MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI DẠY- HỌC CÁC LOẠI BÀI HỌC TRONG<br />
SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ<br />
THÔNG<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt*<br />
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên- Đại học Thái Nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
Trong sự phát triển chung của giáo dục thế giới, giáo dục nước ta cũng đã và đang<br />
tiếp tục đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo. Trên thực tế, việc<br />
đổi mới nội dung được thực hiện thông qua việc biên soạn lại chương trìn h, sách<br />
giáo khoa phổ thông mới từ lớp 6 đến lớp 12, trong đó có môn địa lí. Trong hệ<br />
thống chương trình Đ ịa lí phổ thông, nội dung sách giáo khoa lớp 11 rất phong<br />
phú, đa dạng bao gồm các kiến thức Địa lí tự nhiên, Địa lý KTXH của nhiều quốc<br />
gia và lãnh thổ trên thế giới, song được giảng dạy với thời lượng không nhiều<br />
(1tiết/tuần đối với ban cơ bản). Do đó , cần nghiên cứu kĩ các lo ại bài học, lựa<br />
chọn các phương pháp, các phương tiện dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả tốt và<br />
toàn diện.<br />
Từ khóa: Sách giáo khoa địa lý lớp 11, đổi mới phương pháp giảng dạy.<br />
*<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay<br />
cũng như các nước trên thế giới là không<br />
dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho<br />
học sinh (HS) những tri thức và kỹ năng<br />
của loài người đã được tích luỹ trước đây,<br />
mà đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng<br />
cho người học những khả năng, năng lực<br />
sáng tạo. Để đạt được mục tiêu đó trong<br />
quá trình DẠY - HỌC, người giáo viên<br />
(GV) phải luôn quan tâm chú ý, tạo điều<br />
kiện cho học sinh phát huy được tính tích<br />
cực, chủ động, tự lực trong việc tiếp thu<br />
kiến thức, rèn luyện kỹ năng và khả năng<br />
sáng tạo.<br />
Trong chương trình giáo dục phổ thông,<br />
Địa lí được đưa vào giảng dạy ở các<br />
trường phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12 nhằm<br />
mục đích trang bị cho học sinh những kiến<br />
thức cơ bản về khoa học Địa Lí, cũng như<br />
vận dụng những kiến thức đ ó vào cuộc<br />
sống để biết cách ứng xử với môi trường tự<br />
nhiên và xã hội, đồng thời đáp ứng được<br />
yêu cầu phát triển của đất nước, xu thế của<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Tel:0988686257<br />
,Khoa Địa lý – Trường ĐH Sư phạm - ĐHTN<br />
<br />
*<br />
<br />
thời đại. Từ những năm 90 của thế kỷ XX<br />
trở lại đây, cùng với việc đổi mới, chương<br />
trình đào t ạo, sách giáo khoa Địa Lí ở cấp<br />
trung học phổ thông (THPT) bám sát<br />
những định hướng của cải cách giáo dục,<br />
vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học<br />
cũng có sự thay đổi phù hợp.<br />
Trong hệ thống chương trình Địa lí phổ<br />
thông, nội dung chương trình môn địa lí<br />
lớp 11 rất phong phú, đa dạng, bao gồm<br />
các kiến thức Địa lí tự nhiên, Địa lý kinh<br />
tế- xã hội của nhiều quốc gia và lãnh thổ<br />
trên thế giới, song được giảng dạy với thời<br />
lượng không nhiều (1tiết/tuần đối với ban<br />
cơ bản). Do đó, cần nghiên cứu kĩ các loại<br />
bài học, lựa chọn các phương pháp, các<br />
phương tiện dạy học phù hợp nhằm đạt<br />
hiệu quả tối ưu và toàn diện.<br />
2. CÁC LOẠI BÀI HỌC TRONG SÁCH<br />
GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 11- CHƯƠNG<br />
TRÌNH THPT<br />
Khái niệm bài học<br />
Có thể hiểu khái niệm bài học theo một số<br />
cách sau: (1) Là hình thức tổ chức dạy học;<br />
(2) Là đơn vị của nội dung học vấn; (3) Là<br />
một đoạn của quá trình dạy học thu gọn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
với đầy đủ các thành tố của quá trìnhđó.<br />
Bài học còn đư ợc gọi là bài giảng hay bài<br />
dạy học.<br />
Bài học Địa lí là một đơn vị của nội dung<br />
dạy học, có vị trí xác định trong hệ thống<br />
một giáo trình hoặc SGK và có quan hệ<br />
chặt chẽ với bài học khác trong sách giáo<br />
khoa hoặc giáo trình. Bài học phải đảm<br />
bảo một khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất<br />
định trong chương trình và đư ợc cấu thành<br />
bởi một hệ thống các khái niệm được sắp<br />
xếp theo một trình tự có quan hệ chặt chẽ<br />
với nhau, tác động lẫn nhau để làm rõ một<br />
nội dung kiến thức. Mỗi bài học có thể kéo<br />
dài trong một hoặc nhiều tiết học khác<br />
nhau. Các bài học có thể được thực hiện<br />
trong nhiều hình thức tổ chức dạy học,<br />
hoặc chỉ được thực hiện ở một số hình<br />
thức tổ chức dạy học cụ thể Sách giáo<br />
khoa Địa lí 11 ban cơ bản gồm có 12 bài,<br />
học trong 29 tiết, trong đó có 21 tiết lý<br />
thuyết và 8 tiết thực hành. Có bài học<br />
trong 1 tiết (Cộng hòa Liên bangĐ ức), có<br />
bài học trong nhiều tiết (Trung Quốc, Nhật<br />
Bản, Liên minh Châu Âu, khu vực Đông<br />
Nam Á…). Cấu trúc nội dung của các bài<br />
học trong 1 tiết và các bài học trong nhiều<br />
tiết có sự khác nhau: các bài về khu vực<br />
học trong 1 tiết có cấu trúc nội dung gồm:<br />
quá trình hình thành, mục tiêu, hoạt động<br />
và một số thành tựu cụ thể của tổ chức<br />
kinh tế khu vực; các bài về quốc gia học<br />
trong 1 tiết thì nội dung gồm: vị trí địa lí,<br />
phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và đặc<br />
điểm dân cư, kinh tế. Do thời lượng ít nên<br />
những nội dung của bài chỉ giới thiệu<br />
những đặc điểm chung và khái quát. Đối<br />
với các bài về quốc gia học trong nhiều tiết<br />
thì trên nền tảng chính vẫn là vị trí địa lí và<br />
lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh<br />
tế, nhưng nội dung phân tích sâu hơn, đặc<br />
biệt nhấn mạnh tới những khía cạnh đặc<br />
thù của mỗi quốc gia. Ví dụ: Hoa Kì- Sự<br />
chuyển dịch cơ cấu theo ngành và theo<br />
lãnh thổ; Liên Bang Nga - Sự tăng trưởng<br />
kinh tế trong giai đoạn gần đây và nguyên<br />
nhân phát triển; Nhật Bản - Nền kinh tế<br />
siêu cường… Nếu phân loại bài theo nội<br />
dung truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ<br />
<br />
57(9): 32 – 36<br />
<br />
năng mới thì SGKđ ịa lí 11 gồm các loại<br />
bài sau:<br />
Ban cơ bản<br />
- Các bài dạy kiến thức khái quát: bài 1, 2,<br />
3, 4.<br />
- Các bài về kiến thức địa lí Châu lục, khu<br />
vực: bài 5, 7, 11.<br />
- Các bài địa lí các quốc gia: bài 6, 8, 9, 10,<br />
11, 12.<br />
Nếu phân loại dựa vào mục đích dạy học<br />
thì SGK địa lí 11 có các loại bài sau đây:<br />
- Loại bài truyền thụ kiến thức mới. Đây là<br />
loại bài chiếm số lượng nhiều nhất trong<br />
chương trình (4 bài ở phần 1 và 15 tiết ở<br />
phần 2), mỗi bài là một đơn vị kiến thức<br />
mới. Trong đó, 4 bài ở phần đầu sách giao<br />
khoa cung cấp cho học sinh những khái<br />
niệm chung với các đặc điểm đặc trưng, cơ<br />
bản của Địa lí các nước phát triển, các<br />
nước đang phát triển, một số vấn đề địa lí<br />
của châu lục và khu vực; cách mạng khoa<br />
học công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri<br />
thức, xu hướng toàn cầu hoá, bùng nổ dân<br />
số, dân số trẻ, dân số già, ô nhiễm môi<br />
trường, bảo vệ hoà bình và chống khủng<br />
bố.<br />
Trong sách giáo khoa có 2 bài (gồm 6 tiết)<br />
giới thiệu các liên kết kinh tế khu vực (EU<br />
và ASEAN). Hai bài này vừa tiếp tục trình<br />
bày rõ một số khái niệm Địa lí chung như<br />
hợp tác, liên kết kinh tế, nền công nghiệp<br />
nhiệt đới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế....<br />
vừa cung cấp khái niệm riêng về một quốc<br />
gia như: Cộng hòa liên bang Đức.<br />
Loại bài thực hành: Trong chương trình có<br />
8 bài thực hành, nội dung các bài chủ yếu<br />
là phân tích, tìm hiểu về cơ hội, thách thức,<br />
sự thay đổi, hoạt động kinh tế của các quốc<br />
gia, khu vực. Cụ thể:<br />
- Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của<br />
toàn cầu hoá: 1 bài.<br />
- Tìm hiểu kinh tế đối ngoại: 2 bài.<br />
- Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ sản xuất: 1<br />
bà.<br />
- Tìm hiểu sự thay đổi nền kinh tế: 2 bài.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Tìm hiểu về dân cư: 1 bài.<br />
Loại bài ôn tập tổng kết: Trong SGK địa lí<br />
11 không cấu trúc thành bài ôn tập riêng<br />
biệt, song trong phân phối chương trình<br />
của Bộ GD&ĐT thì bài ôn t ập là bắt buộc<br />
sau khi học xong một học kỳ. Bài tổng kết,<br />
ôn tập nhằm giúp học sinh tổng kết, củng<br />
cố lại toàn bộ những nội dung, những tri<br />
thức đã được học, rút ra những kỹ năng về<br />
phương pháp học tập.<br />
Loại bài kiểm tra, đánh giá: chương trình<br />
địa lí 11 được quy định 1 tiết/ tuần, nên có<br />
số bài kiểm tra theo quy định là: 1 bài<br />
kiểm tra 15 phút, 2 bài kiểm tra 45 phút, 2<br />
bài kiểm tra học kỳ. Các bài kiểm tra nhằm<br />
xem xét, đánh giá kết quả học tập của học<br />
sinh, thu thập thông tin ngược chiều giữa<br />
người dạy và người học. Từ đó, giáo viên<br />
điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù<br />
hợp.<br />
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN NỘI<br />
DUNG BÀI HỌC ĐỊA LÍ 11<br />
Toàn bộ nội dung kiến thức trong các bài<br />
địa lí 11 được thể hiện bằng 2 kênh: kênh<br />
hình và kênh chữ. Hệ thống kênh hình và<br />
kênh chữ có mối quan hệ qua lại với nhau,<br />
trước hết, nó là phương pháp thể hiện nội<br />
dung của tất cả các bài học trong chương<br />
trình. Những nội dung cơ bản nhất của bài<br />
học được thể hiện qua các đề mục (kênh<br />
chữ), những định hướng, gợi ý về phương<br />
pháp khai thác tri thức từ kênh hình đư ợc<br />
thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi giữa<br />
bài, cuối bài (kênh chữ). Những tri thức<br />
khai thác được qua kênh hình đư ợc tổng<br />
hợp lại bằng kênh chữ dưới hình thức<br />
những nhận xét, kết luận. Ngược lại, kênh<br />
hình vừa là phương tiện minh hoạ, làm rõ<br />
hơn cho những kiến thức thể hiện ở kênh<br />
chữ, vừa là nguồn tri thức quan trọng bổ<br />
sung cho kênh chữ, đồng thời kênh hình<br />
giúp củng cố kiến thức lý thuyết (kênh chữ)<br />
và rèn luyện các kỹ năng địa lý.<br />
Kênh hình trong SGK địa lí lớp 11 có số<br />
lượng nhiều, loại hình đa d ạng, bao gồm:<br />
bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh<br />
ảnh... Là nguồn tri thức phong phú, do đó<br />
<br />
57(9): 32 – 36<br />
<br />
trong quá trình dạy học, việc hướng dẫn<br />
học sinh cách khai thác tri thức địa lí qua<br />
kênh hình là một phương pháp hiệu quả<br />
nhằm giảm bớt thời gian giảng giải của giáo<br />
viên, vừa giúp phát huy năng lực chủ động,<br />
sáng tạo của học sinh trong quá trình học.<br />
Kênh chữ trong SGK địa lí 11 được thể<br />
hiện rất khoa học và trực quan. Dưới tên<br />
bài là những định hướng, giới thiệu chung<br />
in nghiêng nhỏ giúp học hiểu biết tổng thể<br />
về từng quốc gia, khu vực nghiên cứu.<br />
Trong nội dung mỗi bài, bên cạnh những<br />
kiến thức trình bày có rất nhiều câu hỏi,<br />
nhiều gợi ý đư ợc in nghiêng (đây là điểm<br />
mới so với sách giao khoa cũ) , đó là những<br />
định hướng cho việc sử dụng quan điểm<br />
dạy học mới -lấy học sinh làm trung tâm;<br />
học sinh sẽ phải hoạt động nhiều hơn trong<br />
quá trình học, chủ động khai thác, lĩnh h ội<br />
kiến thức qua những gợi ý của SGK. Cuối<br />
mỗi bài là hệ thống các câu hỏi, bài tập ở<br />
những mức độ khó dễ khác nhau, việc trả<br />
lời các câu hỏi, bài tập cuối bài là điều<br />
kiện tốt giúp học sinh khắc sâu kiến thức<br />
trọng tâm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo địa<br />
lý. Về cơ bản, phương pháp thể hiện nội<br />
dung của SGK địa lí 11 đã đảm bảo được<br />
những yêu cầu về tính trực quan, tính khoa<br />
học, tính thẩm mĩ, được biên soạn dựa trên<br />
quan điểm mới: SGK là p hương tiện đắc<br />
lực cho việc tổ chức hoạt động học tập tích<br />
cực, chủ động của học sinh.<br />
4. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ PHƯƠNG<br />
PHÁP DAY - HỌC LOẠI BÀI TRUYỀN<br />
THỤ KIẾN THỨC MỚI VÀ LOẠI BÀI<br />
THỰC HÀNH<br />
Ví dụ 1:<br />
Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn<br />
cầu.<br />
Đây là một bài học thuộc loại bài truyền<br />
thụ kiến thức mới. Cấu trúc của bài gồm 3<br />
phần: (I) Dân số; (II) Môi trường; (III) Một<br />
số vấn đề khác,có thể tiến hành dạy học<br />
như sau:<br />
Sau khi ổn định tổ chức lớp, GV kiểm tra<br />
bài cũ nhằm mục đích tích tái hiện tri thức<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cũ, làm chỗ dựa cho việc tiếp thu tri thức<br />
mới bằng cách đặt một câu hỏi:<br />
“Xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới<br />
hiện nay là toàn cầu hoá và khu vực hoá.<br />
Em hãy cho biết những biểu hiện của toàn<br />
cầu hoá và hệ quả của nó?”<br />
Nếu một HS không trả lời được trọn vẹn<br />
câu hỏi, GV có thể gọi 1, 2 HS khác để bổ<br />
sung cho câu trả lời, sau đ ó GV tổng kết,<br />
tóm tắt lạinội dung kiến thức: Biểu hiện<br />
của toàn cầu hoá là: thương mại thế giới<br />
phát triển mạnh; đầu tư nước ngoài tăng<br />
nhanh; thị trường tài chính quốc tế mở<br />
rộng; các công ty xuyên quốc gia có vai trò<br />
ngày càng lớn. Hệ quả của toàn cầu hoá:<br />
Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng<br />
trưởng kinh tế toàn cầu.<br />
Việc trả lời câu hỏi trên, giúp HS nhớ lại<br />
được kiến thức của bài cũ, đ ồng thời có sơ<br />
sở để học bài mới: Một số vấn đề mang<br />
tính toàn cầu. Sau khi định hướng, GV vận<br />
dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học<br />
để tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS tích<br />
cực lĩnh h ội tri thức mới. Giáo viên cần<br />
chuẩn bị: biểu đồ và bảng số liệu trong<br />
SGK được phóng to, một số tranh ảnh<br />
minh hoạ về ô nhiễm môi trường trên thế<br />
giới và Việt Nam, một số tin thời sự về<br />
chiến tranh khu vực và khủng bố trên Thế<br />
giới. Làm rõ các khái niệm gốc bằng cách<br />
tìm các dấu hiệu bản chất của các khái<br />
niệm cấp thấp hơn.<br />
1. Bùng nổ dân số: Để HS có thể chủ động<br />
lĩnh hội kiến thức của mục này, GV dẫn<br />
dắt HS thảo luận (Hoạt động 1), chia lớp<br />
học ra thành các nhóm nhỏ, cùng nhau<br />
phân tích bảng 3.1 trong SGK và trả lời<br />
các câu hỏi kèm theo. Các nhóm còn lại<br />
nghe, nhận xét và bổ sung. Trả lời được 2<br />
câu hỏi trên là HS đã n ắm được những nét<br />
khái quát về tình hình phát triển dân số thế<br />
giới. GV điều khiển quá trình thảo luận,<br />
góp ý, sửa sai, khẳng định ý đúng, định<br />
hướng để buổi thảo luận đạt được kết quả<br />
mong muốn. 2. Già hoá dân số: (Hoạt động<br />
2): Tiếp tục thảo luận lớp. Yêu cầu HS<br />
phân tích bảng 3.2 trong SGK, trả lời câu<br />
hỏi: “Hãy so sánh cơ cấu dân số theo nhóm<br />
tuổi của các nước phát triển với các nước<br />
<br />
57(9): 32 – 36<br />
<br />
đang phát triển, rút ra nhận xét?”.Từ phân<br />
tích bảng số liệu kết hợp với đọc thông tin<br />
ở SGK, rút ra những kết luận chứng tỏ dân<br />
số thế giới hiện đang già hoá, đặc biệt ở<br />
các nước phát triển. GV kết luận về đặc<br />
điểm của bùng nổ dân số, già hoá dân số,<br />
so sánh các hệ quả của chúng, kết hợp liên<br />
hệ với đặc điểm của dân số Việt Nam hiện<br />
nay.<br />
Để giảng nội dung này, GV sử dụng kiến<br />
thức về dân số học đã d ạy ở các lớp học<br />
trước, như: Dân số. Sự phân bố dân cư (bài<br />
1,2 sách giáo khoa Địa lí 7); dân số và sự<br />
gia tăng dân số, cơ cấu dân số ( bài 22, 23<br />
sách giáo khoa Địa lí 10). Ngoài ra, GV<br />
sưu tầm thêm tư liệu mới bổ sung vào nội<br />
dung bài học để hình thành cho HS các<br />
kiến thức về dân số một cách hệ thống.<br />
3. Ô nhiễm môi trường: Theo cấu trúc hệ<br />
thống, thực chất mục này trong SGK là hệ<br />
thống các khái niệm chung, trong đó có 1<br />
khái niệm thuộc cấp thứ nhất, bao quát là ô<br />
nhiễm môi trường, trong đó có nhiều khái<br />
niệm ở cấp thấp hơn như ô nhiễm không<br />
khí, ô nhiễm nguồn nước ngọt, ô nhiễm<br />
biển và đại dương..... Như vậy, để hình<br />
thành cho HS kiến thức của mục này, GV<br />
cần định hướng và gợi ý cho HS trả lời các<br />
câu hỏi: Ô nhiễm môi trường là gì? Có<br />
những loại môi trường nào bị ô nhiễm mà<br />
em biết? Biểu hiện của ô nhiễm đó như thế<br />
nào? Nguyên nhân và hậu quả của nó?. HS<br />
hoàn toàn có thể trả lời được những câu<br />
hỏi đ ó dựa vào sách giáo khoa, dựa vào<br />
kiến thức thực tế. Sau đ ó GV nhấn mạnh<br />
tính nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường<br />
trên phạm vi toàn thế giới, sự cần thiết<br />
phải bảo vệ môi trường.<br />
Khi giảng nội dung này nên sử dụng các<br />
kiến thức về môi trường HS đã được học ở<br />
lớp trước, như: Các môi trường địa lý<br />
(Phần II, sách giáo k hoa Địa lí 7), Môi<br />
trường và sự phát triển bền vững (chương<br />
X, sách giáo khoa Địa lí 10). Phần cuối<br />
cùng của bài nói về một loạt các vấn đề<br />
mang tính toàn cầu khác như chủ nghĩa<br />
khủng bố quốc tế, xung đột tôn giáo, sắc<br />
tộc… Cách tốt nhất khi giảng phần này là<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
GV thuyết trình, HS tham gia tích cực phát<br />
biểu ý kiến về chủ nghĩa khủng bố quốc tế,<br />
xung đột tôn giáo, sắc tộc mà các em biết,<br />
kết hợp với một số mẩu chuyện về hoạt<br />
động khủng bố diễn ra ở Nga, Mỹ,<br />
Inđônêxia…trong những năm gần đây,<br />
nhấn mạnh tác động của chúng đến hoà<br />
bình thế giới.<br />
- Củng cố tri thức, tổng kết bài học: GV có<br />
thể đặt những câu hỏi, hoặc yêu cầu HS<br />
tóm tắt ngắn gọn những nội dung của bài.<br />
- Ra bài tập về nhà: Học bài và trả lời các<br />
câu hỏi trong sách giáo khoa.<br />
Ví dụ 2: Tiết 3 - bài 6. Thực hành: Tìm<br />
hiểu sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của<br />
Hoa Kỳ<br />
Mục đích của bài thực hành này là dạy HS<br />
biết và giải thích được sự khác nhau trong<br />
phân bố sản xuất công nghiệp giữa các<br />
vùng lãnh thổ Hoa Kỳ và những nguyên<br />
nhân chủ yếu tạo nên sự khác nhau đó.<br />
Qua bài thực hành giúp HS củng cố kỹ<br />
năng phân tích bản đồ, phân tích các mối<br />
liên hệ giữa các ngành công nghiệp và điều<br />
kiện phát triển.<br />
Về bản chất, nội dung của bài thực hành<br />
này chính là vận dụng, tổng hợp kiến thức<br />
của 2 tiết học trước của bài Hoa kỳ (Tiết 1:<br />
Tự nhiên và dân cư; Tiết 2: Kinh tế).<br />
Ngoài ra còn nhằm củng cố lại các kiến<br />
thức về tự nhiên, dân số và kinh tế của Hoa<br />
Kỳ. HS đã h ọc từ bài 35 đến bài 40 trong<br />
sách giáo khoa Địa lí 7. Đặc biệt, bài thực<br />
hành này còn nâng cao, hoàn thiện nội<br />
dung của bài 40 sách giáo khoa Địa lí 7<br />
“Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp<br />
truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và<br />
vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời”.<br />
Hoạt động 1: Yêu cầu HS lập bảng theo mẫu<br />
ở SGK Quan sát hình 6.1 (bài 6, tiết 1) và<br />
hình 6.6 (bài 6, tiết 2), kết hợp với các kiến<br />
thức đã học ở 2 bài đó để nhận biết được các<br />
khu vực tự nhiên và xác định được sự phân<br />
bố các nông sản chính, sau đó điền các thông<br />
tin vào bảng đã lập.<br />
Quan sát hình 6.7 trong SGK: các trung<br />
tâm công nghiệp chính của Hoa Kỳ và rút<br />
<br />
57(9): 32 – 36<br />
<br />
ra nhận xét. Để có được những nhận xét<br />
chính xác, đòi hỏi HS phải nhớ lại kiến<br />
thức của bài 39, 40 (sách giáo khoa Địa lí<br />
7), bài 6, tiết 2 (sách giáo khoa Địa lí 11)<br />
và phải vận dụng kỹ năng phân tích lược<br />
đồ (thông qua bản chú giải). GV hướng<br />
dẫn HS cách quan sát lược đồ, trao đổi<br />
thảo luận với nhau, sau đó điền kết quả vào<br />
một bảng theo mẫu sau:<br />
Sau khi đã hoàn thành kết quả của bài thực<br />
hành số 1, GV yêu cầu HS cả lớp cùng<br />
nhận xét sự khác nhau về mức độ tập trung<br />
các trung tâm công nghiệp giữa các vùng<br />
và nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng giá<br />
trị sản lượng công nghiệp giữa các vùng,<br />
tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi tỉ<br />
trọng giá trị sản lượng công nghiệp giữa<br />
các vùng.<br />
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
phân hoá theo lãnh thổ sản xuất công<br />
nghiệp của Hoa kỳ, giáo viên cần yêu cầu<br />
HS nhắc lại kiến thức của bài 36, 38, 39,<br />
40 (sách giáo khoa Địa lí 7), bài 6, tiết 1,2<br />
(sách giáo khoa Địa lí 11). Như vậy, khi<br />
thực hiện một bài thực hành trong sách<br />
giáo khoa Địa lí 11, cần phải hướng dẫn<br />
cho HS biết cách liên kết, tổng hợp kiến<br />
thức từ các bài có liên quan, biết cách vận<br />
dụng các kỹ năng đã h ọc ở các lớp học<br />
trước trong những tình huống mới.<br />
Sách giáo khoa địa lí lớp 11 chương trình<br />
THPT được biên soạn lại cho phù hợp với<br />
sự phát triển của yêu cầu giáo dục trong<br />
thời đại hiện nay. Nội dung của các loại<br />
bài học trong sách giáo khoa có nhiều<br />
điểm mới, điểm khó, cách trình bày nội<br />
dung kiến thức trong từng loại bài học<br />
cũng có nhiều điểm khác sách giáo khoa<br />
cũ, cách trình bày đó tạo điều kiện cho<br />
việc phát huy khả năng tư duy, khả năng<br />
làm việc độc lập của học sinh. Trong quá<br />
trình dạy học, việc nắm vững kiến thức,<br />
nắm vững cấu trúc nội dung của từng loại<br />
bài học là điều kiện, là cơ sở nhằm nâng<br />
cao chất lượng dạy học Địa lí.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi<br />
dưỡng giáo viên thực hiện chương trình,<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />