Hà Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 9 - 16<br />
<br />
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN<br />
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN<br />
Hà Thị Thanh Nga*, Nguyễn Thị Nga<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên sản xuất kinh doanh thép xây dựng. Đối với sự phát triển của<br />
công ty thì cơ chế quản lý vốn giữ một vai trò quan trọng. Trong thời gian vừa qua, cơ chế quản lý vốn<br />
đã có những đóng góp nhất định cho hoạt động của Công ty như: đáp ứng tương đối nhu cầu về vốn cho<br />
sản xuất kinh doanh, giúp sử dụng vốn cố định, vốn lưu động trong Công ty… đúng mục đích. Tuy<br />
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế quản lý vốn của Công ty còn nhiều hạn chế như: sự bất<br />
hợp lý trong hình thức huy động vốn và cơ cấu vốn…. Vì vậy, cần có những nghiên cứu để tìm ra<br />
các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn phù hợp với điều kiện mới, mang lại hiệu quả kinh<br />
doanh cho Công ty trong giai đoạn tới.<br />
Từ khoá: cơ chế, quản lý vốn, cơ cấu vốn, huy động vốn, điều hoà vốn, gang thép Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh<br />
nghiệp có quyền tự chủ trong mọi hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh, do đó vốn càng trở thành<br />
vấn đề quan trọng hàng đầu và doanh nghiệp<br />
phải tìm các biện pháp huy động vốn phù<br />
hợp, nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao<br />
nhất cho mình. Để thực hiện yêu cầu đó, các<br />
doanh nghiệp phải thực hiện việc xây dựng cơ<br />
chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp. Tuy<br />
nhiên, môi trường kinh tế vĩ mô hay sự thay<br />
đổi trong quá trình phát triển của doanh<br />
nghiệp trong những giai đoạn khác nhau, đòi<br />
hỏi cơ chế quản lý vốn phải có những thay<br />
đổi tương ứng, và nhu cầu hoàn thiện cơ chế<br />
quản lý vốn cho phù hợp với thực tiễn là rất<br />
cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.<br />
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên,<br />
tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên<br />
được thành lập từ năm 1959. Hoạt động cơ<br />
bản của Công ty là sản xuất kinh doanh thép<br />
xây dựng cung cấp cho cả nền kinh tế do đó<br />
nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh là rất lớn. Trong những năm qua cơ chế<br />
quản lý vốn phù hợp đã góp phần không nhỏ<br />
trong sự tăng trưởng và phát triển của Công<br />
ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ<br />
chế quản lý vốn đã bộc lộ những hạn chế nhất<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 898189<br />
<br />
định do không phù hợp với quy mô và sự phát<br />
triển của Công ty, nhất là sự bất hợp lý trong<br />
hình thức huy động vốn và cơ cấu vốn của<br />
Công ty, vì vậy cần có những nghiên cứu để<br />
tìm ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý<br />
vốn phù hợp với điều kiện mới, mang lại hiệu<br />
quả kinh doanh cho Công ty trong giai đoạn tới.<br />
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN<br />
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP<br />
THÁI NGUYÊN<br />
Thực trạng cơ chế huy động vốn<br />
Việc huy động vốn chính là quá trình Công ty<br />
sẽ quyết định lựa chọn nguồn vốn nào để<br />
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
của mình, xác định chi phí vốn, qui mô của<br />
từng loại vốn. Công ty được huy động vốn<br />
dưới mọi hình thức theo quy định của pháp<br />
luật như: vay vốn các ngân hàng, các tổ chức<br />
tín dụng, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá<br />
nhân trong và ngoài nước. Các đơn vị thành<br />
viên của Công ty thực hiện huy động vốn theo<br />
quy định và bảo lãnh của Công ty. Việc huy<br />
động vốn chỉ sử dụng vào mục đích kinh<br />
doanh, không dùng vào mục đích khác và phải<br />
quản lý chặt chẽ có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi<br />
theo đúng hạn đã cam kết khi huy động vốn.<br />
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên sử<br />
dụng 2 nguồn tài trợ là vốn chủ sở hữu và nợ<br />
phải trả. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua<br />
bảng 01.<br />
9<br />
<br />
12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Hà Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 9 - 16<br />
<br />
Bảng 01: Tình hình huy động vốn của Công ty giai đoạn 2009-2011<br />
TT<br />
I<br />
1<br />
2<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Nguồn vốn<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
Tỷ trọng<br />
Nợ phải trả<br />
Tỷ trọng<br />
<br />
ĐVT<br />
Tr.đ<br />
Tr.đ<br />
%<br />
Tr.đ<br />
%<br />
<br />
2009<br />
5.262.136<br />
1.943.454<br />
37,93<br />
3.318.682<br />
63,07<br />
<br />
2010<br />
5.913.202<br />
2.053.651<br />
35,73<br />
3.859.481<br />
65,27<br />
<br />
2011<br />
8.491.796<br />
1.983.473<br />
23,36<br />
6.508.323<br />
76,64<br />
<br />
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2011)<br />
Bảng 02. Tình hình cơ cấu nợ tại Công ty giai đoạn 2009-2011<br />
Đơn vị tính: triệu đồng<br />
TT<br />
I<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tổng nợ phải trả<br />
Nguồn vốn tín dụng<br />
ngân hàng<br />
Nguồn vốn tín dụng<br />
thương mại<br />
Nguồn vốn khách<br />
hàng ứng trước<br />
Nợ khác<br />
<br />
2009<br />
Số tiền<br />
3.318.682<br />
<br />
%<br />
100<br />
<br />
2010<br />
Số tiền<br />
3.859.481<br />
<br />
%<br />
100<br />
<br />
2011<br />
Số tiền<br />
6.508.323<br />
<br />
%<br />
100<br />
<br />
2,772,619<br />
<br />
83.55<br />
<br />
3,404,171<br />
<br />
88.20<br />
<br />
5,625,843<br />
<br />
86.44<br />
<br />
353,382<br />
<br />
10.65<br />
<br />
167,398<br />
<br />
4.34<br />
<br />
555,876<br />
<br />
8.54<br />
<br />
2,355<br />
<br />
0.07<br />
<br />
3,264<br />
<br />
0.08<br />
<br />
4,453<br />
<br />
0.07<br />
<br />
190,326<br />
<br />
5.73<br />
<br />
284,648<br />
<br />
7.38<br />
<br />
322,151<br />
<br />
4.95<br />
<br />
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2011)<br />
<br />
Tình hình huy động vốn chủ sở hữu<br />
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên là<br />
doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công<br />
nghiệp nặng, nên vốn góp ban đầu là vốn đầu<br />
tư của Nhà nước. Phần vốn chủ sở hữu của<br />
Công ty chiếm tỷ trọng trung bình hơn<br />
31,67% trên tổng nguồn vốn. Riêng năm<br />
2011, thì tỷ trọng này thấp hơn mức trung<br />
bình là 23,36%, phần nguồn tài trợ của Công<br />
ty được cấu thành nên nguồn vốn chủ yếu là<br />
khoản nợ phải trả (tỷ trọng trung bình khoảng<br />
68,33%). Qua nghiên cứu tình hình tăng giảm<br />
vốn chủ sở hữu tại Công ty cho thấy vốn chủ<br />
sở hữu tăng qua các năm (trừ năm 2011 có<br />
giảm nhẹ so với năm 2010 là 3,41% tương<br />
ứng 70.178 tr.đ là do lợi nhuận chưa phân<br />
phối giảm để trích bổ sung các quỹ như: quỹ<br />
dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển).<br />
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chủ<br />
yếu do được bổ sung từ lãi trong các năm<br />
trước, hoặc do chênh lệch tỷ giá hối đoái….<br />
Giảm nguồn vốn chủ sở hữu là do điều<br />
chuyển từ các nguồn khác nhau, giảm do<br />
quyết toán thuế,…<br />
Tình hình huy động nợ phải trả<br />
Để đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn chủ sở<br />
<br />
hữu, Công ty còn huy động vốn của các tổ<br />
chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ<br />
nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hình thức huy<br />
động vốn này được thực hiện theo quy định<br />
của pháp luật, Công ty phải quan tâm đến<br />
hiệu quả sử dụng vốn vay để đảm bảo hoàn<br />
trả nợ gốc và lãi vay theo đúng hợp đồng tín<br />
dụng đã ký kết.<br />
Qua số liệu thu thập được cho thấy, chỉ tiêu tỷ<br />
lệ nợ/tổng nguồn vốn của Công ty cổ phần<br />
Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2009-2011<br />
tương đối cao (trên 68,33%), điều đó chứng tỏ<br />
vai trò của nguồn vốn nợ phải trả rất quan<br />
trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn cho quá<br />
trình sản xuất kinh doanh tại Công ty.<br />
Tình hình nguồn vốn nợ phải trả tại Công ty<br />
được thể hiện qua bảng số liệu sau:<br />
Cơ cấu nợ tại Công ty cổ phần Gang thép<br />
Thái Nguyên được cấu thành từ nguồn vốn<br />
vay tín dụng dụng ngân hàng, tín dụng thương<br />
mại, nguồn vốn ngắn hạn do khách hàng đặt<br />
cọc và nợ khác. Trong đó, Công ty chủ yếu<br />
huy động nợ phải trả bằng 2 hình thức chính<br />
là tín dụng ngân hàng và nợ khác.<br />
Công ty cổ phần Gang Thép Nguyên huy<br />
động vốn nợ qua các hình thức như sau:<br />
- Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng<br />
cơ bản và quan trọng nhất, bởi vì huy động<br />
<br />
10<br />
<br />
13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Hà Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
vốn bằng vay dưới nhiều hình thức khác nhau<br />
nên có thể đảm bảo được tính linh hoạt. Công<br />
ty thường tiến hành vay ở các ngân hàng lớn<br />
như Ngân hàng Thương mại cổ phần Công<br />
thương Lưu Xá, Ngân hàng Đầu tư và phát<br />
triển Thái Nguyên, Ngân hàng Thương mại<br />
cổ phần Quốc tế Thái Nguyên… Nguồn vốn<br />
này được công ty sử dụng để đầu tư mua sắm<br />
TSCĐ mới và đầu tư tài sản lưu động phục vụ<br />
cho sản xuất kinh doanh. Công ty vay được<br />
của ngân hàng với số vốn lớn như vậy là do<br />
Công ty đảm bảo các khoản trả nợ gốc và lãi<br />
vay đúng, tạo uy tín với ngân hàng. Việc duy<br />
trì tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn có tác dụng<br />
đối với việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn<br />
cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy<br />
nhiên, nếu duy trì tỷ lệ nợ lớn sẽ tiềm ẩn<br />
nhiều rủi ro, vì phụ thuộc quá nhiều vào<br />
nguồn vốn bên ngoài, rủi ro tài chính đối với<br />
Công ty tăng.<br />
- Tín dụng thương mại: Nguồn vốn tín dụng<br />
này chiếm tỷ trọng trên dưới 10% trong tổng<br />
nguồn vốn nợ tại Công ty. Năm 2010, 2011<br />
nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm tỷ<br />
trọng rất thấp dưới 10% trong tổng cơ cấu<br />
vốn. Đây là hình thức huy động vốn với chi<br />
phí thấp, tiện lợi trong kinh doanh, tạo cho<br />
công ty khả năng mở rộng các quan hệ hợp<br />
tác trong kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, huy<br />
động vốn theo hình thức tín dụng này có hạn<br />
chế là: số lượng thì hạn chế, thời gian sử dụng<br />
vốn thường là ngắn hạn hơn so với tín dụng<br />
ngân hàng. Vì vậy, Công ty chỉ sử dụng được<br />
tỷ trọng nhỏ nguồn vốn này trong kinh doanh<br />
của mình.<br />
- Nguồn vốn ngắn hạn do khách hàng ứng<br />
trước tiền hàng: Phát sinh nguồn vốn này,<br />
chứng tỏ rằng Công ty cổ phần Gang thép<br />
Thái Nguyên đã xây dựng được chính sách<br />
<br />
103(03): 9 - 16<br />
<br />
khai thác được khoản tiền đặt cọc của khách<br />
hàng, nhờ vào uy tín của Công ty và chất<br />
lượng sản phẩm thép tốt. Số lượng vốn huy<br />
động bằng việc khách hàng trả tiền hàng<br />
trước chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nợ<br />
của Công ty, giúp Công ty có thể tăng quy mô<br />
vốn của mình mà không phải trả khoản chi<br />
phí lãi vay.<br />
- Nợ khác: Công ty huy động vốn từ các<br />
khoản nợ khác này chiếm tỷ trọng tương đối<br />
cao trong tổng vốn nợ phải trả (chiếm tỷ lệ<br />
trung bình khoảng 6,02% trên tổng cơ cấu<br />
vốn). Hình thức huy động vốn bằng nợ khác<br />
chủ yếu là nợ dài hạn (thuê tài chính, vay<br />
nước ngoài), từ thuế và các khoản phải nộp<br />
Nhà nước, phải trả người lao động, chi phí<br />
phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm hay<br />
các khoản nợ phải, ...<br />
Thực trạng cơ cấu vốn<br />
Thực tế cho thấy tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở<br />
hữu của Công ty đạt 1,71 vào năm 2009, năm<br />
2010 là 1,88, năm 2011 là 3,28, chứng tỏ<br />
Công ty có xu hướng sử dụng nhiều nợ phải<br />
trả trong cơ cấu nguồn vốn của mình và<br />
nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu giảm dần qua<br />
các năm.<br />
Việc sử dụng nhiều nợ tại Công ty làm cho<br />
chi phí vốn không cao. Hiện tại, Công ty sử<br />
dụng nợ vay nhiều để huy động vốn phục vụ<br />
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.<br />
Khi sử dụng nhiều nợ vay giúp cho Công ty<br />
có chi phí vốn thấp và phóng đại thu nhập<br />
trên vốn chủ sở hữu. Khi Công ty sử dụng<br />
nhiều nợ trong cơ cấu vốn có tác dụng tích<br />
cực đối với thu nhập. Tuy nhiên do quản lý<br />
chi phí chưa tốt nên lợi nhuận tại Công ty<br />
thấp so với doanh thu thuần.<br />
<br />
Bảng 03: Tình hình cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2009-2011<br />
Đơn vị tính: %<br />
TT<br />
I<br />
1<br />
2<br />
II<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Nguồn vốn<br />
Nợ phải trả<br />
Vốn chủ sở hữu<br />
Nợ phải trả/vốn chủ sở<br />
hữu (lần)<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
100<br />
63.07<br />
36.93<br />
<br />
100<br />
65.27<br />
34.73<br />
<br />
100<br />
76.64<br />
23.36<br />
<br />
1.71<br />
<br />
1.88<br />
<br />
3.28<br />
<br />
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2011)<br />
<br />
11<br />
<br />
14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Hà Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Cơ chế điều hoà vốn tại Công ty cổ phần<br />
Gang thép Thái Nguyên<br />
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên<br />
được quyền thay mặt Nhà nước quản lý vốn<br />
Nhà nước tại Công ty, có quyền điều động<br />
vốn từ Công ty tới các nhà máy, đơn vị thành<br />
viên và ngược lại. Như vậy điều hoà vốn của<br />
Công ty được thực hiện với 2 nội dung:<br />
- Điều hoà vốn trong nội bộ Công ty: Cơ cấu<br />
tổ chức của Công ty gồm các đơn vị như sau:<br />
5 đơn vị nguyên liệu, đơn vị công nghệ là 3<br />
đơn vị phục vụ phụ trợ, 5 đơn vị tiêu thụ trực<br />
tiếp sản phẩm. Công ty cổ phần Gang thép<br />
Thái Nguyên thực hiện giao vốn cho các đơn<br />
vị thành viên để quản lý và sử dụng phù hợp<br />
với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh<br />
của từng đơn vị thành viên theo nguyên tắc<br />
bảo toàn, sử dụng hiệu quả và phát triển vốn.<br />
- Điều hoà vốn giữa Công ty và Tổng công ty<br />
Thép Việt Nam: Tổng Công ty thực hiện giao<br />
vốn thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm vốn<br />
ngân sách, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và<br />
vốn tự có của Công ty. Công ty được cấp bổ<br />
sung vốn khi Tổng Công ty thấy cần thiết<br />
phải đầu tư để hỗ trợ kinh doanh, hoặc để<br />
thực hiện nhiệm vụ Tổng Công ty giao bổ sung<br />
hoặc tăng giảm vốn theo quy định hiện hành.<br />
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên có<br />
quyền thay đổi cơ cấu vốn, được sử dụng vốn<br />
của mình đầu tư ra ngoài như: mua trái phiếu,<br />
góp vốn liên doanh, thực hiện các hình thức<br />
đầu tư khác theo quy định của pháp luật, góp<br />
phần tăng quy mô vốn của công ty, từ đó góp<br />
phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.<br />
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên<br />
được quyền giữ lãi khoản lợi nhuận sau thuế<br />
để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh và<br />
trích lập các quỹ theo quy định.<br />
Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn tại<br />
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên<br />
Qua nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng<br />
vốn tại Công ty cổ phần Gang thép Thái<br />
Nguyên có thể đánh giá như sau:<br />
Về ưu điểm:<br />
Cơ chế quản lý vốn đã tạo điều kiện cho Công<br />
ty và các đơn vị thành viên huy động vốn<br />
phục vụ nhu cầu của sản xuất kinh doanh<br />
<br />
103(03): 9 - 16<br />
<br />
bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết quả là<br />
Công ty đã huy động được một lượng vốn<br />
phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài<br />
ra, Công ty đã tích cực tìm kiếm các nguồn<br />
vốn trong và ngoài nước, như là hình thức vay<br />
ngân hàng không phải thế chấp tài sản mà<br />
bằng phương thức bảo đảm là tín chấp, đã tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc<br />
huy động vốn từ nguồn vốn vay tín dụng.<br />
Công ty đã khai thác và cân đối nguồn vốn<br />
đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh và đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm<br />
máy móc trong thiết bị để phục vụ cho sản<br />
xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động kinh<br />
doanh các đơn vị thành viên, giải quyết được<br />
khó khăn về vốn cho các đơn vị, đồng thời<br />
nguồn vốn huy động từ liên doanh cũng góp<br />
phần đảm bảo tính cân đối trong Công ty.<br />
Với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất kinh<br />
doanh, đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu<br />
của thị trường trong và ngoài nước, Công ty<br />
đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị công nghệ<br />
phục vụ cho sản xuất. Hơn nữa ngành sản<br />
xuất thép là ngành kinh tế đặc thù đòi hỏi vốn<br />
đầu tư ban đầu rất lớn, để khắc phục tình<br />
trạng thiếu vốn, Công ty đã chủ động giải<br />
quyết nhu cầu vốn kinh doanh bằng phương<br />
thức thuê tài sản. Hình thức này có ưu điểm là<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho người thuê mua<br />
trong việc thanh toán, có thể lựa chọn thời<br />
hạn tùy theo khả năng của mình, lãi suất phù<br />
hợp và rất phổ biến trên thế giới, được nhiều<br />
Công ty áp dụng. Tuy nhiên, phương thức này<br />
còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của<br />
Công ty (dưới 1%).<br />
Hạn chế<br />
Thứ nhất, hình thức huy động vốn tại Công ty<br />
còn đơn điệu, khả năng thu hút, huy động vốn<br />
so với nhu cầu đầu tư còn thấp. Hiện nay,<br />
Công ty mới chỉ áp dụng các hình thức huy<br />
động vốn truyền thống như huy động vốn chủ<br />
sở hữu, vay ngân hàng và các tổ chức tín<br />
dụng khác, vay trong nội bộ công ty, vay<br />
công nhân viên… Các hình thức huy động<br />
vốn khác vẫn chưa được áp dụng như phát<br />
hành trái phiếu… Hình thức thuê tài chính đã<br />
được áp dụng nhưng chưa phổ biến. Tuy<br />
nhiên, việc huy động vốn từ nội bộ công ty<br />
<br />
12<br />
<br />
15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Hà Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
vẫn còn khiêm tốn trong khi khả năng có thể<br />
huy động được nhiều hơn nữa cho sản xuất<br />
kinh doanh. Việc huy động vốn chủ yếu tập<br />
trung ở những đơn vị thành viên với số lượng<br />
còn thấp. Việc huy động vốn qua liên doanh<br />
còn ở quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm<br />
năng của Công ty.<br />
Thứ hai, quy mô và cơ cấu vốn chưa hợp lý.<br />
Trong thời gian qua Công ty đã bảo toàn và<br />
phát triển vốn được giao từng bước đầu tư<br />
nhằm cải thiện cơ cấu vốn, làm lành mạnh<br />
hoá các cân đối tài chính lớn. Tuy nhiên, quy<br />
mô và cơ cấu vốn hiện tại của Công ty chưa<br />
tương xứng với vai trò, phạm vi hoạt động<br />
của Công ty.<br />
Thứ ba, điều hoà và tập trung vốn trong nội<br />
bộ Công ty chưa thực hiệu quả, Công ty cũng<br />
chưa có các biện pháp hữu hiệu để thực hiện<br />
việc cân đối, điều hoà vốn một cách có hiệu<br />
quả giữa các đơn vị thành viên nhằm hỗ trợ<br />
về vốn trong nội bộ Công ty. Việc huy động<br />
vốn mới thực hiện theo một chiều, chưa tạo ra<br />
được luồng vốn 2 chiều giữa Công ty và các<br />
đơn vị thành viên.<br />
Thứ tư, tổ chức quản lý vốn, hiệu quả sử dụng<br />
vốn còn thấp. Việc quản lý vốn của Công ty<br />
chưa được cụ thể hoá thông qua việc việc ban<br />
hành quy chế để quản lý. Việc xây dựng quy<br />
trình để quản lý được nguồn vốn góp này có<br />
hiệu quả, không để thất thoát, mất vốn nhưng<br />
không can thiệp quá sâu vào hoạt động của<br />
Công ty là một vấn đề phải nghiên cứu, tiếp<br />
tục hoàn thiện. Việc quản lý sử dụng vốn còn<br />
nhiều hạn chế như tình trạng lãng phí vẫn xảy<br />
ra, chưa thực sự quan tâm đến việc bảo tồn<br />
vốn cố định về mặt hiện vật.<br />
Nguyên nhân chủ quan:<br />
Thứ nhất, công tác quản lý chi phí chưa được<br />
quan tâm đúng mức nên vẫn xảy ra tình trạng<br />
lãng phí chi phí. Việc bảo toàn vốn cố định<br />
mới chỉ quan tâm đến giá trị của tài sản, việc<br />
bảo toàn về hiện vật tài sản chưa thực sự được<br />
quan tâm. Trong quản lý vốn lưu động, cụ thể<br />
là quản lý các khoản phải thu chưa chặt chẽ,<br />
thiếu bộ phận chuyên trách thu hồi nợ, việc<br />
theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ thiếu tập trung<br />
và thường xuyên. Quy trình thanh toán trong<br />
hợp đồng còn chưa chặt chẽ gây bất lợi cho<br />
<br />
103(03): 9 - 16<br />
<br />
công ty trong công tác thu hồi nợ. Việc chấp<br />
hành quy định của Nhà nước, quy chế của<br />
Công ty trong công tác bán hàng tại một số<br />
chi nhánh, cửa hàng còn thiếu ngiêm túc, đã<br />
để xảy ra công nợ khó đòi, vi phạm về quy<br />
chế bán hàng, thu tiền, như các chi nhánh ở<br />
Quảng Ninh, Hà Nội.<br />
Thứ hai, hoạt động phân tích tài chính hiện tại<br />
mới chỉ dừng lại ở hoạt động so sánh đơn<br />
thuần giữa số kế hoạch và thực hiện, giữa số<br />
năm nay với năm trước chứ chưa có một báo<br />
cáo phân tích tài chính cụ thể.<br />
Thứ ba, trong cơ cấu tổ chức tại Công ty cổ<br />
phần Gang thép Thái Nguyên còn thiếu một<br />
bộ phận chuyên làm công tác quản trị tài<br />
chính. Nhiệm vụ của bộ phận này là thường<br />
xuyên phân tích và báo cáo về tình hình tài<br />
chính của công ty tại mọi thời điểm. Từ đó,<br />
đưa ra được cái nhìn tổng thể về tình hình sử<br />
dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn, những mặt<br />
còn hạn chế trong cơ chế quản lý vốn của<br />
công ty, để đưa ra các biện pháp nhằm khắc<br />
phục hạn chế đó, giúp Công ty nâng cao lợi<br />
nhuận, giá trị của mình.<br />
Thứ tư, trong Công ty có một số bộ phận công<br />
nhân viên còn có tâm lý ỷ lại, chưa thực sự<br />
làm việc hết mình, số lao động trong Công<br />
ty còn đông, một số ngành nghề chất lượng<br />
lao động chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất<br />
kinh doanh.<br />
Nguyên nhân khách quan<br />
Thứ nhất, chính sách quản lý tài chính của các<br />
doanh nghiệp nhà nước nói chung và chính<br />
sách quản lý và sử dụng vốn tại Công ty nói<br />
riêng đã được đổi mới, bổ sung và chỉnh sửa<br />
theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03<br />
tháng 12 năm 2004 theo chiều hướng tăng<br />
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Công ty.<br />
Tuy nhiên, trong việc huy động vốn mà hình<br />
thức huy động bằng phát hành trái phiếu<br />
Công ty vẫn còn những hạn chế. Bên cạnh đó,<br />
chính sách về lãi suất, thị trường chứng khoán<br />
cũng ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn của<br />
Công ty.[1].[2]<br />
Thứ hai, nguyên nhân làm hạn chế khả năng<br />
huy động vốn tại Công ty là do thủ tục cho<br />
vay rườm rà, cứng nhắc, hạn mức tín dụng<br />
thấp,… lãi suất cho vay cao nên không hấp<br />
13<br />
<br />
16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />