Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc
lượt xem 4
download
Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Với đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi thế đất đai, đa dạng sinh học, Tây Bắc có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, phát triển dược liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY BẮC Hà Văn Định1*, Trần Thị Loan1, Nguyễn Hoàng Thái1, Phạm Thái Thanh1, Đặng Thị Tuyết Minh2, Ngô Ngọc Dung3 1 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2 Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội * Email: kyanhpvkt@gmail.com Tóm tắt: Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Với đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi thế đất đai, đa dạng sinh học, Tây Bắc có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, phát triển dược liệu. So với tiềm năng, lợi thế thì những thành tựu về phát triển nông lâm nghiệp của vùng còn khá khiêm tốn. Một số định hướng nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc trong thời gian tới như: (i) Liên kết vùng, các tiểu vùng trong phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc, (ii) Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng hàng hóa tập trung gắn với việc xây dựng các chế biến và theo chuỗi giá trị sản xuất như: chè, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi bò sữa, các loại vật nuôi bản địa, phát triển kinh tế lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cá rô phi, các loài cá nước lạnh, cá truyền thống,… (iii) Cần phát huy thế mạnh các sản phẩm chủ lực theo hướng liên kết giữa các tiểu vùng sinh thái: Tiểu vùng Bắc Tây Bắc, Tiểu vùng Nam Tây, Tiểu vùng Hoàng Liên Sơn,Tiểu vùng Phú Thọ - Hòa Bình; Một số giải pháp thực hiện các định hướng: (i) Giải pháp về thị trường; (ii) Giải pháp về khoa học – công nghệ; (iii) Đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp; (iv) Giải pháp về liên kết vùng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ khóa: Nông nghiệp, Phát triển bền vững. 1. GIỚI THIỆU Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ. Vùng Tây Bắc gồm 7 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, là địa bàn sinh sống của hơn 20 dân tộc anh em: Kinh, Thái, Mường, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Cống, La Ha, La Hủ, Lào, Hoa, Mảng,… Vùng có diện tích tự nhiên 5.410,925 ngàn ha, dân số 6.176,77 ngàn người [Tổng cục Thống kê, 2019]. Bên cạnh đó, Tây Bắc được xem là khu vực có tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh tế của cả nước. Với đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi thế đất đai, đa dạng sinh học, Tây Bắc có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, phát triển dược liệu,… Thực hiện chủ trương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, các địa phương vùng Tây Bắc đã nỗ lực thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất và từng bước đem lại hiệu quả tích cực, hình thành nhiều vùng liên kết sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: vùng mía đường 80 ngàn ha (Hòa Bình); Vùng cây ăn quả 80 ngàn ha (Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình); Vùng chè 76 ngàn ha (Phú Thọ, Yên Bái); Vùng cà phê 15 ngàn ha (Sơn La, Điện Biên); Vùng cây cao su 63 ngàn ha (ở các tỉnh phía Tây); Vùng rau, hoa, cây dược liệu ôn đới chất lượng cao (Sa Pa, Mộc Châu); Vùng rừng nguyên liệu giấy (Phú Thọ, Yên Bái) [Trần Thị Loan, Hà Văn Định, 2020]. Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc vẫn chưa thật sự tương xứng với đầu tư và tiềm năng vốn có, với những khó khăn tồn tại sau: Thiếu liên kết vùng, liên kết tiểu vùng trong phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị; Diện tích đất canh tác nông nghiệp tương đối ít và manh mún, chủ yếu canh tác trên đất dốc, phương pháp canh tác lạc hậu, thiếu bền vững nên hiệu quả không cao, nhiều nông sản đặc trưng của địa phương chưa kết nối được với thị trường và chưa có thương hiệu; Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao còn khá hạn chế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGap; Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô còn nhỏ, phân tán. Số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ít, nhất là các hoạt động liên quan đến chế biến nông sản, ứng dụng khoa học công nghệ,...
- Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc 305 Để thúc đẩy ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo động lực phát triển mới hướng tới hiệu quả, chất lượng, tăng sức cạnh tranh góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân, việc nghiên cứu “Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc” là cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập và tham khảo thông tin thứ cấp Tác giả thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn và tiến hành phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp để nắm bắt được các vấn đề nghiên cứu. 2.2. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Bài trình bày tham khảo ý kiến của các chuyên gia để hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung nghiên cứu, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đề ra của Hội thảo. Nhóm các chuyên gia tham vấn như sau: Bảng 1. Nhóm chuyên gia tham vấn ý kiến STT Nhóm chuyên gia Số lượng Nội dung tham vấn Tham vấn định hướng, giải pháp phát triển 1 Chuyên gia trồng trọt 5 ngành trồng trọt Tham vấn định hướng, giải pháp phát triển 2 Chuyên gia về chăn nuôi 5 ngành chăn nuôi Tham vấn định hướng, giải pháp phát triển 3 Chuyên gia về lâm nghiệp 5 ngành lâm nghiệp Tham vấn định hướng, giải pháp phát triển 4 Chuyên gia về thủy sản 5 ngành thủy sản Tham vấn định hướng, giải pháp liên kết 5 Chuyên gia về kinh tế 5 vùng, phát triển thị trường, chính sách kinh tế TỔNG 25 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Liên kết vùng trong phát triển bền vững nông nghiệp Tây Bắc Từ kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia, (100 % ý kiến) cho rằng một trong những hạn chế đối với phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc là chưa tạo ra được liên kết vùng giữa các địa phương, liên kết vùng nguyên liệu, liên kết trong việc xây dựng thương hiệu cũng như hình liên kết hình thành chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Theo Đỗ Đức Duy (2018), mỗi địa phương trong vùng cũng có những tiềm năng, thế mạnh và nhiều điểm tương đồng nhưng không có sự liên kết nên không tạo được chuỗi giá trị gia tăng, nhất là những sản phẩm chủ lực, thế mạnh chung của cả vùng như: Chè, cây ăn quả, gạo, đặc sản, cây dược liệu,… Việc không hình thành được mối liên kết vùng cũng dẫn đến các hạn chế trong việc tạo vùng nguyên liệu, thu hút nhà đầu tư thực hiện dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại; Hạn chế trong việc nghiên cứu, dự báo xu thế phát triển, nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, khó khăn trong việc tiêu thụ ổn định đầu ra sản phẩm. Theo Bùi Quang Tuấn (2018), một trong những định hướng là các tỉnh Tây Bắc cần thường xuyên gặp gỡ để phân công và phối hợp trong phát triển các ngành nghề; Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư trên quy mô vùng. Không cần thiết phải có cuộc gặp tất cả các tỉnh, mà từng cụm tỉnh thành có liên quan trong sản phẩm, lĩnh vực, mặt hàng,… có thể tự chủ động liên kết với nhau, tìm hướng đi. Nhưng trong đó, vẫn cần xác định một cơ chế thực hiện rõ ràng dưới sự điều hành và giám sát chung của Nhà nước. Đây sẽ là cách hiệu quả để phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương; Đồng thời, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, mâu thuẫn, hiệu quả thấp,… Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia (100 % ý kiến) cho rằng, một trong những yếu có thể tạo liên kết bền vững vùng nguyên liệu đó là phải xây dựng được các nhà máy sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp cấp vùng, nhà máy đóng vai trò liên kết thu mua, bao tiêu sản phẩm chủ lực cho các tỉnh, như vậy sẽ tạo ra các sản phẩm đồng đều về chất lượng, liên kết được các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp trong vùng.
- 306 Hà Văn Định, Trần Thị Loan, Nguyễn Hoàng Thái, Phạm Thái Thanh, Đặng Thị Tuyết Minh, Ngô Ngọc Dung 3.2. Định hướng phát triển các ngành hàng nông nghiệp chủ lực Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia trồng trọt (100 % ý kiến) cho rằng trồng trọt của vùng còn thiếu gắn kết giữa sản xuất, chế biến, thâm canh năng suất chưa phát triển sâu rộng, thiếu bền vững, việc phát triển nông nghiệp an toàn vẫn còn yếu. Trần Thị Loan và Hà Văn Định (2020), định hướng của ngành trong thời gian tới cần trung phát triển các cây ăn quả chủ lực, cây trồng có lợi thế như chè, cây ăn quả, cây dược liệu, lúa chất lượng cao, lúa bản địa có giá trị kinh tế cao. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, năng suất cao đưa vào sản xuất; Đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất; Mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobGAP. Phát triển chăn nuôi cũng thiếu liên kết theo chuỗi giá trị, tỷ trọng xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn, chưa phát huy hết tiềm năng phát triển chăn nuôi gắn với tiềm năng, lợi thế của vùng (100 % ý kiến chuyên gia chăn nuôi). Do đó, thời gian tới cần liên kết sản xuất trong chăn nuôi theo chuỗi giá trị, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm: Nâng cao năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm gia súc, gia cầm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Trần Thị Loan và Hà Văn Định (2020), cần tăng quy mô và thâm canh phát triển những loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng và lợi thế so sánh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư, thị trường tiêu thụ và ứng phó với biến đổi khí hậu như thịt, sữa bò, nhung hươu. Phát triển chăn nuôi trâu, gà thả vườn, lợn, bò bản địa. Phát triển chăn nuôi gắn với chế biến đa dạng hóa, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gia súc ăn cỏ, hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến thịt, sữa, thuộc da đáp ứng nhu cầu thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, ngựa), phục tráng giống và phát triển các loại vật nuôi đặc sản, bản địa cung cấp cho thị trường trong nước; Hình thành các vùng chăn nuôi an toàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Từng bước chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp, phù hợp với thực tế địa phương. Phát triển lâm nghiệp bền vững: Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia lâm nghiệp (100 %) cho rằng cần phát huy được vai trò phòng hộ của Tây Bắc gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng, chú trọng phát triển các sản phẩm lợi thế gắn với xây dựng nhà máy chế biến theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Cụ thể, tiếp tục xây dựng và củng cố các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nằm trong lưu vực của các bậc thang thủy điện như thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La để tăng hiệu quả phòng hộ và tạo điều kiện cho các cộng đồng dân cư địa phương hưởng lợi nhiều hơn từ chi trả các dịch vụ môi trường rừng. Duy trì, củng cố các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng lịch sử cảnh quan tại Mường Tè - Mường Nhé, Điện Biên - Sơn La, Hoàng Liên Sơn,... phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái [Thủ tướng Chính phủ, 2013]. Phát triển lâm sản ngoài gỗ bản địa, khai thác lâm sản ngoài gỗ bền vững; Phát triển cây gỗ đa mục đích như: Hồi, Tràm lấy dầu,... xây dựng các phương án quản lý rừng bền vững, hướng tới phát triển rừng đạt tiêu chuẩn FSC (chứng nhận tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan); Xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp; Xây dựng các cơ sở chế biến công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu trên cơ sở thâm canh 1,5 triệu ha rừng sản xuất, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất ván nhân tạo và đồ mộc; Triển khai đầy đủ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo nguồn tài chính bền vững cho công tác phát triển lâm nghiệp [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2011, 2013a; Thủ tướng Chính phủ, 2014]. Theo Trần Thị Loan và Hà Văn Định (2020), vùng có nhiều hồ chứa nước lớn, có lợi thế cho phát triển thủy sản, tuy nhiên diện tích mặt nước còn chưa khai thác hết tiềm năng; Một số vùng nuôi năng suất thấp và chủ yếu là sản phẩm truyền thống nên hiệu quả chưa cao. Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia thủy sản (80 % ý kiến) cho rằng thủy sản vùng Tây Bắc chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu, vẫn tập trung phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích nuôi). Do đó, định hướng phát triển của vùng thời gian tới như sau: Các đối tượng nuôi cần được ưu tiên phát triển là cá rô phi đơn tính, cá nước lạnh, cá truyền thống và các loài thủy sản có giá trị cao khác. Về hình thức nuôi, cần mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, theo quy chuẩn quốc tế, áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP). Về địa bàn, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế của từng vùng; Nghiên cứu sinh sản nhân tạo các đối tượng cá có giá trị kinh tế cao, dần dần hình thành các trại sản xuất giống ở các khu sinh thái đặc hữu nhằm cung cấp cho phát triển nuôi ở trên các hồ chứa lớn [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2013b, 2015]. Một trong những hạn chế lớn đối với phát triển nông nghiệp của vùng là chưa phát triển được công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung (92 % ý kiến của các chuyên gia). Thời gian tới cần thu hút đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu sơ chế, chế biến
- Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc 307 sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi cho các vùng sản xuất gạo chất lượng cao, chè hàng hóa, rau an toàn, quả các loại, cà phê, cao su, mía đường,… với quy mô phù hợp với từng vùng sản xuất, công nghệ tiên tiến để gia tăng giá trị gắn với các sản phẩm OCOP của từng tỉnh, đến năm 2025 cơ bản phục vụ đủ nhu cầu chế biến nông sản của vùng; 3.3. Định hướng phát triển nông nghiệp theo tiểu vùng sinh thái Định hướng phát triển nông nghiệp theo các tiểu vùng như sau: Bảng 2. Định hướng phát triển nông nghiệp theo tiểu vùng sinh thái Tiểu vùng Định hướng phát triển - Về trồng trọt: Ổn định diện tích lúa khoảng 50 - 55 ngàn ha, sản lượng 240 - 250 ngàn tấn, ngô 30 - 40 ngàn ha, sắn khoảng 10 ngàn ha đảm bảo an ninh lương thực trong tiểu vùng và thức ăn cho chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở Lai Châu và một phần tỉnh Điện Biên. Cây rau đậu các loại khoảng 10 - 12 ngàn ha phục vụ cho tiêu dùng trong tiểu vùng. Phát triển cây ăn quả (Chanh leo, chuối, cây ăn quả ôn đới); Rau trái vụ, hoa, chè, chè cổ thụ; Dược liệu đặc hữu (Sâm Lai Châu, Thất diệp nhất chi hoa,…). - Về chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn trâu, bò cao sản 1. Tiểu vùng Bắc Tây Bắc theo hướng tập trung, trang trại và gia trại quy mô lớn. (bao gồm tỉnh Lai Châu và một phần phía Bắc - Về lâm nghiệp: Phát triển cây lâm nghiệp bản địa có giá của tỉnh Điện Biên) trị, đa tác dụng (Giổi xanh, tô hạp Điện Biên, nghiến, pơ mu,…) và các loài lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng (Sa nhân, thảo quả, sơn tra, mắc ca, cánh kiến,…), phát triển trồng rừng sản xuất tập trung gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ ở Điện Biên. Phát triển cây quế, mắc ca, cây gỗ lớn (Re, giổi, tếch, sa mu) gắn với nhà máy chế biến ở Lai Châu. - Về thủy sản: Phát triển nuôi cá lồng tại cá lòng hồ thủy điện lớn (Cá lăng, cá chiên, trắm); Phát triển nuôi cá nước lạnh (Cá tầm, cá hồi). - Diện tích lúa ổn định khoảng 60 - 65 ngàn ha, ngô 130 - 140 ngàn ha, sắn khoảng 40 - 45 ngàn ha, cây rau đậu các loại khoảng 15 - 20 ngàn ha phục vụ cho tiêu dùng trong tiểu vùng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch, các khu đô thị, khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở Sơn La và một phần tỉnh Yên Bái, Điện Biên. Phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có thế mạnh của tiểu vùng như chè búp, cà phê chè, cao su. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả chủ lực trong tiểu vùng gồm: 2. Tiểu vùng Nam Tây Bắc Nhóm cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới: Mơ, mận, lê, đào; (Bao gồm phía Nam tỉnh Điện Biên, phía Nam Nhóm cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới: cam, quýt, của tỉnh Lai Châu (huyện Than Uyên), phía Tây bưởi, nhãn, vải, hồng; Nhóm sản phẩm có nguồn gốc nhiệt của tỉnh Yên Bái (huyện Mù Cang Chải) và toàn đới: chuối, na, xoài,… bộ tỉnh Sơn La) - Phát triển các loại vật nuôi có thế mạnh như trâu, bò, bò sữa, lợn, gia cầm… đàn trâu, bò khoảng 500 - 600 ngàn con (trong đó bò sữa 35 - 45 ngàn con), đàn lợn 650 - 700 ngàn con, đàn gia cầm 12 - 15 triệu con, ngoài ra còn các vật nuôi khác có tiềm năng như dê, ong,… - Phát triển trồng rừng sản xuất tập trung gắn với nhà máy chế biến và tiêu thụ, phát triển cây lâm nghiệp bản địa có giá trị, đa tác dụng và các loài lâm sản ngoài gỗ, dược liệu dưới tán rừng.
- 308 Hà Văn Định, Trần Thị Loan, Nguyễn Hoàng Thái, Phạm Thái Thanh, Đặng Thị Tuyết Minh, Ngô Ngọc Dung - Phát triển nuôi thủy sản ở các ao hồ, lòng hồ thủy lợi, thủy điện, phát triển nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi,… - Nhóm cây lương thực, thực phẩm: Diện tích lúa ổn định 70 - 80 ngàn ha, ngô khoảng 70 ngàn ha, sắn khoảng 25 ngàn ha, rau đậu các loại 40 - 50 ngàn ha phục vụ nhu cầu tiêu dùng và khách du lịch, các khu đô thị, khu công nghiệp. 3. Tiểu vùng Hoàng Liên Sơn - Nhóm cây lâu năm và cây ăn quả: Phát triển cây chè búp, (Bao gồm các tỉnh phía Bắc dãy Hoàng Liên cao su, cây ăn quả các loại phù hợp với lợi thế của tiểu Sơn là Lào Cai và Yên Bái) vùng. - Chăn nuôi: Ưu tiên các loại vật nuôi có thế mạnh như trâu, bò, lợn, gia cầm,... đàn trâu, bò khoảng 300 - 350 ngàn con, đàn lợn khoảng 1,1 - 1,2 triệu con, đàn gia cầm khoảng 10 - 13 triệu con, ngoài ra còn các loại vật nuôi khác như dê, ong, các vật nuôi bản địa,... - Nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm: định hướng phát triển cây lương thực đảm bảo an ninh lương thực trong tiểu vùng và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, ổn định diện tích lúa 100 - 110 ngàn ha, ngô 55 - 60 ngàn ha, sắn khoảng 20 ngàn ha. Phát triển sản xuất rau đậu các loại phục vụ tiêu dùng trong tiểu vùng và các khu đô thị, khu công nghiệp với diện tích khoảng 45 - 4. Tiểu vùng Phú Thọ - Hòa Bình (Bao gồm 50 ngàn ha. các tỉnh miền núi phía Đông Nam dãy Hoàng - Nhóm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả: phát triển Liên Sơn là Phú Thọ và Hòa Bình) cao su, cây ăn quả các loại phù hợp với lợi thế của tiểu vùng. - Chăn nuôi: Phát triển các loại vật nuôi có thế mạnh như bò thịt, gia cầm, đàn trâu, bò khoảng 400 - 450 ngàn con, đàn lợn 1,2 - 1,3 triệu con, đàn gia cầm 23 - 28 triệu con. - Phát triển nuôi thủy sản lồng bè trên sông và các hồ chứa, hồ thủy điện, thủy lợi. Nguồn: Trần Thị Loan và Hà Văn Định, 2020; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010, 2011, 2013a, 2010. 3.4. Một số giải pháp Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia cho thấy, cần tập trung vào 4 giải pháp để phát triển bền vững vùng Tây Bắc: (1) Giải pháp về thị trường (100 % ý kiến chuyên gia), (2) Giải pháp về khoa học - công nghệ (96 % ý kiến chuyên gia), (3) Giải pháp về đổi mới quan hệ sản xuất (92 % ý kiến chuyên gia), (4) Giải pháp về liên kết vùng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản (92 % ý kiến chuyên gia). Cụ thể như sau: 3.4.1. Giải pháp về thị trường Một trong những hạn chế trong phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc là việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm vẫn còn yếu, nên chưa nâng cao được tính cạnh tranh, chuỗi giá trị cho các sản phẩm [Trần Thị Loan và Hà Văn Định, 2020]. Một số giải pháp trong thời gian tới như sau: - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức; Tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực có chất lượng cao trên Website của các tỉnh, của ngành, của doanh nghiệp; Thường xuyên thông tin, dự báo kịp thời về thị trường nông sản. - Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu. Thành lập Hiệp hội ngành hàng để bảo vệ quyền lợi nông dân và thành viên, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Tăng cường hợp tác liên kết, quy mô theo chuỗi giá trị gắn kết sản xuất tiêu thụ giữa nông dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác.
- Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc 309 - Xây dựng cơ chế phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân và trang trại tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) và các hình thức tổ chức liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý, tem nhãn nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 3.4.2. Giải pháp về khoa học - công nghệ - Nghiên cứu kỹ thuật quản lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên đất và nước, nhất là đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường. Ưu tiên các kỹ thuật canh tác tối thiểu, hạn chế xói mòn, giữ ẩm, tưới tiết kiệm, mô hình nông lâm và nông lâm ngư kết hợp. - Phát triển công nghệ sau thu hoạch và tiêu chuẩn chất lượng đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế so sánh. Tổ chức sản xuất một số sản phẩm sơ chế và chế biến theo công nghệ tiên tiến (chè đặc sản; quả sấy, mứt, các loại nước giải khát, rượu,...). - Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung, nghiên cứu, đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất, nhu cầu dinh dưỡng cho các cây trồng chủ lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững. Triển khai thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, dược liệu và muối) gắn với chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của các địa phương và mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại danh mục kèm theo; từng bước nhân rộng mô hình [Thủ tướng Chính phủ, 2020]. - Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp: Các ứng dụng của công nghệ số sẽ hỗ trợ lập kế hoạch, tính toán chi phí, doanh thu theo mùa vụ, thu thập, phân tích thông tin môi trường, điều khiển các thiết bị để giữ cho môi trường tuân theo đúng quy trình chuẩn. Đồng thời, hỗ trợ hệ thống cảnh báo tự động, hỗ trợ phân tích, đánh giá chất lượng, năng suất và đề xuất các giải pháp tối ưu cho nhà nông; Công nghệ số sẽ giúp cải thiện chất lượng dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để ra quyết định sản xuất nông nghiệp, ứng dụng trong chương trình bảo hiểm, khuyến cáo trong các quyết định đầu tư trồng trọt của người sản xuất [Nguyễn Thị Thu, 2019]. 3.4.3. Đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Theo ý kiến tham vấn chuyên gia (96 % ý kiến), cần phải đổi mới quan hệ sản xuất vùng Tây Bắc để khuyến kích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Cụ thể như sau: - Chuyển đổi toàn diện HTX theo Luật HTX năm 2012. Xoá bỏ các HTX hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên thua lỗ. Thành lập mới các tổ hợp tác, các HTX chuyên ngành (HTX kiểu mới) làm đầu mối, đại diện nông dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Triển khai thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với phát triển hợp tác xã như: Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp [Chính phủ nước CHXHCNVN, 2013, 2017]. - Phát triển mạnh trang trại xuất hàng hóa, gồm: Trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020]. Hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, các địa phương trong vùng cần triển khai cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 [Chính phủ nước CHXHCNVN, 2018]. - Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp để thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp. Trong đó doanh nghiệp giữ vai trò đầu tàu, định hướng cho nông dân và HTX về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản; HTX, tổ hợp tác là đầu mối đại diện của nông dân tham gia các liên kết với doanh nghiệp. 3.4.4. Giải pháp về liên kết vùng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản Cần xem xét lại cơ chế phân cấp giữa Trung ương và địa phương; Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương (giảm nhiệm vụ về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngân sách,... tăng nhiệm vụ bảo đảm môi trường kinh doanh, dịch vụ công,...), gắn phân cấp cho địa phương với đảm bảo nguồn lực thực hiện. Đây là biện pháp có tính cơ bản, lâu dài, liên quan đến sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành [Bùi Tất Thắng, 2017]. Thành lập Ban Điều phối phát triển các sản phẩm nông - lâm nghiệp chủ lực do bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan, các tỉnh Tây Bắc và
- 310 Hà Văn Định, Trần Thị Loan, Nguyễn Hoàng Thái, Phạm Thái Thanh, Đặng Thị Tuyết Minh, Ngô Ngọc Dung giáp Tây Bắc; Xây dựng các đề án liên kết nhằm huy động, tập trung nguồn lực phát triển đối với một số lĩnh vực, ngành hàng, sản phẩm. Nghiên cứu, xây dựng các quy chế liên kết vùng, trong đó thể hiện hình thức, nguyên tắc, nội dung liên kết và cơ chế thu hút các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ tài chính đối với các dự án liên kết vùng; cơ quan điều phối xây dựng và trực tiếp chỉ đạo, giám sát thực hiện. Tăng cường phát triển liên kết vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có đủ năng lực tài chính và quản trị làm nòng cốt cho việc hình thành liên kết phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Tây Bắc Việt Nam là vùng mang tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, có tiềm năng và lợi thế lớn cho phát triển nông nghiệp. Tuy vậy, phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc vẫn chưa thật sự tương xứng với đầu tư và tiềm năng vốn có. Phát triển nông nghiệp của vùng Tây Bắc cần có sự liên kết vùng, liên kết giữa các tiểu vùng để tạo liên kết giữa các vùng nguyên liệu, liên kết trong thu hút đầu tư các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm để hình thành chuỗi giá trị bền vững từ khâu sản xuất- sơ chế/chế biến - tiêu thụ/xuất khẩu sản phẩm. Phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc cần tập trung vào các sản phẩm có lợi thế như: Chè, cây ăn quả, cây dược liệu, lúa chất lượng cao, lúa bản địa có giá trị kinh tế cao; Phát triển chăn nuôi trâu, gà thả vườn, lợn, bò bản địa dê, ngựa, công nghiệp chế biến thịt, sữa, thuộc da; Tiếp tục xây dựng và củng cố các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nằm trong lưu vực của các bậc thang thủy điện để tăng hiệu quả phòng hộ và tạo điều kiện cho các cộng đồng dân cư địa phương hưởng lợi nhiều hơn từ chi trả các dịch vụ môi trường rừng và có trách nhiệm cao hơn trong bảo vệ rừng; Nuôi trồng thủy sản cần được ưu tiên phát triển là cá rô phi đơn tính, cá nước lạnh, cá truyền thống. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản gắn với vùng nguyên liệu để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm chủ lực. Cần phát huy thế mạnh các sản phẩm chủ lực, gắn với liên kết giữa các tiểu vùng sinh thái: Tiểu vùng Bắc Tây Bắc (bao gồm tỉnh Lai Châu và một phần phía Bắc của tỉnh Điện Biên); Tiểu vùng Nam Tây Bắc (bao gồm phía Nam tỉnh Điện Biên, phía Nam của tỉnh Lai Châu (huyện Than Uyên), phía Tây của tỉnh Yên Bái (huyện Mù Cang Chải) và toàn bộ tỉnh Sơn La); Tiểu vùng Hoàng Liên Sơn (bao gồm các tỉnh phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn là Lào Cai và Yên Bái); Tiểu vùng Phú Thọ - Hòa Bình (bao gồm các tỉnh miền núi phía Đông Nam dãy Hoàng Liên Sơn là Phú Thọ và Hòa Bình). Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện các định hướng: Giải pháp về thị trường; Giải pháp về khoa học - công nghệ; Đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp; Giải pháp về liên kết vùng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản. 4.2. Khuyến nghị Đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục hỗ trợ, quan tâm chỉ đạo, ban hành những cơ chế, chính sách thuận lợi hơn để hỗ trợ nông nghiệp vùng Tây Bắc tiếp tục phát triển, cụ thể là: Sửa đổi Luật Đất đai để tháo gỡ những bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai hiện nay; Cần có quy định cụ thể về tích tụ, tập trung ruộng đất; Các cơ chế, chính sách thông thoáng trao quyền chủ động cao hơn cho người dân được giao đất, thuê đất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn. Tăng vốn hỗ trợ cho các địa phương trong vùng để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). Báo cáo Thuyết minh Quy hoạch tổng thể phát triển đất lúa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. [2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Báo cáo thuyết minh Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
- Một số định hướng, giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Bắc 311 [3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013a). Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. [4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013b). Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. [5]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. [6]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015). Quyết định số 3195/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/08/2015 phê duyệt phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. [7]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2020). Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 quy định tiêu chí trang trại. [8]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CXHCNVN) (2013). Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã. [9]. Chính phủ nước CXHCNVN (2017). Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã. [10]. Đỗ Đức Duy (2018). Tạo liên kết vùng khu vực Tây Bắc thu hút đầu tư và hội nhập, Bài trình bày tại Hội thảo “Phát triển sản xuất hàng hóa, tạo liên kết vùng và thu hút đầu tư khu vực Tây Bắc trong hội nhập”. [11]. Trần Thị Loan và Hà Văn Định (2020). Đề án phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. [12]. Dương An Như (2019). Để nông nghiệp khu vực Tây Bắc phát triển bứt phá: Đâu là cơ chế đặc thù?, https://kinhtenongthon.vn/de-nong-nghiep-khu-vuc-tay-bac-but-pha-dau-la-co-che-dac-thu- post25264.html, truy cập ngày 21/8/2020. [13]. Bùi Tất Thắng (2017). Liên kết vùng Tây Bắc trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. [14]. Nguyễn Thị Thu (2019). Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam thời công nghệ 4.0. Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học kỹ thuật Công nghiệp. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nong-nghiep- o-viet-nam-thoi-cong-nghe-40-309470.html, truy cập ngày 22/8/2020 [15]. Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Trung du miền núi phía Bắc. [16]. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. [17]. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. [18]. Tổng cục Thống kê (2019). Niên giám thống kê toàn quốc. [19]. Bùi Quang Tuấn (2018). Giải pháp phát triển liên kết vùng và thu hút đầu tư khu vực Tây Bắc trong Hội nhập, Bài trình bày tại Hội thảo “Phát triển sản xuất hàng hóa, tạo liên kết vùng và thu hút đầu tư khu vực Tây Bắc trong hội nhập”.
- 312 Hà Văn Định, Trần Thị Loan, Nguyễn Hoàng Thái, Phạm Thái Thanh, Đặng Thị Tuyết Minh, Ngô Ngọc Dung ORIENTATIONS AND SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE AGRICULTURE DEVELOPMENT IN THE NORTHWEST OF VIETNAM Ha Van Dinh1, Tran Thi Loan1, Nguyen Hoang Thai1, Pham Thai Thanh1, Dang Thi Tuyet Minh2, Ngo Ngoc Dung3 1 National Institute of Agricultural Planning and Projection, MARD 2 Department of Planning, MARD 3 Central Institute for Natural Resources and Environment, VNU Abstract: The Northwest of Vietnam that has border with Laos and China, and is an exceptionally critical strategic area for socio-economic, national defense, security and foreign affairs of the country. With characteristics of soil, climate, land advantages and biodiversity, the Northwest has many advantages for developing agricultural economy, forestry, animal husbandry, aquaculture and medicinal plants. However, the development of agriculture and forestry in the region is reasonably modest because the potential and competitive advantages have not been promoted. These orientations for sustainable development in The Northwest of Vietnam include: (i) Connecting regions and sub-regions in sustainable agriculture development (ii) Focusing on improving essential products in the direction of concentrated goods associates with processing industry and production value chains such as: tea, fruit, medicinal plants, cattle and poultry husbandry, dairy farming, native animals, forestry economic development, tilapia aquaculture, cold-water fish, traditional fish,... (iii) Promoting the strengths of key products by connecting ecological sub-regions: North Northwest Sub-region, Southwest region, Hoang Lien Son Sub-region, PhuTho - Hoa Binh Sub-region; Some of the solutions to implement the above orientations are as follows: (i)Market solutions; (ii) Solutions on science and technology; (iii) Renewal of agricultural production relations (iv) Connecting regions to improve the efficiency of agricultural development and ensure output for agricultural products. Keywords: Agriculture, Sustainable development.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp Kinh tế trang trại ở khu vực Nam Bộ: Phần 1
122 p | 119 | 21
-
Bước đầu nghiên cứu tạo màng Polymer cố định vi khuẩn giải lân định hướng tạo phân bón tan chậm kết hợp vi sinh vật
7 p | 63 | 8
-
Phát huy vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới
14 p | 51 | 7
-
Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững
9 p | 81 | 6
-
Báo cáo chuyên đề: Giải pháp chuyển đổi nông nghiệp bền vững cho các tiểu vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long
25 p | 27 | 5
-
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam
5 p | 62 | 5
-
Hiện trạng quần thể dừa nước (nipa fruticans wurmb) tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và một số định hướng quản lý bền vững tài nguyên
9 p | 59 | 4
-
Hợp tác đào tạo với doanh nghiệp giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An
7 p | 54 | 4
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
10 p | 12 | 4
-
Xây dựng thương hiệu cho nông sản ở Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn
5 p | 37 | 4
-
Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 18 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm sinh: Thực trạng và định hướng phát triển
8 p | 31 | 3
-
Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững
9 p | 12 | 2
-
Phát triển sản xuất điều ở tỉnh Bình Phước: Thực trạng và giải pháp
11 p | 52 | 2
-
Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện Đảo Cô Tô - Tỉnh Quảng Ninh và định hướng phát triển hợp lý
8 p | 55 | 2
-
Lồng bẫy cải tiến - một giải pháp xóa đói giảm nghèo cho ngư dân vùng Bãi Ngang tỉnh Quảng Bình
4 p | 48 | 1
-
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng và phát triển loài Vằng sẻ (Jasminum subtriplinerve) trong giai đoạn vườn ươm
17 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn