Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
63(1): 81 - 85<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÓA SINH LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG<br />
CHỊU MẤT NƢỚC CỦA CÂY LÚA NƢƠNG ĐỊA PHƢƠNG Ở GIAI ĐOẠN MẠ<br />
Nguyễn Thị Ngọc Lan1, Vi Văn Bảo1, Chu Hoàng Mậu2, Nguyễn Nhƣ Khanh3<br />
1<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, 2 Đại học Thái Nguyên,<br />
3<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hạn hán có tác động tiêu cực đối với cây lúa cạn, ảnh hƣởng lớn nhất là giai đoạn cây mạ. Khi tế<br />
bào mất nƣớc, các chất hòa tan trong cơ thể thực vật sẽ đƣợc tích luỹ dần trong tế bào chất làm<br />
tăng khả năng giữ nƣớc của nguyên sinh chất. Bài báo này đề cập đến kết quả nghiên cứu về một<br />
số đặc điểm hóa sinh liên quan đến khả năng chịu mất nƣớc ở giai đoạn mạ của cây lúa nƣơng địa<br />
phƣơng ở Việt Nam. Khả năng chịu mất nƣớc của các giống lúa nƣơng đã đƣợc đánh giá và xếp<br />
loại, trong đó giống chịu mất nƣớc tốt là giống Gb, còn giống Klk là giống chịu mất nƣớc kém<br />
nhất. Kết quả phân tích các chỉ hóa sinh nhƣ: hàm lƣợng chlorophyll tổng số, chlorophyll liên kết<br />
tổng số, hàm lƣợng prolin, hàm lƣợng axit hữu cơ và áp suất thẩm thấu đã cho thấy có sự tồn tại<br />
mối tƣơng quan thuận giữa các chỉ tiêu này với khả năng chịu hạn của các giống lúa nghiên cứu;<br />
có thể căn cứ vào các chỉ tiêu hóa sinh để bƣớc đầu đánh giá và tuyển chọn giống lúa chịu mất<br />
nƣớc giới thiệu cho sản xuất.<br />
Từ khóa: Áp xuất thẩm thấu, chịu mất nước, đặc điểm hóa sinh, giai đoạn mạ, lúa nương.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu<br />
trong lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp tập trung<br />
vào việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và<br />
tính chống chịu của vật nuôi cây trồng. Các<br />
tác nhân ngoại cảnh bất lợi thƣờng gặp đối<br />
với thực vật là hạn hán, nóng, lạnh ...gây nên<br />
sự mất nƣớc của mô thực vật.Vì thế, các<br />
nghiên cứu về khả năng chịu mất nƣớc của<br />
cây trồng đã và đang đƣợc các nhà khoa học<br />
quan tâm đến [10], [11], [15], [18].<br />
Khi tế bào mất nƣớc, các chất hòa tan trong<br />
cơ thể thực vật sẽ đƣợc tích luỹ dần trong tế<br />
bào chất làm tăng khả năng giữ nƣớc của<br />
nguyên sinh chất. Hầu hết các loại chất hữu<br />
cơ hoà tan có tác dụng điều chỉnh áp suất<br />
thẩm thấu đƣợc sinh ra ngay trong quá trình<br />
đồng hoá và trao đổi chất. Những thay đổi<br />
hoá sinh khác do hạn gây ra cũng đã đƣợc<br />
nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ giảm cố định CO2,<br />
giảm tổng hợp protein và axit nucleic, tăng<br />
hoạt tính ribonucleaza, làm tăng hàm lƣợng<br />
prolin, tăng nồng độ các chất hoà tan nhƣ<br />
betaine. Các nghiên cứu đều cho rằng khi cây<br />
gặp hạn, tế bào mất nƣớc đã xảy ra hiện tƣợng<br />
tăng lên về hàm lƣợng ABA, hàm lƣợng<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0983 581 979; Email.: ntnl2008@gmail.com<br />
<br />
proline, nồng độ ion K+, các loại đƣờng, axit<br />
hữu cơ,... giảm phức hợp CO2, protein và các<br />
axit nucleic [1], [2].<br />
Trong phân loại nhóm cây trồng dựa trên khả<br />
năng chịu hạn thì cây lúa đƣợc xếp vào loại<br />
cây trồng có khả năng chịu hạn kém nhất của<br />
nhóm cây chịu hạn kém [4]. Quá trình sinh<br />
trƣởng và phát triển của cây lúa bao gồm<br />
nhiều giai đoạn, trong đó hạn có ảnh hƣởng<br />
lớn nhất ở giai đoạn hạt nảy mầm, giai đoạn<br />
cây mạ và giai đoạn trổ bông. Nếu thiếu nƣớc<br />
ở các giai đoạn này cây lúa sẽ ngừng sinh<br />
trƣởng, phát triển hoặc có thể bị chết làm hạn<br />
chế năng suất và sản lƣợng lúa. Có thể khẳng<br />
định chống hạn là đặc tính cơ bản để ổn định<br />
năng suất ở các địa bàn trồng lúa không chủ<br />
động về nƣớc tƣới. Để xác định nhanh tính<br />
chịu hạn của năm giống lúa nƣơng địa<br />
phƣơng, chúng tôi tiến hành đánh giá khả<br />
năng chịu hạn đồng thời tiến hành phân tích<br />
một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh liên quan đến<br />
tính chịu hạn ở giai đoạn mạ.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Sử dụng các giống lúa nƣơng địa phƣơng do<br />
Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật,<br />
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cung<br />
cấp làm vật liệu nghiên cứu.<br />
<br />
81<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đánh giá nhanh khả năng chịu mất nƣớc của<br />
các giống lúa nƣơng địa phƣơng ở giai đoạn<br />
mạ theo phƣơng pháp của Lê Trần Bình và cs<br />
[1]. Hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số trong mẫu<br />
đƣợc xác định theo phƣơng pháp của<br />
Ermacov [20]. Phân tích hàm lƣợng prolin<br />
theo phƣơng pháp của Bates và cs có cải tiến<br />
(1973) [7]. Hàm lƣợng chlorophyll đƣợc xác<br />
định theo phƣơng pháp của Wintermans, De<br />
Mots [3]. Xác định áp suất thẩm thấu của tế<br />
bào bằng phƣơng pháp so sánh tỷ trọng<br />
trong dung dịch [3].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Chỉ số chịu hạn tƣơng đối của 5 giống lúa<br />
nƣơng<br />
Chúng tôi đánh giá khả năng chịu mất nƣớc<br />
của 5 giống lúa nƣơng địa phƣơng thông qua<br />
việc xác định chỉ số chịu hạn tƣơng đối của<br />
từng giống lúa nƣơng dựa trên kết quả phân<br />
tích các chỉ tiêu tỷ lệ phầm trăm cây không<br />
héo và cây phục hồi sau 1, 3, 5 ngày gây hạn.<br />
Chỉ số chịu hạn càng lớn khả năng chịu mất<br />
nƣớc của cây càng cao và ngƣợc lại. Đây là<br />
cơ sở để đánh giá và tuyển chọn giống lúa có<br />
khả năng chịu mất nƣớc. Kết quả xác định chỉ<br />
số chịu hạn của 5 giống lúa nƣơng địa<br />
phƣơng đƣợc trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Chỉ số chịu hạn tƣơng đối<br />
STT<br />
1<br />
<br />
Giống<br />
Bcc<br />
<br />
Chỉ số chịu hạn<br />
11220,67<br />
<br />
2<br />
<br />
Gb<br />
<br />
13840,71<br />
<br />
3<br />
<br />
Klk<br />
<br />
7217,72<br />
<br />
4<br />
<br />
Ln<br />
<br />
11544,18<br />
<br />
5<br />
<br />
Mt<br />
<br />
10210,80<br />
<br />
Số liệu ở bảng 1 cho thấy, chỉ số chịu hạn của<br />
5 giống lúa nƣơng có sự chênh lệch khá lớn,<br />
cao nhất là giống Gb (13840,71), thấp hơn là<br />
giống Ln (11544,18), tiếp theo là giống Bcc<br />
(11220,67) và giống Mt (10210,80), cuối<br />
cùng là giống Klk. Nhƣ vậy có thể xếp khả<br />
năng chịu mất nƣớc theo thứ tự giảm dần của<br />
các giống lúa là: Gb > Ln > Bcc > Mt> Klk.<br />
Hàm lƣợng prolin trong cây mạ<br />
Prolin là một axit amin liên quan nhiều đến sự<br />
gia tăng áp suất thẩm thấu khi gặp điều kiện<br />
bất lợi của môi trƣờng. Prolin cũng là một<br />
trong các chỉ tiêu quan trọng nhất điều kiện<br />
thiếu hụt nƣớc và đƣợc coi nhƣ là một thông<br />
82<br />
<br />
63(1): 81 - 85<br />
<br />
số để xác định sự khô hạn sinh lý của cây<br />
trồng. Vì vậy, chúng tôi đã phân tích hàm<br />
lƣợng prolin của 5 giống lúa nƣơng, kết quả<br />
đƣợc thể hiện ở hình 1.<br />
M/mg<br />
<br />
Hình 1. Hàm lƣợng prolin của cây mạ<br />
<br />
Các giống lúa nghiên cứu có hàm lƣợng<br />
prolin dao động từ 0,22 đến 0,35 M/mg<br />
mẫu<br />
Giống<br />
tƣơi phân tích. Giống Gb có khả năng chịu<br />
hạn tốt nhất trong 5 giống thì cũng có hàm<br />
lƣợng prolin trong cây cao nhất đạt 0,35<br />
M/mg, sau đó là các giống Bcc, Ln, Mt và<br />
thấp nhất là giống Klk, đây cũng là giống kém<br />
chịu hạn nhất. Nhƣ vậy, rõ ràng có sự liên<br />
quan khá chặt chẽ giữa khả năng chịu hạn với<br />
hàm lƣợng prolin trong cây mạ. Prolin là một<br />
axit amin có vai trò tăng khả năng giữ nƣớc<br />
của tế bào. Sự tích lũy prolin trong cây có thể<br />
là phản ứng thích nghi chống lại sự thiếu nƣớc.<br />
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng<br />
tƣơng tự với các nghiên cứu về mối liên quan<br />
giữa tính chống chịu với hàm lƣợng prolin trên<br />
các loại cây trồng khác nhau [2], [7].<br />
Hàm lƣợng axít hữu cơ trong cây mạ<br />
Bảng 2. Hàm lƣợng axít hữu cơ<br />
(* ldl: mili đương lượng)<br />
STT<br />
<br />
Giống<br />
<br />
1<br />
<br />
Bcc<br />
<br />
Hàm lƣợng axit tổng số<br />
(ldl*/g mẫu tƣơi)<br />
42,05<br />
±<br />
0,050<br />
<br />
2<br />
<br />
Gb<br />
<br />
42,8<br />
<br />
±<br />
<br />
0,100<br />
<br />
3<br />
<br />
Klk<br />
<br />
28,06<br />
<br />
±<br />
<br />
0,026<br />
<br />
4<br />
<br />
Ln<br />
<br />
41,95<br />
<br />
±<br />
<br />
0,132<br />
<br />
5<br />
<br />
Mt<br />
<br />
36,6<br />
<br />
±<br />
<br />
0,755<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Axit hữu cơ là sản phẩm trung gian trong quá<br />
trình trao đổi chất và năng lƣợng. Bên cạnh<br />
đó các axit hữu cơ tan cũng là chất có hoạt<br />
tính thẩm thấu góp phần tham gia điều chỉnh<br />
áp suất thẩm thấu trong tế bào.<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy hàm lƣợng axit<br />
tổng số trong 5 giống lúa thí nghiệm có biến<br />
đổi khác nhau. Trong đó, giống Klk là giống<br />
có hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số thấp nhất<br />
chỉ đạt 28 ldl/g mẫu tƣơi, còn giống Gb là có<br />
hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số cao nhất –<br />
42,8 ldl/g mẫu tƣơi.<br />
Khi gặp điều kiện gây mất nƣớc, cây trồng có<br />
sự gia tăng tích lũy các chất có hoạt tính thẩm<br />
thấu để tăng áp suất thẩm thấu thúc đẩy quá<br />
trình hút nƣớc và giữ nƣớc của cây. Cùng với<br />
các chất hòa tan khác thì hàm lƣợng axit trong<br />
cây cũng là yếu tố tạo cơ sở cho tính chống<br />
chịu của cây trồng. Nghiên cứu của Võ Minh<br />
<br />
63(1): 81 - 85<br />
<br />
Thứ về tính chống chịu mặn ở lúa cũng có kết<br />
luận tƣơng tự [5].<br />
Hàm lƣợng chlorophyll của cây mạ<br />
Hàm lƣợng chlorophyll trong lá là một chỉ số<br />
thể hiện khả năng quang hợp của cây<br />
(Nageswara và cs, 2001 [13]; Wright và cs, 1994<br />
[17]) và là yếu tố có liên quan trực tiếp đến<br />
quá trình tăng trƣởng của cây (Farquhar và<br />
Richards, 1984 [8]). Bộ máy quang hợp trong lá<br />
<br />
cây thƣờng rất mẫn cảm với những thay đổi<br />
của môi trƣờng. Khi gặp điều kiện thiếu nƣớc<br />
làm quá trình tổng hợp mới chlorophyll bị<br />
ngừng trệ đồng thời cấu trúc của bộ máy<br />
quang hợp cũng bị hƣ hại làm thay đổi lƣợng<br />
chlorophyll tổng số và chlorophyll liên kết<br />
trong lá. Vì thế chúng tôi đã tiến hành phân<br />
tích hai chỉ tiêu này ở mô lá của các giống lúa<br />
(bảng 3).<br />
<br />
Bảng 3. Hàm lƣợng chlorophyll tổng số và chlorophyll liên kết<br />
Giống<br />
<br />
Chlorophyll tổng số (mg/g)<br />
<br />
Chlorophyll liên kết (mg/g)<br />
<br />
Chl a(mg/g)<br />
<br />
Chl b<br />
<br />
Chl (a+b)<br />
<br />
Chl a<br />
<br />
Bcc<br />
<br />
1,39 ±<br />
<br />
0,030<br />
<br />
0,52 ±<br />
<br />
0,012<br />
<br />
1,91 ±<br />
<br />
0,037<br />
<br />
0,65 ±<br />
<br />
0,008<br />
<br />
0,27 ±<br />
<br />
0,004<br />
<br />
0,92 ±<br />
<br />
0,005<br />
<br />
Gb<br />
<br />
1,41 ±<br />
<br />
0,003<br />
<br />
0,55 ±<br />
<br />
0,001<br />
<br />
1,96 ±<br />
<br />
0,002<br />
<br />
0,67 ±<br />
<br />
0,014<br />
<br />
0,32 ±<br />
<br />
0,007<br />
<br />
0,99 ±<br />
<br />
0,006<br />
<br />
Klk<br />
<br />
1,10 ±<br />
<br />
0,015<br />
<br />
0,40 ±<br />
<br />
0,023<br />
<br />
1,50 ±<br />
<br />
0,009<br />
<br />
0,41 ±<br />
<br />
0,004<br />
<br />
0,20 ±<br />
<br />
0,003<br />
<br />
0,61 ±<br />
<br />
0,003<br />
<br />
Ln<br />
<br />
1,32 ±<br />
<br />
0,003<br />
<br />
0,62 ±<br />
<br />
0,002<br />
<br />
1,93 ±<br />
<br />
0,002<br />
<br />
0,66 ±<br />
<br />
0,015<br />
<br />
0,31 ±<br />
<br />
0,009<br />
<br />
0,97 ±<br />
<br />
0,018<br />
<br />
Mt<br />
<br />
1,29 ±<br />
<br />
0,005<br />
<br />
0,51 ±<br />
<br />
0,006<br />
<br />
1,80 ±<br />
<br />
0,007<br />
<br />
0,53 ±<br />
<br />
0,003<br />
<br />
0,24 ±<br />
<br />
0,005<br />
<br />
0,77 ±<br />
<br />
0,003<br />
<br />
Khi nghiên cứu mối liên quan giữa hàm lƣợng<br />
nƣớc và hàm lƣợng chlorophyll ở cây vừng<br />
(Sesamum indicum L.) trong các điều kiện<br />
cung cấp nƣớc khác nhau, Hassanzadeh và cs<br />
(2009) [9] đã đề nghị có thể dựa vào hàm<br />
lƣợng chlorophyll b và chlorophyll tổng số để<br />
tuyển chọn giống chịu hạn và có năng suất<br />
cao. Theo Percival và Noviss (2008) [14],<br />
hàm lƣợng chlorophyll trong lá và huỳnh<br />
quang chlorophyll cao đã tăng cƣờng tính<br />
chịu hạn kéo dài, giúp cây nhanh phục hồi sau<br />
hạn. Chỉ số về tính ổn định của chlorophyll<br />
còn có liên quan mật thiết với năng suất của<br />
các giống kê (Panicum miliaceum) trong điều<br />
kiện khô hạn (Masood Ali, 1986) [12]. Khi<br />
nghiên cứu về tính chịu hạn ở cây lạc<br />
(Arachis hypogaea L.), Arunyanark và cs<br />
(2008) [6] đã khẳng định sự ổn định của<br />
<br />
Chl b<br />
<br />
Chl (a+b)<br />
<br />
chlorophyll là một chỉ tiêu đặc trƣng cho tính<br />
chịu hạn ở lạc.<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, hàm lƣợng<br />
chlorophyll tổng số của các giống lúa nghiên<br />
cứu dao động trong khoảng từ 1,50 đến 1,96<br />
và thứ tự xếp từ cao xuống thấp về giá trị của<br />
hàm lƣợng chlorophyll tổng số là: Gb > Ln ><br />
Bcc > Mt > Klk. Hàm lƣợng chlorophyll liên<br />
kết trong lá của các giống có giá trị từ cao<br />
đến thấp cũng tƣơng tự với hàm lƣợng<br />
chlorophyll tổng số và giống Gb vẫn có hàm<br />
lƣợng chlorophyll liên kết cao nhất ở cả ba<br />
nhóm (chlorophyll a,<br />
chlorophyll b,<br />
chlorophyll (a+b)) và thấp nhất ở giống Klk.<br />
Áp suất thẩm thấu của cây mạ<br />
Đặc tính chịu hạn của cây trồng là do nhiều<br />
yếu tố quyết định nhƣ đặc điểm hình thái, giải<br />
phẫu; các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh ... Trong<br />
đó, sự điều chỉnh áp suất thẩm thấu dịch bào<br />
là một phản ứng cơ bản đối với sự thiếu hụt<br />
<br />
83<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nƣớc. Vì thế, bên cạnh việc xác định hàm<br />
lƣợng một số chất có hoạt tính thẩm thấu<br />
chúng tôi còn xác định áp suất thẩm thấu của<br />
5 giống lúa.<br />
Bảng 4. Áp suất thẩm thấu của cây mạ<br />
STT<br />
<br />
Giống<br />
<br />
Áp suất thẩm thấu (atm)<br />
<br />
1<br />
<br />
Bcc<br />
<br />
5,96<br />
<br />
2<br />
<br />
Gb<br />
<br />
6,46<br />
<br />
3<br />
<br />
Klk<br />
<br />
4,22<br />
<br />
4<br />
<br />
Ln<br />
<br />
6,09<br />
<br />
5<br />
<br />
Mt<br />
<br />
5,96<br />
<br />
Từ kết quả phân tích áp suất thẩm thấu của<br />
các giống lúa ở bảng 4, chúng tôi thấy giữa<br />
các giống lúa nghiên cứu có sự biến động<br />
khác nhau không nhiều về áp suất thẩm thấu.<br />
Tuy nhiên, giống Gb vẫn là giống có áp suất<br />
thẩm thấu cao nhất – 6,46 atm tiếp sau lần<br />
lƣợt là các giống Ln (6,09 atm), Bcc và Mt<br />
cùng đạt giá trị là 5,96 atm, cuối cùng là<br />
giống Klk chỉ đạt 4,22 atm. Các nghiên cứu<br />
của Zhang và cs (1999), Taix và Zeiger<br />
(1998) đã chỉ ra rằng, áp suất thẩm thấu khác<br />
nhau của các giống cây trồng có thể do các<br />
gen hay QTL (quantitative trait loci ) kiểm<br />
soát sự điều chỉnh thẩm thấu qui định chiều<br />
hƣớng thích nghi khác nhau [19], [16].<br />
KẾT LUẬN<br />
Đã xác định đƣợc mức độ chịu hạn của các<br />
giống lúa nƣơng địa phƣơng, giống Gb chịu<br />
hạn tốt và giống Klk chịu hạn kém nhất.<br />
Các chỉ tiêu sinh hóa nhƣ: hàm lƣợng<br />
chlorophyll tổng số, chlorophyll liên kết tổng<br />
số, hàm lƣợng prolin, hàm lƣợng axit hữu cơ và<br />
áp suất thẩm thấu có mối tƣơng quan thuận với<br />
khả năng chịu hạn của cây lúa nƣơng. Đây là cơ<br />
sở để bƣớc đầu đánh giá và tuyển chọn giống<br />
lúa chịu mất nƣớc, giới thiệu cho sản xuất.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập<br />
gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở<br />
cây lúa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.<br />
[2]. Nguyễn Hữu Cƣờng, Nguyễn Thị Kim Anh,<br />
Đinh Thị Phòng, Lê Thị Muội, Lê Trần Bình<br />
(2003), “Mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng proline<br />
và tính chống chịu ở cây lúa”. Tạp chí Công nghệ<br />
sinh học 1(1), 85-95<br />
[3]. Nguyễn Nhƣ Khanh, Nguyễn Duy Minh<br />
<br />
63(1): 81 - 85<br />
<br />
(1997), Thực hành sinh lý thực vật, Nxb Hà Nội.<br />
[4].Trần Thị Phƣơng Liên (1999), Nghiên cứu đặc<br />
tính hóa sinh và sinh học phân tử của một số<br />
giống đậu tương có khả năng chịu nóng, chịu hạn<br />
ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ Sinh học, Hà Nội<br />
[5]. Võ Minh Thứ (1999), Nghiên cứu so sánh<br />
một số chỉ tiêu sinh ly, sinh hóa của bốn giống lúa<br />
chịu mặn khác nhau dưới ảnh hưởng của mặn<br />
NaCl và mặn có xử lý KClO3. Luận án tiến sỹ Sinh<br />
học, Hà Nội.<br />
[6]. Arunyanark, A; Jogloy, S; Akkasaeng,<br />
C; Vorasoot, N; Kesmala, T; Nageswara Rao, R.<br />
C; Wright, G. C;Patanothai, A. (2008) Chlorophyll<br />
stability is an indicator of drought tolerance in<br />
peanut. Journal of Agronomy and Crop Science,<br />
Volume 194, Number 2, pp. 113-125(13)<br />
[7]. Bates LS, Waldren RP and Teare ID. 1973.<br />
Rapid determination of free proline for water<br />
stress studies. Plant and soil 39, 205-207<br />
[8]. Farquhar, G.D. and Richards, R.A. (1984),<br />
Isotope composition of plant carbon correlates<br />
with water use efficiency of wheat genotypes.<br />
Aust. J. Plant Physiol. 11: 539-552.<br />
[9]. M. Hassanzadeh, A. Ebadi, M. Panahyan-eKivi, A.G. Eshghi, Sh. Jamaati-e-Somarin, M.<br />
Saeidi and R. Zabihi-e-Mahmoodabad. (2009).<br />
Evaluation of Drought Stress on Relative Water<br />
Content and Chlorophyll Content of Sesame<br />
(Sesamum indicum L.) Genotypes at Early<br />
Flowering<br />
Stage.<br />
Research<br />
Journal<br />
of<br />
Environmental Sciences. Volume: 3, Issue: 3 p:<br />
345-350.<br />
[10]. Jann P. Conroy, James M. Virgona, Robert<br />
M. Smillie and Edward W. Barlow (1988),<br />
Influence of drought acclimation and CO2<br />
enrichment on osmotic adjustment and chlorophyll<br />
a fluorescence of sunflower during drought. Plant<br />
Physiology 86:1108-1115<br />
[11]. Longenberger, Polly; Smith, Wayne; Burke,<br />
John;<br />
McMichael, Bobbie (2007) Drought<br />
tolerance classification via chlorophyll fluroescence<br />
in upland cotton (Gossypium hirsutum L.).<br />
Characterization and enhancement of plant<br />
resistance to water-deficit and thermal stresses.<br />
Plant Stress and Germplasm Development. ASACSSA-SSSA Annual Meeting Abstracts<br />
[12]. Masood Ali, B. D. Patil, N. C. Sinha, C. R.<br />
Rawat (1986), Studies on some Drought Resistant<br />
Traits of Pearl Millet Cultivars and their<br />
Association with Grain Production under Natural<br />
Drought. Journal of Agronomy and Crop<br />
Science. Volume 156 Issue 2,<br />
p 133-137.<br />
[13]. Nageswara Rao RC, Talwar HS and Wright<br />
GC (2001), Rapid assessment of specific leaf area<br />
and leaf nitrogen in peanut (Arachis hypogaea L.)<br />
<br />
84<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
using chlorophyll meter. Journal of Agronomy and<br />
Crop Science 189:175-182.<br />
[14]. Percival GC và Noviss K (2008) Triazole<br />
induced drought tolerance in horse chestnut<br />
(Aesculushippocastanum).<br />
Tree Physiol.28(11):1685-92.<br />
[15]. Somerville C, Briscoe J(2001), Genetic<br />
engineering and water. Science 2001, 292:2217.<br />
[16]. Taix L. and Zeiger E. (1998), Plant<br />
Physiology, Sinauer Associates, Inc, Sinderland,<br />
Massachusetts.<br />
[17]. Wright, G.C., Nageswara Rao RC and<br />
Farquhar, G.D. (1994), Water use effciency and<br />
carbon isotope discrimination in peanut under<br />
<br />
63(1): 81 - 85<br />
<br />
water deficit conditions. Journal of Agronomy and<br />
Crop Science. 34: 92-97.<br />
[18]. Zhang JZ, Creelman RA, Zhu J-K. (2004),<br />
From laboratory to field. Using information from<br />
Arabidopsis to engineer salt, cold, and drought<br />
tolerance in crops. Plant Physiol, 135:615-621).<br />
[19]. Zhang J., Nguyen H.T. and Blum A.<br />
(1999) “Genetic analysis of osmotic adjustment<br />
in crop plants”. plant Physiology, Vol. 50: 291302.<br />
[20]. A.И.Epmakob<br />
(1972),<br />
Memoәы<br />
Ϭ<br />
uoxumuчeckoso Uccлeәobahuя pacmemuй.<br />
Лemuhzpag Изәateлbctbo. Koлoc.<br />
<br />
SUMMARY<br />
SOME BIOCHEMICAL CHARACTERISTICS RELATED TO<br />
DROUGHT RESISTANCE OF LOCAL UPLAND RICE CULTIVARS<br />
AT THE SEEDLING STAGE<br />
Nguyen Thi Ngoc Lan12, Vi Van Bao1, Chu Hoang Mau2, Nguyen Nhu Khanh3<br />
1<br />
Collect of Education- Thai Nguyen University, 2 Thai Nguyen University,<br />
3<br />
Ha Noi University of Education<br />
<br />
Drought have negative effects for many crops. Seedling stage was a period that is most influential<br />
by drought. When cells lose water, dissolved substances in the plant body will be accumulated in<br />
the cytoplasm to increase the water holding capacity of the cytoplasm. This article refers to<br />
research results on some biochemical characteristics related to drought resistance in the seedling<br />
stage of local upland rice in Vietnam. Resistant to dehydration of rice varieties were evaluated and<br />
ranked, Gb is the best and the worst is Klk. The analysis of biochemical indicators such as total<br />
chlorophyll content, total chlorophyll link, prolin content, organic acid content and osmotic<br />
pressure; results show correlation agreement between the targets with the ability of droughtresistant rice varieties, It can base on biochemical targets to initially review and selection of<br />
dehydration resistant rice varieties.<br />
Key wods: Biochemical characteristics,drought resistance, osmotic pressure, local upland rice, seedling<br />
stage.<br />
<br />
2<br />
<br />
Tel: 0983 581 979; Email.: ntnl2008@gmail.com<br />
<br />
85<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />