dạng thì bản chất<br />
con người càng thể hiện rõ nét.<br />
Thanh niên nói chung, HS THPT nói riêng là<br />
lứa tuổi đang định hình về nhân cách. Đối với<br />
lứa tuổi này, giao tiếp trong nhóm bạn, trong<br />
các hoạt động chung; giao tiếp ngoài xã hội...<br />
có ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành<br />
về nhiều mặt của các em như: trình độ nhận<br />
thức, thế giới quan, đời sống tình cảm... Hiện<br />
nay, với xu thế hội nhập và phát triển toàn<br />
cầu, những biến động của đời sống thực tiễn<br />
đã ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ,<br />
đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống của các<br />
em. Điều này đòi hỏi các em phải được chuẩn<br />
bị và chủ động tự chuẩn bị cho mình về nhiều<br />
mặt, đặc biệt là tri thức về con người, về sự<br />
giao tiếp của con người trong xã hội. Chỉ có<br />
như vậy các em mới đủ sức sống nội tâm lành<br />
mạnh để làm giầu thêm những giá trị tinh<br />
thần cho chính bản thân, đồng thời góp phần<br />
tôn vinh những tinh hoa, những giá trị văn<br />
hoá chân chính của dân tộc mình.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0978.378.399<br />
<br />
Thái Nguyên là một trong các tỉnh thuộc khu<br />
vực Đông Bắc của Tổ quốc, là nơi cư trú của<br />
nhiều đồng bào các DTTS như: Tày, Nùng,<br />
Mông, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ... Thực tế cho<br />
thấy, sự hình thành và phát triển nhân cách<br />
của học sinh DTTS nói chung, HS THPT là<br />
người DTTS nói riêng thường chịu sự tác<br />
động mạnh mẽ của những điều kiện dạy và<br />
học dưới ảnh hưởng của điều kiện kinh tế,<br />
văn hoá, xã hội ở miền núi. Về lĩnh vực giao<br />
tiếp, bên cạnh những đặc điểm chung của lứa<br />
tuổi, ở HS DTTS còn có những nét riêng.<br />
Việc nghiên cứu, phát hiện những nét riêng<br />
này tạo cơ sở thực tiễn giúp các nhà giáo dục<br />
lựa chọn các biện pháp tác động phù hợp, góp<br />
phần phát triển toàn diện nhân cách cho HS<br />
THPT là người DTTS có ý nghĩa thiết thực.<br />
KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Về khách thể điều tra: Chúng tôi tiến hành<br />
khảo sát 450 HS THPT là người DTTS ở tỉnh<br />
Thái Nguyên (gồm 3 trường: trường THPT<br />
Định Hoá, trường THPT Phú Lương, trường<br />
PT Vùng cao Việt Bắc). Ngoài ra, chúng tôi<br />
còn tiến hành khảo sát 50 giáo viên thuộc các<br />
trường THPT nói trên.<br />
- Về phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử<br />
dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu<br />
như: phương pháp quan sát, phương pháp<br />
đàm thoại, phương pháp trắc nghiệm, phương<br />
pháp điều tra bằng bảng hỏi...<br />
117<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phùng Thị Hằng<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
* Nhu cầu giao tiếp của HS THPT là người<br />
DTTS ở tỉnh Thái Nguyên<br />
Để tìm hiểu về nhu cầu giao tiếp của HS,<br />
chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm nhu cầu<br />
giao tiếp (P.O). Kết quả thu được thể hiện ở<br />
bảng 1.<br />
Nhận xét bảng 1:<br />
- Nhìn chung, HS THPT là người DTTS ở<br />
tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu giao tiếp rất<br />
thấp, đa số ở mức Trung bình thấp và Thấp<br />
(chiếm tới 79,11%).<br />
- Nhu cầu giao tiếp của HS có sự phân hoá<br />
khá rõ rệt. Cụ thể, nhu cầu giao tiếp của các<br />
em được thể hiện ở cả 5 mức độ: Thấp, Trung<br />
bình thấp, Trung bình, Trên trung bình, Cao.<br />
Tuy nhiên, số HS có nhu cầu giao tiếp từ mức<br />
Trung bình trở lên chỉ chiếm 20,9%, chênh<br />
lệch so với hai mức Trung bình thấp và Thấp<br />
là 58,2%.<br />
<br />
94(06): 117 - 120<br />
<br />
- So sánh nhu cầu giao tiếp giữa nam và nữ<br />
thấy có sự khác biệt. Nhìn chung, HS nữ có<br />
nhu cầu giao tiếp thấp hơn HS nam. Cụ thể, ở<br />
mức độ Thấp, HS nữ chiếm tỷ lệ 58,48%<br />
trong khi HS nam chiếm tỷ lệ 37%...<br />
Có thể giải thích thực trạng nêu trên dựa vào<br />
đặc điểm tâm lý và điều kiện giao tiếp của HS<br />
THPT là người DTTS. Đối với HS DTTS,<br />
điều kiện, môi trường giao tiếp có nhiều hạn<br />
chế, phạm vi giao tiếp hạn hẹp, chủ yếu các<br />
em giao tiếp với bạn bè, người thân trong<br />
làng, bản, xã... Mặt khác, so với HS nam, các<br />
em HS nữ thường tỏ ra rụt rè, nhút nhát, kín<br />
đáo hơn trong giao tiếp... Tất cả những điều<br />
này có ảnh hưởng đến mức độ và nhu cầu<br />
giao tiếp của HS THPT là người DTTS.<br />
* Đối tượng giao tiếp của HS THPT là người<br />
DTTS ở tỉnh Thái Nguyên<br />
Tìm hiểu về đối tượng giao tiếp của HS<br />
THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên,<br />
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.<br />
<br />
Bảng 1. Nhu cầu giao tiếp của HS THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên<br />
Mức độ<br />
Thấp<br />
Trung bình thấp<br />
Trung bình<br />
Trên trung bình<br />
Cao<br />
Σn<br />
<br />
SL<br />
51<br />
64<br />
52<br />
6<br />
0<br />
173<br />
<br />
Nam<br />
%<br />
29.48<br />
37.0<br />
30.05<br />
3.47<br />
0<br />
100.0<br />
<br />
TB<br />
3<br />
1<br />
2<br />
4<br />
5<br />
<br />
Nữ<br />
%<br />
28.52<br />
58.48<br />
7.22<br />
4.33<br />
1.44<br />
100.0<br />
<br />
SL<br />
79<br />
162<br />
20<br />
12<br />
4<br />
277<br />
<br />
TB<br />
2<br />
1<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
SL<br />
130<br />
226<br />
72<br />
18<br />
4<br />
450<br />
<br />
Tổng<br />
%<br />
28.89<br />
50.22<br />
16.0<br />
4.0<br />
0.89<br />
100.0<br />
<br />
TB<br />
2<br />
1<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Bảng 2. Đối tượng giao tiếp của HS THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
Đối tượng giao tiếp<br />
Bạn cùng trường, lớp<br />
Bạn khác trường, lớp<br />
Bạn cùng thôn, bản<br />
Bạn khác thôn, bản<br />
Bạn cùng giới<br />
Bạn khác giới<br />
Bạn thân, bạn "tồng"<br />
Cha mẹ, thầy cô giáo<br />
Bạn cùng dân tộc<br />
Bạn khác dân tộc<br />
Đối tượng khác<br />
<br />
Tự đánh giá<br />
của HS<br />
TB<br />
X<br />
2.91<br />
2.03<br />
2.40<br />
2.0<br />
2.90<br />
2.45<br />
2.92<br />
2.34<br />
2.42<br />
2.44<br />
2.38<br />
<br />
2<br />
10<br />
7<br />
11<br />
3<br />
4<br />
1<br />
9<br />
6<br />
5<br />
8<br />
<br />
Đánh giá của GV<br />
<br />
Tổng hợp<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
2.95<br />
1.87<br />
2.55<br />
1.84<br />
2.74<br />
2.39<br />
2.97<br />
2.35<br />
2.71<br />
2.42<br />
2.36<br />
<br />
2<br />
10<br />
5<br />
11<br />
3<br />
7<br />
1<br />
9<br />
4<br />
6<br />
8<br />
<br />
2.93<br />
1.99<br />
2.44<br />
1.96<br />
2.86<br />
2.43<br />
2.94<br />
2.34<br />
2.49<br />
2.43<br />
2.37<br />
<br />
2<br />
9<br />
5<br />
10<br />
3<br />
6<br />
1<br />
8<br />
4<br />
6<br />
7<br />
<br />
118<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phùng Thị Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 117 - 120<br />
<br />
Nhận xét bảng 2:<br />
- Theo kết quả tự đánh giá của HS và đánh<br />
giá của GV, đối tượng giao tiếp của HS<br />
THPT là người DTTS khá đa dạng: bạn cùng<br />
trường, lớp; bạn khác trường, lớp; bạn cùng<br />
dân tộc, bạn khác dân tộc; cha mẹ, thầy, cô<br />
giáo... Tuy nhiên, mức độ giao tiếp của các<br />
em với các đối tượng khác nhau có sự khác<br />
nhau. Nhìn chung, đối tượng được các em<br />
giao tiếp thường xuyên nhất, bao gồm: bạn<br />
<br />
sống, học tập trong cùng một môi trường...<br />
Những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu<br />
cầu, mức độ giao tiếp của các em.<br />
* Nội dung giao tiếp của HS THPT là người<br />
DTTS ở tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
thân, bạn "tồng" với X = 2,94 (xếp thứ bậc<br />
<br />
- Nội dung giao tiếp của HS THPT là người<br />
DTTS khá đa dạng. Cụ thể, có 12 chủ đề,<br />
nội dung được đề cập tới. Tuy nhiên, mức<br />
độ giao tiếp ở những nội dung khác nhau có<br />
sự khác nhau.<br />
- Những nội dung được HS đề cập đến nhiều<br />
nhất, bao gồm: "phim ảnh, thể thao, chuyện<br />
<br />
1); bạn cùng trường, lớp với X = 2,93 (xếp<br />
thứ bậc 2), bạn cùng giới với X = 2,86 (xếp<br />
thứ bậc 3). Bạn khác trường, lớp; bạn khác<br />
thôn, bản là những đối tượng ít được các em<br />
giao tiếp, với X = 1,99 và X = 1,96.<br />
- Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ giao tiếp<br />
của HS THPT là người DTTS với các đối<br />
tượng khác nhau chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của<br />
môi trường giao tiếp, không gian giao tiếp và<br />
tính chất của các mối quan hệ của các em. Bạn<br />
thân, bạn "tồng" là những người bạn gần gũi,<br />
thân thiết, gắn bó về tình cảm; các em coi nhau<br />
như anh em ruột thịt, cùng nhau chia ngọt, sẻ<br />
bùi... Mặt khác, bạn cùng trường, lớp là những<br />
người bạn thường xuyên gặp gỡ; các em chung<br />
<br />
Kết quả khảo sát về nội dung giao tiếp của HS<br />
THPT và người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên<br />
được thể hiện ở bảng 3.<br />
Nhận xét bảng 3:<br />
<br />
phiếm" với X = 2,73 (xếp thứ bậc 1), "nội dung<br />
học tập, phương pháp học tập", với X = 2,49<br />
(xếp thứ bậc 2), "các hoạt động diễn ra trong<br />
trường, lớp" với X = 2,44 (xếp thứ bậc 3). Các<br />
nội dung ít được HS quan tâm, chia sẻ bao<br />
gồm: "dự định chọn nghề", "nhận xét, đánh<br />
giá về người khác", "các vấn đề an ninh, thời<br />
sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, quốc<br />
tế và địa phương"...<br />
<br />
Bảng 3. Nội dung giao tiếp của HS THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên<br />
STT<br />
<br />
Nội dung giao tiếp<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Nội dung học tập, phương pháp học tập<br />
Phim ảnh, thể thao, chuyện phiếm<br />
Nếp sống sinh hoạt hàng ngày<br />
Tình cảm riêng tư: tình bạn, tình yêu, hôn nhân,<br />
gia đình<br />
Các vấn đề an ninh, thời sự, kinh tế, chính trị,<br />
xã hội trong nước, quốc tế và địa phương<br />
Nhận xét, đánh giá về người khác<br />
Dự định chọn nghề (chọn trường, chọn khối thi,<br />
chọn lớp thi ...)<br />
Việc làm trong tương lai<br />
Sở thích, nguyện vọng, ước mơ, lý tưởng của<br />
bản thân<br />
Các hoạt động diễn ra trong trường, lớp<br />
Phong tục, tập quán của dân tộc mình<br />
Cách nhìn nhận về cuộc sống...<br />
<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Chung<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
2.56<br />
2.78<br />
2.22<br />
<br />
3<br />
1<br />
5<br />
<br />
2.56<br />
2.71<br />
2.11<br />
<br />
2<br />
1<br />
7<br />
<br />
2.49<br />
2.73<br />
2.14<br />
<br />
2<br />
1<br />
6<br />
<br />
2.04<br />
<br />
8<br />
<br />
1.71<br />
<br />
11<br />
<br />
1.80<br />
<br />
11<br />
<br />
2.11<br />
<br />
7<br />
<br />
1.84<br />
<br />
10<br />
<br />
1.92<br />
<br />
10<br />
<br />
1.89<br />
<br />
10<br />
<br />
1.99<br />
<br />
9<br />
<br />
1.96<br />
<br />
9<br />
<br />
2.22<br />
<br />
5<br />
<br />
2.04<br />
<br />
8<br />
<br />
2.09<br />
<br />
8<br />
<br />
2.19<br />
<br />
6<br />
<br />
2.23<br />
<br />
5<br />
<br />
2.22<br />
<br />
5<br />
<br />
2.37<br />
<br />
4<br />
<br />
2.33<br />
<br />
4<br />
<br />
2.34<br />
<br />
4<br />
<br />
2.59<br />
1.96<br />
2.22<br />
<br />
2<br />
9<br />
5<br />
<br />
2.39<br />
2.19<br />
2.11<br />
<br />
3<br />
6<br />
7<br />
<br />
2.44<br />
2.12<br />
2.14<br />
<br />
3<br />
7<br />
6<br />
<br />
119<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phùng Thị Hằng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Thực trạng này cho thấy, những vấn đề cần<br />
thiết đối với cuộc sống và tương lai của HS<br />
THPT là người DTTS như: vấn đề định<br />
hướng giá trị nghề nghiệp, vấn đề lựa chọn<br />
khối thi, trường thi, chọn nghề sao cho phù<br />
hợp với năng khiếu, sở trường, năng lực của<br />
bản thân; vấn đề tự đánh giá về mình và đánh<br />
giá về người khác, xây dựng biểu tượng đúng<br />
đắn về bản thân; các vấn đề thời sự kinh tế chính trị - xã hội trong và ngoài nước ... đã<br />
không được các em quan tâm đúng mức. Điều<br />
này sẽ làm hạn chế kết quả học tập, phấn đấu<br />
và tự rèn luyện nhân cách của các em.<br />
- Kết quả khảo sát cho thấy, sự hạn chế về<br />
nhu cầu giao tiếp của HS THPT là người<br />
DTTS ở tỉnh Thái Nguyên có liên quan đến<br />
sự hạn chế về đối tượng giao tiếp và nội dung<br />
giao tiếp của các em.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy:<br />
HS THPT là người dân tộc thiểu số ở tỉnh<br />
Thái Nguyên có nhu cầu giao tiếp rất thấp;<br />
đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp của<br />
các em còn hạn hẹp. Những điều này gây cản<br />
trở cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách<br />
ở các em.<br />
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT<br />
- Về phía gia đình: Cần động viên, khuyến<br />
khích, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh<br />
thần để các em có thể tham gia tích cực vào<br />
các hoạt động tập thể, từ đó hình thành, phát<br />
triển tính tự tin và kỹ năng giao tiếp ở các em.<br />
Mặt khác, gia đình cần phối hợp chặt chẽ với<br />
<br />
94(06): 117 - 120<br />
<br />
nhà trường và xã hội, kịp thời phát hiện, uốn<br />
nắn những sai sót về giao tiếp ở các em, tạo<br />
môi trường giao tiếp thuận lợi để các em phát<br />
triển toàn diện về nhân cách.<br />
- Về phía nhà trường và các tổ chức, đoàn thể<br />
xã hội:<br />
Cần đa dạng hoá các hoạt động giáo dục, các<br />
hình thức hoạt động ngoại khoá, giao lưu, tổ<br />
chức mô hình câu lạc bộ kỹ năng sống...<br />
nhằm tạo điều kiện phát huy tính tích cực,<br />
sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho<br />
HS: kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi; kỹ<br />
năng thuyết trình trước tập thể; kỹ năng lập<br />
luận, diễn giải một vấn đề...<br />
Tích cực phấn đấu xây dựng trường học thân<br />
thiện, HS tích cực: xây dựng khối đoàn kết,<br />
gắn bó, tạo không khí thân thiện, chia sẻ, cởi<br />
mở... trong nhà trường, giúp HS tự tin, hoà<br />
đồng cùng tập thể...<br />
- Về phía HS: Cần tích cực, chủ động trong<br />
giao tiếp, trong các hoạt động chung; có ý<br />
thức khắc phục những hạn chế của bản thân<br />
và tự rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn<br />
Thạc (2009), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách,<br />
Nxb Đại học Sư phạm.<br />
2. Phùng Thị Hằng (2008), Một số đặc điểm giao<br />
tiếp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng, Luận<br />
án Tiến sĩ Tâm lý học.<br />
3. Nguyễn Quang Uẩn (2002), Tâm lý học đại<br />
cương, Nxb Đại học Sư phạm.<br />
<br />
SUMMARY<br />
SOME CHARACTERISTICS OF COMMUNICATION OF ETHNIC MINORITY<br />
PUPILS IN THAI NGUYEN PROVINCE<br />
Phung Thi Hang*<br />
College of Education - TNU<br />
Communication plays an important role in social life as it is found in all human activities. Thanks<br />
to communication, humans can form and develop their psychology - a comprehensive personality<br />
to be able to join the various and complex social life. Currently, the communication problems of<br />
high school students in general, and ethnic minority high school students in particular are<br />
interested by the researcher. In this paper, the author refers to some communication characteristics<br />
of the ethnic minority high school students in Thai Nguyen province, such as characteristics of<br />
communication needs, communication objects and contents of communication, thereby making<br />
proposals to help the students overcome their limitations in communication.<br />
Key words: Communication, communication features, high school students from ethnic minorities<br />
Ngày nhận: 16/05/2012; Ngày phản biện:24/05/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012<br />
*<br />
<br />
Tel: 0978.378.399<br />
<br />
120<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />