YOMEDIA
ADSENSE
Một số đóng góp của ni giới Phật giáo trong công tác xã hội
5
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Một số đóng góp của ni giới Phật giáo trong công tác xã hội trình bày các nội dung: Một số đóng góp của Phân ban Ni giới trong công tác xã hội; Một số ni sư tiêu biểu đã được nhận bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số đóng góp của ni giới Phật giáo trong công tác xã hội
- MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA NI GIỚI PHẬT GIÁO TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI 1 NI SƯ THÍCH ĐÀM HUỀ (NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG)* Tóm tắt: Từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, với một tổ chức thống nhất xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp đều được tôn trọng duy trì. Việc thống nhất về tổ chức và hoạt động đã giúp cho việc huy động nhanh và hiệu quả các nguồn lực trong tăng ni, phật tử để đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, trong đó có việc tập hợp đông đảo tăng ni, phật tử trong và ngoài nước đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong việc tham gia công tác xã hội như y tế, giáo dục, dạy nghề, từ thiện nhân đạo... Các đóng góp trong công tác xã hội của Phật giáo đã đem lại những hiệu quả thiết thực, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước, giúp người dân có cơ hội cải thiện đời sống, được chăm sóc y tế, giáo dục, dạy nghề. Từ khóa: Phật giáo, ni giới Phật giáo, công tác xã hội. Đặt vấn đề Ni giới Việt Nam trong thời gian gần đây đã và đang góp phần vào quá trình phát triển đất nước và giáo hội. Qua các kỳ Đại hội Phật giáo, có thể thấy ni giới ngày càng khẳng định vai trò của mình trong các lĩnh vực hoạt động của Giáo hội, trong đó có các công tác xã hội như tham gia thành lập và duy trì hoạt động của các trung tâm bảo trợ xã hội, dạy nghề, y tế, giáo dục mầm non. Công tác từ thiện xã hội của Phân ban Ni giới Trung ương cũng đã thực hiện nhiều hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau trong năm 2016 với tổng kinh phí lên đến 347.229.866.000đ (Ba trăm bốn mươi bảy tỷ, hai trăm hai mươi chín triệu, tám trăm, tám mươi sáu ngàn đồng)”12. * Ban Trị sự, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam. 1 Báo cáo công tác phật sự năm 2016 do Ni trưởng Thích nữ Huệ Từ, Phó ban kiêm Chánh thư ký trình bày. http://
- 856 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Trong 5 năm (2013-2017), đã có 29 phân ban ni giới các tỉnh, thành đã kết hợp cùng Ban Tăng sự các tỉnh, thành tổ chức các giới đàn cho 10.139 giới tử ni được thọ giới pháp tu tập. Tính đến năm 2017, đã có 83 điểm an cư kiết hạ tập trung cho ni giới và 12.652 hành giả an cư ni tu tập trong các trường hạ tại các tỉnh, thành1. Nhiều chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương và các tỉnh thành tham gia đóng góp vào các hoạt động của nhà nước như: Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc các cấp, góp phần cùng Đảng và Nhà nước làm cho đời sống của nhân dân thêm phần ổn định và an lạc2. Ni giới Việt Nam hiện nay ngoài các hoạt động phật sự còn góp phần tích cực vào các hoạt động xã hội, đặc biệt trong ba lĩnh vực chính là: 1. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; 2. Tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng “nông thôn mới, đô thị văn minh”, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần vào ngoại giao nhân dân; 3. Tham gia hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo3,... Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu về một số đóng góp của ni giới Việt Nam trong công tác xã hội, chúng tôi sử dụng các phương pháp như thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp… Việc thực hiện tổng thể các phương pháp này giúp chúng tôi có cách nhìn khái quát, trên cơ sở đó phân tích một số đóng góp tiêu biểu của ni giới Việt Nam trong công tác xã hội như tham gia dạy nghề, y tế, từ thiện nhân đạo, từ đó đưa ra những nhận định, những vấn đề đặt ra và kiến nghị đối với chính sách của nhà nước, bổ sung các văn bản pháp luật nhằm tạo điều kiện để ni giới Phật giáo có thể tham gia tích cực hơn nữa đối với công tác xã hội. 1. Một số đóng góp của Phân ban Ni giới trong công tác xã hội Nét nổi bật của Phân ban Ni giới các địa phương là đã góp phần chăm lo cho người nghèo; người già neo đơn không nơi nương tựa; nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ mầm non; tham gia công tác khám, chữa bệnh từ thiện tại các phòng khám, tuệ www.phattuvietnam.net/tintuc/36025-ph%C3%A2n-ban-ni-gi%E1%BB%9Bi-t%C6%B0-t%E1%B- B%95ng-k%E1%BA%BFt-c%C3%B4ng-t%C3%A1c-ph%E1%BA%ADt-s%E1%BB%B1-2016.html. 1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017-2022, tr.227- 228. 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017-2022, tr.225. 3 Xem thêm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Nữ giới Phật giáo Việt Nam, truyền thống và hiện đại, Sđd, tr.679-690.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 857 tĩnh đường, góp phần xã hội hóa công tác y tế, giáo dục... Có thể kể ra một số mô hình tiêu biểu trong đó có sự đóng góp tích cực hoặc dưới sự điều hành của các ni sư như1: a. Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Mái ấm Chùa Hải Sơn thành lập năm 2014, hoạt động tại Thôn Lệ Uyên, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Từ năm 1998 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận và nuôi dưỡng 32 trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhằm tạo điều kiện, phương tiện mưu sinh hợp pháp cần thiết để các em khi trưởng thành, rời khỏi Trung tâm, tự lập cuộc sống ngoài xã hội một cách tự tin và hiệu quả. Vì vậy, giáo dục kiến thức, đạo đức cho các em nhằm hình thành nhân cách tốt của một công dân là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm. Trong quá trình nuôi dạy các em, có những chương trình hoạt động ngoại khóa. Vào các dịp lễ lớn của quốc gia hoặc trong Phật giáo, tổ chức chương trình lễ hội, giao lưu với phương châm “an vui - tiết kiệm - hữu ích”. Nhằm mong muốn cho các em hòa đồng với nhau và hòa nhập với xã hội thật bình đẳng mà không tự ti, mặc cảm. b. Nhà trẻ mồ côi, Long Phước, 2006, chùa Long Phước, số 2/234B tỉnh lộ 38, phường 5, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Sau 10 năm hoạt động, Nhà trẻ mồ côi Long Phước đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hiện nay, Nhà trẻ đang tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc cho 31 trẻ em (19 trẻ đang đến tuổi đi học, 12 trẻ chưa đến tuổi đi học). Ban Giám đốc, các bảo mẫu và nhân viên phục vụ đã quan tâm, tận tình, chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất về mặt tinh thần lẫn vật chất, giúp các cháu bị bỏ rơi từ khi mới lọt lòng mẹ đến khôn lớn và được đi học (cháu lớn nhất hiện nay đang học lớp 7). c. Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang, 2006, ấp Tân Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Năm học 2013-2014, tổng số học sinh của toàn Trung tâm là 166 em (trong đó có 108 em từ lớp 1 đến lớp 12 và 58 trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, mầm non). Năm học 2014- 2015, tổng số học sinh là 189 em (113 em từ lớp 1 đến lớp 12; 4 em đang theo học đại học và 72 em khối giáo dục mầm non). Năm học 2015-2016, tổng số học sinh của Trung tâm là 176 em (từ lớp 1 đến lớp 12 có 102 em và 70 em thuộc khối mầm non). Tất cả các đối tượng trẻ em tại Trung tâm được hưởng theo chế độ nội trú 1 Các tổ chức và cá nhân được khen thưởng tại Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề năm 2017.
- 858 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... miễn phí (đối với các em từ lớp 1 đến lớp 12) và bán trú miễn phí (cho các em học mầm non). Kinh phí cho hoạt động của trung tâm mỗi năm là 2,5 tỷ đồng và từ năm 1013 đến năm 2016 là trên 7,5 tỷ đồng. d. Cơ sở Bảo trợ xã hội Minh Đức, chùa Cẩm Phong, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh Hiện nay, cơ sở đang nuôi dưỡng 204 người, trong đó có 73 cháu mồ côi và 131 cụ già tàn tật, trong đó có 32 cụ bại liệt. Các cháu mồ côi trong độ tuôi đi học đều được Cơ sở chăm lo học hành đầy đủ (trong số 73 cháu có: từ 1-4 tuổi: 22 cháu; các cháu học cấp 1: 18 cháu; cấp 2, cấp 3: 3 cháu; học cao trung cấp, cao đăng và đại học có 5 cháu). Bên cạnh công tác tiếp nhận, chăm sóc các đối tượng nuôi dưỡng tại Cơ sở thì Cơ sở còn trực tiếp đóng góp nuôi người già neo đơn tại cộng đồng là 28 cụ với số tiền 128.000.000đ/năm; vận động, quên góp ủng hộ 62 căn nhà tình thương, tình nghĩa chủ yếu cho người già yếu, trao tặng 64 con bò cho các hộ gia đình nghèo, trao tặng 74 chiếc xe lăn cho người khuyết tật, trợ cấp cho 7 sinh viên nghèo theo học các trường đại học, tặng các suất quà tết cho dân nghèo, hỗ trợ mổ tim cho 4 cháu nghèo, tổ chức khám sàng lọc về mắt và phẫu thuật mắt cho hàng nghìn người nghèo. e. Nhà dưỡng lão chùa Liên Bửu, 2004, chùa Liên Bửu, ấp Quy Nông A, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh Khi mới thành lập, Nhà dưỡng lão nhận nuôi 15 cụ, lúc cao điểm lên tới 55 cụ, hiện nay có 38 cụ, độ tuổi từ 70 đến 95 tuổi. Với tinh thần và ý chí quyết tâm để thực hiện tâm nguyện, chùa Liên Bửu đã vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh đóng góp để làm nguồn quỹ nuôi dưỡng các cụ đến khi các cụ qua đời. Chi phí sinh hoạt nuôi dưỡng, chăm sóc các cụ hàng tháng khoảng 15 triệu đồng, thuê bác sĩ khám bệnh định kỳ cho các cụ mỗi tháng 2 lần. Hằng năm, chùa Liên Bửu còn tổ chức tặng trên 500 suất quà cho các gia đình nghèo trong và ngoài tỉnh, với số tiền lên tới trên 500 triệu đồng/năm, tặng quà cho nhân dân bị bão lụt, thiên tai hạn hán mỗi năm trên 1.500 suất quà với giá trị trên 600 triệu đồng. g. Cơ sở Bảo trợ xã hội chùa Kim Bửu, 2010, ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Trong suốt thời gian từ ngày được phép thành lập đến nay Cơ sở Bảo trợ xã hội Chùa Kim Bửu đã cưu mang chăm sóc cho 12 trẻ sơ sinh và 45 cụ già neo đơn, bệnh
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 859 tật ốm đau. Để đảm bảo phục vụ cho các đối tượng được bảo trợ, Cơ sở đã trang bị, xây dựng 2000 m2 diện tích nhà ở, bếp ăn, nơi tắm giặt, vệ sinh, tủ thuốc, cây xanh, dụng cụ bàn ghế sinh hoạt vui chơi, giải trí theo tiêu chuẩn; Cơ sở đã hợp đồng với Trạm y tế xã phục vụ khám chữa bệnh theo định kỳ và đột xuất. Tổng giá trị cơ sở vật chất đã trang bị và các hoạt động phục vụ bảo trợ khoảng hơn 12 tỷ đồng. Ngoài việc chăm lo cho các đối tượng được bảo trợ tại Cơ sở, Cơ sở Bảo trợ xã hội chùa Kim Bửu còn phối hợp với các địa phương quan tâm hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, thông qua các hình tức thăm hỏi động viện, cứu trợ từ thiện nhân đạo, xây dựng, sữa chữa nhà tình thương cho người nghèo, người có hoàng cảnh khó khăn… Tổng kinh phí hơn 1 tỷ 250 triệu đồng. Hằng năm phối hợp cùng Hội người mù huyện mở các lớp học chữ Braile cho đối tượng người mù ở địa phương và tại cơ sở với kinh phí 35 triệu đồng. Phối hợp thực hiện các hoạt động khuyến học: đã cấp phát 90 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Tổ chức cấp phát 590 suất cơm chay cho kỳ thi Trung học phổ thông cấp Quốc gia năm 2016, tổng số tiền 125 triệu đồng. Vận động đoàn y, bác sĩ bệnh viện Đa khoa thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang đến khám và cấp thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở địa phương; hỗ trợ cho 250 suất bệnh nhân mổ mắt đục thủy tinh thể, tổng kinh phí 970 triệu đồng... h. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập chùa Bửu Châu, 2003, số 279/28 Phạm Văn Đồng, tổ 2, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Hiện tại, Nhà tình thương chùa Bửu Châu đang tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng 54 trẻ mồ côi, trong đó 52 trẻ dưới 16 tuổi. Các cháu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, cá cháu được giáo dục kiến thức phổ thông và hướng nghiệp. Các cháu trong độ tuổi đi học đều được Cơ sở tạo điều kiện đi học tại các trường học trong khu vực; các cháu đau yêu, bệnh tật được chăm sóc, khám chữa bệnh đầy đủ; các cháu được hưởng phúc lợi đầy đủ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Cơ sở bảo trợ xã hội chùa Bửa Châu còn triển khai nhiều hình thức thiết thực khác để giúp đỡ người nghèo khó ngoài cộng đồng xã hội như: phát cơm, cháo miễn phí cho người nghèo, bệnh nhân nghào tại các bệnh viện; giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số vùng xâu, vùng xa bị thiên tai, hạn hán… i. Cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi Long Hoa, 2007, số 1250/41, đường Huỳnh Tấn Phát, khu phố 1, phường Phú Mỹ, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh Hiện nay, Cơ sở đang nuôi dưỡng, chăm sóc cho 85 trẻ em mồ côi, các em ở nội trú tại Cơ sở. Trung tâm tổ chức bữa ăn tại cơ sở với mức 1.200.000đ/trẻ/tháng,
- 860 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... có y tá trực 24/24 chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Các em được đi học tại các trường học tương ứng với lứa tuổi tại các trường trên địa bàn. Hiện nay, tại Cơ sở có 3 em đang học đại học, 8 em học nghề và có 8 em đã tốt nghiệp đại học. k. Trung tâm dạy nghề miễn phí Phùng Xuân, tỉnh Quảng Trị Trung tâm thành lập vào năm 1997 với sự hỗ trợ tích cực và nhiệt tình của các tổ chức từ thiện xã hội trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm, đặc biệt là chương trình Hiểu và Thương, Quỹ tương trợ Việt Nam, Hội AIDE AU Vietnam, Tổ chức Milk care... Trung tâm đã vận động các cháu thanh thiếu niên chưa có việc làm, nông dân, phụ nữ chưa có trình độ, tay nghề, các cháu khuyết tật. Tính đến nay, đã có trên 80% học viên ra trường có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập, giải quyết được khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ cha mẹ, xã hội ổn định. Trung tâm dạy nghề Phùng Xuân được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tuyên dương tại Hội nghị toàn quốc biểu dương phát huy vai trò các tôn giáo tham giao hoạt động bảo trợ và dạy nghề ngày 24/3/2017 tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. 2. Một số ni sư tiêu biểu đã được nhận bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam a. Sư cô Thích Nữ Huệ Hải (Bùi Thị Thu Vân), phụ trách cơ sở Mái ấm nuôi dạy cô nhi Phổ Hiền, ấp 2, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàn Bàng, tỉnh Bình Dương Năm 2010, cơ sở được 2 sư cô phát tâm xây dựng và đưa vào tham gia hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mô côi, bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; sau khi được hướng dẫn thủ tục, năm 2014, Cơ sở Mái ấm nuôi dạy cô nhi Phổ Hiền đã chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm lo sức khỏe cho các em ở cơ sở Mái ấm nuôi dạy cô nhi Phổ Hiền, Sư cô Thích Nữ Huệ Hải còn phụ trách phòng thuộc từ thiện, bếp ăn từ thiện, tham gia chăm lo sức khỏe cho nhân dân ở địa phương. b. Ni sư Thích Nữ Như Thảo, Giám đốc Trung tâm - Trụ trì chùa Pháp Võ, số 28/1 Huỳnh Tấn Phát, ấp 3, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh Ni sư Thích Nữ Như Thảo đã nuôi dưỡng, chăm sóc, hướng nghiệp trẻ cô nhi từ năm 2000 đến nay đã có hàng trăm lượt các em từ môi trường này đã được học tập và trưởng thành, trong đó có nhiều em tốt nghiệp đại học ra trường có công ăn việc làm, đóng góp một phần công sức cho sự phát triển chung của đất nước. c. Ni sư Thích Nữ Tịnh Nghiêm - Chi hội trưởng Chi hội Bảo trợ BNN, NKT & TMC Phật giáo Tiền Giang, Trụ trì chùa Tịnh Nghiêm, ấp Mỹ An, Mỹ Phong, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 861 Trong nhiều năm qua, Ni sư Thích Nữ Tịnh Nghiêm đã chung tay cùng xã hội chăm lo cho những trẻ mồ côi, người già bệnh neo đơn; học sinh nghèo vượt khó, Ni sư đã xây dựng nhà tình thương cho người khuyết tật nghèo khó khăn về nhà ở, tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật nghèo giúp họ có phương tiên mưu sinh; vận động Y bác sỹ tại các bệnh viên tổ chức khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo... và đã thành lập trường mẫu non từ thiện danh cho trẻ em nghèo mang tên Tịnh Nghiêm. Hiện nay, Ni sư đã tiếp nhận bảo trợ 15 em học sinh mồ côi, hiếu học; 10 cụ già neo đơn, 5 người khiếm khuyết về mặt tâm thần. Trong cuộc sống đời thời cũng mong họ có đủ nghị lực vượt khó để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. d. Sư cô Thích Nữ Diệu Chánh, Trưởng ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau, Trụ trì chùa Kim Sơn, khóm 8, phường 6, Tp. Cà Mau Sư cô Thích Nữ Diệu Chánh là một tu sĩ luôn có trách nhiệm và tham gia tốt công tác phật sự do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh giao cho như phối hợp tổ chức tốt các lớp hạ, các khóa tu mùa hè để truyền đạt giáo lý, giáo dục đạo đức cho đồng bào phật tử và các em thiếu nhi, thanh thiếu niên. Tích cực phối hợp để tổ chức tốt các hoạt động xã hội như thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên phát động. Trong những năm, qua Sư cô Thích Nữ Diệu Chánh đã làm công tác từ thiện xã hội tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nuôi dưỡng người già neo đơn, tàn tật, trẻ em mồ côi cơ nhỡ; hằng năm, nuôi dưỡng trên 20 người già không nơi nương tựa, tạo điều kiện cho các cụ được vui hưởng tuổi già, tổng chi phí mỗi năm trên 800 triệu đồng và tặng quà cho người tàn tật tại các huyện U Minh, Đầm Dơi 500 suất quà với giá trị 200 triệu đồng; hỗ trợ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo hiếu học 200 triệu đồng; hỗ trợ 500 chiếc xe đạp và quần áo cho học sinh, đồng bào nghèo với tổng giá trị lên tới 800 triệu đồng... 3. Một số kiến nghị và đề xuất Hiện nay, một số luật chuyên ngành chưa có các quy định và hướng dẫn cụ thể về việc các tôn giáo tham gia công tác xã hội như giáo dục, dạy nghề, y tế... do đó dẫn tới tình trạng các tôn giáo trong đó có Phật giáo còn lúng túng trong triển khai các công tác này. Các cơ sở y tế, giáo dục, dạy nghề của các tôn giáo nói chung và của Phật giáo nói riêng chủ yếu hoạt động do kinh nghiệm, từ sự đóng góp của các tấm lòng hảo tâm của phật tử và do sự đóng góp công sức của các tăng, ni trong giáo hội, nguồn
- 862 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... thu không ổn định, nhân lực chủ yếu chưa được đào tạo bài bản nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động. Với một số lượng ni sư đông đảo trên cả nước nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong Hội đồng Trị sự nên chưa khẳng định và phát huy hết vai trò của ni giới trong các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong đó có các công tác xã hội, vốn là thế mạnh của ni giới Phật giáo. Việc Phân ban Ni giới các tỉnh, thành chưa được thành lập đồng bộ nên chưa phát huy được hết khả năng của ni giới cả nước để triển khai các hoạt động của Phân ban Ni giới Trung ương xuống các địa phương, một số phương phướng đưa ra còn gặp nhiều khó khăn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Kết quả Hội nghị toàn quốc về các tôn giáo tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề, tháng 2 năm 2017. 2. Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác phật sự năm 2015 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016. 3. Báo cáo của Trung tâm dạy nghề miễn phí Phùng Xuân tỉnh Quảng Trị trong buổi thăm viếng Trung tâm của đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 6 tỉnh cụm Bắc Trung Bộ ngày 8/12/2017. 5. Nguyễn Đại Đồng, “Ni giới Thăng Long - Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Nữ giới Phật giáo Việt Nam, truyền thống và hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2016. 7. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017-2022, tr.224-232. 8. Luật tứ phần Tỳ kheo Ni giới bổn lược ký tập yếu, Nxb Tôn giáo, 2005.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn